VNindex vượt sóng ra khơi...target 1018 view 6 tháng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hermes, 18/01/2019.

2586 người đang online, trong đó có 109 thành viên. 05:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 115216 lượt đọc và 468 bài trả lời
  1. boyjone

    boyjone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    8.320
    Lùa gà dj
  2. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.934
    • Theo Minh Đức - VnEconomy

      Mức giảm dự kiến khá mạnh, áp dụng cho một lượng lớn tiền gửi tại một số ngân hàng thương mại...

      TIN ĐỌC NHIỀU
      Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trên cơ sở quy định đã được Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xác định.

      Hướng điều chỉnh dự kiến giảm khá mạnh cho một số trường hợp có lượng tiền gửi lớn, cùng một số trường hợp được loại trừ.

      Theo đó, đây dự kiến là lần đầu tiên sau gần 9 năm Việt Nam thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Công cụ này theo đó sẽ có tác động mới sau một thời gian dài gần như không thay đổi.

      Cụ thể, theo Quyết định 750 hồi tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tín dụng, tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng từ 4% xuống 3%, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 2% xuống 1%.

      Các mức quy định trên áp dụng cho đến nay, ngoại trừ lần điều chỉnh riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trong năm 2018.

      Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là lượng tiền các tổ chức tín dụng phải gửi và duy trì ở Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Với tỷ lệ trên, cứ có 100 đồng tiền gửi, như loại không kỳ hạn và dưới 12 tháng, các tổ chức tín dụng phải để lại 3 đồng tại Ngân hàng Nhà nước chứ không được dùng kinh doanh cả 100 đồng.

      Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ hiện áp các tỷ lệ cao hơn, tương ứng phân loại trên là 8% và 6% (riêng Agribank được áp thấp hơn 1% các loại).

      Trong điều hành chính sách tiền tệ, tùy thuộc vào tình hình thanh khoản hệ thống, lạm phát, lãi suất…, dự trữ bắt buộc là công cụ có sức nặng và độ phủ lớn, thường tác động nhanh đến hệ thống và thị trường để nhà điều hành có thể đạt được mục tiêu điều tiết.

      Tuy nhiên, cũng vì sức nặng của nó (trong giai đoạn 2008 - 2010, từng có quan điểm xem đây là "biện pháp bạo lực" đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng khi tăng lên để chống lạm phát với những tranh luận khác nhau) nên dự trữ bắt buộc thường được cân nhắc thận trọng mỗi khi điều chỉnh. Nó cũng giải thích vì sao sau gần một thập kỷ Việt Nam mới tính toán điều chỉnh.

      Hướng điều chỉnh, như trên, đã được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017, gắn với quá trình tái cơ cấu hệ thống.

      Theo đó, Ngân hàng Nhà nước dự kiến điều chỉnh theo hướng: về đối tượng sẽ không áp dụng quy định về dự trữ bắt buộc cho một số đối tượng, gồm tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng có quyết định thanh lý tài sản, hoặc giải thể, hoặc chấm dứt hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của cấp có thẩm quyền.

      Nhóm đối tượng trên hiện có Ngân hàng Đông Á (sau khi đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015 và tiến hành tái cơ cấu), ba ngân hàng thương mại mà Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng.

      Nhóm đối tượng này cũng được dẫn chiếu đến nhóm các ngân hàng thương mại khác được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong chính sách dự kiến ban hành. Đó là những trường hợp tham gia hỗ trợ tái cơ cấu hệ thống.

      Cụ thể, đối tượng được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trên cơ sở quy định tại Luật số 17/2017/QH14, tổ chức tín dụng hỗ trợ sẽ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

      Ở quy định này, tổ chức tín dụng hỗ trợ là tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

      Chiếu theo quy định trên, trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã lần lượt tham gia hỗ trợ tái cơ cấu tại DongA Bank, CB Bank, Ocean Bank và GP Bank, qua hỗ trợ thanh khoản, cử nhân sự quả trị điều hành, hợp tác kinh doanh… ngay khi các tổ chức này thực hiện tái cơ cấu bắt buộc.

      Tuy nhiên, việc xác định cụ thể sẽ chờ chính sách từ Ngân hàng Nhà nước.

