VNI hành trình catwalk trên con đường tơ lụa [923-1123] năm 2023!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xuanthanh_quangloc, 21/12/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7917 người đang online, trong đó có 982 thành viên. 09:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 38160 lượt đọc và 215 bài trả lời
  1. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    Phiên nay là phiên hồi kỹ thuật nên anh/em chớ có FOMO mua vào nhé, thị trường vẫn đang dò đáy việc mua vào lúc này có thể không đủ T+
  2. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://cafef.vn/diem-danh-nhung-do...lon-nhat-trong-nam-2023-20230215093600056.chn
    Điểm danh những doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng,...đáo hạn trái phiếu lớn nhất trong năm 2023
    Theo VNDirect, tỷ lệ TPDN đáo hạn năm 2023 của ngành Bất động sản, Tài chính – Ngân hàng và Khác lần lượt là 38%, 37% và 26%.
    Thống kê của VNDirect cho biết, trong quý 4/2022, Tập đoàn đa ngành trở thành nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất thị trường trái phiếu doanh nghiệp, với 47% tổng giá trị phát hành tương đương 1.700 tỷ đồng, toàn bộ đều thuộc về CTCP Tập đoàn Masan.

    Ngoài ra, nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng 17,4% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ, tương đương 630 tỷ đồng với 3 doanh nghiệp thực hiện phát hành. Lãi suất phát hành TPDN của nhóm có xu hướng tăng so với quý trước, lên mức trung bình 12%/năm. Nhóm Tài chính – Ngân hàng chỉ ghi nhận duy nhất một đợt phát hành đến từ BIDV (285 tỷ đồng). Các ngành khác chiếm 28% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý 4, tương đương 1.005 tỷ đồng. Đáng chú ý có công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Thành Nguyên phát hành 500 tỷ đồng với lãi suất 13%/năm trong 5 năm và Dược phẩm Tenamyd phát hành 150 tỷ đồng với lãi suất 14%/năm trong 3,5 năm.

    Tính chung cả năm 2022, thị trường TPDN trầm lắng với tổng giá trị phát hành giảm 64%, chỉ đạt 269.733 tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm 97%, đạt 261.934 tỷ đồng và phát hành ra công chúng đạt 7.799 tỷ đồng.

    Tài chính – Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 56% tổng giá trị phát hành cả năm. Nhóm bất động sản ghi nhận mức sụt giảm 79%, chỉ đạt 62.310 tỷ đồng. Trong năm 2022, top 5 các doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất gồm có BIDV (24.366 tỷ đồng), Tập đoàn Vingroup và các công ty con (16.569 tỷ đồng); Novaland và các công ty con (15.157 tỷ đồng), MB (13.820 tỷ đồng), Techcombank (13.150 tỷ đồng).

    [​IMG]
    Sang tới 2023, VNDirect ước tính giá trị đáo hạn TPDN sẽ đạt khoảng 272.853 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ. Tỷ lệ TPDN đáo hạn của ngành Bất động sản, Tài chính – Ngân hàng và Khác lần lượt là 38%, 37% và 26%.
    Cụ thể hơn, trong năm nay, bất động sản là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 38% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ, tương đương 102.570 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp BĐS có giá trị đáo hạn cao nhất trong 2023 bao gồm Novaland (14.476 tỷ đồng), Saigon Glory (7.000 tỷ đồng), và Phát triển BĐS An Khang (4.960 tỷ đồng).

    Theo sau, nhóm Tài chính – Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai với 37% tổng giá trị đáo hạn trong 2023, tương đương 100.824 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ. Các tổ chức tài chính có giá trị đáo hạn cao nhất trong 2023 gồm: HDBank (14.048 tỷ đồng), VP Bank (13.650 tỷ đồng) và LienVietPostBank (9.900 tỷ đồng).

