VNI - Tiền, vàng, hàng, chứng - kỳ 2 - Ma thuật của Nhà Cái

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 25/09/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4257 người đang online, trong đó có 311 thành viên. 09:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 110789 lượt đọc và 658 bài trả lời
  1. tobefriend

    tobefriend Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    03/09/2015
    Đã được thích:
    1.906
    Thế này còn không lòi thì là gì hả Bro?
    https://m.cafef.vn/no-xau-chuyen-bien-xau-rat-nhanh-xoa-bo-no-luc-ca-5-nam-20211004095902582.chn
    Banks thực sự gặp nạn rồi !
    vinasdaq thích bài này.
  2. kieuphong1996

    kieuphong1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    14.498
    Bác nói thế sai lầm hoàn toàn. Biết 1 mà ko biết 10
    TTCKVN nền tảng vẫn dựa trên EPS; P/E dù có nhiều PP định giá khác nhau
    Vs những CP EPS cao, P/E thấp RAL NTC IDV SLS NSC... khi có điểm mua tốt dù VNI có xấu bao nhiêu Tôi cũng mua, càng giảm càng mua. Vì chắc chắn thắng lợi
    Còn mấy CP EPS đột xuất cao, P/e cao vút rồi chúng sẽ rơi về giá trị thực thôi. CTG P/E 10 và thấp hơn, SSI P/E 10............................
    VNI cũng sẽ rơi thôi, Bank CK... kéo lên P/E cao quá. GAS HPG VGR... ko đỡ dc VNI lâu nữa đâu
    Nhìn GD kiểu này VNI sẽ rơi hàng 100đ trong 3-5 tuần nữa thôi........................
    Cùng chờ xem nhé!
  3. hungnv1

    hungnv1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2018
    Đã được thích:
    2.278
    eps và p/e là thứ chạy sau nhé cụ. Khi nó hiện ra trên giấy tờ thì giá đã chạy trước 3-6 tháng rồi. Còn định nghĩa quá cao hay quá thấp cũng chỉ là quan điểm của cá nhân chứ không phải quan điểm của thị trường. Thị trường đầu cơ cao, tiền nhiều người ta sẵn sàng trả giá cao hơn giá trị thật và ngược lại. Còn việc rơi 100-200 điểm nữa tôi không có ý kiến
    vinasdaqnhimcon5683 thích bài này.
  4. kieuphong1996

    kieuphong1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    14.498
    Bác chỉ sờ dc cái tai của con Voi chứ không hề sờ được cả con Voi khi Bác nói về EPS, P/E thế nhé
    Dù Bác đang nói Bác sờ dc cả con voi
    Cả cái TTCKVN, Thế giới hay quỹ tỷ đô, chuyên gia đều nhìn vào cao hay thấp là dựa vào EPS, P/E đầu tiên
    1 vài mã CK như ý Bác nói chỉ là hạt cát khi so vs TTCKVN thôi
    Bác phải xem lại chỗ này đi
    Huynhdaklakvinasdaq thích bài này.
  5. hungnv1

    hungnv1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2018
    Đã được thích:
    2.278
    tôi hỏi bác VJC, HVN, MSN, VIC, NVL, BVH.... p/e , eps đang bao nhiêu
    vinasdaq thích bài này.
  6. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.087
    CTG dưới góc nhìn PTKT!

    1) Trendline (daily)

    [​IMG]

    Sau khi tạo đáy thành công, CTG có đường đi rất đẹp. Ở giai đoạn cuối, CTG tăng rất gấp (cú nước rút) tạo các đường trend (đáy) càng ngày càng dốc.

    Những cp có những đường trendline đáy càng ngày càng dốc dựng đứng như vậy chính là tiềm năng cho mô hình "Băm Cho Sợ Mà Chạy" khi điều chỉnh, nhất là khi cp hoàn thành sóng 5 (tại đây) - là một mô hình đảo chiều giảm rất dứt khoát không khoan nhượng Băm Cho Sợ Mà Chạy là như thế...

    Theo đó, CTG xé xuống lần lượt các đường trend đáy, còn lại duy nhất đường trend dài hạn thiết lập gần 2 năm nay, nó có thể là đường trend hỗ trợ cho CTG tại vùng 25-27.

