VNM định giá đang hấp dẫn trở lại!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 29/05/2021.

2564 người đang online, trong đó có 58 thành viên. 05:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 42195 lượt đọc và 212 bài trả lời
  1. Dontonsai

    Dontonsai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2019
    Đã được thích:
    865
    Điểm mua an toàn, điểm cắt lỗ cũng dễ.
    dancaychoitrungbongcomay thích bài này.
  2. Congtringuyen1971

    Congtringuyen1971 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Đã được thích:
    70.033
    Khi điểm Second shouder hình thành thì cũng là lúc các trader mới chắc chắn là mô hình VĐV ngược. Do đó điểm mua hợp lý cũng nằm tại khu vực Second shouder.
    m_sieudn, dancaychoitrungbongcomay thích bài này.
  3. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.504
    TVC em vẫn ôm giá 12 đây bác nhưng em canh chốt lời thôi, không mua mới
    http://f319.com/threads/gia-1x-lai-mot-quy-bang-ca-nam.1627323/
    --- Gộp bài viết, 05/06/2021, Bài cũ: 05/06/2021 ---
    Vậy mức 86-88 là giá hợp lý nhất để vào lệnh
    m_sieudn, Congtringuyen1971dancaychoitrung thích bài này.
  4. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.504
    Maybank KimEng: Kinh tế Việt Nam triển vọng tăng trưởng 6% trong quý II
    05/06/2021 17:23 GMT+7
    Các nhà kinh tế từ Maybank KimEng (MBKE) gồm TS. Chua Hak Bin và Linda Liu nhận định nền kinh tế Việt Nam có triển vọng phục hồi với tốc độ vừa phải trong quý II.
    Dự báo tăng trưởng GDP quý II đạt 6%
    Các nhà phân tích MayBank KimEng dự báo mức tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam trong năm 2021 đạt 6,5%, tuy nhiên cảnh báo nguy cơ từ sự bùng phát dịch Covid-19 trong thời gian gần đây.

    Dự báo GDP quý II được duy trì ở mức 6%, tăng so với mức 4,5% hồi quý I.

    Đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nhất hiện là làn sóng dịch nghiêm trọng nhất mà Việt Nam ghi nhận từ đầu mùa dịch đến nay. Nhiều địa phương đã buộc phải áp đặt các hạn chế kiểm dịch nghiêm ngặt, chẳng hạn thủ đô Hà Nội cấm tụ tập quá 10 người và đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu như cơ sở giải trí, quán bar, quán rượu bia...

    Các chỉ số về tính di động cho thấy rằng mức chuyển động của người dân đã giảm khoảng 27% so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát. Doanh số bán lẻ giảm 1% từ mức tăng 30,9% hồi tháng 4, mức giảm đầu tiên kể từ tháng 5/2020. Dịch vụ lưu trí và ăn uống giảm 11,8% trong khu du lịch giảm mạnh 17,8%.

    Sau khi ra lệnh đóng cửa tạm thời 4 khu công nghiệp ở Bắc Giang trong 10 ngày, chính quyền địa phương đã bắt đầu cho phép các nhà máy sản xuất mở cửa trở lại bắt đầu từ ngày 28/5, mặc dù với công suất hoạt động giảm và yêu cầu vận hành khắt khe hơn. MayBank KimEng dự báo động thái này có thể làm chậm lại đà phục hồi kinh tế của Việt Nam, vốn được thúc đẩy bởi lĩnh vực sản xuất cốt lõi.

    Các nhà kinh tế Maybank KimEng cùng kỳ vọng NHNN sẽ giữ mức lãi suất tái cấp vốn ổn định ở khoảng 4% trong năm 2021. Dự báo tỷ giá USD/ VND duy trì quanh mức ổn định 22.600 VND đổi 1 USD vào cuối năm nay.

    [​IMG]
    Tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 của Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới

    Sản lượng công nghiệp tăng trưởng vừa phải giữa sự bùng phát trở lại của đại dịch
    Sản lượng công nghiệp tăng trưởng trung bình 11,6% trong tháng 5, giảm từ mức 22,2% trong tháng 4, một phần do đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất tại một số khu công nghiệp miền Bắc ở Bắc Giang và Bắc Ninh.

