Với những tin cực tốt từ những nguồn tầm cỡ như thế này thì Chứng khoán còn tăng dài dài trong nghi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimlong_nt, 30/01/2012.

4850 người đang online, trong đó có 495 thành viên. 18:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 6088 lượt đọc và 78 bài trả lời
  1. alibaba1102

    alibaba1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2009
    Đã được thích:
    43
    Xin đừng làm việc đó. Hãy nhìn Coca Cola - Interfood và các cty FDI để thấy một phần mặt trái vấn đề... Tăng room là chính thức hóa việc NN thâu tóm Cty niêm yết... Vì lợi ích trước mắt mà bán rẻ cả tương lai đất nước, Cty nào ngon thì NN nó gom hết cho xem, mồ hôi nước mắt và công sức những người trong doanh nghiệp gây dựng nên đế chế để rồi sau đó ... đi làm thuê cho chính DN mà mình đã sinh ra!
    Chắc là khát Obama lắm rồi. Hết thuốc chữa!
  2. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    Chia sẻ với bác,nhưng thời nó thế, thế thời phải thế.;));))
  3. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.004
    HSBC: Việt Nam cần giảm lãi suất, kích thích tài khóa (31-01-2012)

    Chuyên gia HSBC cho rằng các quốc gia mới nổi cần thực hiện việc cắt giảm lãi suất, tung ra các chính sách kích kích tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng. Báo cáo Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi của HSBC (HSBC Emerging Markets Index – EMI) cho thấy tăng trưởng tại các thị trường mới nổi tiếp tục trì trệ trong quý 4 khi việc mở rộng các hoạt động dịch vụ, dù đã có sự cải thiện nhưng chỉ nhỉnh hơn một ít so với sự suy giảm trong sản lượng sản xuất.

    Áp lực giá cả giảm

    Chỉ số EMI tăng nhẹ lên mức 52,2 điểm từ mức 52,0 của quý 3, phản ánh một tỷ lệ mở rộng kinh tế nhẹ khi thương mại thế giới suy giảm trong suốt năm 2011, sau khi đã chạm mức cao nhất vào đầu năm 2011. Nguy cơ phải đối mặt với sự ảnh hưởng kinh tế từ Mỹ, Anh và thậm chí từ chính các quốc gia mới nổi phụ thuộc khá nhiều vào độ nhạy của thị trường.

    Trong quý 4, các nhà cung cấp dịch vụ chứng kiến hoạt động kinh doanh của ngành tăng trưởng nhanh hơn mức thấp của 9 quý vừa qua được ghi nhận trong quý 3 năm 2011, và tiếp tục biểu thị sự lạc quan trong triển vọng kinh doanh vào năm tới, mặc dù mức lạc quan này khá thầm lặng hơn so với những chỉ số trước.

    Áp lực giá cả giảm xuống mức thấp trong 10 quý khi các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ đều thấy được lợi ích từ chính sách thắt chặt tiền tệ đang được các ngân hàng trung ương của các thị trường mới nổi áp dụng để đối phó với áp lực lạm phát đã được đề cập trong những báo cáo EMI trước của HSBC. Báo cáo chỉ số EMI trong quý 4 báo hiệu rằng chỉ số quản lý giá nguyên liệu sản xuất đầu vào thấp hơn 19 điểm so với một năm trước.

    Cần chính sách kích thích

    Ông Frederic Neumann, đồng Giám đốc khối Nghiên cứu Kinh tế tại các thị trường châu Á của ngân hàng HSBC cho rằng tăng trưởng chỉ phục hồi trở lại vào quý 2/2012. "Khi sự bất ổn của khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn còn đó thì các chính sách kích thích vẫn cần có để duy trì sự tăng trưởng bền vững chung của châu Á. Tuy nhiên, các nước cần có một khoảng thời gian để những tác động này phát huy hiệu quả khi mà tăng trưởng chỉ có thể phục hồi vào quý 2 nếu như châu Âu không xảy ra thêm biến cố nào nữa”, ông Neumann nhận định.

    Còn ông Stephen King, Kinh tế gia trưởng, Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu của HSBC cho rằng những chính sách thắt chặt tiền tệ đã đạt được một số thành công và các nhà hoạch định chính sách tại các thị trường mới nổi thay vì lo ngại lạm phát đã chuyển sang tập trung về vấn đề tăng trưởng trong 12 tháng tới.

