VNI hành trình catwalk trên con đường tơ lụa [923-1123] năm 2023!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xuanthanh_quangloc, 21/12/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7371 người đang online, trong đó có 1139 thành viên. 14:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 38291 lượt đọc và 215 bài trả lời
  1. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.895
    https://cafef.vn/nha-dau-tu-chung-k...an-khong-noi-thi-truong-20230301210633316.chn
    Nhà đầu tư chứng khoán “ôm mộng” lướt sóng kiếm tiền, trong khi các sếp quỹ tỷ USD Dragon Capital, PYN Elite còn đoán không nổi thị trường
    02-03-2023 - 00:01 AM | Thị trường chứng khoán
    Đầu cơ lướt sóng vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán tuy nhiên nhà đầu tư cũng đừng quên những khoản phí phải trả mỗi lần “đu tàu”.

    Chứng khoán lâu nay vẫn được biết đến với 2 trường phái khá đối lập là đầu tư giá trị (holding) và đầu cơ lướt sóng (trading). Dù không có thống kê cụ thể nhưng có thể dễ dàng nhận thấy đa phần các nhà đầu tư cá nhân đều ưa thích “trading” với mong muốn kiếm tiền thật nhanh cùng những con sóng mua đi, bán lại.

    Khoảng thời gian tươi đẹp kéo dài gần 2 năm từ giữa năm 2020 đến đầu 2022 càng khiến các nhà đầu tư cá nhân, thậm chí còn thêm không ít tổ chức cũng “say mê” lướt sóng, giai đoạn đánh đâu thắng đó. Thế nhưng, “nước rút mới biết ai còn quần”, khi thị trường không còn thuận lợi, sóng gió cũng theo đó ập đến tài khoản của nhà đầu tư.

    Trong giông bão, các nhà đầu tư cá nhân với đa số là “tay ngang” là đối tượng dễ tổn thương nhất. Tình trạng mua vào đúng đỉnh rồi “kẹp” đến khi cắt lỗ lại trúng đáy càng trở nên phổ biến. Ngay cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp, thậm chí cả những “cá mập” cũng không dám khẳng định tự tin bắt sóng bởi sự khó lường của chứng khoán, đặc biệt với thị trường có tính đầu cơ cao như chứng khoán Việt Nam.

    Sau khi đánh mất toàn bộ thành quả từ đầu năm trong tháng 2 vừa qua, ông Petri Deryng - nhà sáng lập và quản lý PYN Eltie Fund đã chia sẻ “Chứng khoán Việt Nam không thể dự đoán được trong ngắn hạn” . Trong năm 2022 trước đó, PYN Elite cũng như hầu hết các quỹ đầu tư cổ phiếu lớn trên thị trường đều đã ghi nhận hiệu suất âm hàng chục %.
    còn đoán không nổi thị trường
    02-03-2023 - 00:01 AM | Thị trường chứng khoán

    Chia sẻ 1


    [​IMG]
    Đầu cơ lướt sóng vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán tuy nhiên nhà đầu tư cũng đừng quên những khoản phí phải trả mỗi lần “đu tàu”.

    Chứng khoán lâu nay vẫn được biết đến với 2 trường phái khá đối lập là đầu tư giá trị (holding) và đầu cơ lướt sóng (trading). Dù không có thống kê cụ thể nhưng có thể dễ dàng nhận thấy đa phần các nhà đầu tư cá nhân đều ưa thích “trading” với mong muốn kiếm tiền thật nhanh cùng những con sóng mua đi, bán lại.

    Khoảng thời gian tươi đẹp kéo dài gần 2 năm từ giữa năm 2020 đến đầu 2022 càng khiến các nhà đầu tư cá nhân, thậm chí còn thêm không ít tổ chức cũng “say mê” lướt sóng, giai đoạn đánh đâu thắng đó. Thế nhưng, “nước rút mới biết ai còn quần”, khi thị trường không còn thuận lợi, sóng gió cũng theo đó ập đến tài khoản của nhà đầu tư.

    Trong giông bão, các nhà đầu tư cá nhân với đa số là “tay ngang” là đối tượng dễ tổn thương nhất. Tình trạng mua vào đúng đỉnh rồi “kẹp” đến khi cắt lỗ lại trúng đáy càng trở nên phổ biến. Ngay cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp, thậm chí cả những “cá mập” cũng không dám khẳng định tự tin bắt sóng bởi sự khó lường của chứng khoán, đặc biệt với thị trường có tính đầu cơ cao như chứng khoán Việt Nam.

    Sau khi đánh mất toàn bộ thành quả từ đầu năm trong tháng 2 vừa qua, ông Petri Deryng - nhà sáng lập và quản lý PYN Eltie Fund đã chia sẻ “Chứng khoán Việt Nam không thể dự đoán được trong ngắn hạn” . Trong năm 2022 trước đó, PYN Elite cũng như hầu hết các quỹ đầu tư cổ phiếu lớn trên thị trường đều đã ghi nhận hiệu suất âm hàng chục %.