    Mô hình giảm giá Băm Cho Sợ Mà Chạy - là mô hình khá dễ nhận biết nhờ độ dốc của trend đáy. Sau này, trader nhận ra mô hình này, nhất là khi nó tạo thêm mô hình 2 đỉnh - phải rất thận trọng với những cú bắt đáy. Cá nhân @vinasdaq khuyên ko nên bắt đáy với cp có mô hình này - bởi vì khi nó tăng trở lại, ít khi nó với tới cản (NEO/ cản TBĐ)...

    2) Hệ thống hỗ trợ NEO trên daily và Weekly Chart:

    + Daily:
    [​IMG]

    Hình: Có thể nói, CTG cùng lúc tạo 3 mô hình:
    + Băm Cho Sợ Mà Chạy.
    + 2 đỉnh
    + Vai đầu vai.

    Như đã đề cập ở 1), CTG tăng rất sốc ở giai đoạn nước rút, cho nên những rủi ro (bán/mua) không hề được chiết khấu - Bò thắng trận quá dễ dàng, cho nên trên NEO chart nó ko tạo ra những vùng hỗ trợ dày đặc, chúng cách nhau khá xa. Đến thời điểm hiện tại, có thể nói CTG đã xuyên thủng tuyến phòng thủ hỗ trợ NEO trên daily chart.

    Trong khi đó, hệ thống NEO này trên week chart còn cách khá xa, tuốt tận vùng 21.5 - 22.3. Điều này càng khẳng định sức mạnh tăng điểm quá khủng khiếp, khiến cho mô hình Băm Cho Sợ Mà Chạy nhanh chóng xuất hiện.

    + Week:
    [​IMG]

    Hỗ trợ trên hệ thống NEO hiện tại ở vùng: 21.5 - 22.3
    Chắc chắn đây là vùng hỗ trợ rất mạnh.

    3) View trên hệ thống trung bình đông:

    daily:
    [​IMG]

    + CTG nhanh chóng xé từng đường trung bình động.
    + Khi bắt đáy thành công, trên daily, CTG không hề còn đủ sức để vươn lên kháng cự mạnh (MA100)... và bị đập xuống xuyên qua MA200

    Hình ảnh Bollinger xé toang cho thấy sức mạnh giảm của CTG những ngày tới rất khó đoán định nó sẽ ngừng rơi tại đâu khi hệ thống NEO còn cách rất xa..

    Trong khi đó, hệ thống trung bình động cũng cho hỗ trợ khá xa trên week chart: (hình tiếp theo):
    [​IMG]

    4) Quan hệ Bò Gấu và quan hệ T3:
    Hình ảnh Gấu hung hãn hơn bao giờ hết, trong khi đường T3 (đỏ) cắm thẳng xuống trong khi giá không hề có bất cứ phiên nào xuyên được vào bụng con Gấu (gold). Với cây nến treo tại đường quan hệ Bò và Gấu (xanh), cho thấy Gấu thắng tuyệt đối.. (lưu ý - những đường này đều là kháng cự và hỗ trợ rất mạnh - liên quan đến VOL bán / hoặc VOL mua).

    [​IMG]

    5) Price Trend và Basic Value:

    [​IMG]
    Sự giao cắt của Price Trend với Signal cuả nó (và giao cắt của 2 đường này với Trend Cross) là những tín hiệu mua và bán. Theo đó chưa có bất cứ sự chuyển hướng nào của Price Trend...

    Bên dưới là đường Basic Value (được tính toán trên cơ sở data rất dài): Cho thấy trên daily chart cp chủ yếu di chuyển bên trên đường này. Những cp có đường di chuyển dài hạn bên dưới đường này thường là cp rơi vào chu kỳ suy thoái của SXKD... Hiện tại giá trị Basic Value đang ở 24.5 - khá tương đồng với sự chờ đợi của nhỏ lẻ bắt đáy bên trên vùng này...

