VNI - ngày em trở lại !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 13/05/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4343 người đang online, trong đó có 504 thành viên. 20:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 224363 lượt đọc và 972 bài trả lời
  1. NhadautuF00

    NhadautuF00 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    6.201
    Tiền ở việt nam đã bơm đâu mà rẻ bác?
    Chưa kể rẻ hay đắt thì phải so sánh tương quan với thế giới. Hiện tại chỉ số lạm phát là 1 thước đo để tham khảo.
    Thứ nữa cả thế giới bơm tiền đúng là có hại, nhưng có hại cho nước nhập siêu. Vn mình xuất siêu mạnh hơn hẳn từ năm 2020, năm covid xuất hiện cơ mà.
    Thị trường ck vn thì khó nói do từ trước 2020 chỉ có 1 nhóm nhỏ cá mập, quỹ và tạo lập thao túng tt nhưng sau năm 2020 cuộc chơi đã khác. Có lẽ năm 2021 là năm xã hội hóa ck. Khi nhiều nguồn lực đổ vào cuộc chơi đã khác. Ngày xưa ai nghĩ được cảnh bắt quýt, bắt trà, bắt dũng. :)
  2. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    81.653
    Mình đang nói chung cho cả VN và cả các QG khác đó.
    Lạm phát của VN thì mình không chém. Vì mình thấy tuốt tuồn tuột cái gì cũng tăng nhưng các chỉ số lạm phát vẫn ngon ... Mặc dù vậy, TS 19:00 ngày 20/5/2022 được mình coi là một thông tin "dọn đường" cho những thay đổi có thể có.

    Về suất siêu: Chỉ có nhóm SP nông nghiệp như Gạo (hay các sp tương tự) là hàm lượng hàng hóa có nguồn gốc VN là cao thôi. Còn các nhóm sản phẩm khác, có suất siêu cũng chỉ là gia công, phần giá trị gia tăng có được từ xuất siêu đó nếu DN NN giữ lại VN thì sự tích cực là có, nhưng họ chuyển về nước thì phần xuất siêu của họ không mang nhiều ý nghĩa.

    Về lạm phát: VN đang đứng trước sưc ép rất lớn cho chiều tăng vì các lý do:
    + 1 đồng tăng thêm của lạm phát thì Chính Phủ phải thu được nhiều hơn để trả nợ.
    + Nếu neo chặt tỷ giá và giữ giá đồng nội tệ trong khi các nước lạm phát cao (phá giá tiền của họ), thì thực chất tiền VN trở nên đắt đỏ hơn, gây bất lợi cho XK.

    Vụ thao túng = phải bắt từ lâu, by giờ là hơi muộn, mặc dù vậy muộn hơn không (ủng hộ).

    XH hóa CK... mình không chém vụ này. Quy mô TT có lớn như nào đi nữa thì nó cũng hoạt động cùng một format, trong đó Dòng tiền thông minh luôn luôn biết cách lách qua khe cửa (chính sách) để nó phát huy hiệu quả (vô hình) của nó.

    Tóm lại: 2 đoạn comment của mình chỉ tập trung làm rõ tiền rẻ khác với tiền rác (mất giá trị). Các vấn đề khác của TT, đặc biệt là TTCK thì nó vẫn bị chi phối bởi các quy luật của TT mà thôi.
    ChiMel, codienlanh, Paladin19879 người khác thích bài này.
  3. mabu200719

