VNI Update: 9/7/2006

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VietCurrency, 08/09/2006.

5718 người đang online, trong đó có 687 thành viên. 08:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4603 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. VietCurrency

    VietCurrency Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Đã được thích:
    1
    Căn bản của PTKT là đo hai lực cung cầu. TTCKVN tuy có nhiều chỗ sơ hở vì còn non trẻ, nhưng đó không có nghĩa là không áp dụng được PTKT một cách hữu hiệu. Lực cung cầu của TTCKVN có và đang gia tăng mỗi một ngày một mạnh hơn. NDT VN cũng vậy; ngày càng trở nên sophisticated hơn trong lối phân tích thị trường. Chẳng hạn như những người đang tham gia diễn đàn này. Có bao nhiêu người trong đây đầu tư vào TTCK nhiều hơn 5 năm? Con số đó chỉ có thểm đếm trên đầu ngón tay. Nhưng hiện tại thì đó có những người cũng biết phân tích khá chính xác qua phương thức căn bản. Dân Việt chúng ta là một dân tộc ham học hỏi và có đầu óc mạo hiểm. TTCKVN sẽ phản ảnh cái nét đặc thù này trong tương lai.
    Anh là người đã nghiên cứu nhiều về TA, vậy chứ anh nghĩa thế nào vào khoảng gần 100 năm về trước khi TTCKHK cũng đang ở trong cảnh TTCKVN hiện tại? Những tên tuổi vang lừng trong Technical Analysis và những huyền thoại của W.D Gann, của Jesse Livermore, và của nhiều người khác nữa. Những người đó thành danh vì đâu? Vì fundamental analysis hay technical analysis? Đó là những traders của muôn đời. Họ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của môn học TA cho đến ngày hôm nay. Và họ làm như thế trong một môi trường rất tương tự như TTCKVN hiện tại. Có nghĩa là họ xài TA để trade, và họ đã thành công lớn trong môn học này. Đó là bằng chứng hùng hồn nhứt để nói lên cái diệu dụng của TA khi xài nó để phân tích lực cung cầu mua bán trong bất cứ market nào. Đi xa hơn nữa thì Japanese Candlestick của Nhật cũng xuất phát từ một môi trường tương tự. 500 năm về trước người Nhật đã sinh ra môn học này và dùng nó cho việc mua bán gạo. Anh nghĩ rằng thị trường chứng khoán VN hiện tại so với thị trường gạo của Nhật 500 năm trước cái nào tân tiến hơn?
    Chỉ có một điều cần nói rỏ khi xài TA trong một môi trường như thế thì mức độ giao động (price volatility) mạnh của giá cả thị trường sẽ làm cho ít chính xác hơn, nhưng không vì thế mà không xài TA. Người xài nó trong một môi trường như TTCKVN hiện tại cần phải hiểu rằng sự phân tích của mình dựa trên TA sẽ có khá nhiều sơ hở và nhiều khi không chính xác lắm cho nên cần phải kiên nhẫn ngồi đợi signal cho chắc ăn. Sát xuất thành công lớn trong TA không phải là sự phân tích, mà là sự kiên nhẫn ngồi chờ (TIMING) signals.
    No anh?.Tôi chưa bao giờ trao đổi với ai tại đây trong topic forex cả. Tôi có người quen giới thiệu vào đây vì nghe nói đây là một website lớn nhất của VN. Xong rùi tôi mò dần vào forum này. Tôi xài SEARCH của forum để tìm ra đề tài FOREX/Currency. Đọc qua xong thì thấy có người đưa ý kiến về một forum dành cho currency. Tôi nghĩ đó là một good idea cho nên làm chơi. Làm xong rùi thì tôi email từng người một trong cái thread đó mời họ qua chơi, trong đó có anh. Nhưng thiên hạ còn chê nhà tôi nghèo nên không mấy người ghé?.Bây giờ thì khá hơn rùi.
    Đơn giản thế thôi.
     
