VNI hành trình catwalk trên con đường tơ lụa [923-1123] năm 2023!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xuanthanh_quangloc, 21/12/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7917 người đang online, trong đó có 982 thành viên. 09:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38160 lượt đọc và 215 bài trả lời
  1. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    Tình hình bác thế nào rồi ?
    Do_Quyen thích bài này.
  2. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    121.478
    Cổ còn khoảng 10% thôi
    Nếu mai chỉ lấp gáp thì là chỉnh tích cực về 1065-67
    Tiêu cực chốt lời mạnh phiên cuối tuần thì có thể về 105x
    Vì cuối tuần tiền ra sẽ mạnh hơn tiền vào nên thanh khoản sẽ giảm
    Cho nên cứ quan sát đã, mình đi theo thị trường chứ mình đâu điều khiển được thị trường :p:p
  3. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
  4. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://cafef.vn/1-doanh-nghiep-dia...ty-gap-129-lan-von-chu-188230411131531474.chn
    1 doanh nghiệp địa ốc lớn lỗ 3.000 tỷ năm 2022, nợ phải trả 96.000 tỷ gấp 129 lần vốn chủ
    11-04-2023 - 13:15 PM | Doanh nghiệp
    Tổng tài sản của CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn hiện lớn hơn nhiều doanh nghiệp bất động sản hàng đầu trên sàn.
    CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) vừa công bố tóm tắt tình hình tài chính với điểm nhấn là kết quả lỗ sau thuế 3.096 tỷ đồng năm 2022 sau khi cũng đã lỗ 153 tỷ đồng trong năm trước.

    Với mức lỗ lớn này, vốn chủ sở hữu của công ty tính đến cuối năm 2022 chỉ còn 748,8 tỷ đồng.

    Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lên tới 128,7 lần, tương ứng tổng nợ phải trả vào khoảng 96.380 tỷ đồng và tổng tài sản hơn 97.100 tỷ đồng.

    Dù vốn chủ bé nhưng tổng tài sản của SDI Corp chỉ thua kém Vinhomes và Novaland, vượt xa nhiều chủ đầu tư lớn khác như Becamex, Kinh Bắc City, Phú Mỹ Hưng…
    Tổng dư nợ trái phiếu của SDI Corp là 6.575 tỷ đồng. Số trái phiếu này phát hành tháng 12/2021 và sẽ đáo hạn vào tháng 12/2024.

    [​IMG]


    SDI Corp là chủ đầu tư của dự án Sài Gòn Bình An – nay có tên thương mại là Global City, quy mô 117ha nằm ở Tp Thủ Đức, TP. HCM. Dự án định hướng phát triển thành khu đô thị với tổ hợp shophouse, nhà phố, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, căn hộ chung cư, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, trường học, siêu thị, bệnh viện…

    Liên quan đến siêu dự án này, từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, một loạt doanh nghiệp bao gồm cả SDI Corp đã phát hành tổng cộng 19 lô trái phiếu có trị giá 57.700 tỷ đồng. Tính đến hiện tại, dư nợ trái phiếu của nhóm này còn 38.900 tỷ đồng.

    [​IMG]


    Kinh Kha

    Nhịp sống thị trường
  5. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://cafef.vn/phien-11-4-khoi-ng...hat-ke-tu-cuoi-thang-2-188230411152805539.chn
    Phiên 11/4: Khối ngoại mạnh tay bán ròng hơn 580 tỷ đồng, cao nhất kể từ cuối tháng 2
    11-04-2023 - 15:33 PM | Thị trường chứng khoán
    Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 571 tỷ đồng, STB bị "xả" mạnh nhất với 106 tỷ đồng.


    Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 11/4 chứng kiến pha đảo chiều đầy ngoạn mục. VN-Index mở cửa chìm trong sắc đỏ trước áp lực bán chiếm ưu thế. Phải sau 14h, dòng tiền trở lại thị trường cùng sắc xanh lan tỏa tới nhiều nhóm ngành chủ chốt như bất động sản, chứng khoán, thép giúp VN-Index ngược dòng thành công.