    mabu200719 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2022
    Đã được thích:
    282
    Bác phân tích tiền rẻ theo yếu tố tiền - hàng, và đến bây giờ nó đang đúng vì lạm phát nó đang làm tiền trở nên "rẻ" so với trước đây. Người ta cũng tranh luận rằng liệu CPI có phải thước đo chính xác về mức độ lạm phát hay không vì thực tế em nghĩ tốc độ tăng giá hàng hoá nó kinh khủng hơn CPI rất nhiều, chính cái yếu tố trung bình trong CPI nó là cái tranh cãi. Được cái Việt Nam mình là nước đầu nguồn sản xuất nên ít ra lạm phát ít có ảnh hưởng hơn mấy chú bên Tây phải đi nhập khẩu.
    Còn 1 yếu tố có thể nói tiền có thể rẻ hay không nữa là giá của tiền, ở đây là lãi suất. Các năm 2020 2021 nhờ các gói QE của Tây, lãi suất ngoại tệ hạ về gần 0 nên nguồn tiền từ Tây đổ vào Việt Nam rất nhiều. Em thấy có nhiều công ty chứng khoán đi vay nước ngoài về cấp margin, các công ty trong nước như VIC, NVL.....đi vay nước ngoài rất nhiều. Nay mấy bác chuyển từ QE qua QT, nâng lãi suất nên cost của các khoản vay đó tăng lên sẽ khó khăn cho mấy chú. Ở trong nc thì thật ra tín dụng hai năm qua không chảy vào sản xuất được nhiều vì lock down phần lớn thời gian thì lấy đâu mà sản xuất, tuy nhiên tín dụng hai năm qua vẫn đều như vắt chanh là 14% 15% mỗi năm. Nguồn hấp thụ chủ yếu là từ hoạt động đảo nợ, bất động sản và chứng khoán. Khối nợ ngân hàng tích luỹ cộng thêm nguồn nợ từ phát hành trái phiếu thông qua các công ty chứng khoán như tân hoàng minh tích luỹ hai năm qua đã rất lớn. H room tín dụng thì hết trong 4 tháng, lãi suất trong nước và nước ngoài lại tăng nên sẽ khó khăn.

    Tóm lại tiền và hàng đã hết rẻ rồi. H mọi người không care về giá của tiền nữa đâu, có tiền để sử dụng được là tốt rồi.
    Falco1, ChiMel, daohienvinh9611 người khác thích bài này.
  4. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    81.653
    Rất hay!
    Đoạn comment của bác đứng trên góc độ chuyên môn cao hơn so với mình, bác bóc tách vấn đề còn kỹ càng hơn, sâu hơn.

    Qua đó bổ sung đc thêm thông tin cho 2 đoạn cmment của mình.
    Thanks bác!

    Tín dụng mà không chảy vào SXKD - là nguy cơ lớn, thậm chí rất lớn!
    Nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ lúc này là phải tập trung nguồn lực (bao gồm cả tiền) để duy trì và nuôi dưỡng nguồn thu (SXKD) vốn đã bị kiệt quệ trong hơn 2 năm qua - Sự tập trung vào việc hỗ trợ SXKD của Chính phủ by giờ phải được coi là một cú đầu tư cho tương lai. Đó phải là ưu tiên hàng đầu và cần triển khai cấp bách. Tất cả những cú đầu cơ dựa vào nguồn lực quốc gia (banks, và các định chế khác...) gây nhiễu loạn an ninh tài chính quốc gia phải được triệt thoái ngay lập tức. Nếu không làm được việc này, mọi cân bằng sẽ bị phá vỡ ==> Khất thực cả lũ!

    =============
    P/S: "Rẻ" by giờ đc hiểu với nghĩa là "rác" hơn! Ko rõ bác nghĩ sao, tôi nghĩ như vậy!
    Last edited: 21/05/2022
    yellyzzz, hptmhv, Hakiet20109 người khác thích bài này.
  5. mabu200719

    mabu200719 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2022
    Đã được thích:
    282
    Tốc độ tăng trưởng GDP/tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là 7.02%, 2.91%, 2.58%/13.65%, 12.17%, 13.53%. 2 năm qua chúng ta giá trị sản xuất gia tăng thêm ít đi hẳn nhưng tín dụng vẫn bơm đều vào nền kinh tế. Dòng tín dụng đó chạy qua đâu thì em nghĩ các bác cũng biết rồi. Đó là khoản nợ được tích luỹ trong hệ thống ngân hàng không gia tăng được sản xuất mà chỉ gia tăng bong bóng tài sản (bds và chứng khoán). Còn khoản nợ được tích luỹ thông qua trái phiếu thì các bác cũng có nhiều thông tin rồi. Bản thân em nghĩ SBV và MoF đã thấy vấn đề này nên chặn lại tất cả các kênh huy động bao gồm room tín dụng, kênh trái phiếu và kênh vay nợ nược ngoài bây giờ còn đỡ hơn là để khối nợ này tiếp tục lớn lên. Các con nợ khi đã leverage nhiều quá vào bds và chứng khoán, khi mà tiền bị chặn, chi phí sử dụng tiền cao hơn thì sẽ tìm mọi cách để cash out ra trước. Thanh khoản là sức mạnh của chứng khoán nên em nghĩ chứng khoán sẽ bị cash trước. Tất nhiên việc cash out này phụ thuộc vào sức ép trả lãi và đáo hạn của các khoản nợ.

