VNI hành trình catwalk trên con đường tơ lụa [923-1123] năm 2023!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xuanthanh_quangloc, 21/12/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8293 người đang online, trong đó có 1048 thành viên. 11:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38166 lượt đọc và 215 bài trả lời
  1. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    Chả có gì phải tháo, cứ giảm dần đều mỗi phiên 1-2 points mà ck nhiều mã bay cả chục % mới là cao tay.
    Tnab19998 thích bài này.
  2. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://cafef.vn/chuyen-gia-thi-tru...inh-nhip-giam-ket-thuc-188230506220936286.chn
    Chuyên gia: Thị trường vẫn trong xu hướng điều chỉnh, chờ một dấu hiệu để xác định nhịp giảm kết thúc
    07-05-2023 - 00:05 AM | Thị trường chứng khoán
    Theo chuyên gia MBS, về thời gian điều chỉnh cơ bản đủ để kết thúc nhịp xu hướng giảm. Tuy nhiên, mức độ chiết khấu vẫn chưa đủ sâu để kích hoạt dòng tiền.
    Không nằm ngoài dự báo của giới đầu tư, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm. Đây là lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp của Fed trong hơn một năm qua.

    Điều thị trường quan tâm nhất là lộ trình tiếp theo của Fed sẽ như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế và bất ổn ngành ngân hàng đang bao trùm toàn bộ Phố Wall. Đặc biệt, xu hướng chính sách tiền tệ thế giới sẽ tác động như thế nào đến TTCK Việt Nam?

    Đây có thể là đợt tăng lãi suất cuối cùng của Fed

    Theo nhận định của ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng Chứng khoán MBS, đợt tăng lãi suất vừa qua có thể là đợt tăng lãi suất cuối cùng, Fed sẽ lỏng tay hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

    Bởi, Fed điều hành chính sách tiền tệ dựa trên 2 yếu tố (1) lạm phát (2) tăng trưởng kinh tế. Hiện, lạm phát chưa về mức mục tiêu, song đã hạ nhiệt đáng kể xuống mức 5% so với cùng kỳ. Ông Tuấn cho rằng với mức lãi suất cho vay ở Mỹ duy trì trên 7% đủ sức để kìm lạm phát.

    Trong khi đó, nền kinh tế đang gặp khó khăn khi tăng trưởng kinh tế suy giảm, sức cầu tiếp tục co hẹp, thị trường lao động dù vẫn ở mức tốt song đã suy yếu hơn so với trước. Đặc biệt là những rắc rối trong ngành ngân hàng tại Mỹ thời gian gần đây cũng sẽ khiến Fed phải tính toán lại.

    [​IMG]
    Với những phân tích trên, chuyên gia MBS cho rằng Fed không có lý do phải tăng lãi suất. Dù vậy, Fed vẫn sẽ duy trì mặt bằng lãi suất cao như hiện tại để lạm phát trở về mục tiêu. Ông Tuấn cho rằng điểm đảo chiều chính sách tiền tệ đang ở rất gần, song ít nhất phải đến cuối năm nay mới có thể kỳ vọng hạ lãi suất.

    Vị chuyên gia cho rằng động thái hạ lãi suất trước Fed cho thấy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có tầm nhìn trước về xu hướng đảo chiều chính sách toàn cầu sắp tới, chứ không phải chúng ta đi ngược với thế giới. Bên cạnh đó, lạm phát và tỷ giá của Việt Nam duy trì ổn định cũng là chất xúc tác quan trọng giúp NHNN nới lỏng chính sách.
    Kinh tế trưởng MBS dự báo, sắp tới NHNN có thể sẽ tiếp tục có cơ hội để nới lỏng hơn chính sách tiền tệ thêm nữa. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn cần một khoảng thời gian để quan sát thêm về mặt bằng lãi suất và lạm phát tại Mỹ trước khi đưa động thái tiếp theo.

    Thị trường cần thêm nhịp điều chỉnh để thu hút dòng tiền

    Bàn về tác động của chính sách tiền tệ đến TTCK, chuyên gia cho rằng chứng khoán Việt Nam có sự đồng pha với chứng khoán Mỹ. Sau thời gian phục hồi tốt từ đáy, chứng khoán Mỹ có phần “ngập ngừng”, chưa thể vượt cản trước ngưỡng 34.000 điểm.