    Đóng cửa, VN-Index tăng 4,11 điểm (+0,39%) lên 1.069,46 điểm; HNX-Index tăng 0,33 điểm lên 212,34 điểm; UpCOM-Index tăng 0,82 điểm lên 78,81 điểm. Thanh khoản trên HoSE giảm gần 21% so với phiên trước, giá trị khớp lệnh đạt xấp xỉ 10.352 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm trừ khi họ bán ròng với tổng giá trị 585 tỷ đồng trên cả 3 sàn, ghi nhận mức bán ròng mạnh nhất trong vòng 1,5 tháng (kể từ 27/2).

    Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 571 tỷ đồng

    Tại chiều bán, STB chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với 106 tỷ đồng; cổ phiếu VND xếp thứ 2 danh sách bán ròng mạnh với 83 tỷ đồng. Ngoài ra, HPG, VPB và SSI cũng bị bán ròng mạnh lần lượt 72 tỷ, 51 tỷ và 41 tỷ đồng.

    Chiều ngược lại, HDB được mua ròng mạnh nhất khoảng 13 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PNJ xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 12 tỷ đồng. Khối ngoại cũng mua ròng NLG, VHM, MIG với giá trị khoảng 7-10 tỷ mỗi mã.

    [​IMG]
    Trên HNX, khối ngoại bán ròng 2 tỷ đồng

    Chiều mua, cổ phiếu CEO hôm nay được khối ngoại mua 4 tỷ đồng, tương tự, PVS, TNG, IDC,... cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu vài tỷ đồng.

    SHS hôm nay bị khối ngoại bán ròng khoảng 13 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại IDJ, NVB, THD,...

    [​IMG]
    Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng gần 12 tỷ đồng

    VTP bị khối ngoại "xả"ròng mạnh nhất 7 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại VEA, BSR, PGB,...

    Cổ phiếu QNS, LTG, MPC,... hôm nay được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên UPCoM với giá trị không đáng kể.


    [​IMG]
    Dương Ngọc

    Nhịp sống thị trường
    rose9 thích bài này.
  6. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://cafef.vn/khoi-ngoai-ban-ron...-4-dieu-gi-dang-xay-ra-188230411231924999.chn
    Khối ngoại bán ròng hơn nghìn tỷ từ đầu tháng 4, điều gì đang xảy ra?
    12-04-2023 - 00:05 AM | Thị trường chứng khoán
    Tính từ đầu tháng 4 đến nay, khối ngoại đã bán ròng đến gần 1.600 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên HoSE.
    Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên đảo chiều tăng điểm qua đó chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn tiếp tục đà bán ròng với giá trị có chiều hướng tăng dần. Trong 4 phiên gần nhất, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng cộng hơn 1.200 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên HoSE. Luỹ kế từ đầu tháng 4 đến nay, giá trị bán ròng đã lên đến gần 1.600 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Định giá không còn quá hấp dẫn

    Áp lực bán của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường vừa có một nhịp hồi kéo dài. Nhiều cổ phiếu thậm chí đã tăng mạnh đến hàng chục % chỉ trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây. Định giá thị trường cũng không còn thực sự rẻ với P/E của VN-Index vào khoảng 12,x lần và có thể còn đắt hơn nữa sau mùa báo cáo tài chính quý 1/2023 tới đây.

    Theo ước tính của VDSC, lợi nhuận sau thuế quý đầu năm có thể tăng trưởng âm 17% so với cùng kỳ, dựa trên kịch bản dự báo cơ sở về tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp mang tính đại diện cho các nhóm ngành mà đội ngũ phân tích lựa chọn. Theo VDSC, tăng trưởng quý 1 chủ yếu bị kéo giảm bởi một số cổ phiếu trong ngành bất động sản và hàng tiêu dùng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu LNST cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận của ngành ngân hàng được kỳ vọng đi ngang.

    [​IMG]
    Rõ ràng, định giá là một yếu tố rất quan trọng trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Trước đó, khối ngoại từng có giai đoạn mua ròng “ồ ạt” từ tháng 11/2022 đến cuối tháng 1/2023 và đem đến hy vọng về sự trở lại sau thời gian dài bán ròng triền miên. Tuy nhiên, động thái này trên thực tế lại chỉ mang tính thời điểm, nhập cuộc khi chứng khoán Việt Nam liên tục giảm sâu kéo theo định giá xuống thấp kỷ lục.