    Em không có phân tích con nào rẻ hay rác bác ạ. Em đang thấy 1 rủi ro hệ thống tài chính và em hy vọng các bác MoF và SBV có thể handle được. Tất nhiên phải trả giá, chỉ có điều là giá nào thôi.
    Falco1, yellyzzz, hptmhv16 người khác thích bài này.
  6. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    259.401
    Rất nhiều những comments chất lượng ngày hôm nay! %%-@};-
  7. NhadautuF00

    NhadautuF00 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    6.201
    Thứ nhất lạm phát thì có số liệu cụ thể mà bác. Bác thấy tăng chứ tôi thấy các sp thiết yếu như lương thực, thực phẩm, điện nước đều bình ổn.
    Thứ hai số liệu xuất siêu thì đa phần ở nhóm nông lâm thủy sản là nhóm nguồn gốc vn đâu có nhỏ khoảng 30%, còn nhóm gia công như dệt may và điện tử có ở vn hay đưa về nước khoan chưa bàn, nhưng fdi vào vn luôn tăng trưởng tốt tôi tạm giả định dòng vốn đi và ở của nhóm này là cân bằng. Chứng minh là dự trữ ngoại hối vn rất tốt.
    Thứ ba nếu trước vn chưa làm mạnh tay vụ thao túng ttck mà bây giờ làm mạnh mẽ điều đó có nghĩa là có sự thay đổi suy nghĩ từ thượng tầng. Cái này chỉ là suy đoán nhưng tôi nghĩ chiều hướng là tốt.
    Thứ tư kênh trái phiếu và bđs đang được cp hạn chế rất mạnh trong khi nhu cầu về vốn của đất nước là cao. Vậy thì kênh nào là của tương lai?
    Thứ năm hoàn toàn ủng hộ việc tiền cả tt không còn rẻ, nhưng không thể phủ nhận tiền chưa đắt. Và tiền sẽ thông minh hơn. Sẽ có sự khôn ngoan hơn trên tất cả các kênh đầu tư. Nhất là ttck, đợt bán tháo vừa rồi là do tiền bị đứt đột ngột vụ trái phiếu mới khiến vàng thau lẫn lộn. Khi mọi thứ ổn định vàng vẫn là vàng, rác vẫn là rác.
    Hankh, daohienvinh96, muopxanh5 người khác thích bài này.
  8. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    81.653
    Nhóm chuyên vay giá rẻ của Nước ngoài thì từ hồi 2015 trở đi họ đẩy mạnh vay và nhóm này đã gặt hái nhiều quả ngọt. Nhưng sau rồi thì sức ép lên "bảo lãnh" của CP tăng lên, cũng đã đc dãn ra rồi bác.

    Về hệ thống, thì hơi chủ quan em bói là các cụ cover tốt, và sẽ không có chuyện gì gây hậu quả quá nghiêm trọng. Vấn đề là nợ xấu chắc chắn sẽ tăng hơn 2 năm trước gây áp lực kiếm LN lên banks thôi.

    TTCK thì những tay to họ tinh hơn mình nhiều, cho nên họ đã thoát trước.
    codienlanh, alexpham263zug thích bài này.
  9. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    81.653
    Các số liệu sẽ được rõ ràng hơn sau Q3.
    Theo thông tin chính thức từ các chuyên gia, người ta tính nếu xăng dầu tăng 10% thì ảnh hưởng bao nhiêu đến lạm phát ở mức bao nhiêu? (VTV có nói - nhưng em quên).

    Chờ các số liệu của Q3 và cả năm thôi.
    Chúng ta không bi quan, nhưng trend thuận chiều cho các thông tin này thì cá nhân em dự là ko.
    ChiMel, Hankh, Hosy794 người khác thích bài này.
  10. NhadautuF00

    NhadautuF00 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    6.201
    Thị trường là xấu. Nhưng vẫn có cơ hội :)
    alexpham263, zugvinasdaq thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này