    "Các quốc gia mới nổi mặc dù sẽ phải tập trung đối đầu với nhiều vấn đề trong 12 tháng tới vẫn cần dành sức để giải quyết những tác động tiêu cực, thực hiện việc cắt giảm lãi suất đồng thời tung ra các chính sách kích thích tài khóa để thúc đẩy khả năng phục hồi cho toàn khu vực", kinh tế gia trưởng của HSBC nói.
  4. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Chứng khoán: Thời điểm lấy lại vị thế?

    Đây là thời điểm chứng khoán lấy lại vị thế?

    Gánh nặng đè lên hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp thoi thóp thở ô-xy là lúc các nhà lãnh đạo đặt nhiều kỳ vọng về khả năng huy động vốn của chứng khoán. Đây là thời điểm chứng khoán lấy lại vị thế?

    Tiếng cồng đầu năm mới

    Ngay sau tiếng cồng mở cửa phiên giao dịch đầu tiên năm Nhâm Thìn sáng 30/1, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã có những trao đổi khẳng định quan điểm nhất quán của Bộ Tài chính là coi thị trường chứng khoán (TTCK) là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

    Bộ trưởng khẳng định, quan điểm của Chính phủ cũng như Bộ Tài chính là song hành với sự phát triển của thị trường tín dụng, thì TTCK cũng đồng hành với thị trường tín dụng để tài trợ vốn cho nền kinh tế.

    Theo Bộ trưởng, TTCK là phong vũ biểu đo lường kinh tế vĩ mô. Ngược lại, kinh tế vĩ mô mà tốt thì cũng là yếu tố thúc đẩy TTCK ổn định, tăng trưởng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động được nhiều vốn trên thị trường.

    Trên thực tế, sự có mặt khai xuân của Bộ trưởng Tài chính đã cho thấy sự quan tâm khá đặc biệt đối với thị trường này. Một giải pháp được bộ trưởng đề cập tới nhằm tháo gỡ khó khăn cả về ngắn hạn và dài hạn cho các doanh nghiệp - cơ sở cốt lõi cho sự hồi phục của TTCK là hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

    Có thể nói, trong năm qua đa số các doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất là vấn đề thiếu vốn, mất thanh khoản. Tín dụng bị thắt chặt là nguyên nhân chính. Trong năm mới, theo kế hoạch thì tín dụng vẫn được điều hành thận trọng, kiềm chế lạm phát vẫn là nhiệm vụ cốt lỗi.

    Việc phát triển thị trường trái phiếu là một điều tất yếu. Nó giúp cho các doanh nghiệp có nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp.

    Đề cập tới giải pháp này, Bộ trưởng Tài chính cho biết đã phối hợp với các Bộ ngành và các tổ chức quốc tế để xây dựng định giá tín nhiệm của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp phát triển được thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tiến hành xây dựng các chỉ số nâng cao mức tín nhiệm của quốc gia.

    Tín hiệu tích cực

    Trái ngược với tâm lý bi quan cách đây một tháng, trong tuần trước Tết và những ngày đầu năm mới, thị trường đã có những tiến triển khá tích cực. Đã có nhiều tín hiệu cho thấy thị trườngcó thể đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

    Trước hết,tình hình lạm phát đã ổn định trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1 - tháng giáp Tết đã không vượt quá 1% tạo tiền đề cho việc giảm lãi suất trong năm 2012. Nhiều khả năng CPI tháng 2 sẽ đứng ở mức thấp và đây là cơ sở để hạ lãi suất trần huy động về 12% hoặc thận trọng hơn là 13%.

    Trước đó, NHNN cũng đã bật tín hiệu cho biết có thể sẽ tính tới chuyện hạ lãi suất trong quý II.

    Sự thận trọng trong việc kiểm soát lạm phát là cần thiết. Những gì đã làm trong thời gian vừa qua đã phát huy hiệu quả trông thấy. Tuy nhiên, nhiều khả năng việc nới lỏng có thể được thực hiện khi mà các nước phát triển như Mỹ và châu Âu đang tiếp duy trì lãi suất ở mức thấp. Trong khi đó, các nước đang phát triển cũng đã bước đầu giảm lãi suất để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng cường xuất khẩu, tạo đà hồi phục, tăng trưởng kinh tế. Khả năng Việt Nam hạ lãi suất là rất có thể xảy ra.

    Một tín hiệu quan trọng khác chính là sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ tới TTCK. Bộ Tài chính và Chính phủ đang nhìn nhận lại vai trò huy động vốn của TTCK một cách nghiêm túc. TTCK sẽ được tái cấu trúc để phát triển song song với hệ thống ngân hàng để giảm nhẹ gánh nặng cho chính hệ thống này.