    Basic Value cũng chỉ ra vùng WO có thể xảy ra, theo đó, nếu quan hệ Bò và Gấu tại vùng này nếu có biến cố nào đó, thường phải là cú WO rất mạnh để Gấu đẩy Bò xuống dưới mức này. Trong tr hợp đó thường Basic Value của Week Chart sẽ là chốt chặn (bắt đáy) khá tin cậy. (hình dưới):

    Hiện tại Basic Value (week) đang có giá trị 16.8.

    (Ngay hiện tại, nếu CTG về đây, sure rằng nhiều bác bán nhà mua CTG nắm giữ 10 năm !!!! ????) háhá!

    [​IMG]

    6) Hỗ trợ ẩn:

    Nhà Cái vẫn còn những con bài giấu kín thông qua hệ thống Line dưới đây: nó là một hệ thống hỗ trợ khá mạnh. Mạnh nhưng bị xuyên thủng thì có nghĩa là cp có thông tin nào đó (FA chẳng hạn) rất xấu mà phải là giới nội bộ mới biết - thì những đường này bị xuyên thủng dễ dàng trong những tr hợp như vậy.

    Như thế, tại những điểm hỗ trợ này, giám sát giao dịch để quyết định tham gia hay ko - là lựa chọn của mỗi traders - sau đó là quá trình quản trị rủi ro - cho đến khi nhìn thấy cp đã qua đáy (thực sự tăng).

    [​IMG]

    7) RSI/MACD/ADX ==> Tất cả đang support cho chiều giảm:
    + Daily:
    [​IMG]

    + Week:
    [​IMG]


    Tóm lại:
    =======================
    + Mô hình: Băm Cho Sợ Mà Chạy/ 2 đỉnh/ VĐV là những mô hình giảm giá khủng khiếp.
    + Mức hỗ trợ hiện tại:

    27 - 24 (Line)
    24.5 (Basic Value Daily)
    21.7 - 22.3 (NEO week)
    16.8 (Basic Value Week)
    24.5 (MA100 week)
    22.5 (EMA200 week)
    21.4 (MA200 week)

    Một lô một lốc hỗ trợ tha hồ chọn!!!
    ================================

    Cuối cùng: MMs và BBs có rất nhiều tiền, nếu mai các anh ý kéo CE 5 phiên liên tiếp ==> Bài phân tích này lúc đó vứt vào sọt rác!!!
    Last edited: 04/10/2021
  7. kieuphong1996

    kieuphong1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    14.498
    Tôi đưa ra luận điểm được 99% NĐT đồng ý và nó đúng cho cả nghìn mã, cả TT
    Bác lại lấy vài mã để phản Bác luận điểm của Tôi thì Tôi chịu thôi
    Chả có cái j đúng tuyệt đối cả.
    Bác ko thấy mình thiển cận à?
    Thôi nếu Bác cùn thế thì thôi Tôi chịu!
    Huynhdaklak, bbsharkvinasdaq thích bài này.
  8. hungnv1

    hungnv1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2018
    Đã được thích:
    2.278
    tôi phản biện thì bác nói tôi cùn? về dài hạn đương nhiên thị trường sẽ định giá chính xác cổ phiếu của bác. Sẽ không có cổ nào rẻ mãi và không có cổ nào đắt mãi. Tôi đưa ra là nguyên cái VN30 mà bác nói tôi cùn còn bác lại đưa những cổ bác cầm để phản biện
    Tien123123vinasdaq thích bài này.
  9. kieuphong1996

    kieuphong1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    14.498
    Vài cp, rồi lại lôi ra 30cp, kể cả 60 CP so vs TT vài nghìn CP cũng là thiển cận
    SSI Research: Định giá TTCK Việt Nam đã về mức hợp lý
    P/E nhóm ngân hàng và chứng khoán về mức 13,5 và 10 lần

    Theo Báo cáo thị trường tài chính tiền tệ tháng 5 của Bộ phận Phân tích SSI Research CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI), sau đợt giảm sâu trong tháng 5, định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam đã về mức hợp lý hơn. P/E VN-Index giảm từ 21,5x về mức 18x. Nếu không tính VHM mới niêm yết trong tháng, P/E thị trường chỉ còn 16,1x, ngang với mức trung bình của giai đoạn đầu 2017. Thị trường chứng khoán đã quay trở lại nền định giá cũ, tăng trưởng của thị giá phù hợp hơn với mức tăng trưởng lợi nhuận.