      Bước đầu, với gợi mở từ định hướng trên, dù số lượng thành viên được miễn và giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc không nhiều, nhưng phạm vi lượng tiền gửi dự kiến sẽ là một bộ phận lớn, do những thành viên nói trên (nếu cả Vietcombank, VietinBank và BIDV cùng được giảm) đang chiếm thị phần huy động lớn trong hệ thống.

      Theo đó, hướng điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này dự kiến sẽ có tác động lớn tới thị trường, nhất là sau khi lãi suất huy động VND có xu hướng lên cao trong năm 2018, cũng như có giá trị kích thích quá trình hồi phục tại những trường hợp đang kiểm soát đặc biệt.
  3. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.934
  4. tangoun

    tangoun Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    1.654
    Chúc bác Her năm mới mạnh khoẻ, hạnh phúc, phát tài đánh đâu thắng đó, vững tay chèo lái con tàu VNI cập từng bến đỗ đúng timing!
    Hermes thích bài này.
    Hermes đã loan bài này
  5. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.934
    Hermes đã loan bài này
  6. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.934
    VẬN NƯỚC ĐANG LÊN NHƯ DIỀU GẶP GIÓ: Với thông tin tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại thủ đô Hà Nội vào các ngày 27-28/2. Có thể nói đây là cơ hội "Thiên định" để khẳng định vai trò của VN trên trường quốc tế về chính trị ổn định, kinh tế vững mạnh, du lịch phát triển...đây chính là chỉ báo tâm lý tác động rất tích cực lên tâm lý nhà đầu tư giúp TT sẽ khởi sắc và thăng hoa.

    CHƯA BAO GIỜ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐÁNH GIÁ CAO VAI TRÒ CỦA TTCK NHƯ HIỆN NAY: Cả hệ thống chính trị luôn coi thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hữu hiệu cho cả Chính phủ và khu vực tư nhân để phục vụ cho nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế. Năm 2019 dự thảo luật có thay đổi trọng yếu khi dự kiến không trao quyền quyết định room cho các doanh nghiệp như hiện tại, mà sẽ mở tối đa 100% tại các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dự kiến, luật sẽ được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua 2019. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Sở giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con trên cơ sở sắp xếp lại SGDCK Hà Nội (HNX) và SGDCK TP Hồ Chí Minh (HOSE) nhằm thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán, bảo đảm thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch.

    GAME TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ: Nền kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục tạo một nền tảng nâng đỡ thị trường chứng khoán. Trong năm tới, thị trường chứng khoán tiếp tục thể hiện rõ nét hơn chức năng huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng sẽ đi vào chiều sâu và thực chất hơn khi
    GDP năm 2019 sẽ tiếp tục duy trì ở mức 6,6% - 6,8%. Chính phủ có nhiều dư địa chính sách nhằm hỗ trợ các mục tiêu tăng trưởng ở mức hợp lý.
    Trong khi đó, lạm phát năm 2019 được dự báo mức 4% - 4,5% và chịu tác động đáng kể từ diễn biến giá cả hàng hóa ở mức cao, đi cùng với đó là thách thức lớn hơn trong việc kiểm soát lạm phát.

    GAME NÂNG HẠNG 2020:
    Việt Nam đã thỏa mãn 9/9 tiêu chí tại thời điểm được vào danh sách theo dõi. Do đó, nếu các tiêu chí này được duy trì trong năm theo dõi hiện tại (tháng 9/2018 đến tháng 9/2019), Việt Nam rất có thể sẽ được nâng cấp lên thị trường mới nổi thứ cấp vào năm 2020. Khi đó thị trường sẽ có mức độ thanh khoản tốt hơn. Các quỹ ngoại sẽ chú ý nhiều hơn đến TTCK Việt Nam bởi hai quỹ MSCI và FTSE đều có uy tín cao nên khi chúng ta nằm trong danh sách theo dõi của họ thì cũng sẽ nằm trong danh sách theo dõi của các quỹ đầu tư ngoại khác. Việt Nam có thể huy động trái phiếu trên thị trường quốc tế với lãi suất thấp hơn. Các quỹ đầu tư sẽ tăng cường rót vốn vào TTCK Việt Nam sau khi chính thức được nâng hạng.