    [​IMG]


    Về sự khó lường của TTCK, ông Dominic Scriven - Chủ tịch Dragon Capital cũng từng thẳng thắn chia sẻ: “Tôi đầu tư 30 năm còn không chắc mai thị trường tăng hay giảm. Thị trường lên xuống thất thường là có, quan trọng trước khi tham gia chúng ta phải xác định rõ khẩu vị rủi ro của bản thân và phân bổ khoản đầu tư dựa theo điều đó. Nếu bạn xác định để tiền vào chứng khoán 10 năm, bạn sẽ có cái nhìn khác, còn nếu chỉ đầu tư đến cuối tuần, bạn phải cẩn thận” .



    [​IMG]


    Đừng quên những khoản phí phải trả mỗi lần “đu tàu”
    Lướt sóng cổ phiếu có lãi vốn đã không hề đơn giản. Ngay cả khi mua bán “mát tay”, nhà đầu tư cũng chưa chắc đã thu được lợi nhuận từ chứng khoán, thậm chí còn có thể lỗ vì những khoản phí tốn kém mỗi lần “đu tàu”.

    Theo tính toán của đội ngũ phân tích Vnstockmarket, các chi phí, thuế phát sinh trong quá trình giao dịch không hề nhỏ, có thể vượt quá 20%/năm đối với những nhà đầu tư trading liên tục kèm margin. Điều này đồng nghĩa, nếu thị trường tăng trưởng 15% trong năm thì phương pháp giao dịch đó phải đảm bảo lợi nhuận đạt 35% trở lên mới đủ bù đắp chi phí.

    Rất khó một phương pháp đầu tư hay giao dịch nào trên thị trường chứng khoán đảm bảo lợi nhuận hàng năm luôn vượt trên 20% so với mức lợi nhuận bình quân của thị trường. Do đó, với bất cứ phương pháp nào trên thị trường với mức chi phí thực hiện cao như vậy, đều dễ mang lại những kết quả tồi, đặc biệt với thói quen trading liên tục trong dài hạn.



    [​IMG]
    Theo Vnstockmarket





    Về cơ bản, đầu tư chứng khoán cũng giống như bất kỳ loại hình đầu tư kinh doanh nào khác, việc quản lý chi phí là yếu tố quan trọng không kém việc tạo ra lợi nhuận. “Trading” thuận lợi, nhà đầu tư thường ít để ý đến những khoản phí mỗi lần giao dịch đến khi khó khăn ập đến mới thấy thấm sự tốn kém đến từ các khoản “phế” phải trả.

    Dù còn nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận đầu cơ lướt sóng vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán. Trường phái này tạo nên sự sôi động cho thị trường, góp phần không nhỏ trong việc thu hút thêm nhà đầu tư mới, dòng tiền mới tham gia bên cạnh yếu tố chất lượng hàng hóa. Điều quan trọng quyết định thành bại của nhà đầu tư “hệ lướt” sẽ nằm ở khả năng quản lý chi phí hay nói cách khác là kiểm soát tần suất “trading”.

    Mặt khác, các nhà đầu tư giá trị nắm giữ cổ phiếu dài hạn cũng không hẳn sẽ luôn chiến thắng và kiếm được tiền. Dù bớt được đáng kể các khoản chi cho phí giao dịch nhưng việc lựa chọn được cổ phiếu chất lượng, có khả năng tăng trưởng dài hạn vượt trội cũng không hề đơn giản. Thực tế cũng không thiếu những trường hợp nhà đầu tư chọn nhầm cổ phiếu “cất tủ” đánh phải ngậm ngùi dành cả thanh xuân chỉ để “về bờ”.

    Hà Linh

    Nhịp Sống Thị Trường
  2. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.895
    Sao lại quảng cáo ở đây thế này nhi?
  3. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.895
  4. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.895
    https://cafef.vn/bloomberg-fed-dieu...ua-le-loi-da-bi-dap-tat-20230308150233516.chn
    Bloomberg: Nhiều khả năng Fed tăng lãi suất lên đến 6%, niềm hi vọng của châu Á vừa le lói đã bị dập tắt
    08-03-2023 - 15:02 PM | Tài chính quốc tế
    TTCK châu Á sẽ đứng trước những áp lực mới. Còn các đồng tiền sẽ giảm giá vì sự lệch pha giữa Fed và các NHTW trong khu vực.
    Sau những phát biểu về triển vọng tăng lãi suất mạnh mẽ hơn so với dự đoán của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell, thị trường tài chính toàn cầu đã phản ứng khá mạnh. Đồng USD tăng 1%, trong khi các chỉ số chứng khoán Mỹ và giá hàng hóa giảm sâu.

    Nối tiếp chứng khoán Mỹ, sắc đỏ cũng bao trùm thị trường châu Á trong phiên hôm nay (8/3). Hãng tin Bloomberg trích dẫn nhận định của một số chuyên gia về tác động của một “Fed diều hâu hơn” đối với cổ phiếu cũng như các đồng tiền ở châu Á.

    Theo Hebe Chen, chuyên gia phân tích tại IG Markets: “Đối với châu Á, những bình luận “diều hâu” của Fed đã “dội gáo nước lạnh” lên niềm hi vọng vừa mới le lói sau khi NHTW Australia đưa ra nhận định khá mềm mỏng và mới đây Hàn Quốc vừa công bố tỷ lệ lạm phát ở mức khá thấp”.

    Chuyên gia này dự đoán TTCK châu Á sẽ đứng trước những áp lực mới. Trong trung và dài hạn, sự lệch pha giữa Fed và các NHTW ở châu Á sẽ khiến các đồng tiền châu Á giảm giá”.