    Quan sát kỹ hơn một số nhóm cổ phiếu trụ cột, định giá cũng có xu hướng giảm rõ rệt. P/E của nhóm Ngân hàng giảm từ 20,2x vào cuối tháng 2 về 13,5x vào cuối tháng 5. Định giá P/B của nhóm này cũng được đưa về 2x sau khi tăng lên hơn 2,4x trong giai đoạn trước đó. P/E của nhóm Bất động sản giảm về 16,7x vào cuối tháng 5, vẫn cao hơn so với mức 15x vào cuối tháng 9/2017 do kỳ vọng về thị trường bất động sản tăng cao. Tương tự, định giá nhóm Dầu khí đã giảm về 16,7x từ mức PE 24,6x vào cuối tháng 1 khi thị trường kỳ vọng cao về sự phục hồi của giá dầu.

    Đáng chú ý, nhóm Chứng khoán đang giao dịch ở định giá khá thấp ở 10x, giảm đáng kể so với cuối tháng 9/2017 nhờ tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng. Định giá các nhóm cổ phiếu dẫn dắt nhìn chung đã được đưa về mặt bằng hợp lý giúp kích thích lực mua tạo ra những phiên phục hồi đầu tháng 6.

    [​IMG]

    Tiềm ẩn rủi ro cơ cấu danh mục và mức độ tập trung vốn hóa

    Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn phân phối lại tài sản khi khối lượng lớn cổ phiếu được niêm yết trong thời gian ngắn làm thay đổi cục diện thị trường.

    VHM và TCB được niêm yết với giá trị tương ứng 246.000 tỷ và 149.000 tỷ đồng là những thương vụ chào sàn điển hình trong thời gian gần đây. Trong thời gian tới, nhiều cổ phiếu có kế hoạch chuyển sàn niêm yết như ACV, HVN, BSR, GVR, POW, PGV, hay các doanh nghiệp đang rục rịch lên sàn như VEAM, Thaco,... với tổng giá trị ước tính hơn 500 nghìn tỷ đồng. Những cổ phiếu này tác động không nhỏ làm thay đổi cơ cấu thị trường cũng như tỷ trọng danh mục các chỉ số.

    Nhiều quỹ đầu tư phải cân đối lại danh mục bằng cách bán ra lượng đang nắm giữ để mua vào các cổ phiếu mới. Điều này cũng giúp lý giải một phần nguyên nhân khối ngoại liên tục bán ròng trên sàn trong thời gian qua. Hoạt động này đã gây áp lực lớn lên các cổ phiếu trên sàn cũng như chỉ số chung một cách có hệ thống.

    Sự góp mặt của nhiều cổ phiếu lớn cũng làm gia tăng mức độ tập trung của thị trường vào nhóm cổ phiếu trụ cột.

    Sau khi TCB niêm yết, top 10 cổ phiếu lớn nhất sàn HOSE bao gồm VIC, VHM, VNM, VCB, GAS, SAB, TCB, CTG, BID và HPG chiếm tỷ trọng 57,8% giá trị vốn hóa toàn sàn; top 20 cổ phiếu chiếm tới 78% giá trị sàn HOSE. Mức độ tập trung này lớn hơn rất nhiều so với các các thị trường trong khu vực như Thailand, Indonesia, Philippines với tỷ trọng tương ứng 53%, 59% và 66% thuộc về top 20.

    Với sự niêm yết của VRE và VHM trong thời gian vừa qua, 3 cổ phiếu Vingroup đã tạo thành nhóm lớn chiếm tỷ trọng 22% về vốn hóa và và 14% thanh khoản toàn sàn. Trong khi đó, lợi nhuận nhóm này chỉ tương đương 7% tổng lợi nhuận toàn thị trường. Do đó, nhóm Vingroup với định giá P/E rất cao trên 50x đã kéo định giá chung của thị trường và ảnh hưởng đáng kể đến cách nhìn nhận của nhà đầu tư.