    Từ đầu tháng 2, khối ngoại đã bắt đầu chững lại và có dấu hiệu đảo chiều khi định giá thị trường tăng cao sau nhịp hồi mạnh và số liệu lợi nhuận quý 4 (công bố cuối tháng 1/2023) của các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng âm. Lực bán được cân lại phần nào nhờ động thái cơ cấu của VNM ETF và đợt huy động vốn bổ sung của Fubon ETF. Tuy nhiên, những động lực này đã không còn hoặc dần phai nhạt thời gian gần đây.

    “Cá mập” hết dư địa giải ngân

    VNM ETF sau khi hoàn tất cơ cấu chuyển đổi danh mục sang “full” cổ phiếu Việt Nam đã không hút thêm tiền. DCVFM VNDiamond ETF vướng giới hạn về quy mô (do quy định không đầu tư quá 10% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của một cổ phiếu) trong khi DCVFM VN30 ETF lại liên tục bị nhà đầu tư Thái Lan bán ròng.

    Fubon ETF trở thành niềm hy vọng chính trong nhóm quỹ hoán đổi khi vẫn đang trong thời gian huy động vốn bổ sung đợt 5 để đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, quỹ ngoại này lại bất ngờ không hút được tiền kể từ đầu tháng 4, thậm chí còn bị rút ròng nhẹ. Đây là một điểm khá lạ bởi trong các đợt huy động vốn trước đó, Fubon ETF thường giải ngân rất dồn dập. Định giá không còn quá hấp dẫn có thể là một trong những nguyên nhân khiến ETF này khó hút tiền.

    [​IMG]
    Ngoài ra, áp lực bán ròng còn đến từ nhiều phía, trong đó có các quỹ ngoại chủ động lớn. Điển hình như VEIL - quỹ tỷ USD thuộc Dragon Capital quản lý, duy trì trạng thái gần như “full” cổ phiếu trong suốt nửa cuối tháng 3 với tỷ trọng tiền mặt rất thấp chỉ 0,5-0,8%. Quỹ ngoại này không còn dư địa giải ngân mới từ đầu tháng 4 và không loại trừ khả năng đã quay đầu bán ròng.

    Trong báo cáo mới đây, SGI Capital cũng nhận định, khi chính sách trong nước quay lại hỗ trợ, rủi ro lớn nhất với thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tới từ áp lực bán ròng của khối ngoại. Chứng khoán Việt Nam dù chưa được ghi nhận là một thị trường mới nổi (EM) nhưng cũng đã hội nhập sâu rộng với dòng tiền đầu tư nước ngoài.

    Dòng tiền phân bổ vào kênh cổ phiếu trên toàn cầu suy giảm sẽ là tác động trực tiếp đến thị trường. Theo SGI Capital, dòng vốn FII có thể sẽ rút ròng khỏi chứng khoán Việt Nam qua các ETF, Quỹ mở, và P-notes... thời gian tới.

    Ngoài ra, yếu tố được kỳ vọng sẽ trở thành cú hích giúp chứng khoán Việt Nam hút khối ngoại đến từ câu chuyện nâng hạng lại đang nhạt dần theo thời gian sau quá nhiều năm lỡ hẹn. Thậm chí, FTSE Russell mới đây nhấn mạnh sự lo ngại liên quan tới thời điểm thực hiện cải cách thị trường hiện chưa được cụ thể hóa. Nếu điều này vẫn chưa rõ ràng hoặc thời gian thực hiện bị kéo dài, tổ chức này có thể sẽ xem xét lại tư cách thành viên của Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi loại 2 ở kỳ đánh giá tiếp theo diễn ra vào tháng 9/2023.

    Hà Linh

    Nhịp Sống Thị Trường
  7. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/04/2023 VNI giảm 5 points, khối ngoại vẫn bán ròng -300 tỷ. Phái sinh kết thúc phiên gần thấp nhất ngày, tình hình có vẻ phân phối đỉnh cũng gần đến hồi kết VNI: 1064.30 -5.15(-0.48) KL: 671,525,006 GT: 11,351 tỷ.
    Last edited: 13/04/2023
    Do_Quyen thích bài này.
  8. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://cafef.vn/lai-suat-cho-vay-van-cao-188230413071600178.chn
    Ngoài lãi suất, các doanh nghiệp phản ánh vẫn rất khó tiếp cận vốn vay vì những điều kiện ngặt nghèo.
    Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, lãi suất huy động tiếp tục hạ nhiệt. Ngân hàng (NH) TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa áp dụng biểu lãi suất mới nhất, trong đó các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng chỉ còn 5,4%/năm; các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên lãi suất giảm mạnh, còn 7,5%/năm. Tính đến thời điểm hiện tại, gần như toàn hệ thống NH thương mại đều đã hạ lãi suất huy động về dưới 9%/năm.