    Thực tế vẫn còn nhiều khó khăn

    Trên thực tế, hiện tại các doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của việc thiếu vốn và lãi suất quá cao trong suốt năm vừa qua. Các doanh nghiệp này cần nhiều thời gian để phục hồi.

    Dòng tiền trong năm 2012 dự kiến vẫn sẽ hạn chế. Thị trường bất động sản có thể vẫn còn ảm đạm kéo dài.

    Bên cạnh đó là những biến động phức tạp tại Mỹ, châu Âu và nguy cơ bất ổn giá dầu mỏ vẫn hiện diện. Tất cả những yếu tố này sẽ còn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và công ty niêm yết nói riêng.

    Trả lời câu hỏi nhận định như thế nào về sự phát triển của TTCK trong năm 2012, người đứng đầu Bộ Tài chính cho rằng năm nay kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn gặp khó khăn. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển khá hơn trong tương lai ngắn hạn và trung hạn. "Các nhà đầu tư yên tâm với việc tin vào Chính phủ, tin vào các chính sách tái cấu trúc thì TTCK sẽ vượt qua khó khăn, phát triển hơn năm 2011", Bộ trưởng chia sẻ.

    Cũng theo ông Huệ, Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán nhà nước đang triển khai quyết liệt chiến lược chính sách phát triển TTCK đến năm 2020 cùng với việc bắt tay vào thực hiện ngay những ngày đầu năm tái cấu trúc TTCK, công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm cũng như các định chế tài chính tín dụng khác.

    Và theo đó, TTCK năm 2012 sẽ ổn định đi vào thế ổn định vững chắc trong tương lai trung và dài hạn.

    Tái cấu trúc TTCK nói riêng và tái cấu trúc nền kinh tế là một quá trình lâu dài. Những khó khăn nhất dường như đã qua đi. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp cần thời gian để ổn định và mở rộng lại sản xuất và kinh doanh và thị trường cần thời gian để hồi phục mạnh mẽ. Điều quan trọng nhất là quá trình tái cấu trúc từ vĩ mô tới vi mô đã thực sự bắt đầu.



    Theo Mạnh Hà - VEF
  5. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    [FONT=&quot]Chứng khoán có thể phục hồi trong quý I[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT][FONT=&quot]Không cần chờ đến việc lãi suất sẽ thực giảm vào cuối quý II như mục tiêu đề ra, TTCK có thể bắt đầu chu kỳ phục hồi.

    Nhớ lại không khí bĩ cực của năm 2008, thị trường đầu cơ đã ngấm ngầm sinh ra. Kết quả là trong bối cảnh lớp NĐT cũ “tan biến” gần hết, còn lớp NĐT mới chưa kịp định thần, thì thị trường đã răng cưa phục hồi.[/FONT]
    [FONT=&quot]

    [/FONT][FONT=&quot]Thực tế, việc lấy giai đoạn khủng hoảng năm 2008 để so sánh với thị trường trong thời gian qua là khiên cưỡng. Giữa năm 2011, khi nhiều người không thể nghĩ là thị trường còn giảm hơn nữa, thì không khí cuối năm 2008 được tái hiện, song thất bại. Còn vào con sóng “đón đầu giảm lãi suất” trong quý III/2011, thất vọng đã biến thành tuyệt vọng, bởi thị trường đã chẳng làm nên được trò trống gì.[/FONT][FONT=&quot]

    [/FONT][FONT=&quot]Việc so sánh bầu không khí hiện nay với giai đoạn cuối năm 2008 sẽ bớt khiên cưỡng hơn nếu để ý đến một điểm tương đồng nhỏ: vào đầu tháng 12/2008, Chính phủ ban hành nghị quyết về gói kích cầu nhằm phục hồi nền kinh tế. Giá trị đến 8 tỷ USD của gói kích cầu này đã có tác dụng đối với TTCK sau đó 3 tháng. Vào năm “suy thoái kép” 2011, không có gói kích cầu nào hiện hình, nhưng có một số tín hiệu tích cực.[/FONT][FONT=&quot]

    [/FONT][FONT=&quot]Giữa tháng 12/2011, tân Thống đốc NHNN đã đề cập đến triển vọng các kênh đầu tư. Chi tiết đáng chú ý là tính “rủi ro rất cao” của thị trường vàng – hệ quả của chính sách quản lý của NHNN trong tương lai không xa. Đầu năm 2012, Thống đốc một lần nữa nói đến các kênh đầu tư, nhưng cụ thể hơn: thị trường bất động sản khó có thể “nóng sốt” như năm 2007, thị trường trái phiếu và cổ phiếu hấp dẫn hơn.[/FONT][FONT=&quot]

