VNM chuẩn bị vào bệ phóng !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Banmaixanh2016, 03/10/2016.

5348 người đang online, trong đó có 558 thành viên. 18:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 16774 lượt đọc và 109 bài trả lời
  1. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Ai đầu tư không cần lợi nhuận? nhưng việc bảo toàn vốn vẫn là mục tiêu quan trong nhất trên cái sòng bài này. Bài học thua lỗ khi chay theo lợi nhuận mà quên đi yếu tố an toàn đã có 95% người đã phải cay đắng ngậm ngùi. VNM ở thời điểm này hội đủ 2 yếu tố an toàn + lợi nhuận
  2. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Ai đó ôm VNM thì bán ở thời điểm nào cũng có lãi.
    F này cũng chẳng còn mấy ai có VNM vì vậy pic tôi lập nhằm mục đích trao đổi và cập nhật thông tin là chính.
    FPT thì bác tham khảo thêm thông tin này xem có giống như bác nghĩ không nhé!

    SCIC thoái vốn tại FPT và FPT Telecom: Mẹ & Con – Ai hấp dẫn hơn?

    Đây là 2 “món hàng” được đánh giá đều có sức hấp dẫn, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng muốn ôm.
    Sức hút của viễn thông
    Trong số khoảng 20 ngành nghề kinh doanh chính của FPT, ngành nghề lõi làm nên tên tuổi của Cty quy mô tập đoàn này vẫn là dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông. Trong số đó, viễn thông – ngành chính của Cty con FPT Telecom thuộc FPT, được đánh giá đang ăn nên làm ra và ngày càng có triển vọng. Cụ thể, từ năm 2012 cho đến nay, FPT Telecom luôn đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế của tập đoàn.

    Năm 2016, FPT Telecom được đánh giá sẽ tiếp tục là “gà đẻ trứng vàng” cho các chủ sở hữu, trong đó lớn nhất là SCIC với gần 50,2% vốn và hơn 47% còn lại thuộc về FPT.

    Số liệu từ Cục Viễn Thông cho biết, tăng trưởng thuê bao sử dụng cáp quang ở VN là một cơ sở nguồn thu của các DN ngành viễn thông: Đầu năm 2014, VN có 280 nghìn thuê bao sử dụng cáp quang (FTTH) thì đến đầu năm 2016 là 3,63 triệu thuê bao. Sự bùng nổ về cáp quang, với xu hướng quang hóa kết nối vẫn đang tiếp tục khi tính đến tháng 7 năm nay, số thuê bao cáp quang là 5,3 triệu. Sự bùng nổ của cáp quang được giải thích là do có giá thành cao hơn không nhiều so với cáp đồng, trong khi tốc độ đường truyền lại vượt trội, cao gấp khoảng 4 lần.

    Trong giai đoạn bùng nổ vừa qua, đáng chú ý cả 3 nhà mạng FPT VNPT và Viettel có lượng thuê bao tăng thêm xấp xỉ nhau. Trong đó, Viettel là 1 triệu thuê bao, VNPT 935 nghìn thuê bao và FPT là 874 nghìn thuê bao và cả 3 nhà mạng đều triển khai thử nghiệm 4G. Sức hút của thị trường này càng tăng khi ngày 01/07/2016, Mobiphone ra mắt đường trục truyền dẫn Bắc Nam, trở thành công ty thứ 4 sau Viettel, Vinaphone và FPT Telecom.

    Chứng khoán KIS nhận định triển vọng cuối năm và 2017 của ngành viễn thông VN đang dựa vào những yếu tố rất lạc quan: Thứ nhất, còn khoảng 2,5 triệu thuê bao cáp đồng sẽ chuyển đổi sang cáp quang. Thứ hai, chính thức cấp phép mạng 4G từ cuối tháng 9. Thứ ba, thuê bao băng rộng di động sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn băng rộng cố định do tính linh hoạt và chi phí ngày càng rẻ. Thứ 4, Mobiphone có thể sẽ được CPH, tạo sức hút nguồn vốn cho ngành viễn thông nói chung.