    Happy Trading
     
     
  2. dracularhp

    dracularhp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Đã được thích:
    848
    Thưa các bác, các bác cứ bảo TA không áp dụng được nhưng ở VN vẫn có rất nhiều người dùng và sống tốt. Như iem đây nè 80% quyết định của em đưa ra do ảnh hưởng của Ta, vậy mà em vẫn sống khoẻ, khoảe hơn người khác rất chắc.
  3. VietCurrency

    VietCurrency Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Đã được thích:
    1
    Thế thì anh giả thích thế nào về hình dáng của 4 cái charts duới đây . Khi thị truờng VN gần như đi giống y thị truờng Hoa Kỳ . Điểm đặt biệt là giống huớng đi của thị truờng Nasdaq . Mà các anh có biết tại sao nó giống gần thế không?
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. vn_xmen

    vn_xmen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Đã được thích:
    715
    Em nghĩ bác VC cũng có lý...và nếu đơn thuần nhìn vào biểu đồ thì thấy sự tương đồng là khá rõ...

    Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn nhất giữa VNI và NAS, DOW là VNI còn quá nhỏ bé, tương đối độc lập với thế giới và chỉ cần một tổ chức cỡ SSI là có thể đủ sức để khiến nó UP or Down trong khi hai anh kia thì world wide, tinh vi hơn nhiều và phản ứng với các biến động kinh tế, chính trị, xã hội nhanh chóng-chính xác hơn nhiều và hành vi lũng đoạn được kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều...Không một tổ chức đơn lẻ có thể lũng đoạn thị trường...

    Đó chính là sự khác biệt cơ bản...
  5. scorpio_9

    scorpio_9 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Đã được thích:
    1
    Chào VietCurrency !
    TRƯỚC HẾT, TÔI XIN ĐƯỢC NÓI VỀ LÝ DO TTCK MỸ SỤT GIẢM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA:
    + Giá cổ phiếu tại TTCK Mỹ giảm mạnh trong những phiên giao dịch giữa tháng 6 qua do những lo ngại lạm phát tăng khiến lãi suất tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại
    + Giá dầu thô tại tt New York đã giảm liên tiếp do những lo ngại rằng lạm phát tăng sẽ thúc đẩy các ngân hàng trung ương tăng lãi suất hơn nữa, khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới chậm lại và giảm nhu cầu tiêu nhiên liệu.
    + Giữa tháng 6 , Giá dầu xuống, đồng thời giá vàng và đồng cũng sụt nhanh sau khi các bản báo cáo của chính phủ Anh và Mỹ được công bố vào ngày hôm qua cho thấy lạm phát tại hai nước này đã tăng nhanh hơn mức các nhà kinh tế học đã dự báo.
    + Cổ phiếu tại Mỹ đã giảm kể từ ngày 10-5 khi Cục dự trữ liên bang tăng lãi suất đồng thời mở ngỏ khả năng tăng cao hơn nữa. Kể từ thời điểm đó, chỉ số Dow Jones đã giảm 7,3%, chỉ số Nasdaq giảm 10,6% còn chỉ số S&P giảm 6,5%. Nguyên nhân sụt giảm là do các nhà đầu tư vẫn lo ngại lạm phát sẽ khiến Fed tăng lãi suất, nhất là khi chính ông Bernanke để ngỏ khả năng lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng. Lãi suất tăng sẽ làm sản xuất bị kìm hãm và do đó sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của các công ty, qua đó ảnh hưởng tới thu nhập của các nhà đầu tư CK.
    + Cổ phiếu của những công ty mà doanh thu có thể ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ , như hãng sản xuất hàng gia dụng General Electric hay hãng dầu lớn nhất thế giới Exxon Mobil giảm mạnh đã kéo chỉ số CK Mỹ tụt giảm thảm hại

    NGOÀI RA, VỚI THỊ TRƯỜNG CHÂU Á, ĐẶC BIỆT LÀ NHẬT :
    + Các nhà phân tích cho rằng, TT cổ phiếu Nhật đã phải chịu nhiều chấn động bởi vụ bắt giữ ông Murakami, Chủ tịch Quỹ đầu tư mang tên ông vì những gian lận thương mại. Gần đây nhất lại có những thông tin về việc Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Fukui đã đóng góp 10 triệu yen cho Quỹ Murakami?.
    ??????????..
    Đó là diện mạo của TTCK Thế giới giai đoạn sụt giảm vừa qua. Đến nay, một số yếu tố vẫn tồn đọng, chưa khắc phục được, đặc biệt là khả năng điều chỉnh lãi suất của FED vẫn còn khi mà tốc độ tăng trưởng và lạm phát không đạt được như kế hoạch.