    Người giảm, người chưa

    Không chỉ lãi suất huy động hạ nhiệt mà lãi suất cho vay cũng bắt đầu giảm sau một loạt động thái quyết liệt của cơ quan quản lý. Mới đây nhất, NH TMCP Đông Nam Á (SeABank) công bố giảm lãi suất tối đa 1 điểm % đối với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới. NH cũng triển khai chương trình ưu đãi lãi suất từ 9,29%/năm cho các khoản vay tiêu dùng mua nhà, mua ôtô.

    Một số doanh nghiệp (DN) đã nhận được thông báo giảm lãi vay của NH thương mại. Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico), cho biết vừa nhận được thông báo giảm lãi suất cho vay 0,5 điểm % từ NH thương mại. Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh DN còn khó khăn, dù mức giảm lãi vay chưa quá cao.

    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận vốn vay ngân hàng vì những điều kiện ngặt nghèo .Ảnh: TẤN THẠNH

    Tổng giám đốc một công ty bất động sản đang có dự án là khu đô thị lớn tại TP Thủ Đức cho biết công ty của bà vừa nhận được thông báo của NH giảm lãi suất cho vay từ 10,2%/năm còn 9,2%/năm. Điều này khá tích cực với DN, cũng là tin vui với khách hàng của dự án của công ty. "Lâu nay, dự án của chúng tôi luôn đủ điều kiện mới mở bán và đủ pháp lý nên NH đối tác đều cho vay, giải ngân đều, không bị gián đoạn" - vị này thông tin.

    Anh T.V.H cho biết được NH cấp hạn mức cho vay 20 tỉ đồng để kinh doanh nông sản tại Đông Nam Bộ dựa trên tài sản bảo đảm cho NH. "Sau khi nghe thông tin được giảm lãi suất, tôi liên hệ nhân viên NH thì được biết ở kỳ giải ngân vào tuần tới, khoản vay của tôi sẽ được giảm khoảng 0,5% so với mức 13% đã duy trì từ tháng 2 đến nay. Lý do giảm lãi suất vì tôi là khách hàng thân thiết" - anh H. chia sẻ.

    Trong khi đó, một số khách hàng cá nhân phản ánh lãi suất vay mua nhà, vay tiêu dùng vẫn ở mức cao. Anh N.Q, khách hàng đang vay tiêu dùng qua lương tại NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), vẫn phải chịu lãi suất tới 14%/năm. Một số khách hàng đang vay mua nhà tại NH TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa nhận được thông báo khoản vay mua nhà ở mức 15%/năm…

    Nhân viên tín dụng của một NH thương mại có trụ sở ở TP HCM cho biết đối với khách hàng đủ điều kiện vay, NH vẫn cho vay bình thường; chỉ những dự án khó, DN không đủ điều kiện thì NH không dám giải ngân vì sợ rủi ro.

    Thống kê của TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, và nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho thấy lãi suất huy động hiện giảm khoảng 0,5-1,5 điểm % so với đầu năm, chủ yếu với các kỳ hạn trên 6 tháng khi thanh khoản hệ thống NH được cải thiện và nhu cầu tín dụng còn thấp. Lãi suất cho vay cũng đang giảm (khoảng 1-2 điểm %) từ đầu năm khi nhiều NH tung ra các gói tín dụng ưu đãi. Dù vậy, lãi suất vẫn còn ở mức cao và các tổ chức tín dụng vẫn phải duy trì điều kiện cho vay thận trọng khi sản xuất - kinh doanh vẫn khó khăn, tiềm ẩn nợ xấu.

    Khó hấp thụ vốn
    Tuy vậy, không phải ai cũng được NH giảm lãi suất và cho vay, nhiều DN phản ánh đang rất cần vốn để duy trì sản xuất nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn. Bởi vì NH đòi hỏi quá nhiều hồ sơ, thủ tục, kèm theo các điều kiện, nếu đáp ứng được thì phải xếp hàng chờ nhưng không biết đến khi nào mới được giải ngân.