    GAME THOÁI VỐN 2019:
    Đây là quyết tâm của toàn hệ thống chính trị sẽ được làm rất quyết liệt và không trì hoãn, thậm chí là có xử lý kỷ luật nếu trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc để chậm trễ trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn. Ngày 5/1, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

    GAME NỚI ROOM LÊN TỚI 100%
    Việc nới room cho nhà đầu tư ngoại theo dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi có thể làm thay đổi hoàn toàn thị trường vốn Việt Nam thông qua hoạt động M&A và giúp tăng trưởng GDP.
    blue_whale, Todatrongdan thích bài này.
    Hermes đã loan bài này
  7. Tad98

    Tad98 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2017
    Đã được thích:
    1.481
    bay cao
  8. linhkon

    linhkon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Đã được thích:
    4.257
    SHI thế nào anh
  9. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.924
    TẠI SAO BƠM TIỀN LÀ TẤT YẾU ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỚP THỜI CƠ LỌT TOP GIÀU SANG.?
    Khi nền kinh tế đã qua giai đoạn tăng trưởng nó bắt đầu suy yếu thì mọi Quốc gia luôn chọn giải pháp bơm tiền để kích thích. Bơm tiền đem lại nhiều hiệu quả tích cực làm giảm giá nội tệ kích thích xuất khẩu, chống thâm hụt cán cân thương mại, thâm thủng dự trữ ngoại hối và nổ tung như Thái lan 1997 hay Venezuela kiên quyết neo tỷ giá dẫn đến cạn dự trữ ngoại hối, sụp đổ tiền mất giá hàng nghìn %
    Nền kinh tế VN phụ thuộc xuất khẩu những mặt hàng hàm lượng chất xám và công nghệ thấp nếu để VND định giá cao không thể bán được. Hãy nhìn Samsung.LG.Huyndai, Apple ....hùng mạnh thế nào mà hiện đang khốn đốn vì hàng China từ điện thoại đến oto giá rẻ tràn ngập nhờ chính sách bơm tiền của Trung quốc.
    KHI BƠM TIỀN KẺ KHÔN SẼ NHẬN RA CƠ HỘI GIÀU SANG NẰM Ở ĐÂU ?
    Những thứ tài sản như BDS, đất đai sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nhờ bơm tiền. Tiền có thể in được nhưng đất thì không nên dân sẽ trú ẩn vào đó. Hơn nữa VN đang trong quá trình phổ cập bùng nổ oto. Hiện nay mới 20/1000 dân có oto, tương lai sẽ 300-400/1000 dân như Thái lan. Nên nhu cầu BDS sẽ thay đổi lớn bởi 80% dân số hiện sống trong ngõ ngách hẻm, làng mạc ....oto ko vào đc hoặc ko có chỗ đỗ nên đất đô thị ven rộng rãi có thể tăng giá hàng thập kỉ.
    Nếu như bạn đầu tư VNM hay SAB cần 20-40 năm giá trị sổ sách kiếm đc mới ngang vốn hóa, tức là thu hồi vốn. Còn cổ đất nhiều cổ tiền mặt 50-100% vốn hóa tức là thời gian thu hồi vốn thực tế chỉ mất 1-2 năm. Mà bạn biết đấy tiền một đồng hôm nay có giá trị bằng 40-100 đồng của 20-40 năm sau do lạm phát ,nên định giá cổ đất đang rẻ gần như cho nếu so VNM.SAB và nhiều bluechip. Nó lại còn hưởng lợi khủng từ bơm tiền giá đất tăng cấp số nhân đó mới là cơ hội giàu sang nhân nhièu lần tk.
    Điều sợ nhất khi bơm tiền ?
    Là những công ty vốn hơn trăm tỷ nó xây khu đô thị dự kiến 3000 tỷ lợi nhuận, giờ bơm tiền đất nó x3 nó lãi thành 9000 thì tiền đè gãy cổ.
    Hãy tỉnh táo và nhận diện ván cờ tàn này, nếu sai chỗ bạn sẽ nghèo, kể cả cầm tiền mà ko ôm đc tài sản gì nở ra khi bơm tiền bạn cũng sẽ nghèo nhanh vì tiền mất giá hết
  10. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.934
    Tháng 4 - 2019 VN sẽ vượt 1000
    Room Skype: https://join.skype.com/M1ywlTjTztxR
    Hermes đã loan bài này

Chia sẻ trang này