    NÓI VỀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CK VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SỤT GIẢM VỪA QUA TỚI NAY :

    + Tính minh bạch trên TTCK còn thấp. Trình độ quản trị công ty của phần lớn các công ty niêm yết còn hạn chế.
    + TTdễ bị chi phối và biến động bởi những yếu tố tâm lý do quy mô TT vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản thấp, sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức vẫn còn hạn chế.
    + TTCK chưa mạnh vì nhà đầu tư có tổ chức còn quá ít, tính chuyên nghiệp còn thấp, nguồn vốn đầu tư chưa ổn định.
    + Thêm vào đó TT còn quá nhỏ chưa thu hút được đầu tư nước ngoài và chính sách đối với đầu tư nước ngoài chưa cởi mở, cơ chế lưu ký, giao dịch còn phức tạp.
    + Chưa có các tổ chức chuyên nghiệp chẳng hạn như tổ chức tạo lập TT (market maker).
    + Bên cạnh những thách thức chung, các nhà đầu tư cá nhân còn phải đối mặt thêm với những thách thức sau đây:
    Khả năng tiếp cận thông tin hạn chế.
    Thiếu năng lực, thời gian để bao quát, theo dõi một số lượng lớn công ty.
    Kỹ năng đánh giá, phân tích không chuyên nghiệp.
    Với lượng vốn khiêm tốn, nhà đầu tư cá nhân không có điều kiện đa dạng hóa đầu tư mà thường có xu hướng tập trung vào một số cổ phiếu mà họ quen thuộc, do vậy làm tăng rủi ro đầu tư khi những cổ phiếu này hoạt động không như mong muốn.
    CHÍNH VÌ VẬY, YẾU TỐ BẦY ĐÀN TRỞ THÀNH CON DAO 2 LƯỠI ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM, ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP VÀ CHI PHỐI THỊ TRƯỜNG VN. Nhất là khi thị trường lên --> lên quá nóng ---> Xuống ---> xuống quá nóng ( hiệu ứng Domino)??
    ------------------------------------------
    Giai đoạn sụt giảm vừa qua, trên thế giới và ở VN cùng đồng thời xuất hiện những yếu tố kể trên.
    Ta tham khảo bảng chỉ số của NASDAQ và VN Index trong 6 tháng vừa qua:

    thấy được sự tương đồng.
    Nhưng mặt khác, những yếu tố diễn ra trên thị trường thế giới,hoàn toàn không có mối liên hệ trực tiếp đến TTCK VN, Vì chúng ta chưa có sự liên hệ với dòng vốn tiền tệ của TG.
    ..........................................................
    Do đó, tôi xin được giải thích rằng Sự kiện giống nhau về hiện tượng của 2 hình thái biểu đồ ttck Mỹ và ttck VN chỉ là sự trùng lặp.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các biểu đồ dưới đây của ttck Mỹ và VN từ 1-2 năm đổ lại đây. Bạn sẽ thấy sự khác biệt của ttck VN và ttck Mỹ.
  6. scorpio_9

    scorpio_9 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Đã được thích:
    1
    6 tháng

    [​IMG]

    Nasdaq

    [​IMG]

    Việt Nam

    1 năm

    [​IMG]

    Nasdaq

    [​IMG]
    Việt Nam

    2 năm

    [​IMG]

    Nasdaq

    [​IMG]

    Việt Nam.

    ............................................................
    Bạn có thể thấy ngay sự khác biệt rất lớn.
    Thời điểm giống nhau hiện nay, tôi cho rằng chỉ là sự trùng lặp.
    bởi những đặc điểm của TTCK VN đã nêu ở trên.

    Ngoài ra, cho đến thời điểm này , Yếu tố để đánh giá rằng TTCK VN có mối quan hệ, lưu thông dòng vốn tiền tệ trên thế giới vẫn chưa có, chưa rõ ràng, và tôi chưa tìm thấy.
  7. scorpio_9

    scorpio_9 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Đã được thích:
    1
    Lý do là kinh tế VN là một kinh tế toàn cầu. ???
    Bạn có thể giải thích rõ hơn được không?? dựa trên những tiêu chí nào để đánh giá rằng nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế toàn cầu ??? Trong khi hiệp ước giữa VN và Mỹ về vấn đề ra nhập WTO nói rằng . Sau 12 năm kể từ khi VN được ra nhập WTO, Mỹ sẽ xem xét lại xem có công nhận nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường hay không????