    Nguyên nhân do mặt bằng lãi suất khó có “cửa” tăng thêm đã được phản ánh vào thị trường, song để thị trường bứt phá hơn nữa thì lãi suất cần đi xuống. Tuy nhiên, quá trình lãi suất tạo đỉnh rất lâu vì lạm phát cần thời gian để về mức mục tiêu 2%, mặt khác thị trường lao động vẫn trong trạng thái “khoẻ” khiến Fed chưa có lý do để hạ lãi suất.

    Bên cạnh đó, định giá của chứng khoán Mỹ cũng không còn quá rẻ sau đợt hồi phục trước đó. Do đó, ông Tuấn cho rằng chứng khoán Mỹ vẫn sẽ dao động trong biên độ hẹp từ đây đến cuối năm, cho đến khi Fed có những tín hiệu rõ ràng hơn.

    Tương tự, chứng khoán Việt Nam cũng lình xình trong biên hẹp 1.020 -1.080 điểm. Dù lãi suất đã tạo đỉnh và có khả năng giảm hơn nữa trong tương lai, nhưng vị chuyên gia cho rằng vẫn chưa đủ xung lực để thị trường bứt phá khi dòng tiền vẫn “tắc” và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp gặp khó khăn.

    [​IMG]
    Trong ngắn hạn, chuyên gia MBS cho rằng thị trường vẫn trong xu hướng điều chỉnh thứ cấp. Cần hai yếu tố để xác định nhịp điều chỉnh này kết thúc là thời gian và mức độ chiết khấu.

    Về thời gian điều chỉnh đến nay là 3-4 tuần, cơ bản đủ để kết thúc nhịp xu hướng giảm. Tuy nhiên, mức độ chiết khấu vẫn chưa đủ sâu, thị trường vẫn đang chờ một nhịp điều chỉnh để kích hoạt dòng tiền bắt đáy. Đặc biệt, một mã số cổ phiếu bất động sản vẫn còn khá cao so với đỉnh, nhịp "rung rũ" của nhóm này có thể là tín hiệu cuối cùng cho thấy xu hướng giảm ngắn hạn sắp kết thúc.

    Về chiến lược hành động, chuyên gia khuyến nghị NĐT vẫn nắm giữ cổ phiếu tốt, chờ đợi thời điểm gần cuối năm khi mặt bằng lãi suất hạ nhiệt, lợi nhuận doanh nghiệp có sự cải thiện.

    “Thị trường lình xình, nhiều người băn khoăn có nên tham gia thời điểm này không. Tôi cho rằng đây là thời thời điểm nhà đầu tư cần phải tham gia. Bởi chúng ta không thể biết bao giờ thị trường sẽ kết thúc xu hướng tích luỹ đi ngang và bật tăng mạnh. Nếu đứng ngoài quá lâu, NĐT sẽ có tâm lý dè dặt khi xuống tiền và chỉ cần trễ một vài tháng sẽ mất rất nhiều cơ hội”, ông Hoàng Công Tuấn nhấn mạnh.

    Hạ Anh

    Nhịp sống thị trường
    Tnab19998 thích bài này.
  3. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    Khoai tây vẫn bán ròng phiên sáng mấy chục tỏi, thị trường xanh gần chục points tuy nhiên ps thì không hưng phấn như VN30, khả năng cao hàng đu xanh phiên nay về cửa ăn có thể không cao do hiệu ứng DJ chỉ được nửa phiên.
  4. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    VNI: 1053.44 13.13 (1.26) KL: 655,533,160 GT: 10,783 TTTT: Đóng cửa
    Kết phiên 08/05/2023 có vẻ lạc quan, mốc 1000 lại được thêm miếng đệm 50cm cũng khá an toàn ;;)
  5. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    VNI hôm nay tăng 13 points nên dự đoán U22 VN thắng U22 Malaysia 3-1
  6. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    Ngủ sớm thôi anh/em, giờ DJ và DJF có dấu hiệu tào tháo đuổi.
  7. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    Phiên sáng nay tích cực như nhận định 5 dòng kẻ, phiên chiều nhiều khả năng áp lực bán tăng mạnh.
    whitelotos thích bài này.
  8. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    Kết phiên 08/05/2023 điểm số VNI xanh nhẹ 0.33, thanh khoản 9337 tỏi, 1053.77, nhìn chung sẽ có vài phiên test 1060 xem lực cung/cầu thế nào.
  9. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://nld.com.vn/kinh-te/ngan-chieu-lua-ga-tren-san-chung-khoan-2023050822455909.htm
    Ngăn chiêu "lùa gà" trên sàn chứng khoán
    09-05-2023 - 07:56 | Kinh tế
    Những nhà đầu tư không có kinh nghiệm rất dễ "sập bẫy", tiếp tay cùng các đội, nhóm "thổi giá" cổ phiếu