    Kellie Wood, trưởng bộ phận trái phiếu tại quỹ đầu tư Schroders (Australia), thì nhận định: “Giờ thì lãi suất hoàn toàn có thể lên đến 6%. Thị trường Australia nói riêng và châu Á nói chung sẽ xuất hiện làn sóng bán tháo trên diện rộng”.

    Trong khi đó, John Bromhead, chiến lược gia tiền tệ của ngân hàng ANZ, dự báo đồng USD sẽ tiếp tục tăng giá trong ngắn hạn. Nhà đầu tư nên chú ý đến các dữ liệu về thị trường lao động Mỹ trong tuần này, vì đó là những yếu tố đầu vào để các quan chức Fed đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất.

    Theo Brendan McKenna, chiến lược gia phụ trách các thị trường mới nổi tại Wells Fargo (New York) nói: “Ông Powell “diều hâu” hơn nhiều so với dự đoán của thị trường. Lãi suất cao hơn, duy trì trong thời gian dài hơn đang trở thành kịch bản có khả năng xảy ra nhiều nhất, và nếu điều đó thực sự xảy ra thì thị trường mới nổi sẽ bị tác động mạnh. Các nhà đầu tư đã thực sự kỳ vọng Fed sớm ngừng tăng, thậm chí sẽ hạ lãi suất ngay trong năm nay”.
    Nhưng McKenna bổ sung thêm rằng làn sóng bán tháo hôm nay sẽ là cơ họi để mua vào. Tuy nhiên để thận trọng nhất thì nhà đầu tư nên chờ đợi số liệu việc làm sẽ được công bố trong tuần này.

    Anthony Doyle, chuyên gia của Firetrail Investments, dự báo khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay đã giảm đi đáng kể.

    Lạm phát Mỹ và những động thái của Fed vẫn là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư suốt từ đầu năm đến nay. Sau khi giảm đều đặn từ mùa hè năm ngoái, tháng trước chỉ số lạm phát lại đột ngột trở nên quá nóng. Một số chỉ số khác cũng vậy, làm dấy lên nỗi lo ngại lạm phát dai dẳng hơn dự báo và sẽ buộc Fed phải tăng lãi suất mạnh hơn dự tính ban đầu.

    Lãi suất cao hơn sẽ giúp hạ nhiệt lạm phát vì khiến nền kinh tế giảm tốc, nhưng mặt trái là cổ phiếu và các tài sản đầu tư khác sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Sau cùng thì lãi suất cao cũng làm tăng nguy cơ suy thoái.

    Trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ đêm qua, ông Powell nói rằng các dữ liệu gần đây buộc Fed "có thể phải tăng lãi suất cao hơn so với dự báo trước đây". Ông còn khẳng định Fed sẵn sàng tăng tốc độ tăng lãi suất một lần nữa nếu cần thiết.

    Đó sẽ là 1 cú "quay xe" vì sau cuộc họp gần nhất vào tháng trước, Fed đã hạ mức tăng xuống còn 0,25 điểm phần trăm thay vì 0,5 và 0,75 như những lần trước đó. "Để giá cả ổn định trở lại, chúng ta sẽ phải duy trì chính sách tiền tệ hà khắc một thời gian", ông nói.

    Tham khảo Bloomberg, MarketWatch

    Thu Hương

    Nhịp sống thị trường
  5. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.895
    Phiên nay VNI chạm 1050 có dấu hiệu nguột, khả năng phiên mai cuối tuần lại chìm trong sắc đỏ ;;)
  6. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.895
    https://cafef.vn/ong-powell-da-noi-...oi-thi-truong-tai-chinh-20230309152357397.chn
    Ông Powell đã nói gì trong 2 ngày điều trần trước Quốc hội Mỹ và tại sao điều đó lại quan trọng với thị trường tài chính?
    09-03-2023 - 15:24 PM | Tài chính quốc tế
    Thực tế, FED hy vọng lãi suất cao làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, bao gồm cả hạ nhiệt thị trường việc làm để kìm hãm đà tăng trưởng tiền lương nhằm hạ nhiệt lạm phát. FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có thể sẽ tăng cao. Tuy nhiên, ông Powell từ chối nói rằng FED muốn điều đó.

    Chủ tịch FED nhấn mạnh chu kỳ kinh tế hiện nay rất khác so với những chu kỳ trước. Đại dịch đã làm xáo trộn mọi thứ và thị trường việc làm có thể chậm lại đáng kể mà không dẫn đến tình trạng sa thải nhân công trên diện rộng. Trong cuộc tranh luận gay gắt với Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, Đảng viên Đảng Dân chủ Massachusetts, ông Powell cũng nhấn mạnh rằng sẽ rất tồi tệ cho người lao động nếu FED không kiểm soát được lạm phát.

    “Lạm phát đang ở mức cực cao và nó gây tổn hại nặng nề cho người lao động Mỹ. Chúng tôi đang thực hiện biện pháp duy nhất để có thể ghìm cương lạm phát”, ông Powell nói.