    [/FONT][FONT=&quot]Giáp Tết Nhâm Thìn, Bộ trưởng Bộ Tài chính lên tiếng: “2012 sẽ là năm đầy hứa hẹn với TTCK”. Trong khi cụm từ “nới lỏng tín dụng” vẫn thường được các nhà quản lý tài chính né tránh, thì Bộ trưởng không ngần ngại khi đề cập đến khả năng “khởi sắc của TTCK trong năm 2012”.[/FONT][FONT=&quot]

    [/FONT][FONT=&quot]Cần nói thêm, trong năm 2011, TTCK không ít lần rơi vào cơn bĩ cực, nhưng không thấy những lời trấn an hay dự báo triển vọng nào như đã hiện ra trong thời gian trước Tết.[/FONT][FONT=&quot]

    [/FONT][FONT=&quot]Những điểm tương đồng thú vị với quá khứ cũng đang hiện ra, khi tính từ đỉnh phục hồi sau khủng hoảng vào tháng 10/2009, thị trường đã trải qua gần 28 tháng suy giảm liên tục, gần bằng với thời gian “đại phẫu” giai đoạn 2002 – 2003.[/FONT][FONT=&quot]

    [/FONT][FONT=&quot]Ấn tượng hơn, [/FONT][FONT=&quot]HNX-Index chỉ còn 1/4 so với đỉnh phục hồi năm 2009 và chỉ còn hơn 10% so với đỉnh vào năm 2007[/FONT][FONT=&quot]. Những tỷ lệ này thậm chí có thể so sánh với độ mất mát khủng khiếp của chỉ số Dow Jones trên TTCK Mỹ trong cuộc Đại khủng hoảng 1929 – 1932 hoặc gần đây nhất có thể so sánh với biến động bổ nhào của chỉ số chứng khoán Hy Lạp.[/FONT][FONT=&quot]

    [/FONT][FONT=&quot]Đến nay, có lẽ thị trường đã đủ thời gian suy thoái và mất mát đủ nhiều để các nhà hoạch định chính sách sớm triển khai các giải pháp giúp nó “sống lại”. Không nhất thiết phải là biện pháp hạ lãi suất, mà trước đây được xem là “cứu cánh” cho thị trường. Càng không phải là biện pháp tái cấu trúc khối CTCK mà chưa thể sinh sôi một nguồn lực nào mới. Mà nguồn lực cần có lại có thể được tạo ra từ vàng – kênh đầu tư mà gần đây một số chuyên gia đã nhắc đến với lời lẽ đầy ẩn ý.[/FONT][FONT=&quot]

    [/FONT][FONT=&quot]Một hiện tượng có tính “khác thường” là từ đầu năm 2012 đến nay, giá vàng trong nước có xu hướng tiệm cận với giá vàng thế giới. Nếu hiện tượng này biến thành xu thế, các NĐT có thể trông đợi vào nó như một sự hoán chuyển về dòng vốn. Sự hoán chuyển trên có thể cơ bản hoàn tất vào tháng 5/2012, khi các tổ chức tín dụng được yêu cầu chấm dứt việc huy động và cho vay bằng vàng.[/FONT][FONT=&quot]

    [/FONT][FONT=&quot]Trên TTCK, con sóng tăng nhẹ trước Tết và hai phiên đầu Xuân vừa qua mang lại tâm lý phấn khởi cho nhiều NĐT, mặc dù sự thận trọng vẫn còn phổ biến. Tôi cho rằng, không cần chờ đến việc lãi suất sẽ thực giảm vào cuối quý II như mục tiêu đề ra, [/FONT][FONT=&quot]TTCK có thể bắt đầu chu kỳ phục hồi của nó ngay trong quý I này.[/FONT][FONT=&quot]

    [/FONT][FONT=&quot]Theo ĐTCK[/FONT]
  6. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Tại sao chúng ta không tin khi tín hiệu mới ủng hộ thị trường?

    Xin ôn cố:
    Xưa kia, vì chú tâm đến TTCK, có ngài LĐ tuyên bố rằng, nếu là NĐT, ông sẽ mua CK...nhưng tiếc thay, sau ý kiến ấy, TT lại không chiều theo lòng người; rồi từ đó, lòng tin của NĐT dường như giảm sút. Phải nói thêm rằng, thời ấy, những biến cố bất ngờ của kinh tế thế giới làm thay đổi toàn cục nền kinh tế nhiều nước, trong đó có VN, cho nên, lòng ngừoi sao bắt kịp những biến thay khó lường này!Kể từ đó, NĐT thường mỉm cười sau những tuyên bố của nhiều nhà LĐ, khi nói về TTCK. Suy tư ấy, nụ cười ấy còn tác động đến ngày nay, nhưng tiếc thay, mỗi thời, mỗi giai đoạn lại một khác!