    Trong đó, sản lượng các ngành công nghiệp nhẹ tăng trưởng ở mức 14,6%, công nghiệp điện và khí đốt tăng trưởng 12%. Sự suy yếu của ngành công nghiệp khai thác đóng góp nhiều vào mức giảm chung, từ mức -0,7% trong tháng 4 xuống -9,8% trong tháng 5 do sản lượng dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm mạnh 17,6%.


    Ngành công nghiệp chế tạo cũng ghi nhận mức tăng trưởng suy yếu từ 26,4% trong tháng 4 xuống 14,6% trong tháng 5, đóng góp bởi sự suy yếu ở cả ngành sản xuất điện tử và phi điện tử.

    Trong lĩnh vực sản xuất điện tử, sản lượng chế tạo các sản phẩm máy tính, điện tử, thiết bị quang học giảm mạnh từ mức tăng 38,2% trong tháng 4 xuống 19,5% trong tháng 5. Theo các chuyên gia kinh tế Maybank KimEng, tình trạng thiếu chip và sự tăng giá cước vận chuyển trên toàn cầu đã góp phần tác động đến mức tăng trưởng thấp hơn của toàn ngành.

    Với lĩnh vực phi điện tử, mức tăng trưởng cũng giảm tốc, dẫn đầu là sản lượng sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị giảm 18,1%. Ngành sản xuất đồ uống giảm 0,5% trong khi sản xuất dược phẩm giảm 0,8%. Một số ngành sản xuất vẫn duy trì mức tăng trưởng dù yếu hơn tháng 4, chẳng hạn sản lượng nội thất tăng 26,2%, sản phẩm da tăng 21,2%, hàng may mặc tăng 12,9%, do đây được đánh giá là những ngành ít bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch Covid-19 mới nhất.

    Xuất khẩu tăng trưởng vững chắc nhưng thâm hụt thương mại mở rộng
    Các nhà phân tích MayBank KimEng chỉ ra rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc 35,6% trong tháng 5, dù mức tăng suy yếu nhẹ so với mức 50,8% của tháng 4. Các mặt hàng máy móc thiết bị dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu với mức tăng 56,8%, trong khi hàng dệt may tăng 35,1% và điện thoại di động tăng 26,4%. Xuất khẩu giày dép tăng trưởng mạnh 49% trong cùng kỳ, cao hơn mức tăng 42,4% hồi tháng trước.

    Tuy nhiên, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử lại gây bất ngờ khi ghi nhận mức tăng trưởng giảm mạnh xuống 9,4%, thấp nhất trong 16 tháng.

    Xét theo thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều giảm so với đợt tăng trưởng mạnh hồi tháng 4, chỉ riêng hai thị trường Trung Quốc và Nhật Bản là ngoại lệ. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 14,3% từ mức 9% trong tháng 4, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 28,8% so với mức 17,7% hồi tháng 4.

    Mặc dù giảm nhẹ so với tháng 4, xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng 53,9% và xuất khẩu sang ASEAN tăng 52%. Xuất khẩu sang EU tăng 16,6% và Hàn Quốc tăng 22,4%.

    Các nhà phân tích MayBank KimEng nhận định tốc độ tiêm chủng nhanh chóng ở các thị trường lớn như Mỹ và EU sẽ tiếp tục hỗ trợ đà phục hồi xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay. Dù vậy, cuộc khủng hoảng chip toàn cầu và đợt bùng phát đại dịch mới nhất kèm theo cước phí vận tải cao có thể gây áp lực lớn lên các nhà xuất khẩu máy móc linh kiện điện tử trong thời gian tới.

    Kim ngạch nhập khẩu tăng 56,4% trong tháng 5, mức tăng nhanh nhất trong hơn một thập kỷ, qua đó đưa mức thâm hụt thương mại tăng lên 2 tỷ USD từ mức 1,2 tỷ USD trong tháng 4.

    Lạm phát toàn phần tăng khi cước phí vận chuyển tăng nhanh nhất trong 1 thập kỷ
    [​IMG]
    Lạm phát toàn phần tăng 2,9% trong tháng 5

    Lạm phát toàn phần tăng 2,9% trong tháng 5, từ mức 2,7% hồi tháng 4, một phần do chi phí nhà ở và vật liệu xây dựng tăng vọt 2,9% và lạm phát giao thông cũng tăng mạnh 21,2% - mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 8/2011 so giá năng lượng toàn cầu nhảy vọt.

    Lạm phát lõi ở mức 1,1%, nhích nhẹ so với mức 1% hồi tháng trước.