    Nếu không tính nhóm này, P/E VN-Index chỉ vào khoảng 15.1x vào cuối tháng 5. Nhóm cổ phiếu ngân hàng chưa tính TCB chiếm khoảng 22% giá trị vốn hóa sàn HOSE, chiếm 27,5% giá trị giao dịch và 29% tổng lợi nhuận toàn sàn. Nhóm Ngân hàng hiện là nhóm chi phối thị trường chứng khoán lớn nhất và những rủi ro liên quan đến hệ thống ngân hàng cũng có thể coi là rủi ro chung của thị trường chứng khoán.

    Hai nhóm cổ phiếu không đại diện cho nền kinh tế nhưng lại có khả năng chi phối và ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán và vì vậy thị trường chứng khoán hay các chỉ số chứng khoán khó có thể coi là hàn thử biểu của nền kinh tế Việt nam.

    Dòng tiền chuyển bị hút vào phái sinh

    Trong tháng 5, các chỉ số tiếp tục giảm sâu xóa hết nỗ lực tăng điểm từ đầu năm. VN-Index tạo đáy ở 931,75 điểm, giảm 11,3% trong tháng 5 và giảm 22,6% từ mức đỉnh ngày 9/4. Chỉ số phục hồi trong những phiên cuối tháng lên 971,25 điểm nhưng vẫn thấp hơn mức cuối năm 2017.

    Không chỉ thất vọng về điểm số, giao dịch thị trường cũng rất trầm lắng trong tháng 5. Giá trị giao dịch trung bình chỉ đạt 7.160 tỷ đồng/phiên, nếu không tính giao dịch kỷ lục 30.716 tỷ đồng cổ phiếu VHM thì giá trị giao dịch cả thị trường chỉ đạt mức 5.764 tỷ đồng/phiên, thấp nhất trong 7 tháng.

    Thanh khoản sụt giảm có thể được lý giải do một phần dòng tiền đã dịch chuyển từ thị trường cơ sở sang thị trường phái sinh trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng kém tích cực.

    Trong tháng 5, giá trị giao dịch của thị trường phái sinh đã tăng gấp 2,3 lần tháng 4, đạt mức bình quân 7.400 tỷ đồng/phiên, và vượt qua thị trường cơ sở. Phiên kỷ lục vào ngày 30/5 đã có 114.000 HĐ được giao dịch, tương đương với 10.446 tỷ đồng giá trị hợp đồng. Bối cảnh thị trường giá xuống đã tạo điều kiện cho các hợp đồng tương lai phát huy lợi thế giao dịch hai chiều và giao dịch T+0 vượt trội so với thị trường cơ sở.

    [​IMG]

    Khối ngoại liên tục bán ròng gia tăng sức ép lên thị trường. Trong tháng 5, giá trị bán ròng của khối này tính riêng khớp lệnh là 6.600 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 3.000 tỷ đồng trong tháng 4. Như vậy, khối ngoại đã bán ròng trong 4 tháng liên tiếp với giá trị lên tới 12.800 tỷ đồng.

    Nhờ một số giao dịch thỏa thuận lớn, đáng chú ý là giao dịch 28.500 tỷ đồng cổ phiếu VHM, nhà đầu tư nước ngoài duy trì mua ròng trên thị trường chứng khoán với giá trị 35.100 tỷ đồng lũy kế từ đầu năm.

    Điểm sáng là các quỹ ETF đang có động thái mua vào khá tích cực trong thời gian gần đây. Trong tháng 5, 3 quỹ ETF đã liên tục tăng vốn và mua ròng 386 tỷ đồng cổ phiếu. Mặc dù quỹ VanEck bị rút vốn, hai quỹ VFM VN30 và DB FTSE Vietnam ETF được tăng vốn đáng kể giúp tổng dòng vốn ETF đảo chiều tăng khá từ tháng 5.