    TTCK là mặt trái của kinh tế. Ở các TTCK trên thế giới người ta dùng nó như là một cây thước để đo sự phát triển và suy thoái của kinh tế. Thông thường thì thị trường chứng khoán ĐI TRƯỚC KINH TÊ từ 3 đến 6 tháng.
    + Cái này thì hoàn toàn đúng, nhưng đã vậy, chúng ta hãy quay về vấn đề mấu chốt liên quan hiện nay : đó là sự phát triển đi lên của nền kinh tế VN.?? Bền vững, lạc quan, đầy triển vọng, chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ nền KT VN sẽ chững lại, hay không đạt chỉ tiêu tăng trưởng 7.8% -8.0% vào năm nay cả??
    + Vấn đề chính là ở phía Mỹ, với tốc độ tăng trưởng không như kế hoạch dự kiến 6 tháng đầu năm ( 2.9% thay vì 3%) Bạn phải nhớ rằng một nền kinh tế của một nước phát triển, sai lệch 0,1% thôi là cũng rất khủng khiếp . ( Nói nôm na là 0,1% của 1 tỷ so với 0,1% của 1triệu là hơn kém nhau 1000 lần , đúng không??) ---> Mỹ có nguy cơ rơi vào khủng khoảng---> TTCK giảm.
    -------> như trên đã nói, TTCK VN chưa có sự lưu thông nguồn vốn thế giới + kinh tế tăng trưởng ---> thị trường ck tăng trưởng.


    thị trường nhà tại VN. Theo tôi hiểu thì thị trường nhà của VN cũng đã giảm đi cường độ khá mạnh sau một thời gian lên cao cùng với thị trường nhà đất của thế giới, đặt biệt là Hoa Kỳ. Thị trường nhà đất của Mỹ lên vì phân lời xuống thấp nhất trong vòng 50 năm qua (2003).

    Thị trường BĐS của VN lên cao do yếu tố tăng trưởng của kinh tế, sự mở rộng đô thị, giao thông, yếu tố đầu tư nước ngoài ---> Tăng quá nóng. Nhưng cũng đã chững lại từ hơn 1 năm nay, chứ không phải là mới chững lại cách đây mấy tháng như tt bđs ở Mỹ.
    Nguyên nhân của sự chững lại :
    + giá lên quá cao vượt quá giới hạn thực.
    + Sự can thiệp của nhà nước nhằm giảm bớt độ nóng của ttt bds bằng các văn bản pháp luật mới ban hành, như bộ luật đất đai mới sửa đổi.....
    ngoài ra, còn một số nguyênnhân khác, có thể tôi chưa biết hết, nhưng tạm thời là thế đã. Bạn có thể tham khảo bài viết sau để đánh giá tổng quát hơn :