    Trần nợ là rủi ro lớn

    Ông Powell cũng được hỏi về cuộc tranh luận sắp tới trong Quốc hội Mỹ nhằm nâng trần nợ quốc gia của Mỹ. Chính phủ Liên bang Mỹ đã đạt tới trần nợ vào ngày 19/1 và đang phải sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt nhằm đảm bảo việc thanh toán các hóa đơn không bị gián đoạn. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ dự kiến sẽ “lực bất tòng tâm” vào mùa hè này nếu trần nợ công không được nâng lên.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện và những người Dân chủ đang chiếm đa số ở Thượng viện và giành quyền lãnh đạo Nhà Trắng, lại đang bất đồng sâu sắc trong việc tìm ra tiếng nói chung. Phía đảng Cộng hòa khẳng định họ sẽ không đồng ý tăng trần nợ công trừ khi Chính quyền của Tổng thống Joe Biden phải cắt giảm sâu chi tiêu, điều mà Tổng thống nói rằng ông sẽ không bao giờ làm.

    Các nhà phân tích cảnh báo viễn cảnh nước Mỹ không thể đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công sẽ tạo ra một “thảm họa tài chính”, đủ làm chao đảo thị trường toàn cầu chứ không riêng ở Mỹ. Và viễn cảnh đó cũng là bài toán khó cho FED trong việc điều hành chính sách lãi suất.

    “Quốc hội tăng trần nợ chính là giải pháp duy nhất. Không ai nên cho rằng FED có thể bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi nguy cơ vỡ nợ khi không thể thanh toán các hóa đơn”, Chủ tịch FED nhấn mạnh.

    Tham khảo: NYTimes
    Linh Anh

    Nhịp sống Thị trường
  7. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.895
    SVB = Sao Vậy Bồ lại lăn đùng ngã ngửa vậy nhỉ, mốc 923 sẽ là chặn dưới vững trước phong ba bão táp 8-x
  8. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.895
    https://vnexpress.net/nhieu-cong-nhan-chon-rut-bao-hiem-mot-lan-sau-cat-giam-4579199.html
    Chủ nhật, 12/3/2023, 06:00 (GMT+7)
    Nhiều công nhân chọn rút bảo hiểm một lần sau cắt giảm
    TP HCMSau khi bị cắt giảm, nhiều lao động lớn tuổi, có số năm đóng bảo hiểm cao chọn rút trợ cấp một lần để trang trải cuộc sống trong bối cảnh khó tìm việc mới.

    Ba năm trước, chị Nguyễn Lệ Chi là một trong hơn 2.800 công nhân Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân) bị cắt giảm do nhà máy thiếu đơn hàng. Với thâm niên 11 năm, chị được doanh nghiệp hỗ trợ 78 triệu đồng.

    Mất việc khi Covid-19 lan rộng, tuyển dụng hạn chế, người mẹ đơn thân quyết định về Cần Đước (Long An) buôn áo quần cũ. Tuy nhiên, do không kinh nghiệm, chị mất gần 30 triệu đồng tiền vốn sau hai tháng tập tành kinh doanh. Chi phí nuôi con nhỏ, cha mẹ già, không có việc làm khiến số tiền hỗ trợ của công ty nhanh chóng tiêu tan.

    [​IMG]

    Công nhân Pou Yuen lúc tan ca. Ảnh: Thành Nguyễn

    Hết tiền giữa lúc dịch bùng phát khiến nữ công nhân luôn trong trạng thái lo lắng. Tháng 9/2021, khi vừa nhận xong 11 tháng trợ cấp thất nghiệp, chị quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần để có một khoản phòng thân. Với 100 triệu đồng nhận được, chị sắm vàng để dành.

    Nữ công nhân nói cả nhóm gần 20 người nghỉ cùng đợt ở Pou Yuen đều rút bảo hiểm bởi cùng suy nghĩ "tiền về túi mình mới chắc". Hiện, chị đã tìm được việc ở một công ty thực phẩm gần nhà, lương cơ bản gần 4 triệu đồng. "Lương không đủ tiêu. Hai cây vàng để dành chắc cũng sắp lấy ra xài", người mẹ hai con nói.

    Rút bảo hiểm sau một năm mất việc cũng là kế hoạch của chị Tạ Thị Quá, công nhân Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân). Chị Quá nằm trong số hơn 1.200 lao động bị cắt giảm cuối năm ngoái do công ty hết đơn hàng. Ở tuổi 44, chị không thể tìm được việc làm mới, đặc biệt khi nhu cầu tuyển dụng giảm sâu.

    "Tôi cùng 6 người đi phỏng vấn vào công ty nhựa. Sau 5 người được gọi đi làm, họ chừa tôi với một chị 40 tuổi ra", chị Quá kể lại lần tìm việc gần nhất vào một nhà máy sản xuất ở Bình Tân. Nhiều lần thất bại khi xin việc, chị nghĩ bản thân khó quay lại nhà máy để tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chờ nhận lương hưu.

    Nữ công nhân nói rằng ngoài khó tìm việc, lý do khiến rút bảo hiểm là lo lắng chính sách thay đổi sẽ khiến mình thiệt thòi, chờ không nổi tuổi hưu và "lỡ chết là mất hết".
    Chị Quá, chị Chi là những lao động đã và sẽ chọn rút bảo hiểm xã hội một lần ngay khi có cơ hội, tức đáp ứng điều kiện sau một năm nghỉ mà chưa tìm được việc làm mới. Theo khảo sát hơn 1.300 công nhân của Liên đoàn lao động TP HCM cuối năm 2021 về lựa chọn rút "một cục" sau khi mất việc, tỷ lệ nhận chiếm hơn 62%, chỉ 19% nói "không" và gần 19% trả lời "chưa biết".

