VNM chuẩn bị vào bệ phóng !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Banmaixanh2016, 03/10/2016.

5390 người đang online, trong đó có 552 thành viên. 18:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16771 lượt đọc và 109 bài trả lời
  1. Doilavay

    Doilavay Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/11/2014
    Đã được thích:
    13.855
    Khi dòng tiền mới chưa có ( Qũy Tây vẫn chưa tăng vốn ) .... thì Tây lông phải bán ( chốt lời ) những mã cổ phiếu cũ ví dụ VIC - VNM - HPG - HSG ..... để trong tài khỏan có tiền mặt chờ cơ hội ở những mã cổ phiếu sắp lên sàn như Sabeco , Vinafone ....
    Xu hướng đổ thêm tiền vào VN phải 1 thời gian sau khi FED nâng lãi suất .
    Hiện giờ VNM >>>> tây lông bán ròng , SCIC thóai vốn .... thì nhỏ lẻ lao vào ôm ...???
    VNM khả năng sinh lời không còn hấp dẫn ..... như những mã sắp lên sàn .
  2. nguyenmanhbdsbn

    nguyenmanhbdsbn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2014
    Đã được thích:
    228
    :drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1
    --- Gộp bài viết, 03/10/2016, Bài cũ: 03/10/2016 ---
    vnm ko hap dan thj ko con cp nao hap dan, vai nha bac khi vnm dai dien thuong hieu quoc gia ma gia con thua xa doanh nghiep be ti nhu CTD nghj di
    Banmaixanh2016 thích bài này.
  3. jun29

    jun29 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2016
    Đã được thích:
    570
    Bác phải nhìn vào vốn hóa chứ vào giá làm gì?
  4. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Vinaphone không lên sàn bác nhé!
    Chính xác là Mobifone chuẩn bị lên sàn nhưng còn vướng rất nhiều vấn đề trong nội tại ... và đang trong thời gian "căng thẳng".
    Cả Sabeco và Mobifone đều rất tốt và là cổ phiếu tiềm năng trong trong lai. Tuy nhiên việc so sánh giữa VNM và Mobifone, Sabeco có vẻ rất khập khiễng khi VNM là doanh nghiệp nằm ở tầm quốc tế giá trị thương hiệu cao hơn rất nhiều trong với doanh nghiệp trong nước như Mobifone và Sabeco.
    Tham khảo thông tin sau đây:

    "Đây cũng là lần đầu tiên một công ty Việt Nam được bình chọn vào danh sách này trong suốt 12 năm lịch sử của FAB 50. Nói về Vinamilk, Forbes Châu Ácho biết: “Công thức bí mật của công ty "nóng" nhất Việt Nam, chỉ cần hỏi bất kỳ trẻ em nào thì sẽ biết”.

    Danh sách Fab 50 được tạp chí Forbes Châu Á lập lần đầu tiên vào năm 2005 nhằm xếp hạng và công bố 50 công ty niêm yết hàng đầu của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ các lĩnh vực, ngành nghề như chế biến thực phẩm, công nghệ, bán lẻ, y tế…

    Để chọn ra danh sách 50 công ty niêm yết xuất sắc nhất này, đội ngũ phóng viên và biên tập viên của Forbes Châu Á đã phải sàng lọc 1.524 công ty được niêm yết có số vốn hóa tối thiểu là 1,7 tỉ USD của các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc…

    Các công ty này còn phải trải qua một quá trình xem xét với nhiều tiêu chí khắt khe như: không có quá 50% cổ phần sở hữu thuộc nhà nước, không được thua lỗ và sụt giảm doanh thu trong năm năm gần đây, không có tỉ lệ nợ (debt ratio) vượt quá 50%.

    Bên cạnh các tiêu chí cơ bản trên, Forbes Châu Á còn kiểm tra năng lực tài chính của các công ty này bằng một loạt phân tích và đo lường khác nhau với mục đích cuối cùng: vinh danh những công ty niêm yết có hiệu quả, những công ty ưu tú nhất trong số những công ty tốt nhất trong khu vực.

    Tính đến giữa tháng 8-2016, Vinamilk đạt mức vốn hóa là 9,2 tỉ USD với doanh thu là 1,8 tỉ USD và được xếp thứ 24 trong danh sách FAB 50 năm 2016. Theo thời điểm hiện tại ngày 29-8, vốn hóa thị trường của Vinamilk đạt mức kỷ lục là 10 tỉ USD. Với sự kiện này, Forbes Châu Á đã đưa tin: “Lần này chính Việt Nam đã tạo ra tin tức nóng hổi nhất. Chưa bao giờ có công ty Việt Nam nào được bình chọn vào FAB 50 nhưng năm nay Công ty Vinamilk đã làm nên sự thay đổi”.