    Vực dậy thị trường bất động sản: Đóng băng để phát triển?
    (27/03/2006 09:34)
    Một số chuyên gia cho rằng, giống như các quy luật phát triển kinh tế khác, thị trường bất động sản cũng khó tránh khỏi tính chu kỳ thịnh - suy - thịnh.
    Vậy, liệu tình thế đóng băng hiện nay có phải là một ?obước chuyển? cho một thời kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản?
    Việc ?obắt mạch? sai ?obệnh? có thể khiến thị trường bất động sản không những không khỏi mà còn rơi vào tình trạng nguy nan hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số nhận định có vẻ cực đoan về thị trường này trong khi vẫn còn nhiều ý kiến khá lạc quan, đặc biệt là các chuyên gia và giới đầu tư nước ngoài.
    ?oVới những biểu hiện cơ bản của thị trường bất động sản hiện nay là không có giao dịch, giao dịch ít hoặc tỷ lệ thành công thấp, rõ ràng chúng ta phải thừa nhận một thực tế là thị trường này đang bị đóng băng?, PGS. TS Ngô Trí Long, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Thị trường giá cả khẳng định.
    Cũng đồng tình với nhận định này, tuy nhiên TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam lại có một phân tích khác, một hướng đi khác khá ?obĩnh tĩnh? khi nhìn nhận qua lăng kính của tính chu kỳ tại thị trường bất động sản.
    Tính chu kỳ của thị trường
    Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, nếu trong kinh tế chính trị có khái niệm ?ochu kỳ khủng hoảng kinh tế? (gồm 4 giai đoạn khủng hoảng, tiêu điều, hồi phục và phồn vinh) thì thị trường bất động sản cũng có khái niệm ?odao động theo chu kỳ? (periodic fluctation) với 2 giai đoạn là tăng trưởng và thu hẹp. Do đó, việc thị trường rơi vào trạng thái trầm lắng là khó tránh khỏi.
    Có điều, làm cách nào để hạn chế tối đa những thiệt hại và sớm có những giải pháp hữu hiệu nhanh chóng đưa thị trường sang một bước phát triển mới là việc cần làm ngay từ bây giờ.
    TS. Liêm cho rằng, do nền kinh tế các nước phát triển không giống nhau nên tần suất dao động theo chu kỳ của thị trường bất động sản của mỗi nước cũng khác nhau. Chẳng hạn, với nước Mỹ từ 1870 đến nay có chu kỳ dao động vào khoảng 18-20 năm gồm 10 năm tăng trưởng và 10 năm thu hẹp; sau chiến tranh thế giới thứ 2 thì Nhật Bản có chu kỳ 10 năm; với Hồng Kông là 7-8 năm (5 năm tăng trưởng và 2-3 năm thu hẹp), Đài Loan có chu kỳ 5-6 năm, Australia có chu kỳ 6 năm, Trung Quốc có chu kỳ 7-8 năm (với 5 năm tăng trưởng và 2-3 năm thu hẹp)?
    Với thị trường bất động sản Việt Nam, chúng ta đã từng chứng kiến 2 cơn sốt lớn vào những năm 1990-1992 và 2001-2003. Như vậy, với một thị trường hình thành muộn, việc trải qua 2 cơn sốt và sau đó là giai đoạn trầm lắng đã cho thấy chu kỳ của thị trường bất động sản Việt Nam rơi vào mức dao động khoảng 10 năm/lần.
    Song đáng chú ý là, hiện thị trường bất động sản đang rơi vào chu kỳ thứ hai với mức độ trầm trọng hơn hẳn so với chu kỳ thứ nhất. Nếu như ở chu kỳ thứ nhất, sau năm 1992 thị trường bắt đầu sụt giảm nhưng không thật sự đáng lo ngại do giá đất chưa lên mức quá cao, lượng giao dịch giảm nhưng không đến mức gây ảnh hưởng nặng nề đến các ngành kinh tế khác.

