VNM chuẩn bị vào bệ phóng !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Banmaixanh2016, 03/10/2016.

5386 người đang online, trong đó có 555 thành viên. 18:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16771 lượt đọc và 109 bài trả lời
  1. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Vinamilk sẽ hưởng lợi trong dài hạn nếu loại bỏ trần giá sữa.

    (NDH) Quy định về giá trần đối với sữa bột cho trẻ em sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay và việc liệu có tiếp tục áp giá trần này hay không là vấn đề đang gây tranh cãi. HSC đánh giá việc áp giá trần được loại bỏ sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến cổ phiếu này.


    Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC), CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM - HoSE) sẽ được hưởng lợi nếu việc áp giá trần hết hiệu lực.

    Giá trần áp cho sữa bột của trẻ dưới 6 tuổi sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2016 và việc gia hạn áp giá trần có khả năng sẽ được Bộ Tài chính hoặc Chính phủ xem xét. Quyết định nhiều khả năng sẽ sớm được đưa ra trong vòng 2 tháng tới.

    Hiện nay các chuyên gia trong ngành và các hiệp hội cho rằng Chính phủ nên loại bỏ quy định áp giá trần vì nó không những không giúp cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty sữa và toàn bộ thị trường sữa.

    Giá trần được Bộ Tài chính đưa ra vào tháng 5 năm 2014. Vào cuối quý 2 năm 2015, chính phủ yêu cầu tiếp tục áp giá trần cho đến cuối năm nay.

    Theo đánh giá của HSC, đối với VNM, tác động từ việc áp giá trần trong năm 2014 khá đáng kể. Khoảng 500 tỷ đồng do chi phí bình quân cho sữa bột nguyên liệu ở thời điểm đó ở mức cao (3.900 USD/ tấn). Trong khi chi phí bình quân của sữa bột nguyên liệu trong năm 2016 khoảng 2.000 USD/ tấn, thấp hơn 48,7% so với năm 2014. Vì vậy, trong năm 2016, tác động từ áp giá trần là rất nhỏ.

    Theo đánh giá của HSC, nếu việc áp giá trần được loại bỏ, VNM sẽ không hưởng lợi trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn, ảnh hưởng sẽ rất tích cực. VNM hiện đang có khoảng 27-30 đầu sản phẩm sữa bột trẻ em. Việc dỡ bỏ giá trần sẽ giúp công ty tăng giá bán nếu chứng minh được giá vốn tăng. Điều này chỉ áp dụng nếu giá sữa nguyên liệu mạnh trở lại. Tại thời điểm hiện nay, sữa bột tách kem đang giao dịch với giá 2.293 USD/ tấn và sữa bột nguyên kem là 2.782 USD/ tấn. Có nghĩa là giá bình quân vào khoảng 2.538 USD/ tấn, tăng 26,9% so với mức giá bình quân của VNM trong năm 2016.
  2. Adidaphat9

    Adidaphat9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/10/2014
    Đã được thích:
    1.607
    Cần bán 500k VNM giá 170k bác nào có mua thì liên hệ nhé!
  3. _Xeko_

    _Xeko_ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Đã được thích:
    591
    bác chờ năm sau sẽ bán được 180k
    Adidaphat9 thích bài này.
  4. _Xeko_

    _Xeko_ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Đã được thích:
    591
    Phản biện:
    Phương án SCIC bán toàn bộ 45% hoặc Phương án bán theo lộ trình đều có ưu nhược điểm, bài viết trên quá chủ quan duy ý chí, gây cảm giác viết có mục đích

    1. SCIC Bán hết 45% VNM, có thể sẽ hấp dẫn nhiều nhà đầu tư tổ chức NN nhưng so với mức giá 140 hiện nay thì Giá bán thành công bình quân dự kiến có thể chỉ là 180k hoặc mức giá kỳ vọng 200k, (tăng 45% so với giá 140k hiện nay). Và việc 1,2 nhà đầu tư NN thâu tóm toàn bộ VNM quá sớm có thể ko có lợi cho hoạt động của VNM và thương hiệu quốc gia. Vì có thể sẽ sớm xảy ra hiện tượng chuyển giá nếu VNM bị thâu tóm.
    Trường hợp bán hết 45% ngay mà nếu có vấn đề xảy ra với Doanh nghiệp thì không thể SỬA SAI và ko thể đánh giá mức độ hấp dẫn của VNM trong lần thoái vốn đầu tiên và cuối cùng. -> Bán hết ngay một lần chưa chắc đã tốt.