    Sáng 8-5, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Louis Holdings, mã chứng khoán TGG) và 7 đồng phạm thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng thông qua hành vi thao túng thị trường chứng khoán (TTCK). Đây được xem là một vụ "thổi giá, đẩy giá" chứng khoán hay còn gọi là "lùa gà" điển hình từng bị phát hiện tại thị trường Việt Nam.

    Những vụ việc nghiêm trọng

    Cáo trạng xác định, xuất phát từ động cơ thu lợi bất chính, 2 bị cáo Ðỗ Thành Nhân và Ðỗ Ðức Nam đã lên kế hoạch thao túng TTCK giai đoạn 2020-2021. Theo đó, ông Nhân đã nhờ người thân, nhân viên mở hàng loạt tài khoản tại Công ty CP Chứng khoán Trí Việt; còn ông Nam đề xuất để Công ty CP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt cho nhóm bị cáo Nhân vay hơn 748 tỉ đồng. Có tiền, ông Nhân và ông Nam chỉ đạo cấp dưới sử dụng 17 tài khoản chứng khoán liên tục thực hiện giao dịch đặt lệnh, khớp lệnh mua bán cổ phiếu BII và TGG để tạo ra cung - cầu giả.

    Ông Nhân còn lập nhóm Facebook "Louis Family" với hơn 10.000 thành viên, thường xuyên hô hào và đăng tải các nội dung như "từ đây đến cuối năm BII không được 3X, TGG không được 4X - 5X…, mọi người cứ chửi thoải mái".

    [​IMG]
    Các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư hạn chế tham gia các hội, nhóm chưa được kiểm chứng để tránh sập bẫy “lùa gà” của các “đội lái”. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

    Chuỗi hành vi trên đã đẩy giá 2 cổ phiếu trên liên tục tăng trần, khối lượng giao dịch rất lớn. Trong đó, cổ phiếu BII khi nhóm ông Nhân mua vào hồi tháng 1-2021 chỉ có giá từ 1.000 - 6.500 đồng/cổ phiếu và lập đỉnh tại 33.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 18-9-2021; cổ phiếu TGG được nhóm ông Nhân khi mua vào hồi tháng 2-2021 có giá từ 1.800 - 5.000 đồng/cổ phiếu, đến ngày 22-9-2021 lập đỉnh với giá 74.800 đồng/cổ phiếu.

    Ngày 6-10-2021, nhóm của Nhân đã bán cả 2 mã cổ phiếu BII và TGG, thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 154 tỉ đồng. Vụ việc đã khiến rất nhiều nhà đầu tư thua lỗ lớn vì lỡ "đu" theo hai mã này với giá rất cao và hiện chỉ còn dao động từ 1.000 - 3.000 đồng mỗi mã.

    Đáng chú ý, hành vi thao túng TTCK của nhóm Đỗ Thành Nhân và Đỗ Đức Nam không hề mới mẻ, bởi trước đó đã có nhiều vụ việc bị phát hiện. Điển hình là vụ ông Trịnh Văn Quyết (cựu chủ tịch Công ty CP Tập đoàn FLC) liên tục làm chiêu trò "thổi giá", tăng vốn ảo với các cổ phiếu và doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn FLC như FLC, ROS, HAI, AMD, KLF... trong nhiều năm nhưng mãi đến đầu năm 2022 mới bị phát hiện. Trong đó, đáng chú ý cổ phiếu ROS của FLC Faros từng có chuỗi tăng giá "điên cuồng" giai đoạn 2016-2017 sau khi lên sàn, từ hơn 12.000 đồng/cổ phiếu vọt lên trên 216.000 đồng/cổ phiếu, trở thành những mã chứng khoán đắt nhất thời điểm đó. Tuy nhiên, sau đó là chuỗi giảm giá không phanh xuống mức giá "trà đá", khiến không ít nhà đầu tư phải trắng tay.