    .....
    VNDIRECT: "Định giá chứng khoán Việt Nam đã trở nên hấp dẫn, giờ là lúc thích hợp để lựa chọn cổ phiếu cho năm 2022"
    05-08-2021 - 12:17 PM | Thị trường chứng khoán

    BÁO NÓI - 3:57

    [​IMG]
    VNDIRECT dự báo, chỉ số VN-Index sẽ giao dịch trong vùng 1.250-1.350 điểm trong tháng 8; trong đó vùng 1.250-1.270 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh.


    [​IMG]
    Cao su Thống Nhất (TNC) chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20%

    Trong báo cáo mới được công bố, CTCK VNDIRECT đã đưa ra đánh giá thận trọng với diễn biến tiếp tục phức tạp của dịch bệnh và các biện pháp giãn cách sẽ khiến cho TTCK khó hình thành một đợt tăng giá vững chắc trong ngắn hạn

    Theo VNDIRECT, VN-Index đã sụt giảm mạnh 13,7% từ mức đỉnh do những lo ngại về các tác động tiêu cực đối với kinh tế vĩ mô và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp. Thanh khoản bình quân trong tháng 7 cũng sụt giảm 12,8% so với tháng trước đó.

    [​IMG]
    Về hiệu quả đầu tư theo ngành, bán lẻ là ngành có diễn biến giá cổ phiếu tích cực nhất trong tháng 7 với mức tăng bình quân 4,7%, theo sau là ngành công nghệ thông tin (1,4%) và điện (0,5%).

    Ngược lại, ngành dầu khí, ngân hàng và thép là 3 nhóm có diễn biến giá tiêu cực nhất trong tháng, với mức giảm đều mạnh hơn tốc độ điều chỉnh của VN-Index.

    [​IMG]
    Tín hiệu tích cực từ giao dịch của khối ngoại trong tháng 7 khi mua ròng 4.581 tỷ đồng trên 3 sàn, trong đó có sự đóng góp rất lớn từ dòng tiền của các quỹ ETF, đặc biệt là quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF. Tuy vậy, tính từ đầu năm 2021, khối ngoại vẫn bán ròng 26.040 tỷ đồng. NVL, VHM và STB là những cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong tháng qua; còn ở phía ngược lại, HPG, CTG và VNM bị rút ròng mạnh nhất trong 7 tháng đầu năm.

    [​IMG]
    Tính đến ngày 29/07/2021, P/E của chỉ số VN-Index ở mức 16,5 lần, tương đương với mức bình quân 5 năm lịch sử và thấp hơn mức đỉnh hồi năm 2018 là 22,2 lần. VNDIRECT ước tính P/E forward 2021 là 15,8 lần - mức định giá rất hấp dẫn xét trên triển vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2023. Do đó, hiện tại đã đến lúc thích hợp để lựa chọn cổ phiếu cho năm 2022 khi định giá hiện tại đang khá hấp dẫn so với thời điểm cuối tháng 6 cũng như so với mặt bằng khu vực.

    VNDIRECT dự báo, chỉ số VN-Index sẽ giao dịch trong vùng 1.250-1.350 điểm trong tháng 8; trong đó vùng 1.250-1.270 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh. VNDIRECT khuyến nghị nhà đầu tư có thể nâng tỷ trọng cổ phiếu nếu thị trường điều chỉnh về vùng hỗ trợ, ưu tiên những cổ phiếu dẫn đầu thuộc những nhóm ngành có triển vọng tích cực trong thời gian tới như Bất động sản, Bán lẻ, Logistic.

    [​IMG]
    Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở vùng định giá hấp dẫn
    Chuyên mục: Chứng khoán
    Xem tốc độ tiêm Vaccine
    [​IMG]
    Internet.