    2. SCIC thoái vốn theo lộ trình (ví dụ mỗi năm 9% trong 5 năm, số lần bán còn tuỳ thuộc vào Chính phủ, Bộ Tài chính và SCIC) sẽ đẩy hàng ra thị trường một cách từ từ và những đối tác, tổ chức nước ngoài muốn thâu tóm VNM sẽ phải mất nhiều tiền hơn với mức giá cao hơn, mất nhiều thời gian hơn. Vô hình chung sẽ làm thị giá của VNM tăng trưởng đều đều theo kết quả kinh doanh của VNM và những lợi thế vốn có (trong 1-3 năm nữa VNM có thể tăng trưởng quy mô sản xuất và sản lượng sữa/người/năm tại Việt Nam và các thị trưởng tiềm năng).
    Ngoài ra, SCIC năm nay bán 9% giá 150k/cp, nhưng với xu hướng gia tăng sở hữu NN thì thị giá của VNM có thể đẩy lên cao ở lần bán 9% thứ 2 năm 2017 là 200k, lần thứ 3 là 250k, bán thứ 4 là 300k và lần cuối có thể là 350k (giá chưa pha loãng)
    Trường hợp bán trước 9% thì sau đó có thể điều chỉnh những vấn đề quan trọng của DN để tránh bị NN tác động tiêu cực đến hoạt động DN và thương hiệu
    Và cũng có thể đánh giá mức độ hấp dẫn của VNM. 'Nếu 9% quá hấp dẫn thì sẽ điều chỉnh vào các lần sau, có thể bán 36% vào lần 2 hoặc nếu 9% ko hấp dẫn thì sẽ xây dựng lộ trình mới cũng chưa muộn. -> Bán theo lộ trình chưa chắc hiệu quả thấp hơn Phương án 1: bán hết 45%
    Kết luận:

    Chẳng có gì là tuyệt đối, quan điểm nào cũng có thể đúng có thể sai. Chẳng ai dám khẳng định bán ngay 45% VNM ngay thời điểm này là phù hợp và giữ đc thương hiệu quốc gia và HIỆU QUẢ, ĐƯỢC LỢI ÍCH HƠN bán theo lộ trình mỗi năm 9%.

    Mấy ông viết báo chỉ được cái to mồm. Ngồi ở vị trí SCIC và chịu trách nhiệm về hiệu quả (lúc nào cũng cao nhất) trước Chính phủ, Bộ tài chính khi bán vốn VNM thì hãy nói.
    Last edited: 03/10/2016
    Banmaixanh2016 thích bài này.
  5. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Mỗi 1 quyết định đều có tính hai mặt, việc thoái vốn trước 9% của SCIC cho thấy bước đi thận trọng chủa Chính phủ và mong muốn giữ Thương hiệu Vàng của VN.
    Thông tin trên cho NĐT thấy không thiếu những nhà đầu tư chiến lược có đủ tiềm lực kinh tế và quản lý mong muốn thâu tóm VNM ngay hơn là phải mua nhỏ giọt từ từ.
    Miếng bánh thị phần bán lẻ béo bở tại VN vẫn luôn là sự thèm khát của các "đại gia ngoại"

    Các "đại gia" ngoại chia nhau "miếng bánh" bán lẻ Việt Nam

    [​IMG]
    (Ảnh minh hoạ).
    Theo báo cáo mới nhất về thị trường bán lẻ Việt Nam của JLL Việt Nam, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng gần đây đã thu hút được sự quan tâm của những nhà bán lẻ ngoại. Một loạt các nhà bán lẻ nổi tiếng đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và Pháp đã đổ xô vào Việt Nam với hy vọng thâm nhập vào thị trường.

    Vào thời điểm cuối năm 2014, việc Berli Jucker Plc (BJC) thâu tóm Metro Cash & Carry Vietnam có giá trị 655 triệu Euro – đây là thương vụ mua bán sát nhập lớn nhất chưa từng có tại thời điểm đó đã báo hiệu bước chân thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam từ Thái Lan.

    Sau đó không lâu, một ông lớn khác từ Thái Lan - Central Group cũng thâu tóm Nguyễn Kim và mới đây là mua thành công hệ thống siêu thị BigC.

    Tháng 10/2015, Emart - nhà bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc đã chính thức bước chân vào khu Bắc Sài Gòn khi ra mắt Khu trung tâm mua sắm trị giá 60 triệu USD. Trong khi đó, người bạn đồng hương - Lotte Mart cũng đã khá thành công tại thị trường Việt Nam với 11 siêu thị và có kỳ vọng gia tăng thị phần với con số 60 cửa hàng cho đến năm 2020.