    Bên cạnh đó, theo một báo cáo của Euro Monitor về các công ty sữa trên toàn thế giới thì Vinamilk đang đứng thứ 49 toàn cầu về doanh thu các sản phẩm sữa trong năm 2015. Doanh thu này hiện cao hơn 18% so với mức doanh thu trung bình của các công ty sữa ở châu Á. Đặc biệt, Vinamilk còn được đánh giá là công ty đứng đầu về tính thanh khoản ở các khu vực. Đây chính là minh chứng cho sự kinh doanh có hiệu quả và nền tảng tài chính vững mạnh của Vinamilk trong suốt 40 năm qua.

    “Vinamilk hiện đang sở hữu một hệ thống phân phối sản phẩm đáng mơ ước mà các công ty khác nếu muốn có sẽ phải đầu tư trong 10 năm để phát triển”, một nhà quản lý tại công ty chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh đã nhận xét.

    Trong thời gian tới, Vinamilk sẽ vẫn chú trọng giữ vững thị trường nội địa, song song với việc tìm kiếm các cơ hội mở rộng ở nước ngoài. Hiện nay ngoài 10 trang trại và 13 nhà máy trong nước, Vinamilk còn có ba nhà máy tại Mỹ, New Zealand, Campuchia, một công ty con tại Ba Lan và đang xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường mới như Thái Lan, Myanmar và châu Phi.
    Last edited: 03/10/2016
  5. jun29

    jun29 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2016
    Đã được thích:
    570
    VNM nó đang đứng vị trí bệ phóng thật, xét cả về PTCB và PTKT.
    Banmaixanh2016 thích bài này.
  6. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Ở thời điểm VNi vượt đỉnh như hiện nay thì việc nắm giữ VNM cũng là 1 cách để giữ vững an toàn cho tài khoản và chờ đợi 1 ngòi nổ thông tin để VNM bùng phát.
  7. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Bệ phóng lớn nhất là đây bác!

    Bộ Tài chính thấy rằng, quy định cho phép SCIC thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp đã niêm yết với giá bán ngoài biên độ (vượt trần) thông qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán là phù hợp với quy định của pháp luật về chứng khoán. Bên cạnh đó, quy định xác định giá bán cổ phần tối thiểu bằng hoặc cao hơn giá vốn cổ phần hạch toán của SCIC tại Quy chế bán vốn của SCIC không vi phạm nguyên tắc bảo toàn vốn của doanh nghiệp nhà nước (kết quả kinh doanh không phát sinh lỗ hoặc có lãi); giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn tại các doanh nghiệp không cần nắm giữ...

  8. jun29

    jun29 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2016
    Đã được thích:
    570
    Các bố ngồi ở bộ TC về bản chất không hiểu gì về thị trường CK thì mới để xảy ra AGM, các bố ấy lại nghĩ VNM thì chắc cú hơn. chán.
    Nếu như là chuyên gia đầu tư thì đâu cần cố vị nhà nước để tham nhũng nữa mà tự về đầu tư có hơn không?
  9. _Xeko_

    _Xeko_ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Đã được thích:
    591
    VNM tổng tài sản 1,3 tỷ usd, vốn chủ 1 tỷ usd trong khi vốn hoá thị trường là 9 tỷ usd. Tức là thị trường đang đánh giá VNM rất cao, giá trị kỳ vọng vượt xa rất nhiều các chỉ số tài chính cơ bản. Những chỉ số BV, EPS hay P/E đối với VNM ko có nhiều ý nghĩa

    Vậy giá trị VNM đến từ đâu?
    1. thương hiệu- riêng cái tên Vinamilk đã đáng giá 1,1 tỷ úd (vô hình)
    2. hệ thống phân phối gây dựng 10 năm, 50% thị phần sữa cả nước, đáng giá 3 tỷ usd (vô hình)
    3. Tiềm năng phát triển (vô hình), kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai 3 tỷ usd ( mỗi năm VNM thu 2 tỷ usd doanh thu, 500 triệu usd LNST)
    4. Tài sản thực có là hệ thống máy móc dây chuyền hiện đại đã và đang vận hành và nhiều lợi thế nữa như đất đai và những thứ mà tôi chưa nghĩ ra ^.^ = 1 tỷ usd (hữu hình)

    Bài toán đặt ra: Bỏ 9 tỷ usd mua 100% cp VNM thời điểm này thì bao nhiêu năm thu hồi vốn?
    Khi mà GIÁ TRỊ hệ thống phân phối, thương hiệu, lợi thế khác ngày càng gia tăng. Mỗi năm VNM thu 2 tỷ usd DT , trong đó lãi 500tr usd LNST thì có lẽ chỉ 6 năm Nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn.

    Giá trị của VNM còn vượt xa những gì đang có
    sontiny, ObamaBarackBanmaixanh2016 thích bài này.
  10. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Bác nhìn nhận rất đúng.
    Vấn đề nội tại trong việc thoái vốn của VNM hiện nay không phải vì 9 tỷ USD quá lớn ít ai đủ tiền mua mà là vì SCIC thoái hơi ít (chỉ 9%) và có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc nếu SCIC thoái toàn bộ 45% thì miếng bánh thị phần sẽ hấp dẫn hơn với các ông chủ lớn.