    Ông Hoàng Văn Thủy, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Hoàng Thủy (chuyên kinh doanh cà phê), cho biết ông chấp nhận vay lãi cao vì đang cần vốn khoảng 50 tỉ đồng vào lúc này để thu mua nguyên liệu cũng như phát triển thị trường. Tuy nhiên, NH đưa ra quá nhiều thủ tục, trong đó có cả việc bắt buộc DN phải làm báo cáo kinh doanh 3 năm gần nhất, nếu hoạt động tốt thì mới được xem xét cho vay. Với điều kiện này, DN không thể đáp ứng được vì trong 3 năm đại dịch vừa qua hầu như DN nào cũng gặp khó khăn.

    Trong khi đó, ông Trần Văn Quang, Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Khánh Xương, cho rằng lãi suất cho vay có giảm nhưng mức trên 9%/năm vẫn còn khá cao với DN. Do đó, các DN xuất khẩu chọn giải pháp vay USD với lãi suất khoảng 3,8%-4%/năm (trước đây là 3,2%) thay vì vay bằng VNĐ.

    Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, khi nghe tin các NH tung nhiều gói tín dụng lãi suất ưu đãi, các DN và người chăn nuôi rất mừng. Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi phần lớn rất khó khăn, giá bán dưới giá thành nên các chủ trại chưa có nhu cầu vay vốn, nếu có vay cũng khó đáp ứng được các điều kiện. "Mong muốn lớn nhất của các chủ trại đang vay vốn là được gia hạn nợ gốc, giảm một phần lãi suất như chính sách hỗ giai đoạn dịch COVID-19 để tồn tại qua giai đoạn khó khăn này" - ông Ngọc bày tỏ.

    Ông Nguyễn Phước Hưng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội DN TP HCM (HUBA), nêu một thực tế là nhiều DN đã thế chấp hết tài sản có quyền sở hữu hợp pháp vay NH để đầu tư máy móc, thu mua nguyên liệu.... Nay muốn vay thêm nhưng không còn tài sản nào để thế chấp, nhà xưởng thì NH không chấp nhận nên DN rất khó khăn. "Chúng tôi kiến nghị Chính phủ tháo gỡ bằng cách đánh giá giá trị tài sản thế chấp theo giá thị trường, cho phép thế chấp tài sản đất thuê hằng năm, thí điểm cho vay tín chấp và tăng giá trị thế chấp bằng đất nông nghiệp. NH Nhà nước có giải pháp cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho DN nhằm giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn" - ông Hưng nói.

    Ngoài ra, theo HUBA, hiện hệ thống NH siết chặt các điều kiện cho vay với mức an toàn cao cho NH như định giá trị tài sản thế chấp thấp, tỉ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp bị kéo thấp xuống, yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp đối với các hợp đồng đã cho vay. Lãi suất vay cao cũng là cản trở lớn tác động đến kinh doanh của DN. Lãi suất cao là một trong những nguyên nhân khiến các gói tín dụng quy mô lớn đang được triển khai nhưng cả NH thương mại lẫn DN đều nhận định không dễ hấp thụ vốn trong bối cảnh hiện tại. Bởi quan trọng nhất với các DN lúc này là vay vốn để làm gì? Chưa kể, một số NH thương mại phải kiểm soát lại tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn nên đã thông báo tạm ngừng giải ngân các khoản vay dài hạn. Cụ thể, một NH thương mại mới đây thông báo vì mục tiêu kiểm soát tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn và không tăng dư nợ cho vay trung - dài hạn, NH sẽ tạm ngừng giải ngân trung - dài hạn cho đến khi có thông báo mới.