    Còn ở chu kỳ thứ hai, do giá đất bị đẩy lên mức quá cao khiến lượng giao dịch liên tục tụt dốc kể từ cuối năm 2003. Cụ thể, lượng giao dịch cuối năm 2003 bắt đầu giảm mạnh kéo tỷ lệ giao dịch thành công của cả năm chỉ bằng 28% so với 2002, sang năm 2004 tỷ lệ này đã là 56% và đến năm 2005 vọt lên con số 78%.
    Ngoài việc giá nhà đất bị đẩy lên mức quá cao, theo TS. Vũ Đình Ánh (Viện Khoa học Tài chính - Bộ Tài chính), có một nguyên nhân nữa khiến thị trường càng trở nên đóng băng chính là 3 nghịch lý vẫn đang tồn tại. Đó là nghịch lý giữa giá cả và giải pháp phá băng thị trường, nghịch lý giữa giá cả và thu nhập, nghịch lý giữa mục tiêu phát triển thị trường bất động sản chính thức và yếu tố can thiệp của Nhà nước. Trong đó, nghịch lý đầu tiên có sức tác động lớn nhất.
    Theo giải thích của TS. Ánh, cả lý thuyết và thực tiễn đều chỉ ra giải pháp đơn giản nhất là tăng nguồn cung với mức giá hợp lý (kéo giá xuống), khi đó cung sẽ cân đối với cầu có khả năng thanh toán và thị trường sẽ tan băng. Tuy nhiên, rất nhiều giải pháp đã từng đưa ra lại dựa trên (hay ít nhất là giả bộ quên) mức giá bất hợp lý hiện tại cho dù đó là giảm cung hay kích cầu. Chính việc cho ?ouống nhầm thuốc? này đã khiến ?obệnh? của thị trường trở nên nặng nề hơn.
    Bài học từ Thái Lan
    Khi nhắc đến nút tháo gỡ là sự tham gia từ giới ngân hàng ?" tài chính, GS. TS Đặng Hùng Võ - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã đề cập tới cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 mà xuất phát điểm quan trọng nhất chính là thị trường bất động sản Thái Lan.
    Trước năm 1997, thị trường bất động sản Thái Lan đã có sự phát triển mạnh mẽ. Sức hấp dẫn của thị trường này đã khiến giới ngân hàng ?" tài chính nước này nhập cuộc một cách ồ ạt. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng đua nhau đổ vốn vào hàng loạt dự án xây dựng mà không tính đến nhu cầu thực tế.
    Rốt cuộc, nguồn cung đã vượt quá xa nhu cầu khiến thị trường bất động sản Thái Lan rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Hậu quả hiển nhiên xảy ra, hàng loạt các nhà đầu tư bất động sản không còn khả năng thanh toán nợ và tuyên bố phá sản kéo theo hàng loạt các ngân hàng cũng sập theo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nền kinh tế nước này. Hiệu ứng Domino đó đã đẩy Thái Lan vào cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề chưa từng có, đồng Bath bị mất giá nghiêm trọng.
    Không dừng lại ở đó, với những đặc điểm giống nhau ở thị trường bất động sản và ngành ngân hàng ?" tài chính, nhiều quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Malaysia? cũng rơi vào tình thế tương tự dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997.
    Nhưng tại sao Việt Nam lại không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng này? Theo Thứ trưởng Đặng Hùng Võ, đó là do khi ấy thị trường bất động sản Việt Nam có một số đặc điểm khác so với các nước. Trong khi ở hầu hết các nước trong khu vực, hệ thống ngân hàng đầu tư trực tiếp vào thị trường bất động sản thì ở Việt Nam, ngân hàng không được tham gia đầu tư trực tiếp. Ngoài ra, tại thời điểm đó, thị trường bất động sản vẫn chủ yếu diễn ra theo dạng giao dịch ngầm nên không chịu ảnh hưởng nhiều.
    Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng Võ, yếu tố thị trường trong thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đã tăng lên khá cao nên khả năng xảy ra tình trạng như năm 1997 ở các nước trong khu vực là có thể. Do đó, chúng ta đang phải tập trung xử lý việc này từ bài học Thái Lan, tránh để dãy bài Domino đó lại xảy ra ở Việt Nam trong thời gian này và sắp tới.
    Sau cơn mưa trời có sáng?
    Sau cuộc khủng hoảng 1997, thị trường bất động sản Thái Lan bắt đầu dần đứng vững và đến năm 2005 đã thực sự phát triển trở lại (mặc dù theo các chuyên gia, thị trường bất động sản nước này lại có những dấu hiệu bất ổn).
    Và nếu theo quan điểm về tính chu kỳ của TS. Phạm Sỹ Liêm, sau khoảng thời gian dài bị đóng băng, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ chuyển sang một chu kỳ phát triển mới?
    Tất nhiên, tình trạng đóng băng tại thị trường bất động sản sẽ phải kết thúc để bước sang một giai đoạn mới, nhưng vấn đề quan trọng là nó sẽ kết thúc thế nào? Sẽ gượng dậy ngay từ bây giờ hay sụp đổ hoàn toàn để xây dựng lại từ đầu? Hậu quả do nó gây ra sẽ đến đâu? Và thị trường có thực sự phát triển trở lại (hoặc đi lên một bậc sau cú vấp ngã) hay không?
    Theo Thứ trưởng Đặng Hùng Võ, trả lời những câu hỏi này ngay không hề dễ bởi thị trường bất động sản rất phức tạp, nó chịu ảnh hưởng từ hàng loạt những bất cập cần giải quyết như kinh tế vĩ mô, cơ chế chính sách, tài chính bất động sản?

    Thị trường bđs của Mỹ chững lại :
    http://www.mofa.gov.vn/quocte/34,05/kttg34,05.htm

    ====>>>> Vấn đề ở chỗ là ở Việt Nam hiện nay, thị trường BĐS đã bắt đầu có tín hiệu tan băng, ấm lại.
    http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/XayDung-BatDongSan/Thi_truong_BDS_nhuc_nhich/
    Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy thông tin này trên nhiều báo khác của VN.
    ..........................................................................
    Vậy thì xu hướng tới của nền kinh tế VN và của TTCK VN ra sao?? Tôi nghĩ là đến đây, các bạn có thể tự rút ra câu trả lời.
    .........................................................................

    he he, từ đây tới cuối năm, tui đặt trọn niềm tin vào Thuỷ hải sản, và xây dựng, giao thông, Hàng Hải, không biết có bác nào có đồng chí hướng không????
    ....................
    Chúc mọi người có được quyết định đầu tư sáng suốt.
  8. VietCurrency