    Tranh cãi quanh việc bán cổ phần Vinamilk
    [​IMG]

    Đã gần 1 năm sau ngày Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc thoái hết vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp (DN).
    Đến thời điểm này, SCIC chưa thoái vốn được DN nào, cho dù thị trường chứng khoán đã có một số thời điểm thuận lợi. Mới đây, SCIC công bố phương án bán vốn tại Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk). Cách thức bán vốn do SCIC đề xuất đã gây ra những tranh cãi.

    Bán lẻ

    Trao đổi với truyền thông mới đây, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐQT SCIC cho biết sẽ bán 9% vốn tại Vinamilk (đợt bán đầu tiên) ngay trong năm 2016. Tháng 11 sẽ công bố mức giá chào bán khởi điểm và không thấp hơn giá thị trường. Vẫn theo đại diện SCIC, đơn vị này đang xem xét bán theo lô, thoả thuận cổ phiếu Vinamilk. Nếu cách làm suôn sẻ, SCIC sẽ tiếp tục bán cổ phần tại 10 DN khác vốn được coi là “gà đẻ trứng vàng”: Công ty CP FPT, Công ty CP Viễn thông FPT (FPT Telecom), Tổng công ty CP Bảo hiểm Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia (Vinare), Công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Công ty CP Nhựa Bình Minh, Công ty CP Xuất nhập khẩu Sa Giang. Giá trị vốn hoá của 10 DN này hiện khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó riêng Vinamilk chiếm 90% (khoảng 90.000 tỷ đồng).

    SCIC không đưa ra giải thích vì sao bán 9% vốn tại Vinamilk mà không phải là cao hơn hay thấp hơn. Hiện tỷ lệ sở hữu nhà nước tại DN này lên đến 45%. Con số thoái đợt đầu và cách thoái vốn của SCIC tại Vinamilk không hẳn nhận được sự đồng tình của những nhà chuyên môn.

    Hạ sách?

    Trao đổi với Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, việc SCIC bán lẻ thay vì đấu giá trọn lô số cổ phần nhà nước sở hữu tại Vinamilk là… hạ sách. Điều này có thể dẫn tới thất thoát ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.

    Ông Hải phân tích, nếu thực hiện bán đấu giá trọn lô 45% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thông qua hình thức đấu giá sẽ thu được nhiều lợi ích hơn. Việc bán lẻ 9% đợt 1 và chia thành nhiều đợt tiếp theo sẽ khó thu hút nhà đầu tư chiến lược vì với tỷ lệ nhỏ họ không tham gia điều hành, quản trị được DN. Bán cách này chỉ thu hút các quỹ đầu tư tài chính, lướt sóng. “Tôi cho rằng nên bán trọn lô toàn bộ 45% cổ phần bằng cách chọn tư vấn quốc tế vào định giá cổ phiếu Vinamilk sau đó tiến hành bán đấu giá. Với sức hấp dẫn của DN số 1 Việt Nam, giá trị Nhà nước thu về có thể cao hơn giá hiện tại trên thị trường hiện nay khá nhiều” - ông Hải nói.

    Ông Hải cảnh báo, nếu cách bán xé lẻ tại Vinamilk được áp dụng với những “con gà đẻ trứng vàng” khác như FPT, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh…, Nhà nước có thể thiệt hại rất lớn. Lý giải nguyên nhân chọn cách bán lẻ CP tại “ông lớn” Vinamilk, ông Hải cho rằng SCIC đang cố níu kéo lợi ích, không muốn sớm rút khỏi các DN làm ăn tốt.

    Không hẳn đồng tình với quan điểm trên, nhà đầu tư Nguyễn Minh (Hà Nội) cho rằng, cho dù bán nhanh thì SCIC cũng cần thận trọng bởi những DN như Vinamilk đều nằm trong số DN tốt, còn dư địa tăng trưởng. Nếu bán một lần nhưng chọn nhà tư vấn, định giá không chuẩn sẽ dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước.

    Giám đốc Khối môi giới một công ty chứng khoán uy tín tại Hà Nội nêu quan điểm, cho dù bán lẻ hay bán trọn lô thì việc bán CP tại Vinamilk nói chung và các DN nằm trong danh mục thoái vốn nói riêng cần được thực hiện nhanh. Việc kéo dài gây nên nhiều hệ lụy: tư tưởng, tâm lý cán bộ, nhân viên từ cấp cao trở xuống không ổn định ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Ở góc độ Nhà nước, đã xác định cần tiền nên mới thoái vốn tại DN và muốn đổi mới quản trị tại các DN thì cần bán nhanh, dùng tiền vào những kế hoạch đầu tư khác cho hiệu quả. “Không nên quá căn ke về cách bán như thế nào mà đánh mất cơ hội. Bây giờ đang là thời điểm tốt nên bán hết số CP cho nhà đầu tư đủ năng lực tài chính và có tham vọng phát triển DN” - vị chuyên gia nêu quan điểm.

    Anh Trâm

Chia sẻ trang này