    Và bây giờ
    :

    Cũng có cùng niềm tin và khát vọng xây dựng một TTCK ổn định, phát triển, một vài LĐ lại tuyên bố về sự lạc quan của TTCK. Một số NĐT lại mỉm cười chua chát đối với những tuyên bố này, nhưng họ quên rằng, mỗi một giai đoạn một thay đổi, cả về đk, môi trường và sức mạnh...

    - Điều kiện: Chưa có giai đoạn nào mà các LĐ đều quan tâm, đều nhận ra tầm quan trọng của TTCK trong nền kinh tế như bây giờ. Chưa có giai đoạn nào mà những nhà LĐ kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực TCNH, đều đồng tâm, đồng lòng quan tâm đến TTCK và có điều kiện hỗ trợ nó như ngày nay.

    - Môi trường: Sau một thời gian dài lao dốc, thậm chí, có lúc tưởng sẽ đi vào ngỏ cụt, thì tất cả những người có trách nhiệm với TTCK đều ra sức, dốc công, tận tâm tìm kiếm hướng đi, nhằm tạo cơ sở ổn định, phát triển cho TTCK, như lúc này. Họ đã làm và đang làm với một tinh thần cao nhất. Chưa bao giờ họ phải nghe nhiều lời "búa rìu" gán cho họ, trong giai đoạn vừa qua. Chính cái môi trường đen tối của quá khứ vừa qua đã tạo cho họ có một sức mạnh mới, quyết tâm mới, nỗ lực mới xây dựng nên môi trường tốt nhất cho TTCK, theo cách khách quan nhất mà họ góp nhặt được từ nhiều TT và nhiều ý kiến đóng góp.

    - Sức mạnh: Có thể nói, lúc này đã xuất hiện sức mạnh tổng hợp từ ý chí đến nguyện vọng, cả sự thống nhất và đồng lòng..

    Và vì thế, các tin mới sẽ dần xuất hiện...
    Lúc đen tối, chúng ta đã sẵn sàng tham gia, tại sao bây giờ lại sợ?
    Thật uổng công, uổng của cho cả một quá trình đầu tư tài lực lẫn trí lực!!

    (Trích bài của Pro1one)
  7. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356

    Bác có cái nhìn phiến diện quá.
    Kinh tế Việt nam từ lúc mở cửa đổi mới đến nay, không có vốn ngoại thì làm sao có ngày hôm nay?
    Sẵn đây xin giới thiệu với Bác 1 điển hình của góp vốn liên doanh với nước ngoài nhé:


    TIE:

    Các chỉ số cơ bản:

    EPS 2011 = 3.374
    E/P = 39.7% [quá lớn nếu so với lãi suất tiết kiệm 14%]
    P/B = 0.35 [Thị giá 8.5 Giá sổ sách 24.1]
    Cổ tức = 15% [Tiền mặt]


    Thông tin hỗ trợ:
    - Sở hữu 20% vốn điều lệ của Công ty Điện tử Samsung Vina (53,66 tỷ), lãi chia hằng năm ổn định ~ 28/30 tỷ [lãi ròng sau thuế TNDN] Ban Giám đốc không cần làm ăn gì cũng có lãi trả cổ tức 28%.

    Warren Buffet đã nói:
    "Hãy đầu tư vào những công ty mà một thằng ngu cũng có thể làm lãnh đạo ..."
    TIE chính là 1 trong những công ty như vậy.

    - Sở hữu 39.000 m2 đất tại Bình Dương, 8000 m2 đất tại Phú Quốc [đã mua QSD đất 50 năm].

    - Doanh thu quý 3/2011 tăng gấp 2 lần Quý 2.

    - Tích lũy đi ngang từ tháng 8/2011.
  8. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Chọn cổ phiếu tốt theo phong cách Warrent Buffet

    Có nhiều cách thức lựa chọn CP khác nhau và đều có thể đem lại lợi nhuận cao, nhưng với sự bền vững, chắc chắn của lợi nhuận thì CP được lựa chọn phải được thực hiện trên một hệ thống mang tính nguyên tắc.
    Bài viết này mong muốn chia sẻ một trong những cách thức tiếp cận CP tốt theo phong cách của nhà đầu tư vĩ đại Warrent Buffet.