    Lý do chọn rút bảo hiểm được công nhân đưa ra là có một khoản tiền lo cho gia đình, nhận trợ cấp một lần lợi hơn là chờ lương hưu, không tin tưởng vào chính sách hưởng sau này và không thể tiếp tục đóng.

    Tương tự, một khảo sát về lao động di cư bị tác động bởi Covid-19 vào cuối năm ngoái của Viện Nghiên cứu đời sống xã hội cho kết quả trong 1.200 lao động được hỏi, hơn 50% có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc. Hơn 44% cho biết sẽ dùng số tiền cho chi tiêu trong gia đình.

    PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Nghiên cứu đời sống xã hội cho biết có ba yếu tố để đánh giá xu hướng rút bảo hiểm xã hội một lần sắp tới là tình trạng công việc, khả năng cầm cự của người lao động và mức độ tin cậy vào hệ thống bảo hiểm. "Thời gian sắp tới hội đủ cả ba yếu tố này nên khả năng làn sóng rút bảo hiểm sẽ rất dữ dội", ông Lộc cho biết.

    Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM Trần Dũng Hà nói nhìn vào số người rút bảo hiểm có thể thấy được tình hình kinh tế một năm trước đó. Ví dụ, nửa đầu năm ngoái kinh tế phục hồi tốt, số người mất việc ít nên đầu năm nay số người nhận trợ cấp cũng thấp. Ngược lại vào năm 2020-2021 khi dịch bắt đầu lan rộng, nhiều công ty chấm dứt hợp đồng với lao động khiến số người nhận bảo hiểm ở cùng kỳ năm sau tăng theo.

    Ông Hà cho hay nửa cuối năm ngoái nhiều công ty bắt đầu giảm đơn hàng, cắt giảm lao động. Những trường hợp này sẽ đủ điều kiện rút bảo hiểm từ nửa cuối năm nay. Số liệu của Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM, năm ngoái số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gần 160.000 người, tăng khoảng 23% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt con số này tăng mạnh ở nửa cuối năm. Nếu thị trường vẫn thiếu việc làm, đặc biệt ở nhóm sản xuất, chi phí sinh hoạt cao... người nhận trợ cấp một lần sẽ tăng.

    [​IMG]
    Lao động lớn tuổi, không có lương hưu, nhặt ve chai ở Cư xá Hưng Lợi II (Bình Dương). Ảnh: Thanh Tùng

    Nhiều năm phụ trách lĩnh vực chi trả chế độ cho lao động, ông Nguyễn Đăng Tiến, nguyên Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM, nói kinh tế suy giảm, mất việc tăng cao, rất khó để ngăn tình trạng người nhận trợ cấp một lần. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn có cách để giảm nhẹ làn sóng rút bảo hiểm, giữ công nhân ở lại lưới an sinh.

    Theo ông Tiến, việc đầu tiên chính quyền phải thay đổi cách thức thông tin liên quan trợ cấp đến nhóm dễ rời lưới an sinh nhất. Ví dụ, những lao động bị cắt giảm, thời điểm tuyên truyền là lúc họ vừa nhận quyết định nghỉ việc hoặc những lần đến đăng ký trợ cấp thất nghiệp.

    Ông Tiến chỉ ra thực tế nhiều công nhân luôn mặc định trong đầu nếu không rút bảo hiểm bây giờ sau này "chết là hết tiền". Tuy nhiên, trong hàng triệu người lĩnh lương hưu, số người nhận vài tháng hưu trí rồi qua đời rất hy hữu. Trường hợp không may xảy ra, nếu con cái của người đóng bảo hiểm dưới 18 tuổi, cha mẹ già không lương hưu sẽ được nhận trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội, tức thay mình lo cho gia đình.

    Ngoài ra, nhiều công nhân mất việc muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm nhưng không có điều kiện. Hiện, ngành bảo hiểm có các chương trình vận động các nguồn xã hội hóa giúp lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện. Nguyên lãnh đạo Bảo hiểm xã hội TP HCM cho rằng tập trung hỗ trợ kinh phí cho nhóm này, sau đó phối hợp các ngành chức năng đưa họ quay lại thị trường lao động với các công việc phù hợp hoặc giới thiệu các quỹ trợ vốn, giúp mưu sinh. Các giải pháp tổng thể, đa dạng sẽ phần nào giữ được lao động ở lại lưới an sinh.
    Lê Tuyết
  9. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.895
    https://vnexpress.net/thanh-khoan-bat-dong-san-bien-thap-nhat-thap-ky-4580191.html
    Chủ nhật, 12/3/2023, 07:00 (GMT+7)
    Thanh khoản bất động sản biển thấp nhất thập kỷ
    2 tháng qua, condotel, biệt thự nghỉ dưỡng và shophouse biển có lượng tiêu thụ bằng 0, thanh khoản kém nhất 10 năm.