    Trong xu thế đó, FPT Telecom cũng đã thi triển kế hoạch kinh doanh khả quan với doanh thu 6 tháng 2016 là 3191 tỷ đồng, tăng hơn 22% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận gần như không đổi, đạt 451 tỷ đồng. Nguyên do lợi nhuận không đổi được cho là bởi FPT Telecom đang đầu tư quang hóa ở một số các tỉnh thành lớn và chi phí khấu hao sẽ hoàn tất vào cuối năm nay. Có nghĩa là năm sau, thị phần FPT Telecom không chỉ hứa hẹn tăng vọt như đang hiện nay so với sự co hẹp của những nhà mạng còn lại như VNPT, mà còn đồng thời ghi nhận lợi nhuận hấp dẫn hơn.

    50% là số vốn mà SCIC sẽ thoái tại FPT Telecom và nhiều dự đoán cho rằng chính FPT sẽ mua lại phần vốn này chứ không phải là các nhà đầu tư khác.

    Nhà đầu tư sẽ “canh cửa” ?

    Nếu so với chính “mẹ” FPT, có thể nói FPT Telecom được đánh giá cao hơn, không chỉ ở chính tiềm năng tăng trưởng mà còn sự tập trung vào ngành lõi hạ tầng ít bị “xâu xé”bởi những DN khác ngoài những ông lớn đang có trên thị trường. Theo đó, sức ép cạnh tranh lẫn chi phí đều không cao, trong khi FPT nhìn chung vẫn ghi nhận tăng trưởng đều đặn, nhưng bị chia sẻ nguồn lực ở nhiều Cty con hoạt động ở các ngành khác. Chiến lược bán 2 mảng FPT Trading và FPT Retail có thể chính là con đường mà FPT đang thực thi cấu trúc lại, quay về và tập trung cho ngành lõi ăn nên làm ra với “con” mình.

    Nhưng mặc dù FPT Telecom là “con cưng” của FPT, thực tế việc đóng góp vào lợi nhuận trước thuế của cho Cty mẹ tuy được ghi nhận tỷ trọng cao, nhưng cũng không mang về cho cổ đông, trừ SCIC lợi ích tốt. Bởi tỷ lệ sở hữu của FPT tại FPT Telecom là khiêm tốn. Do đó, thị trường đang cho rằng có thể việc SCIC thoái vốn hơn 50% tại FPT Telecom sẽ không mở nhiều “cửa” cho những nhà đầu tư khác ngoài chính FPT. Năm 2014, FPT đã mua thêm cổ phiếu FPT Telecom từ cổ đông thiểu số với mức giá 52.000 đồng/cp.

    Một phân tích không chính thức cho biết có khả năng với lộ trình phát triển và triển vọng gần như hiện hữu, trước mắt, giá mục tiêu mà FPT có thể thương thảo với SCIC để sở hữu thêm cổ phần FPT Telecom sẽ khá cao và thậm chí không thua giá mục tiêu của FPT đang được khuyến nghị trên 54.000đồng/cp trong thời gian tới. Tương đương, phần vốn của SCIC tại FPT Telecom sẽ lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Nói cách khác FPT cần một nguồn lực “tiền tươi thóc thật” để tăng sở hữu ở “con cưng”, ít nhất tới 96% theo Luật định. Do đó, giới đầu tư đang đặt ra hai kịch bản:

    Thứ nhất, FPT sẽ bán các mảng đầu tư như trên đề cập, tạo nguồn tiền mua lại cổ phần. Thứ hai, FPT sẽ phát hành tăng vốn điều lệ, mua FPT Telecom. Cả 2 kịch bản này đều chưa có những tín hiệu cụ thể hơn, nhưng thực tế FPT đã tăng vốn thêm 20 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên mới đây và có vẻ như chưa có thêm kế hoạch tăng vốn lớn.