    Theo NĐT huyền thoại này, một CP được coi là tốt nếu thỏa mãn được 5 tiêu chí chính như sau:


    1/ Lợi nhuận để tăng trưởng
    Một Cty không tăng trưởng là một Cty chết, chính vì vậy, lợi nhuận Cty làm ra cần được tái đầu tư để DN phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tùy từng ngành nghề cũng như giai đoạn phát triển khác nhau mà tỉ lệ lợi nhuận giữ lại khác nhau. Mức tăng trưởng 10-15%/năm được coi là hợp lý, từ 20% trở lên được coi là xuất sắc.

    2/ Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

    Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đo lường khả năng sinh lời của 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để kinh doanh càng cao càng tốt. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chí duy nhất, mà là khả năng sử dụng hợp lý lợi nhuận cao đó vào mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Thông thường ở Việt Nam ROE của các DN niêm yết khoảng 10-15%, ROE từ 20% trở lên thường chỉ có ở các DN ở giai đoạn đầu mới phát triển hoặc trong ngành đặc thù.

    3/ Nợ vay ở mức hợp lý tối thiểu

    Nợ vay được phép tính lãi vay như một dạng chi phí (chi phí tài chính) và được khấu trừ thuế, trong khi vốn chủ sở hữu sử dụng trong kinh doanh vẫn không được miễn giảm thuế. Vì vậy, các DN thường có xu hướng vay càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, tiêu chí là mức nợ vay phải hợp lý tối thiểu, đủ để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời tận dụng ưu đãi về thuế đối với chi phí lãi vay, đồng thời đảm bảo lợi ích cổ đông.

    4/ Ban lãnh đạo mạnh

    Ban lãnh đạo của DN chính là linh hồn của DN. Một DN chỉ có thể mạnh, phát triển bền vững trong trường hợp, lãnh đạo DN có trình độ chuyên môn, tâm huyết với ngành nghề, cam kết và nỗ lực phát triển DN lâu dài, bền vững, mọi quyết định đều đảm bảo cam kết vì lợi ích của cổ đông.

    5/ Mô hình kinh doanh đơn giản

    Xuất phát từ quan điểm, không đầu tư vào doanh nghiệp mà chúng ta không hiểu rõ bản chất kinh doanh, việc đi từ những DN có mô hình kinh doanh phổ thông, đơn giản là điều cần thiết. Kinh doanh đa ngành sẽ khiến cho việc quản lý khó khăn hơn, hiệu quả kinh doanh có thể giảm và có thể khiến DN mất định hướng.
  9. alibaba1102

    alibaba1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2009
    Đã được thích:
    43
    Đề suất của mấy anh này ko hiểu có nhằm mục đích phá hoại KT VN ko nữa?
    1. Lạm phát còn cao.
    2. Nhập siêu có giảm nhưng còn cao và nhóm mặt hàng xuất khẩu chưa chắc duy trì được mặt bằng giá (nông sản).
    => Áp lực trên tỷ giá vẫn còn rất lớn trong khi dự trữ ngoại tệ mỏng...
    Tất cả các giải pháp hiện nay đều hướng tới hút $ về bằng mọi cách có thể...(huy động vàng, cấm giao dịch USD, kiến nghị tăng room NN...)
    Nếu giảm LS và kích thích tăng trưởng... thì điều gì xẩy ra?
  10. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Ông Marc Djandji - Giám đốc Khối nghiên cứu, CTCK Bản Việt:
    Hầu hết các quỹ nước ngoài sẽ tiếp tục hoạt động tại Việt Nam


    Việt Nam là một trong số ít các thị trường châu Á thu hút được dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
    Đang có lo ngại các NĐT gián tiếp nước ngoài sẽ ồ ạt rút vốn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, một số quỹ nước ngoài có thể đóng cửa và rời khỏi thị trường Việt Nam, nhưng con số này khá nhỏ và khả năng rút vốn đồng loạt là không cao.

    Dòng vốn tích cực trong năm 2011
    Khu vực Đông Nam Á có hiện tượng NĐT nước ngoài rút vốn ồ ạt do lạm phát cao và tốc độ tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, tình trạng này không xảy ra với Việt Nam và mặc dù tăng trưởng kinh tế năm 2012 có thể giảm so với 2011 nhưng vẫn khá hơn các nước trong khu vực. Đặc biệt, trong năm 2011, Việt Nam là một trong số ít các thị trường châu Á thu hút được dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (không kể Đài Loan và Hàn Quốc, vì dòng vốn rút ra quá lớn, lần lượt là 9,2 tỷ USD và 8,5 tỷ USD).