    Hiện tại, hầu hết những mã chứng khoán của các công ty trong hệ sinh thái có liên quan đến Tập đoàn FLC đều đã bị hủy niêm yết và chưa hẹn ngày trở lại sàn. Trong khi đó, vụ án thao túng TTCK của ông Trịnh Văn Quyết vẫn trong quá trình điều tra, chưa đưa ra xét xử.

    Vẫn còn giao dịch bất thường

    Những tưởng sau những vụ việc đã qua, TTCK sẽ lành mạnh và trong sạch hơn. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua vẫn có rất nhiều vụ thao túng nhỏ mà cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt.

    Điển hình là giữa tháng 4 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt 550 triệu đồng đối với ông Đoàn Bá Hồng (Hải Dương) vì đã có hành vi thao túng TTCK bằng cách sử dụng 24 tài khoản khác nhau để giao dịch tạo cung, cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu C69 của Công ty CP Xây dựng 1369. Theo kết quả xác minh của cơ quan *******, chưa đủ căn cứ để xác định ông Đoàn Bá Hồng vi phạm quy định tại điều 211 Bộ Luật Hình sự.

    Hay mới đây, ông Lại Trung Dũng (Hà Nội) - cổ đông lớn của Công ty CP Phát triển công trình Viễn thông (mã chứng khoán TEL) bị phạt tiền 100 triệu đồng, đồng thời bị buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm này. Ngoài ra, ông Dũng còn buộc bán bớt cổ phiếu để giảm tỉ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 6 tháng. Nguyên nhân là do ông Dũng đã vi phạm không đăng ký chào mua công khai theo quy định.

    Cũng trong tháng 4, ông Đỗ Quý Hải (Hà Nội), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Hải Phát (mã chứng khoán HPX), bị xử phạt tới 1,256 tỉ đồng vì đã bán gần 6,28 triệu cổ phiếu HPX nhưng không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch. Ngoài ra, ông Hải chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn 4 tháng.

    Trước đó, vợ và em trai ông Đỗ Quý Hải cũng bị phạt hơn 700 triệu đồng và đình chỉ giao dịch 4 tháng vì chưa đăng ký bán cổ phiếu HPX.
    Trong khi đó, trên TTCK thời gian qua vẫn còn rất nhiều mã cổ phiếu tăng giá kịch trần (hết biên độ) trong nhiều ngày liên tục mà ngay cả lãnh đạo doanh nghiệp cũng không lý giải được vì sao.

    Nhận diện chiêu trò đẩy giá

    Một chuyên gia chứng khoán khá nổi tiếng trên thị trường nhiều năm qua cho biết nhà đầu tư cá nhân thường rất dễ bị "hội chứng đám đông" và thích tham gia các hội, nhóm kín để tìm hiểu thông tin "mật" hay được "phím" mã cổ phiếu sắp tăng giá. Họ rất dễ bị dẫn dắt và làm theo nên cũng dễ "rước họa vào thân".

    Các "đội lái" hay các nhóm thao túng cổ phiếu thường lợi dụng đặc tính này của các nhà đầu tư nhỏ lẻ để tung chiêu trò "lùa gà". Phổ biến nhất là mời gọi tham gia các hội nhóm cộng đồng, rồi các nhóm "VIP" để có nhiều đặc quyền, được "phím" cổ phiếu tốt, được biết trước thông tin mật.

    Theo vị này, những nhà đầu tư không có kinh nghiệm rất dễ sập bẫy, tham gia tiếp tay cùng các nhóm này "thổi giá" cổ phiếu. "Nếu trước đây, một số lãnh đạo công ty niêm yết đứng ra hô hào, kêu gọi nhà đầu tư thì nay họ đã cho người khác lập tài khoản ảo trên mạng xã hội, ẩn danh, núp bóng để làm điều này. Do vậy, nhà đầu tư hạn chế tham gia các hội, nhóm chưa được kiểm chứng để tránh sập bẫy "lùa gà" của các đội lái" - chuyên gia này cảnh báo.