    Dù vậy, trong một cuộc gặp gỡ nhà đầu tư quốc tế vừa diễn ra, một nguồn tin cho biết đại diện FPT đã gặp gỡ, giới thiệu về DN mình đến các tổ chức, cá nhân, như một Tập đoàn số 1 về phần mềm, công nghệ thông tin, viễn thông. Một chuyên gia nhận định hẳn sẽ chẳng ai “mất công” đi “trình diễn” ở một nơi hội tụ các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư thực tế, nếu FPT không ấp ủ muốn “bán một thứ gì đó”.

    Cần lưu ý là FPT hiện tại đã kín room khối ngoại và DN dường như cũng chưa có ý định nới room. Có lẽ cũng vì lẽ đó, đại diện một tổ chức ngoại từng đầu tư cách đây cả 10 năm vào FPT cho biết, với 6% vốn SCIC đang sở hữu, việc bán ra không hoàn toàn dễ dàng nếu đối tác là tổ chức đầu tư dài hạn. Nguyên do là tỷ lệ sở hữu quá nhỏ và cũng vì vậy, nhà đầu tư tổ chức thường sẽ quan tâm hơn đến FPT Telecom. “Trong trường hợp FPT mua được FPT Telecom, đồng thời chấp nhận nới room, chúng tôi cũng như nhiều tổ chức khác chắc chắn sẽ canh cửa chờ SCIC thoái vốn và chờ FPT phát hành thêm. Tất nhiên, với một số điều kiện tiên quyết: Tỷ lệ sở hữu FPT không quá nhỏ giọt, giá cả hợp lý dành cho nhà đầu tư chiến lược”, ông này nói.
  3. tho2411

    tho2411 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/09/2014
    Đã được thích:
    5.071
    @MDE12 có tin gì mới chưa bác?
    Banmaixanh2016 thích bài này.
  4. Adidaphat9

    Adidaphat9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/10/2014
    Đã được thích:
    1.607
    SCIC thoái vốn khả năng giá khơi điểm chăc ko dưới 160k
    Banmaixanh2016 thích bài này.
  5. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Và chắc chắn không thể là 140K rồi.:))
  6. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Vinamilk – Cổ phiếu đã đầu tư thì không sợ lỗ
    Chào sàn đã 10 năm, Vinamilk (VNM) có lẽ là cổ phiếu hiếm hoi không khiến nhà đầu tư thất vọng dù ở bất cứ thời điểm nào.
    Xứng đáng để chọn mặt gửi vàng

    Niêm yết đầu năm 2006 với 159 triệu cp, sau 10 năm Vinamilk đã nhân gấp 10 lần quy mô vốn lên 1,451 triệu cp. Đáng chú ý, trong cả quá trình tăng vốn, chỉ hai lần VNM huy động vốn từ cổ đông và nhà đầu tư mới với tổng khối lượng hơn 25 triệu cp. Còn lại phần lớn là Công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Năm 2009, VNM phát hành cp tỷ lệ 1:1 để thưởng, liên tiếp 2 năm 2011 và 2012 chia thưởng cp tỷ lệ 50% và trong 3 năm gần đây 2014 – 2016 duy trì tỷ lệ thưởng 20%.

    http://image.*********.vn/2016/09/29/vinamilk1.png

    Bên cạnh cp thưởng, Vinamilk còn khiến cổ đông hài lòng với mức cổ tức tiền mặt bình quân 35.4% mỗi năm, điều này đồng nghĩa với việc hằng năm Công ty chi ra khoảng hơn 2,200 tỷ đồng để chia lại cho cổ đông.

    Như vậy, tính một cách tương đối thì mỗi cổ đông sở hữu 1 cp VNM (tương ứng với mức vốn bỏ ra ban đầu là 53,000 đồng/cp) kể từ buổi đầu niêm yết cho đến nay đều đã tăng lên gần 10 cp (trị giá 1.4 triệu đồng – khoảng 140,000 đồng/cp) và hưởng cổ tức tiền mặt tổng tỷ lệ 354% (3.54 triệu đồng). Tức nếu bỏ ra 53,000 đồng để mua 1 cổ phiếu VNM từ thời chào sàn thì đến nay cổ đông sẽ có trong túi tới 4.94 triệu đồng.