    Còn lại các ngành khác chiếm gần 26% tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn trong 2023, đạt 69.459 tỷ đồng, gấp 2,2 lần. Các doanh ngiệp ngoài nhóm BĐS và Tài chính - Ngân hàng có giá trị đáo hạn cao nhất gồm: Tập đoàn Sovico (16.350 tỷ đồng), Xây dựng Kiến Hưng Thịnh (3.600 tỷ đồng) và Đầu tư Xây dựng Tường Khải (2.990 tỷ đồng).

    [​IMG]
    Về hoạt động phát hành, VNDirect đánh giá trong bối cảnh chi phí tài chính gia tăng, lực cầu nội địa yếu đi, thị trường bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp đang có xu hướng hoãn, hoặc hủy kế hoạch mở rộng kinh doanh, dẫn đến giảm nhu cầu vốn.

    Do đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục trầm lắng trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, khối lượng phát hành sẽ phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm 2023 từ mức nền thấp của 2022, nhờ lợi nhuận của DN khởi sắc hơn, lãi suất ổn định và cơ chế thị trường tốt hơn.

    Phương Linh

    Nhịp Sống Thị Trường
  3. Trendstocks

    Trendstocks Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/05/2021
    Đã được thích:
    1.341
  4. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
  5. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    Thị trường kéo lên xanh nhẹ nhưng thanh khoản thì mất hút phiên đáo hạn phái sinh 16.02.2023 diễn biến có vẻ không nhiều biến động ;)
    mimosa9495 thích bài này.
  6. Trendstocks

    Trendstocks Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/05/2021
    Đã được thích:
    1.341
  7. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    Mấy mã này mình còn không cho vào watch list
  8. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
  9. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://vnexpress.net/hon-2-7-trieu-lao-dong-dang-bi-no-bao-hiem-xa-hoi-4572697.html
    Thứ ba, 21/2/2023, 11:20 (GMT+7)
    Hơn 2,7 triệu lao động đang bị nợ bảo hiểm xã hội
    Cả nước có 2,79 triệu lao động đang bị doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ một tháng trở lên, trong đó gần 213.400 người bị treo quyền lợi vì nợ khó thu hồi.

    Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cộng dồn đến hết năm 2022 có hơn 2,13 triệu lao động bị doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ một đến dưới ba tháng; 440.800 người bị nợ đóng từ ba tháng trở lên và gần 213.400 người bị "treo" sổ tại các doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động, nợ BHXH khó thu hồi. Số đang bị nợ BHXH chiếm 17,4% tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc.

    Việc chậm đóng diễn ra ở tất cả loại hình doanh nghiệp với số tiền phải tính lãi hơn 13.150 tỷ đồng, chiếm 2,91% tổng số phải thu. So với năm 2021, tiền chậm đóng tính lãi tăng thêm hơn 660 tỷ đồng. Riêng tiền nợ khó thu hồi tại doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, chủ bỏ trốn hơn 4.000 tỷ đồng.

    Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ doanh nghiệp chậm đóng BHXH với 3.660 tỷ đồng; tiếp đến là TP HCM hơn 3.400 tỷ; Hải Phòng 591 tỷ; Cà Mau 86 tỷ và Đăk Nông 44 tỷ đồng.

    Ông Dương Văn Hào, Trưởng ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ, cho hay khoản nợ khó thu hồi tồn tích từ năm 1995 - thời điểm thực hiện chính sách BHXH đến nay. Đơn vị này đã phân loại trong số gần 213.400 lao động bị ảnh hưởng có trường hợp giải quyết BHXH một lần, có người đã hưởng hưu trí và phần lớn tiếp tục đóng bảo hiểm khi chuyển cơ quan.

    "Thực tế những lao động này không thể ngồi chờ doanh nghiệp hoạt động trở lại hoặc có nguồn chi trả nên chuyển việc, chuyển doanh nghiệp khác để tiếp tục tham gia hệ thống", ông Hào nói, thêm rằng sau này nếu doanh nghiệp có nguồn kinh phí đóng bù thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ cập nhật quãng thời gian bị nợ đóng để đảm bảo quyền lợi cho lao động.