    Để hỗ trợ và tiếp sức cho DN, TS Cấn Văn Lực nhận định cần khai thác tốt hơn các hiệp định thương mại tự do, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, mở rộng và đa dạng hóa đối tác, thị trường. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải thiện thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải cách thể chế… "Quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc, rào cản lớn đối với DN hiện nay, nhất là vấn đề pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản, xây dựng; khó khăn về vốn, đặc biệt là trái phiếu DN, giải ngân đầu tư công" - TS Cấn Văn Lực nói.
    Theo Nhóm PV

    Người lao động
  9. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://vnexpress.net/fed-du-bao-khung-hoang-ngan-hang-day-my-vao-suy-thoai-nam-nay-4592920.html
    Thứ năm, 13/4/2023, 11:38 (GMT+7)
    Fed dự báo khủng hoảng ngân hàng đẩy Mỹ vào suy thoái năm nay
    Đây là lần đầu tiên trong chu kỳ nâng lãi suất được Fed dự báo suy thoái, một phần do vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank.

    Từ tháng 11/2022, các chuyên gia kinh tế tại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục dự báo tăng trưởng của nước này chậm lại và nền kinh tế yếu đi. Đến cuộc họp tháng 3, theo biên bản họp vừa được công bố, họ cho rằng khủng hoảng ngân hàng sẽ làm tăng rủi ro suy thoái.

    Xét đến các tác động kinh tế tiềm tàng của cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện tại, các chuyên gia của Fed dự báo "ở thời điểm cuộc họp chính sách tháng 3 rằng một cuộc suy thoái nhẹ có thể bắt đầu trong năm nay".

    Đây là lần đầu tiên trong chu kỳ nâng lãi hiện tại, Fed dự báo suy thoái. "Điểm chính trong biên bản ghi nhớ của cơ quan này là dự báo suy thoái cuối năm nay. Khả năng hạ cánh mềm sẽ sớm biến mất", Nancy Davis – nhà sáng lập Quadratic Capital Management nhận xét trên CNN.

    [​IMG]

    Chủ tịch Fed Jerome Powell trong buổi họp báo ngày 22/3. Ảnh: AP

    Tháng trước, quan chức Fed thống nhất chỉ nâng lãi ở mức 25 điểm cơ bản (0,25%) do biến động trong ngành ngân hàng làm dấy lên nỗi lo các nhà băng bị rút tiền. Biên bản này cũng cho thấy sự thiếu chắc chắn với quyết định trên. Do nó được đưa ra chỉ vài ngày sau vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank Signature Bank.

    "Một số quan chức cho rằng trong bối cảnh lạm phát cao dai dẳng và các số liệu kinh tế gần đây ổn định, họ sẽ nâng lãi thêm 50 điểm cơ bản nếu không có biến động trong ngành ngân hàng", biên bản cho biết.

    Cũng theo các nhà hoạch định chính sách, động thái của Fed và các cơ quan chính phủ khác tại Mỹ đã giảm thiểu được rủi ro lan truyền, bảo vệ hệ thống tài chính Mỹ, dập tắt các lo ngại và bình ổn tình hình trong ngành. Vì thế, họ cho rằng quyết định phù hợp là vẫn nâng lãi với mức thấp, thay vì dừng hẳn.

    Lãi suất tham chiếu của Fed hiện cao nhất kể từ năm 2007. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 5% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu công bố hôm 12/4 của Bộ Thống kê lao động Mỹ. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp số liệu này hạ nhiệt.

    Biên bản nhận định diễn biến trong ngành ngân hàng cũng có tác động như nâng lãi suất. Do nó siết dòng vốn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, từ đó gây sức ép lên hoạt động kinh tế, tuyển dụng và lạm phát.

    Quan chức Fed đều đồng ý rằng mức độ tác động của những diễn biến này hiện còn chưa rõ ràng, trong bối cảnh họ phải cân bằng giữa kiềm chế lạm phát, ổn định tài chính và xoa dịu các cú sốc kinh tế.

    Hà Thu (theo CNN)
    Do_Quyen thích bài này.
  10. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://cafef.vn/lam-phat-my-chua-t...ai-suat-them-1-lan-nua-188230415084457123.chn
    Lạm phát Mỹ chưa thực sự hạ nhiệt, thị trường đã quá lạc quan khi nhận định Fed chỉ tăng lãi suất thêm 1 lần nữa?
    15-04-2023 - 08:44 AM | Tài chính quốc tế
    Để đưa lạm phát từ 5% xuống 2% sẽ khó hơn rất nhiều so với từ 9% xuống 5%.
    Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm so với đỉnh, nhưng chỉ số lạm phát lõi vẫn neo ở mức cao một cách lì lợm.