    Ngoài ra, nhìn vào đồ thị giá (đã điều chỉnh) của cổ phiếu VNM có thể thấy luôn là một xu hướng đi lên bền vững. Có thể nói nhà đầu tư tham gia vào cổ phiếu Vinamilk ở bất kể thời điểm nào thì đều có lãi và kiên trì nắm giữ càng lâu thì lãi càng lớn.

    Diễn biến giá Vinamilk trong 10 năm qua (giá điều chỉnh)
    http://image.*********.vn/2016/09/29/vinamilk-thi-gia.jpg
    Dáng dấp của một Tập đoàn sữa thuộc Top đầu thế giới

    Trải qua 10 năm niêm yết, VNM đã nhân gấp 8 lần tổng mức doanh thu từ 5,659 tỷ ở năm 2005 lên 40,223 tỷ đồng tính đến cuối năm 2015 và lãi ròng tăng trưởng gấp gần 12 lần từ mốc 605 tỷ lên 7,770 tỷ đồng. Đồng thời, VNM cũng đang có một cơ cấu vốn ở mức an toàn, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm gần đây duy trì quanh ngưỡng 30%.

    http://image.*********.vn/2016/09/29/vinamilk2.jpg

    Hiện nay, Công ty đang có 13 nhà máy với công suất sản xuất 1,200 triệu lít sữa/năm để đáp ứng nhu cầu thị trường ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hệ thống phân phối cũng trải dài khắp các tỉnh thành với 243 nhà phân phối độc quyền, 212,000 điểm bán lẻ, sản phẩm có mặt tại 1,609 siêu thị và hơn 575 cửa hàng tiện lợi toàn quốc.

    Các sản phẩm sữa tươi, sữa chua của Vinamilk đang có thị phần áp đảo trong nước. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Vinamilk giữ vị trí dẫn đầu thị trường ngành sữa nước với hơn 50% thị phần.

    Ngoài ra, Công ty đã xuất khẩu sản phẩm đi qua 43 quốc gia. Bên cạnh duy trì thị trường truyền thống tại khu vực Trung Đông và Đông Nam Á, Công ty đang tiếp tục đẩy mạnh các thị trường ở khu vực Châu Phi và cả những thị trường khó tính đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao như Nhật Bản, Canada, Mỹ. Vinamilk đến nay đã có 3 công ty con gồm Driftwood (Mỹ), Angkor Dairy Products Co., Ltd (Campuchia), Vinamilk Europe Spostka Z Ograniczona Odpowiedzialnoscia (Ba Lan) và một đơn vị liên kết là Miraka Limited (New Zealand) vừa sản xuất, vừa phân phối sản phẩm sữa ở thị trường nước ngoài.

    Tính đến cuối năm 2015, hoạt động kinh doanh ở thị trường quốc tế đóng góp khoảng 13% vào tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk. Mục tiêu trong vòng 5 năm tới là doanh số ngoại địa sẽ chiếm 50% so với doanh thu nội địa, tức sẽ chiếm khoảng trên 30% tổng doanh thu hợp nhất.

    Bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk từng chia sẻ với báo chí vào tháng 8/2016 rằng để hoàn thành giấc mơ trở thành 1 trong 50 tập đoàn sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017 thì việc đầu tư ra nước ngoài là chiến lược chính trong thời gian tới.

    Tin vui gần đây là cuối tháng 5/2016 vừa qua, Vinamilk đã khánh thành nhà máy sữa Angkor Milk tại Campuchia trị giá 23 triệu USD sau 10 năm thâm nhập và tìm hiểu thị trường này. Kế hoạch doanh thu của nhà máy là 35 triệu USD trong năm 2016 và tăng lên 54 triệu USD vào năm 2017./.
  7. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Vinamilk ra mắt website thương mại điện tử "Giấc mơ sữa Việt"
    Từ tháng 10/2016, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) chính thức ra mắt website thương mại điện tử Vinamilk eShop - Giấc Mơ Sữa Việt để phát triển thêm kênh kinh doanh thương mại điện tử nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng nhanh chóng và thuận tiện hơn nữa.
    Với tư duy liên tục đổi mới hướng đến tiếp cận người tiêu dùng một cách trực tiếp, gia tăng thêm sự tiện ích cho người tiêu dùng, mở rộng thêm kênh bán hàng mới, Vinamilk ra mắt website Vinamilk eShop - Giấc Mơ Sữa Việt tại https://giacmosuaviet.com.vn/. Đây là website thương mại điện tử chính thức và duy nhất được xây dựng và vận hành bởi Vinamilk.