    Lạm phát lương thực tăng nhẹ 0,2%, giảm so với mức tăng 0,5% hồi tháng 4. Đây là mức tăng chậm nhất kể từ tháng 1/2018, do chi phí thực phẩm giảm 1,1% trong khi giá thịt lợn giảm thêm 1,6%.

    MayBank KimEng dự báo mức lạm phát bình quân 3,5% trong toàn năm 2021, nhưng nâng dự báo lạm phát năm 2022 từ mức 3,3% trước đây lên 3,8%.

    Lạm phát lõi bình quân 1,3% trong 5 tháng đầu năm 2021 hiện vẫn thấp hơn mức mục tiêu 4% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, giá hàng hóa và năng lượng toàn cầu tăng được dự báo có nguy cơ gây áp lực lớn hơn với chỉ số giá tiêu dùng CPI trong những tháng tiếp theo
  5. m_sieudn

    m_sieudn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2011
    Đã được thích:
    22.749
    In VNM We Trust !
    hêhhhehhheh
  6. F568F568

    F568F568 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/01/2015
    Đã được thích:
    15.747
    bongcomaym_sieudn thích bài này.
  7. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.504
    Nhiều lần thất bại, 2 quỹ ngoại vẫn đăng ký mua hàng chục triệu cổ phiếu VNM
    Platinum Victory PTE. LTD thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ CTCP Sữa Việt Nam (MCK: VNM).

    Theo đó, quỹ ngoại đến từ Singapore này đã tiếp tục đăng ký mua gần 20,9 triệu cổ phiếu VNM theo phương thức giao dịch thoả thuận hoặc khớp lệnh. Thời gian giao dịch từ ngày 9/6 đến ngày 8/7/2021.

    để nâng số lượng nắm giữ lên gần 242,8 triệu cổ phần, tương đương 11,62% vốn. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 9/6 đến 8/7 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

    Mới đây, quỹ ngoại khác là F&N Dairy Investments Pte. Ltd cũng muốn mua 20,9 triệu cổ phiếu VNM từ ngày 12/5 đến ngày 10/6, dự kiến nâng lượng sở hữu lên trên mức 390 triệu đơn vị, ứng với 18,69% vốn.

    Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, 2 quỹ ngoại đến từ Singapore đã 4 lần đăng ký mua vào cổ phiếu VNM, mỗi lần đều giao dịch cùng một lượng 20,9 triệu đơn vị. Tuy nhiên, cả 3 đợt đăng ký trước, cả 2 quỹ đều thông báo không mua được cổ phiếu nào do điều kiện thị trường không thuận lợi. Theo đó, Platinum Victory vẫn đang nắm giữ 221,86 cổ phiếu VNM, tương đương 10,62% và F&N Dairy Investments sở hữu gần 370 triệu cổ phiếu VNM, ứng với 17,69% vốn như hiện tại.

    Liên quan đến giao dịch cổ phiếu VNM, Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC cũng vừa đăng ký mua vào 900.000 từ ngày 6/5 đến 5/6. Đây là Công ty có liên quan đến bà Đặng Thị Thu Hà - người đại diện phần vốn sở hữu của SCIC tại VNM. Các giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 29/03-27/04/2021.

    HĐQT Vinamilk gần đây thông qua ngày 8/6 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức còn lại của năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 11%, theo đó quỹ Platinum Victory và F&N Dairy Investments sẽ nhận được lần lượt 244 tỷ đồng và 407 tỷ đồng trong đợt chia cổ tức này.

    Trên thị trường, cổ phiếu VNM liên tục đi xuống và rơi về mức 89.500 đồng/cp kết phiên 4/6, thấp hơn 18% so với giá đầu năm.

    [​IMG]
    .
    Theo phân tích của CTCK về review quý 2
    Một quỹ ETF cũng sẽ mua vào khoảng hơn 1 triệu cổ phiếu
    m_sieudn thích bài này.
  8. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.504
    Xuất hiện điểm mua rồi nhé các bác
    tornado1 thích bài này.
  9. soigia_vungcao

    soigia_vungcao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2018
    Đã được thích:
    7.020
    Cô may cầm con nào tôi vào short con đấy, không cho lên :-P =))
    tornado1bongcomay thích bài này.
  10. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.504
    Rồi sắp cởi rồi ...

Chia sẻ trang này