    Không có các lo ngại về mức định giá P/E ở thời điểm hiện tại xét về cả so sánh lịch sử và so sánh tương đối với các thị trường khác.
    Kết thúc tháng 8, VN-Index giao dịch ở mức P/E 16 lần, cao hơn gần 10% so với mức trung bình 10 năm và thấp hơn mức trung bình 10 năm cộng 1 độ lệch chuẩn 8%. Xem xét vùng đỉnh định giá trước đó được thiết lập vào tháng 4/2018 là tại mức P/E 22 lần, mức định giá hiện tại thấp hơn 27%.
    Đối với các thị trường khác như Mỹ, Ấn Độ đang có mức P/E tiệm cận mức trung bình 10 năm cộng 2 độ lệch chuẩn. P/E của các thị trường Singapore, Philippines, Thái Lan trong vùng trung bình 10 năm cộng 2 độ lệch chuẩn. Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan đang giao dịch quanh vùng P/E trung bình 10 năm. Và thị trường Nhật, Hong Kong, Malaysia giao dịch dưới mức P/E trung bình 10 năm.
    [​IMG]
    Tương ứng với kỳ vọng mức tăng trưởng EPS năm 2021, Mirae Asset điều chỉnh dự phóng biến động VN-Index trong 4 tháng cuối năm trong khoảng từ 1.200 đến 1.440 điểm.
    Tính từ đầu năm 2021 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong các thị trường có tỉ suất sinh lời tốt nhất trên thế giới, với VN-Index tăng gần 21% kể từ đầu năm. Với kỳ vọng mở cửa và phục hồi hậu COVID-19, nhiều thị trường khác cũng có mức tăng trưởng 2 con số như Mỹ (+20,6%), Ấn Độ (+20,5%), Đài Loan (+19%), Thái Lan (+13%), Hàn Quốc (+11%). Tuy nhiên, nhiều thị trường có suất sinh lời kém như Singapore (+7%), Indonesia (+3%), Trung Quốc (+2%), Philippines (-4%), Hong Kong (-5%).
    Theo quan điểm của Công ty Chứng khoán Mirae Asset, thị trường chứng khoán Việt Nam được định vị ở vùng định giá hợp lý với mức tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) vượt trội (16,3%). Ngoài ra, mức EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần) cũng được kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2021, dù triển vọng nửa cuối năm kém lạc quan hơn trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
    [​IMG]
    Do dịch bệnh kéo dài hơn 4 tháng, với mức độ thực hiện các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt hơn từ trong quý III, Mirae Asset kỳ vọng kết quả kinh doanh quý III sẽ bị tác động nặng nề, và phục hồi trong quý IV với giả định Chính phủ sẽ nới lỏng các biện pháp giãn cách từ tháng 10. Trên cơ sở đó, công ty chứng khoán này dự báo EPS của các doanh nghiệp niêm yết nửa cuối năm sẽ tăng gần 12% so với cùng kỳ.
    Với giả định đó, Mirae Asset cho biết họ giữ nguyên kỳ vọng tăng trưởng EPS năm nay khoảng 33% trong kịch bản lạc quan. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cũng hạ kỳ vọng cho kịch bản xấu, với mức tăng trưởng EPS 2021 kỳ vọng khoảng 26% nếu thời gian kiểm soát dịch bệnh kéo dài sang quý IV.
    Tương ứng với kỳ vọng mức tăng trưởng EPS năm 2021, Mirae Asset điều chỉnh dự phóng biến động VN-Index trong 4 tháng cuối năm trong khoảng từ 1.200 đến 1.440 điểm.
    Công ty chứng khoán này cũng đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ánh phần nào tác động tiêu cực của đợt bùng phát dịch lần thứ tư này kể từ tháng 7. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh và thành phố lớn, đây là biến số lớn đối với nền kinh tế, và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phản ánh qua biến động của thị trường trong tháng 9. Trong kịch bản tiêu cực nhất, VN-Index được kỳ vọng sẽ tìm thấy ngưỡng hỗ trợ quanh mốc 1.200 điểm. Trong kịch bản lạc quan nhất, Mirae Asset kỳ vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát, và VN-Index có thể hướng đển đỉnh cao mới trong năm nay ở mức 1.440 điểm.

    AI đó nói EPS P/E chả có ý nghĩa gì là Hết sức bậy bạ!
    Last edited: 04/10/2021
    Huynhdaklakvinasdaq thích bài này.
  10. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.087
    2 bác bất hòa một téo một tẹo cho nó vui thôi nhé.
    Bác nào cũng có lý đúng của minh.

    Các bác camlỳ một tẹo thì tốt hơn...
    Cơ mà đừng có bỏ về nhé..

    Mai lại là AE thôi!
    kieuphong1996 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này