    http://image.*********.vn/2016/10/04/website-vnm_910234_thumb.jpg
    Trong đợt ra mắt chính thức vào tháng 10 này, Giấc Mơ Sữa Việt đang có đợt khuyến mãi 5%, chương trình mua 1 tặng 1 và các quà tặng hấp dẫn khác
    Vinamilk eShop - Giấc Mơ Sữa Việt cung cấp toàn bộ danh mục sản phẩm của Vinamilk: Sữa bột, Bột dinh dưỡng, Sữa Đặc, Sữa nước, Sữa chua, Nước giải khát, Kem ăn, Sữa đậu nành và Phô mai. Mỗi sản phẩm trên Vinamilk eShop đều có thông tin dinh dưỡng cụ thể để người dùng có thể dễ dàng tra cứu và lựa chọn. Người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi mua hàng trên Vinamilk eShop - Giấc Mơ Sữa Việt – đây là những sản phẩm chính hãng, được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất Vinamilk.

    Khi mua hàng trên Vinamilk eShop, bên cạnh các chương trình khuyến mãi áp dụng tại hệ thống Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vinamilk, người tiêu dùng sẽ được hưởng thêm ưu đãi khác đặc biệt dành riêng cho khách hàng online. Cụ thể, trong đợt ra mắt chính thức vào tháng 10 này, Giấc Mơ Sữa Việt đang có đợt khuyến mãi 5%, chương trình mua 1 tặng 1, và các quà tặng hấp dẫn khác.

    Bước đầu, Vinamilk eShop - Giấc Mơ Sữa Việt sẽ phục vụ người tiêu dùng ở tất cả các quận huyện nội thành TP.HCM. Theo chính sách giao hàng của Vinamilk eShop - Giấc Mơ Sữa Việt, khách hàng đặt hàng trước 10h sáng sẽ được giao hàng trong ngày hoặc tùy theo thời gian xác nhận đơn hàng, người tiêu dùng sẽ nhận được sản phẩm trong vòng 24h của ngày làm việc tiếp theo. Với hóa đơn tối thiểu là 300,000 VNĐ, khách hàng sẽ được giao hàng hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, đối với các sản phẩm hàng lạnh như sữa chua, sữa thanh trùng và kem ăn, Vinamilk eShop - Giấc Mơ Sữa Việt đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng vẫn lưu giữ được hương vị thơm ngon và không bị tan chảy.

    Vinamilk eShop - Giấc Mơ Sữa Việt mang đến cho người tiêu dùng hầu hết các hình thức thanh toán trả trước và trả sau. Người tiêu dùng có thể thanh toán bằng tiền mặt khi được giao hàng, thanh toán qua thẻ ghi nợ nội địa, hay các thẻ tín dụng quốc tế phổ biến như Visa, MasterCard, JCB./.
  8. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.869
    Vnm&fpt đều còn ngon choét
    Banmaixanh2016 thích bài này.
  9. Banmaixanh2016

    Banmaixanh2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2016
    Đã được thích:
    222
    Ngon và an toàn.
    VNM sẽ cầm cờ chạy trước. VNM chỉ còn chờ đợi 1 tháng nữa. FPT có lẽ sẽ chậm hơn nhé bác
  10. _Xeko_

    _Xeko_ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Đã được thích:
    591
    Bác đừng copy paste các bài báo nữa. Nhìn dài và mỏi mắt lắm.

Chia sẻ trang này