    Báo cáo bất động sản nghỉ dưỡng mới nhất của DKRA Việt Nam cho biết, trong hai tháng đầu năm 2023, thị trường ven biển đóng băng. Biệt thự nghỉ dưỡng ghi nhận nguồn cung và sức cầu giảm mạnh so với cùng kỳ, thị trường ngủ đông trong 2 tháng vừa qua khi hàng loạt dự án đóng giỏ hàng và dời thời gian triển khai bán hàng giữa bối cảnh khó khăn hiện nay. Thanh khoản thị trường ở mức kém kỷ lục, lượng giao dịch ghi nhận mức thấp nhất trong 10 năm qua.

    Các dự án sơ cấp lẫn dự án mới đều có tình hình bán chậm dù những chính sách như hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc vẫn tiếp tục được nhiều chủ đầu tư áp dụng để hỗ trợ khách hàng.

    Ở phân khúc nhà phố - shophouse biển, nguồn cung và thanh khoản ghi nhận xuống thấp nhất từ trước đến nay khi không có giao dịch thành công nào trong 2 tháng qua. Trước thực tế nghẽn dòng vốn của ngành địa ốc cũng như những bất ổn kinh tế, thanh khoản shophouse biển lao dốc. Một số chủ đầu tư đưa ra chính sách chiết khấu shophouse biển lên đến 30-40% giá bán nhằm kích cầu thị trường giữa bối cảnh khó khăn như hiện nay song không thể vực dậy lực cầu đang rất yếu.

    Cùng chung tình trạng thanh khoản bằng không trong 2 tháng qua như shophouse và biệt thự nghỉ dưỡng, condotel (căn hộ du lịch biển) trầm lắng đến mức các chủ đầu tư phải liên tục dời thời gian bán hàng do chạy rumo (thăm dò giá bán) một thời gian dài nhưng chưa đạt lượng booking kỳ vọng.

    Cushman & Wakefield Việt Nam cũng xác nhận cả nguồn cung lẫn thanh khoản của nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng đều lao dốc trong 2 tháng đầu năm 2023. Đơn vị này đánh giá, do các tài sản ven biển phụ thuộc lớn vào thị trường đầu tư và khai thác hơn là mua để ở (sử dụng) nên trong quý đầu năm 2023 vẫn chịu nhiều sức ép bởi thắt chặt tín dụng, lãi suất cao và tâm lý người mua xuống thấp.


    [​IMG]
    Một dự án biệt thự biển tại Mũi Né, Phan Thiết. Ảnh: Hữu Khoa

    Ghi nhận của VnExpress, nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Bình Định, Phan Thiết, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu kéo dài chương trình chiết khấu, khuyến mãi 20-40% từ cuối năm 2022 đến nay để kích cầu cho rổ hàng cũ song thanh khoản gần như bằng 0. Hai tháng đầu năm rổ hàng mới cũng tạm khóa do thị trường rơi vào giai đoạn thấp điểm do vướng kỳ nghỉ Tết và các chủ đầu tư đều giữ trạng thái chờ các quyết sách của Chính phủ trong năm 2023-2024 để đưa ra định hướng mới.

    Nhiều nhà đầu tư bất động sản biển cho biết, họ ngần ngại xuống tiền mua bất động sản nghỉ dưỡng không chỉ vì khó tiếp cận tín dụng, lãi suất cao, thanh khoản thị trường thấp mà còn do các loại tài sản này còn bấp bênh pháp lý.

    Ghi nhận thực tế, hiện nay nhiều dự án nghỉ dưỡng, xây dựng căn hộ du lịch được cơ quan Nhà nước chấp thuận thực hiện theo hình thức đất ở không hình thành đơn vị ở. Các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản nghỉ dưỡng cho biết hiện các văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương đều dừng xử lý, cấp giấy chứng nhận cho khách hàng mua sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng trên đất không hình thành đơn vị ở như condotel, biệt thự biển. Lý do là chưa có cơ chế pháp lý quy định. Điều này ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng, chủ đầu tư dự án, cũng như thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

    Ông Võ Hồng Thắng - Phó giám đốc R&D DKRA Group - cho biết các chủ đầu tư có tâm lý thận trọng hơn trong việc chào bán bất động sản nghỉ dưỡng khi toàn thị trường địa ốc gặp khó khăn thiếu vốn lẫn pháp lý. Thêm vào đó, động thái tăng cường kiểm soát tín dụng trong thời gian qua đã tác động đáng kể đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

    Theo ông Thắng, dự kiến, trong tháng tới nguồn cung và sức cầu thị trường có thể dần cải thiện so với 2 tháng ngủ đông đầu năm, tuy nhiên mức tăng không đáng kể và đà hồi phục của bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đứng trước nhiều thách thức.

    Vũ Lê
  10. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.895
    https://cafef.vn/tu-nhay-vao-cai-ba...doat-tu-nhieu-nam-truoc-20230312095533613.chn
    Tự nhảy vào ‘cái bẫy’ do chính mình giăng ra: Số phận SVB đã được định đoạt từ nhiều năm trước?
    12-03-2023 - 10:02 AM | Tài chính quốc tế
    Cú sập của SVB đang khiến giới khởi nghiệp Mỹ chao đảo và đó có thể chưa phải điều tồi tệ nhất.
    Trong hội nghị Upfront Summit được tổ chức vào ngày 1/3 tại Los Angeles, CEO Greg Becker của tập đoàn SVB Financial Group, công ty mẹ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB), đã có màn phát biểu vô cùng tự tin.