    Việt Nam là thị trường mới nổi phát triển nhanh
    Việt Nam là nước duy nhất tại khu vực Đông Nam Á được xếp vào nhóm thị trường mới nổi phát triển nhanh. Những nước còn lại hoặc không được xếp loại (Campuchia, Lào) hoặc được xếp vào nhóm thị trường mới nổi. Do vậy, dòng tiền “nóng” vào Việt Nam trong năm 2009 và 2010 gần như không có, đồng nghĩa với việc dòng tiền nóng chảy ra cũng không đáng kể.

    NĐT nước ngoài sở hữu khoảng 20% vốn hóa thị trường
    Chúng tôi nhận thấy, NĐT nước ngoài sở hữu khoảng 5,7 tỷ USD trên TTCK Việt Nam (tỷ giá 21.500 VND/USD). 77% trong số đó tập trung vào 20 mã chứng khoán vốn hóa lớn nhất.

    NĐT nước ngoài sẽ hành động gì trong năm 2012?

    Hầu hết các quỹ nước ngoài sẽ tiếp tục hoạt động tại Việt Nam. Dưới đây là một số lý do cơ bản:


    Thứ nhất, Việt Nam nằm trong kế hoạch đầu tư của khối ngoại. Hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là quỹ đầu tư tập trung vào một quốc gia cụ thể, nghĩa là họ sẽ không luân chuyển vốn đầu tư vào các quốc gia khác. Mặc dù khối ngoại có thể đang ưu tiên giữ tiền mặt vào những thời điểm nhất định, nhưng chúng tôi tin rằng, dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường Việt Nam.

    Thứ hai, hầu hết quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều là quỹ đóng. Chúng tôi ước tính khoảng 70% các quỹ là quỹ đóng, 20% là quỹ mở và 10% là ETF. Cơ cấu này có thể thay đổi vì một số quỹ đóng có thể chuyển thành quỹ mở trong 18 tháng tới. Mặc dù ngày càng có nhiều quỹ chuyển đổi sang quỹ mở và do đó phải đối mặt với tình trạng nhiều khách hàng đến rút vốn, nhưng chúng tôi nhận thấy mức độ rút vốn chỉ khoảng 10 - 20% tài sản quản lý, vì họ có thể thuyết phục cổ đông rằng, việc bán cổ phiếu gần đáy không phải là hành động khôn ngoan. Chúng tôi cũng đồng tình với ý kiến này.
    Vốn đầu tư nước ngoài ròng tích lũy qua các năm


    • [​IMG]
      Nguồn: Bloomberg, số liệu đến 30/12/2011, tính theo quý, VCSC

    Thứ ba, có nhiều NĐT chiến lược lớn. NĐT chiến lược là những người đã mua một lượng lớn cổ phần của một số ngân hàng lớn, công ty bảo hiểm hoặc các công ty thực phẩm và giải khát. Việc tính toán khá khó khăn do phụ thuộc vào quan niệm thế nào là NĐT chiến lược. Phương pháp của chúng tôi là xem xét cách công ty phân loại NĐT chiến lược trong báo cáo thường niên và đưa ra một số điều chỉnh.

    Chúng tôi nhận thấy, khoảng 42% (2,2 tỷ USD) vốn sở hữu nước ngoài thuộc về các NĐT chiến lược. Điều này tạo lực hỗ trợ khá tốt cho thị trường, vì đây thường là các NĐT dài hạn có khả năng nâng tỷ lệ sở hữu nếu có cơ hội. Mizuho - đối tác chiến lược của Vietcombank gần đây cho biết, NĐT chiến lược nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng dài hạn của Việt Nam.


    Sở hữu nước ngoài ở những cổ phiếuvốn hóa lớn nhất
    Triệu USD
    %/tổng vốn sở hữu nước ngoài
    Tất cả cổ phiếu niêm yết
    5.700
    100%
    20 CP hàng đầu
    4.400
    77%
    35 CP hàng đầu
    4.800
    84%
    50 CP hàng đầu
    5.100
    89%
    Nguồn: Bloomberg, VCSC ước tính đến 30/9/2011

    Dựa trên số liệu của Bloomberg và VCSC ước tính đến 30/9/2011, các cổ đông chiến lược nước ngoài sở hữu khoảng 2,2 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam, chiếm 42% trong tổng vốn sở hữu nước ngoài và có thể phần lớn đều nằm trong 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất. Ước tính trên không bao gồm giao dịch của Mizhuo và ANZ, nhưng tác động ròng của hai giao dịch này sẽ vẫn thúc đẩy tình hình đầu tư của NĐT chiến lược nước ngoài trong cổ phiếu Việt Nam.