    Theo ông Hào, có nhiều đề xuất xử lý doanh nghiệp chậm đóng BHXH như thêm chế tài xử phạt, phong tỏa tài khoản, song việc xử phạt cần cân nhắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục, giữ việc làm cho lao động và cần phân biệt rõ doanh nghiệp khó khăn thực sự với đơn vị cố tình trốn đóng.

    [​IMG]
    Lao động xếp hàng rút BHXH một lần tại Bảo hiểm xã hội TP Thủ Đức (TP HCM) cuối năm 2022. Ảnh: Thanh Tùng

    Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng giải quyết với gần 213.400 lao động bị doanh nghiệp nợ BHXH khó thu hồi. Theo cơ quan này, lao động đang gặp nhiều khó khăn, có nhu cầu hưởng bảo hiểm và tự nguyện đóng nộp để hưởng chế độ nên cần giải quyết để đảm bảo quyền lợi, ổn định an ninh, trật tự địa phương.

    Ngoài tăng cường kiểm tra doanh nghiệp chậm đóng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị Quốc hội sớm ban hành nghị quyết về xử lý nợ BHXH với doanh nghiệp đã phá sản, giải thể, chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam, doanh nghiệp dừng hoạt động, chờ giải thể, phá sản không còn khả năng trả nợ BHXH. Các bộ ngành liên quan sớm chia sẻ thông tin dữ liệu doanh nghiệp từ khi thành lập tới lúc ngừng hoạt động để dễ quản lý người lao động tham gia BHXH và thực thi đúng chính sách.

    Luật hiện hành quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm cùng cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng BHXH và trả sổ cho người lao động.

    Quyết định 505/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định với doanh nghiệp nợ tiền đóng mà người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng thì đơn vị đó có trách nhiệm đóng đủ BHXH cho người lao động, gồm tiền lãi chậm đóng. Cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận sổ bảo hiểm để giải quyết quyền lợi cho lao động.

    Trường hợp doanh nghiệp chưa đóng đủ thì xác nhận sổ đến thời điểm đã đóng, sau khi thu hồi được tiền nợ thì bổ sung thời gian đóng. Như vậy, lao động vẫn có thể được chốt sổ bảo hiểm song không được tính thời gian doanh nghiệp nợ đóng BHXH.

    Người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về hành vi vi phạm.

    Hồng Chiêu
  10. xuanthanh_quangloc

    xuanthanh_quangloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2015
    Đã được thích:
    32.889
    https://vnexpress.net/nhung-bluechip-kinh-doanh-the-nao-4575575.html
    Thứ ba, 28/2/2023, 11:14 (GMT+7)
    Những bluechip kinh doanh thế nào
    Năm ngoái, ngân hàng áp đảo và giữ đà tăng trưởng lợi nhuận trong khi Hòa Phát bật khỏi Top 10 VN30 còn bất động sản, bán lẻ gặp khó.

    VN30 là nhóm những doanh nghiệp có quy mô vốn hóa đứng đầu thị trường chứng khoán, gồm 11 ngân hàng và 19 doanh nghiệp khác.

    Năm 2022, tổng lãi trước thuế của 30 doanh nghiệp đứng đầu này đạt hơn 340.000 tỷ đồng (hơn 14 tỷ USD), tăng hơn 6% so với năm trước. So với mức tăng hơn 28% của năm 2021, đà tăng trưởng của các bluechip đã bị thu hẹp. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm chủ yếu nằm ở nhóm sản xuất, bán lẻ và bất động sản.

    Nếu chia theo từng ngành, ngân hàng là cái tên áp đảo nhất, vị thế đã được duy trì trong những năm gần đây.