    Ông ngồi trên chiếc ghế bành đỏ, hai chân bắt chéo, một tay chỉ lên trời, dõng dạc nói: “Chúng tôi tự hào là đối tác tài chính số một trong những thời điểm khó khăn nhất”. Ngay ngày hôm sau, SVB được vinh danh là Ngân hàng của năm tại một buổi tiệc ở London.

    Nhưng chỉ một tuần sau, tất cả sụp đổ.

    Trải qua hơn 44 tiếng đồng hồ “đảo điên”, vào ngày 10/3, SVB chính thức sụp đổ và bị giao lại cho Tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC). Khách hàng lâu năm của SVB - các công ty khởi nghiệp - đã đổ xô đi rút tiền gửi.

    Nhưng số phận của SVB có lẽ đã được định đoạt từ nhiều năm trước, khi đại dịch Covid-19 bùng phát tạo nên cơn sốt tài chính quét qua nước Mỹ.

    Trong năm 2021, tổng cộng 330 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm đã được rót vào các công ty khởi nghiệp, gấp đôi kỷ lục của một năm trước. Các quỹ ETF của Cathie Wood gia tăng, còn các nhà đầu tư cá nhân trên Reddit thì đối đầu với các quỹ phòng hộ.

    Điều quan trọng hơn là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã ấn định lãi suất ở mức thấp chưa từng thấy. Họ hứa hẹn rằng sẽ giữ lãi suất ở mức đó cho đến khi chứng kiến lạm phát bền vững trên 2%.

    SVB đã nhận được hàng chục tỷ USD từ các khách hàng của mình. Sau đó, ngân hàng này tự tin rằng lãi suất sẽ ổn định nên đã đổ số tiền mặt có được vào trái phiếu dài hạn.

    Chính vì làm như vậy, SVB đã tự tạo ra một cái bẫy và nhảy thẳng vào đó.

    CEO Becker và các nhà lãnh đạo khác của SVB sẽ phải tự vấn vì sao họ không bảo vệ ngân hàng của mình khỏi những rủi ro từ các dự án công nghệ non trẻ và môi trường lãi suất gia tăng.

    Vẫn còn đó những câu hỏi chưa có lời giải về cách thức vận hành của SVB trong những tháng bấp bênh gần đây. Liệu ngân hàng có mắc sai lầm khi mải chờ đợi và thất bại trong việc huy động 2,25 tỷ USD tiền vốn trước khi công khai khoản lỗ hay không?

    [​IMG]
    Vào thập niên 1980, thời điểm mà SVB được thành lập, hàng thập kỷ lãi suất thấp khiến một số người tin rằng lợi suất trái phiếu có thể tăng mà không làm rung chuyển nền kinh tế. Hoá ra, người tiêu dùng Mỹ vẫn rất ổn định và cơ hội việc làm vẫn dồi dào.

    Chính các ngân hàng, đặc biệt là những đối tượng nhỏ nằm ngoài tầm ngắm của Fed, lại chính là những mắt xích yếu nhất. SVB là ví dụ điển hình nhất về việc Phố Wall bị “che mắt” bởi những dấu hiệu tích cực từ nền kinh tế toàn cầu sau cú sốc do đại dịch Covid-19 gây ra.

    Các nhà đầu tư không cần chờ đợi để biết ngân hàng nào sẽ phá sản tiếp theo. Chỉ số ngân hàng KBW giảm mạnh nhất trong một tuần kể từ tháng 3/2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát.

    Giám đốc điều hành Sarah Kunst của quỹ đầu tư mạo hiểm Cleo Capital cho biết: “SVB phải gánh chịu rất nhiều rủi ro mà các ngân hàng khác không phải đối mặt. Cuối cùng, những mối nguy ấy trở thành một phần nguyên nhân gây phá sản”.

    [​IMG]
    Vào tháng 3/2021, SVB là một ngân hàng đáng ghen tị vì khách hàng gửi vào đây một lượng tiền mặt cực lớn.

    Tổng số tiền gửi ngân hàng cao hơn 12 tháng trước đó, tăng từ 62 tỷ USD lên khoảng 124 tỷ USD. Mức tăng 100% đó vượt xa mức tăng 24% của ngân hàng JPMorgan Chase & Co. lẫn mức tăng 36,5% tại Ngân hàng First Republic, một tổ chức khác ở California.

    CEO Becker trả lời phỏng vấn trên Bloomberg TV vào tháng 5/2021 rằng: “Tôi luôn tự tin rằng mình đang nắm giữ vị trí CEO ngân hàng tốt nhất thế giới”.

    Khi được hỏi liệu doanh thu gần đây của ngân hàng có tăng bền vững hay không, vị CEO mỉm cười và trả lời như người có tầm nhìn xa về công nghệ: “Nền kinh tế đổi mới là môi trường tuyệt vời nhất. Và chúng tôi may mắn khi đang đến đúng nơi đúng chỗ”.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, FDIC chỉ đảm bảo cho khoản tiền gửi từ 250.000 USD trở xuống. Song, khách hàng của SVB thì có nhiều tiền hơn thế. Điều đó có nghĩa là 93% số tiền cất giữ tại SVB (tính đến ngày 31/12) không được bảo hiểm.