    Thứ tư, hoạt động rút vốn của khối ngoại sẽ khá thấp. Chúng tôi ước tính lượng vốn rút ra khỏi Việt Nam có thể là 350 - 880 triệu USD. Cơ sở ước tính cho con số này là tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài sau khi đã loại ra các NĐT chiến lược thường có mục đích đầu tư dài hạn. Chúng tôi giả định tỷ lệ rút vốn trên số còn lại là 10 - 25%.

    Tất nhiên, con số này có thể thay đổi đáng kể nếu tất cả các quỹ đóng đều chuyển sang quỹ mở và thu hồi một lượng lớn tài sản quản lý, nhưng khả năng này khó có thể xảy ra, vì chúng tôi tin rằng, thị trường hiện tại đang gần đáy và mức định giá của nhiều cổ phiếu đã đạt mức rẻ nhất.

    Nhưng tại sao chưa có nhiều NĐT nước ngoài vào Việt Nam? Trong ngắn hạn, các NĐT nước ngoài đang chờ đợi bức tranh kinh tế vĩ mô cải thiện rõ rệt hơn, đặc biệt là lạm phát.
    Ước tính lượng vốn đầu tư gián tiếp có thể rút ra
    Triệu USD
    %/tổng vốn sở hữu nước ngoài
    Tổng sở hữu nước ngoài (tất cả cổ phiếu)
    5.700
    100%
    Trừ: NĐT chiến lược
    2.200
    42%
    Còn lại
    3.500
    58%
    10% tài sản quản lý
    350
    6%
    20% tài sản quản lý
    880
    12%
    Nguồn: VCSC ước tính đến 30/9/2011
    Tuy nhiên, mức độ tập trung vốn đầu tư nước ngoài vào các công ty niêm yết chỉ chiếm một phần nhỏ là dấu hiệu cho thấy cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam của khối ngoại khá hạn chế. Mặc dù trên thực tế thị trường tăng trưởng về số lượng công ty niêm yết và vốn hóa thị trường, nhưng sự tăng trưởng vốn hóa chủ yếu chỉ đến từ một số công ty và phần lớn quy mô của các đợt IPO đều rất nhỏ. TTCK Việt Nam còn rất nhiều cổ phiếu “bị lãng quên”, đây là những cổ phiếu không được các chuyên viên phân tích chú ý do quá nhỏ hoặc không nằm trong nhóm ngành ưa thích.

    Một yếu tố khác hạn chế hoạt động đầu tư nước ngoài và tiềm năng phát triển các quỹ nước ngoài mới vào trong nước là tình trạng thiếu thanh khoản hoặc do số lượng cổ phiếu cho phép sở hữu nước ngoài thấp hoặc do khối lượng cổ phiếu có thể tự do lưu hành tương đối nhỏ vì Nhà nước tiếp tục nắm phần lớn cổ phần.

    Quy mô cơ hội đầu tư và những thay đổi về giới hạn đầu tư nước ngoài có thể giúp thu hút dòng vốn nước ngoài chảy vào TTCK tích cực hơn.

    Hy vọng những cải cách trong các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là việc cổ phần hóa các tổ chức kinh tế lớn như Vietnam Airlines, MobiFone và Vinaphone sẽ đem lại quy mô đầu tư hấp dẫn cho NĐT nước ngoài. Đồng thời, NĐT nước ngoài cũng mong muốn Nhà nước có thể bán ra lượng cổ phần lớn hơn trong các công ty này để cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

    Việt Nam ít biến động về danh mục đầu tư nước ngoài và tỷ lệ rút vốn thấp. Trên thực tế, mặc dù dòng vốn đầu tư nước ngoài ròng vào Việt Nam giảm trong năm 2011, nhưng chúng tôi nhận thấy tình trạng này không nghiêm trọng như các thị trường mới nổi khác. Hầu hết các nước châu Á đều có dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm so với năm trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ này tại Việt Nam khá thấp và NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam. Ngược lại, tại các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Pakistan, Thái Lan và Ấn Độ, dòng vốn vào giảm mạnh, thậm chí một số nước còn bị rút vốn.


    Theo Marc Djandji - Giám đốc Khối nghiên cứu, CTCK Bản Việt

Chia sẻ trang này