    Có phải lạm phát đã chấm dứt? Đó là phản ứng thở phào nhẹ nhõm của thị trường sau khi Mỹ công bố báo cáo cho thấy chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng nhẹ trong tháng 3. Nhà Trắng cũng “phụ họa” với thông báo "lạm phát hiện đã giảm 45% so với mức đỉnh lập hồi mùa hè”.

    Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, có vẻ như vẫn quá sớm để ăn mừng. Đúng là lạm phát đã giảm so với tháng 6 năm ngoái dù xét theo mức tăng theo tháng hay theo năm. Tháng 6 năm ngoái, lạm phát tăng 1,2% so với tháng trước đó và tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, hiện tại chỉ số giá tiêu dùng vẫn đang tăng 5% so với cùng kỳ năm trước – mức mà hầu hết người Mỹ sẽ không cảm thấy an tâm.

    Hơn nữa, chỉ số lạm phát lõi (loại trừ giá năng lượng và thực phẩm là những mặt hàng biến động mạnh) vẫn tăng 0,4% so với tháng trước và đã có 4 tháng liên tiếp tăng mạnh như vậy hoặc hơn. Nếu so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ lạm phát lõi là 5,6%. Giá dịch vụ tăng 7,1%, trong đó dịch vụ vận tải tăng giá tới 13,9%.

    Đây chính xác là tình trạng mà các chuyên gia kinh tế muốn miêu tả khi nói rằng lạm phát vẫn dai dẳng. Những người lạc quan cho rằng đà tăng của giá nhà và giá thuê nhà đang dịu lại, giúp hạ nhiệt lạm phát vì chi phí nơi ở chiếm đến 60% chỉ số lạm phát lõi. Nhưng trong vài tháng tới, nếu như giá nhà giảm thì giá năng lượng lại đang có xu hướng tăng.

    Rõ ràng lạm phát giảm từ 9,1% xuống còn 5% thì đó không phải là giảm phát. Giá cả vẫn tăng, chỉ là không tăng nhanh bằng trước đây. Chất lượng cuộc sống của người dân vẫn suy giảm, người Mỹ vẫn đang phải trả mức giá cao hơn cho gần như tất cả mọi thứ.
    Điều này cũng được phản ánh trên thị trường chứng khoán Mỹ. Sau khi tăng mạnh vào buổi sáng, thị trường quay đầu giảm điểm sau khi Ủy ban thị trường mở công bố biên bản cuộc họp tháng 3 cho thấy các quan chức Fed dự báo kinh tế Mỹ sẽ “suy thoái nhẹ” trong năm nay.

    Những người lạc quan có thể kêu gọi Fed ngừng tăng lãi suất vì lạm phát đang giảm. Nhưng để đưa lạm phát từ 5% xuống 2% sẽ khó hơn rất nhiều so với từ 9% xuống 5%. Lạm phát vẫn chưa kết thúc. Đồng nghĩa khó có thể chắc chắn điều gì về lộ trình tăng lãi suất của Fed.

    Cảnh báo cho cổ phiếu và nhiều loại tài sản?

    Theo nhận định của Stephen Roach, cựu chuyên gia kinh tế tại Morgan Stanley và hiện là giáo sư tại ĐH Yale, sắp tới Fed sẽ đối mặt với 1 nhiệm vụ khó nhằn: đưa lạm phát về mức có thể kiểm soát được, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với gây ra những nỗi đau cho cổ phiếu và nhiều loại tài sản khác.

    Chuyên gia này nhận định kinh tế Mỹ có thể rơi vào tình trạng trì lạm nhưng không phải giống như những năm 1970 và 1980. Mặc dù lạm phát đã bắt đầu giảm xuống, hiện tượng này vẫn kéo dài dai dẳng và Fed chắc chắn không thể sớm đạt được mục tiêu lạm phát 2%.

    Ông còn nhận định Fed có thể phải tạm ngừng cuộc chiến chống lạm phát để giải quyết những rắc rối trong lĩnh vực ngân hàng. Theo Roach, hệ thống tài chính sẽ phải trải qua giai đoạn điều chỉnh "rất đau đớn" bởi vì vẫn đang quen với môi trường chính sách tiền tệ lỏng lẻo.

    Tham khảo Barron's, Wall Street Journal
    Thu Hương

    Nhịp sống thị trường

    Do_Quyen thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này