    Trong suốt một thời gian, mức độ ảnh hưởng không có dấu hiệu đáng báo động. SVB dễ dàng vượt qua các rào cản pháp lý đánh giá tình hình tài chính của mình.

    Nhưng đằng sau là những tổn thất nghiêm trọng với trái phiếu dài hạn, vốn được che chắn nhờ các quy định kế toán. SVB có khoản lỗ theo thị trường hơn 15 tỷ USD vào cuối năm 2022, gần bằng với vốn chủ sở hữu là 16,2 tỷ USD.
    Sau khi ngân hàng công bố kết quả quý IV vào tháng 1/2021, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan. Một nhà phân tích của Ngân hàng Mỹ (BoA) thậm chí còn đánh giá rằng SVB đã vượt qua được áp lực cực hạn.

    Nhưng rõ ràng, SVB không thể trụ được như họ nghĩ.

    [​IMG]
    Trong cuộc họp mới đây, thang Moody đã báo một tin xấu cho SVB. Các khoản lỗ chưa thực hiện đồng nghĩa với việc SVB có nguy cơ bị hạ tín nhiệm nghiêm trọng, thậm chí là giáng hơn một cấp.

    Điều đó đẩy ngân hàng này vào một tình thế khó khăn. Để củng cố bảng cân đối kế toán của mình, SVB cần giảm một lượng lớn khoản đầu tư trái phiếu bị thua lỗ để tăng tính thanh khoản. Nhưng nếu không làm gì và chờ bị hạ cấp nhiều bậc thì chuyện tương tự cũng sẽ xảy ra.

    SVB cùng ngân hàng cố vấn của mình là Goldman Sachs cuối cùng đã quyết định bán danh mục đầu tư và công bố huy động 2,25 tỷ USD tiền vốn. SVB vẫn bị Moody hạ xếp hạng vào ngày 8/3.

    Vào thời điểm đó, các quỹ tương hỗ và quỹ phòng hộ bày tỏ sự quan tâm đến các vị thế lớn trong cổ phiếu.

    Nhưng rồi họ nhận ra rằng tiền đang ồ ạt chảy ra khỏi ngân hàng. Tình trạng ngày một xấu đi vào ngày 9/3. Một số quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng khuyên các công ty nên rút tiền để đề phòng.

    [​IMG]
    Cũng trong ngày này, SVB đã liên hệ hệ với các khách hàng lớn của mình để nhấn mạnh rằng ngân hàng có vốn hoá tốt, có bảng cân đối kế toán chất lượng, “thanh khoản dồi dào và linh hoạt”. CEO Becker còn có một cuộc họp trực tuyến kêu gọi mọi người “hãy giữ bình tĩnh”.

    Nhưng họ đã không thể cứu vãn được gì nữa.

    Cựu chủ tịch Daniel Cohen của công ty The Bancorp cho biết: "SVB lẽ ra phải chú ý đến những vấn đề cơ bản của ngành ngân hàng: người gửi tiền giống nhau sẽ hành động theo những cách tương tự vào cùng một thời điểm. Các chủ ngân hàng luôn đánh giá quá cao lòng trung thành của khách hàng".

    [​IMG]
    Theo nguồn thạo tin, một lãnh đạo của SVB đã gọi cho một công ty đối tác để trấn an “theo kịch bản” mà không đưa ra thông tin mới. Công ty đó cuối cùng đã quyết định chuyển một phần tiền của họ sang ngân hàng JPMorgan để đa dạng hóa tài sản. Giao dịch mất 2 tiếng trên trang web của SVB và vẫn hiện dòng chữ “đang xử lý”.

    Chính vị khách hàng này cũng cố gắng chuyển tiếp một lượng tiền lớn hơn vào sáng 10/3, nhưng đều không thành công.

    [​IMG]
    Sáng ngày 10/3, SVB đã sụp đổ sau vài giờ đồng hồ vật lộn. Ngân hàng từ bỏ kế hoạch huy động vốn sau khi cổ phiếu giảm hơn 60% vào phiên hôm trước. Trong thời điểm đó, các cơ quan quản lý của Mỹ đã đến văn phòng của SVB ở California.

    “SVB gần như không có nhiều vốn như một ngân hàng đáng ra phải có”, cựu chủ tịch của FDIC William Isaac cho biết. Trước buổi trưa, theo giờ New York, Cục Bảo vệ Tài chính và Đổi mới California đã đóng cửa SVB và chỉ định FDIC tiếp nhận ngân hàng này. Họ cho biết văn phòng trụ sở và các chi nhánh sẽ được mở cửa trở lại vào thứ Hai tuần sau.

    Đến lúc đó, mục tiêu của SVB là tìm được người mua lại và hoàn tất giao dịch, ngay cả khi bị yêu cầu bán đi từng phần một.

    Trong khi đó, những nhà sáng lập công ty khởi nghiệp đang đứng ngồi không yên về việc liệu họ có được trả lại tiền hay không. FDIC cho biết những người gửi tiền có bảo hiểm sẽ được quyền truy cập chậm nhất là vào sáng 13/3.

    Đối với những người gửi quá giới hạn bảo hiểm 250.000 USD, tương lai phía trước là “không xác định”.

    Tham khảo: Bloomberg
    Anh Dũng

    Nhịp Sống Thị Trường
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này