    Ngoài ra, chuyên gia này còn chỉ ra chiêu "lùa gà" tinh vi hơn nữa là tình trạng thổi phồng dự án để đẩy giá cổ phiếu. Dự án không quá tốt nhưng DN và các "đội lái" không ngừng "bơm" thông tin tích cực để thu hút nhà đầu tư mua cổ phiếu, đẩy giá, trong khi đó họ âm thầm bán ra, người mua sau rất dễ thiệt hại. Hoặc DN dùng chiêu làm sạch báo cáo tài chính, "vứt rác" ở công ty này sang công ty khác cùng hệ sinh thái của họ để đẩy giá, đẩy tài sản công ty đó lên cao, biến từ vịt thành thiên nga nhằm mục đích thao túng. Những nhà đầu tư cá nhân thiếu kiến thức, kinh nghiệm và ít thông tin khó lòng biết được.

    Theo Công ty Chứng khoán DNSE, "đội lái" chứng khoán là những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, sở hữu nhiều vốn và mối quan hệ trên thị trường. Họ thường liên kết với các nhà môi giới, công ty niêm yết để điều khiển giá chứng khoán và hưởng lợi.

    "Đội lái" thường sử dụng các tài khoản giao dịch để liên tục mua bán chứng khoán qua lại. Việc này tạo ra cung cầu giả trên thị trường, phản ánh sai giá trị của cổ phiếu. Họ còn liên tục mua bán một cổ phiếu với khối lượng lớn vào thời điểm sàn giao dịch đóng hoặc mở cửa nhằm tạo ra giá mở, đóng cửa mới của cổ phiếu đó theo ý muốn của mình.

    Ngoài ra, các "đội lái" còn sử dụng chiêu trò lôi kéo thỏa thuận người khác mua bán chứng khoán để tác động đến cung cầu và giá trên thị trường. Đặc biệt, họ thường xuyên tung thông tin sai lệch. Những thông tin giả mà "đội lái" tung ra nhắm vào một cổ phiếu nào đó sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư và giá của cổ phiếu đó. \

    Đã bớt chiêu trò "thổi giá"?

    Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á, cho rằng TTCK giai đoạn gần đây thanh khoản thấp nên tình trạng thao túng, thổi giá, đẩy giá từ lãnh đạo công ty, tổ chức rất khó xảy ra. Nếu có thì chưa đủ lực và đủ chiêu thức gọi là "lùa gà". Trước đây, hoạt động thao túng, "lùa gà" thường có kế hoạch bài bản. Có sự tham gia của công ty chứng khoán, tổ chức, họ đẩy giá rất lộ liễu, sau đó thả rơi như hình "cây thông"...

    Còn hiện tại, để gia tăng thanh khoản, một số nhà đầu tư lớn cũng tham gia mua bán ngắn hạn kiếm lợi thì cũng không vi phạm pháp luật. Còn lãnh đạo các doanh nghiệp có ý định "ăn sỏi" thao túng cổ phiếu đều đã nằm im vì rất dễ bị cơ quan chức năng "sờ gáy". "Hiện nay, một vài DN hoạt động kinh doanh tốt, nhà đầu tư có tiền mới tham gia mua cổ phiếu, sau đó bán ra để kiếm lợi chứ không hô hào bất chấp như vài năm trước. Có thể gọi là nương theo tin tốt của DN để giao dịch thì đúng hơn" - chuyên gia này giải thích.

    (Còn tiếp)

    SƠN NHUNG
    Last edited: 09/05/2023
  10. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://nld.com.vn/kinh-te/gs-dang-...o-khan-hon-10-nam-truoc-20230509113415146.htm
    09-05-2023 - 12:59 | Kinh tế
    (NLĐO) - GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay không chỉ rơi vào trầm lắng, không có giao dịch mà còn có những khó khăn hơn thị trường của 10 năm trước đây


    Tại Tọa đàm: "Tháo gỡ những điểm nghẽn cho thị trường bất động sản năm 2023" do Báo Tiền Phong tổ chức sáng 9-5, GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, cho rằng thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam hiện nay không chỉ rơi vào trầm lắng, không có giao dịch mà còn có những khó khăn hơn thị trường của 10 năm trước đây.