    VietCurrency Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Đã được thích:
    1
    Phần này thì không có gì quan trọng . Chúng ta ở đây không bàn bạc về LÝ DO lên xuống của các thị truờng . Chúng ta chỉ bàn bạc về sự kiện hay là DẤU HIỆU của sự LIÊN QUAN giữa hai thị truờng với nhau.
    Anh dựa vào dữ kiện gì để nói rằng VN chưa có liên hệ với giòng tiền thế giới? FDI đã đổ vào kinh tế VN bao nhiêu và bao lâu rùi . Gần đây nhất nghe nói INTEL đã có lập hãng bên VN với số vốn gần 1 tỷ . Coca Cola có mặt ở VN mấy năm rùi ? Còn bao nhiêu các hãng khác nổi tiếng trên thế giới có mặt ở VN hôm nay? Dòng tiền thế giới khi chảy vào VN, nó có mặt khắp các lãnh vực trong kinh tế VN. TTCK là một bộ máy phát triển kinh tế quan trọng của một quốc gia. Nó không chạy vào đó ít nhiều thì nó chạy đi đâu? Anh không thấy chánh phủ VN phải ra luật là các công ty ngoại quốc chỉ có thể nắm khoảng 49% (please check) cổ phần của 1 công ty VN, chứ không đuợc quyền mua hết. Những sự kiện này và các sự kiện tuơng tự là chứng minh cho thấy internation $ đang có mặt tại VN rất nhiều .  
     
    Vài lời chia sẽ ...
  9. vn_xmen

    vn_xmen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Đã được thích:
    715
    Bác VC nhiệt tình quá và những PT của các cũng có rất nhiều cơ sở nhưng theo tôi những trùng lắp thời gian qua mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên hơn :

    1. Dòng vốn :
    + Của Nasdaq và NYSE là dòng vốn động, liên thông với tt tài chính world wide. Thời gian để dòng vốn bơm vào or rút ra khỏi thị trường được tính bằng giây. Vì vậy, mọi biến động sẽ rất nhanh khi có bất kỳ tín hiệu nào từ thị trường quốc tế.
    + Dòng vốn FII vào VN cho đến này chủ yếu là 1 chiều, mới đưa vào chứ chưa rút ra (Điều này có thể rút ra từ thống kê GD của nhà ĐTNN trong thời gian qua). Việc rút vốn từ VN để chuyển ra NN cũng chưa thể thực hiện nhanh chóng. Các tổ chức ĐTNN vẫn chủ yếu thực hiện chiến lược mua vào để đầu tư dài hạn (xí chỗ) hơn là đầu cơ. Như vậy, các biến động của VNI trước mắt về cơ bản sẽ chỉ phụ thuộc vào chính sự biến động về kinh tế và chính sách của Việt nam.
    Việc ML và các TC khác vào VN, mới chủ yếu là rót vốn vào chứ chưa hề có chuyện rút vốn ra...vì vậy càng nhiều tổ chức vào thì sức nóng của TT càng tăng...những biến động trong ngắn hạn vừa qua chủ yếu là chu kỳ điều chỉnh nội tại mà thôi.

    2. TT CK phụ thuộc chủ yếu vào các tín hiệu của nền kinh tế :
    + Nasdaq và NYSE phụ thuộc vào biến động KT Mỹ và toàn cầu.
    + VNI phụ thuộc vào biến động KT Việt nam.
    Sự khác biệt ở đây : VN là nước đang phát triển và được dự báo là sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (GDP>8%) trong 5 năm tới, trong khi đó thì KT toàn cầu còn nhiều bất ổn.
    Như vậy, động lực để VNI tăng trưởng cao hơn động lực của Nasdaq và NYSE.

    Tóm lại, trong ngắn hạn (<1 năm), VNI sẽ biến động tương đối độc lập với phần còn lại của thế giới...

    Vài dòng trao đổi...
  10. VietCurrency

    VietCurrency Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Đã được thích:
    1
    OK...Bác. Nếu các bác nghĩ vậy thì tôi sẽ từ từ xem xét lại TTCKVN. Các bác dầu sao cũng là nguời bản xứ . Chắc là biết nhiều hơn tui về chuyện VN. Mai mốt có gì biến chuyển thì tôi vào đây kiếm mấy bác mà trao đổi nữa.
    Cám ơn mấy bác về những trao đổi rất professional vừa qua.
    Chào.

Chia sẻ trang này