    11 nhà băng trong nhóm VN30 đạt tổng lợi nhuận trước thuế năm 2022 hơn 200.000 tỷ đồng, chiếm hơn phân nửa tổng lợi nhuận của cả nhóm VN30. Nhóm này cũng duy trì "phong độ" ổn định với mức tăng trưởng năm trước đạt hơn 34%, gấp nhiều lần mức tăng chung.

    Vietcombank là "quán quân" của ngành ngân hàng với mức lợi nhuận trước thuế hơn 37.300 tỷ đồng. Tín dụng của ngân hàng này tăng mạnh nhất chục năm qua khiến thu nhập lãi thuần tăng trưởng tích cực. Bên cạnh đó, Vietcombank còn thắng lớn nhờ kinh doanh ngoại hối trong bối cảnh hàng loạt nhà băng khác giảm lãi hoặc thậm chí thua lỗ từ mảng này.

    Mức lợi nhuận hàng chục nghìn tỷ đồng trên báo cáo tài chính cũng chưa phản ánh hết vị thế dẫn đầu của "ông lớn" này. Với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên 400% (tức với 100 đồng nợ xấu, ngân hàng trích lập dự phòng tới 460 đồng), Vietcombank vẫn còn "của để dành" trong tương lai.


    Những nhà băng đứng sau có quy mô lợi nhuận tương đồng gồm Techcombank, BIDV, MB, VPBank và VietinBank. Nhóm này cùng đạt mức lợi nhuận trên 20.000 tỷ đồng trong năm trước.

    Bất động sản, với đại diện là Vinhomes, dẫn đầu về quy mô lợi nhuận trong VN30. Năm ngoái, nhà phát triển bất động sản đứng đầu thị trường này đạt hơn 38.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 20% cùng kỳ. Kết quả này cũng thu hẹp khoảng cách giữa Vinhomes và doanh nghiệp ở vị trí thứ hai là Vietcombank. Những cái tên còn lại trong nhóm bất động sản, như Phát Đạt hay Novaland, đều ghi nhận sự sụt giảm.

    Trong mảng sản xuất, Hòa Phát có mức độ xáo trộn thứ hạng lớn nhất. Năm 2021, nhờ sự thăng hoa của ngành thép, Hòa Phát đứng thứ hai về lợi nhuận trong VN30, vượt xa cả nhóm ngân hàng.
    Tuy nhiên, sự khó khăn của lĩnh vực kinh doanh này trong năm 2022, đặc biệt trong hai quý cuối năm, khiến quy mô lãi trước thuế của "vua thép" thu hẹp về dưới 10.000 tỷ đồng, giảm hơn 70% cùng kỳ.

    Thế chân HPG là sự vươn lên của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas). Nhờ giá dầu và khí LPG tăng cao, doanh nghiệp này đã cán đích kế hoạch lợi nhuận chỉ sau nửa năm. Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế của PV Gas đạt hơn 18.800 tỷ đồng, tăng gần 70%.

    Ở lĩnh vực bán lẻ, Masan (MSN) và Thế giới Di Động (MWG) cùng đi lùi trong năm 2022. Lãi trước thuế của MSN năm trước giảm hơn 50% cùng kỳ, trong khi MWG cũng ghi nhận mức giảm hơn 6%.

    Trong khi đó, ở phân khúc hàng tiêu dùng, lợi nhuận của Sabeco (SAB) đạt hơn 6.800 tỷ đồng trong năm trước, mức cao nhất kể từ khi doanh nghiệp này về tay người Thái. Tăng trưởng chủ yếu nhờ vào hoạt động bán hàng đã trở về gần ngưỡng trước đại dịch. Doanh thu của Sabeco năm 2022 đạt hơn 35.200 tỷ đồng, tương đương bình quân hơn 96,5 tỷ đồng mỗi ngày, tăng 33% so với năm 2021.

    Vinamilk, doanh nghiệp đứng đầu thị phần ngành sữa, dù chững lại nhưng vẫn duy trì quy mô lãi trước thuế trên ngưỡng 10.000 tỷ đồng.

    Minh Sơn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này