    [​IMG]
    GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát biểu

    Trong đó, gốc rễ của khó khăn hiện tại một phần do tắc nghẽn nguồn vốn. Bởi vốn tín dụng không được khơi thông, lãi suất cho vay cao, zoom tín dụng không nới lỏng, cổ phiếu, trái phiếu làm mất niềm tin của khách hàng.
    Theo GS Đặng Hùng Võ, thị trường BĐS Việt Nam sống được là nhờ cơ chế bán nhà hình thành trong tương lai, đây là giải pháp cực kì thông minh nhưng lại cực kì rủi ro.

    Khi dự án bị chậm tiến độ thì nguồn vốn từ người mua nhà ở trong tương lai cũng bị tắc nghẽn.

    Do đó, các chủ đầu tư Việt Nam hiện tại đang không tận dụng được nguồn vốn của người mua nhà hình thành trong tương lai một cách hiệu quả.

    [​IMG]
    Thị trường bất động sản hiện nay còn khó khăn hơn 10 năm trước. Ảnh minh họa: Văn Duẩn



    Vì vậy, khi dự án bị ách tắc trong khâu phê duyệt sẽ khiến ách tắc về vốn phát triển dự án, làm hàng loạt dự án "đắp chiếu". Nhưng khi ấy, nhiều chủ đầu tư lại dồn tiền của người mua nhà hình thành trong tương lai của dự án này để xử lý cho dự án đang bị ách tắc.

    "Hậu quả là dự án không duyệt được dẫn đến khó khăn về tín dụng, khó khăn về cổ phiếu, trái phiếu. Đây là một khó khăn nhiều bề mà hiện nay phải đối mặt"- ông Võ nói.

    Liên quan đến các vướng mắc về pháp luật của thị trường BĐS, GS Đặng Hùng Võ cho biết từ lâu Chính phủ đã thành lập các đoàn công tác chuyên biệt để tháo gỡ khó khăn cho Bộ Xây dựng, trong đó bao gồm cả Bộ Tài chính để đưa ra những giải pháp tháo gỡ về tài chính.

    Mới đây, Chính phủ cũng vừa giao UBND cấp tỉnh giao UBND cấp huyện định giá đất cụ thể và được coi là một trong những giải pháp gỡ vướng trong việc định giá đất.

    Tuy nhiên, thực chất các dự án đang ách tắc cụ thể điểm nào trong việc định giá đất? Ví dụ, một dự án được phê duyệt chủ trương cách đây 5 năm nhưng lại có sự vướng mắc trong nhiều Luật nên chưa được thông qua. 5 năm sau, khi dự án được thông qua thì giá đất đã tăng gấp 3 - 4 lần, lúc này liệu ai dám ký sẽ tính giá đất theo mức 5 năm trước, nếu tính theo giá mới thì nhà đầu tư có chịu nổi không?. Do đó không ai dám quyết định và ký vì rủi ro rơi vào vòng lao lý rất cao.

    Theo ông Đặng Hùng Võ, ách tắc về pháp luật là lớn nhất, phổ biến nhất, dẫn tới tình trạng người có thẩm quyền không dám phê duyệt. Đây là nguyên nhân chính gây ra việc cản trở phê duyệt dự án. "Cần giải tỏa những xung đột về mặt pháp luật, khiến người phê duyệt rơi vào rủi ro"- GS Đặng Hùng Võ nói.

    GS Đặng Hùng Võ cho rằng trước mắt tổ công tác cần phải rà soát toàn bộ dự án để giao cho địa phương, sau đó gửi Chính phủ để trình Quốc hội một Nghị quyết về tháo gỡ cho dự án, trong đó quy định cụ thể dự án như thế nào thì được duyệt, dự án nào bị bỏ lại, đây là phương án rất tốt và khả thi. Khi Quốc hội đã duyệt thì địa phương mới dám phê duyệt, nếu Quốc hội không phê duyệt thì địa phương không dám quyết.

    Văn Duẩn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này