    Đối với phần lớn các nhà đầu tư Nhật Bản, sự thành công của Aeon tại Việt Nam là một dấu hiệu tích cực cho các dự án đầu tư nước ngoài. Hiện Aeon đã mở cửa 4 trung tâm thương mại tại Việt Nam và tham vọng gia tăng con số này lên 20 vào năm 2020. Cũng đến từ đất nước hoa anh đào, trung tâm Thương mại Saigon Centre tại TP.HCM cũng đã chào đón sự ra đời của vị khách thuê chủ chốt - Takashimaya vào tháng 7 vừa rồi.

    Ra mắt thêm ba cửa hàng Simply Mart tại TPHCM, AuchanSuper - thương hiệu bán lẻ đến từ Pháp cũng có kế hoạch tung thêm 17 chuỗi siêu thị đến cuối năm sau tại TP.HCM và 20 cửa hàng đến năm 2020 ở các tỉnh khu vực phía Bắc.

    Nhờ vào sự cải thiện thu nhập khả dụng, các nhãn hiệu thời trang lớn như Gap, Mango, Topshop đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Đầu tháng 9 năm nay, Zara đã khai trương cửa hàng flagship đầu tiên tại TP.HCM. Không chỉ Zara, H&M cũng đang hoàn tất thủ tục tiến quân về Việt Nam vào đầu năm tới.

    Báo cáo cho rằng, dân số hơn 90 triệu người cộng thêm nhân tố dân số trẻ - 70% người dân Việt Nam có độ tuổi từ 15 tuổi đến 64 là những yếu tố chính thu hút các nhà bán lẻ đầu tư và thúc đẩy thị trường tăng trưởng mạnh mẽ. Dân số đô thị Việt Nam cũng được dự kiến tăng 2,6% hằng năm giai đoạn 2015 - 2020. Đây là mức tăng cao nhất khi so với các đô thị khác trong khu vực.

    Theo bà Trang Bùi, Giám đốc Bộ phận Cho thuê tại JLL Việt Nam: “Thu nhập khả dụng tăng, tốc độ đô thị hóa và mức sống ngày càng tăng đã làm cho Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất khu vực Đông Nam Á”.

    Có cùng nhận định, Boston Consulting Group cho rằng, tầng lớp trung và thượng lưu tại Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và con số này sẽ tăng gấp đôi vào giữa năm 2014 và 2020, từ 12 triệu đồng lên đến 33 triệu đồng. Người tiêu dùng thuộc tầng lớp này với thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng (714 USD) chính là những khách hàng tiềm năng cho các nhà bán lẻ.

    Bên cạnh đó, số lượng người sở hữu thẻ tín dụng gia tăng cũng là yếu tố làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng khi mà họ sẵn sàng xuống tiền mua nhiều hàng hóa hơn khi có thẻ trong tay và ít dè dặt hơn trước đây. Lượng du khách quốc tế ngày càng tăng và yếu tố cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện cũng làm cho Việt Nam trở thành miếng bánh hấp dẫn đối với nhiều nhà bán lẻ.

    "Nhìn chung, cơn lốc thâm nhập của các nhà bán lẻ ngoại vào Việt Nam gần đây làm cho thị trường bán lẻ trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn. Miếng bánh bán lẻ sẽ là một cuộc chiến và chỉ có những nhà bán lẻ có chiến lược đúng đắn đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ giành được thị phần trong miếng bánh này", JLL nhìn nhận.

    Phương Dung
  6. iStockVn

    iStockVn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2010
    Đã được thích:
    5.067
  7. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Không phải ai cũng có đủ tiềm lực để tự sướng. Đối với VNM nhỏ lẻ chẳng là gì cả bác nhé!
    --- Gộp bài viết, 04/10/2016, Bài cũ: 04/10/2016 ---
    VNM là 1 trong những kênh trú ẩn an toàn và chắc chắn vào thời điểm VNI vượt đỉnh.
  8. iStockVn

    iStockVn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2010
    Đã được thích:
    5.067
    Ai cần an toàn
    Tui cần lợi nhuận thôi :))
  9. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.869
    Giá này mua quá mát
    Banmaixanh2016 thích bài này.
  10. Doilavay

    Doilavay Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/11/2014
    Đã được thích:
    13.855
    VNM >>>> P/E đã vượt 23 .
    FPT >>>>> Chỉ hơn 11 .
    FPT hở room là Tây xúc liền.
    VNM đã hết vị ..... ai đó lỡ ôm .... thì cứ cố chứng minh cho tốt .
    Nói thật .... chẳng có ai kéo hoặc dìm được VNM vì quá lớn .

Chia sẻ trang này