Với những tin cực tốt từ những nguồn tầm cỡ như thế này thì Chứng khoán còn tăng dài dài trong nghi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimlong_nt, 30/01/2012.

4865 người đang online, trong đó có 480 thành viên. 18:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 6088 lượt đọc và 78 bài trả lời
  1. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Với tình hình thị trường như hiện nay thì sẽ rất khó để đưa ra các dự đoán ngắn hạn chính xác.

    Nhưng có một điều chắc chắn là dòng tiền đang từ nhiều ngả dồn vào thị trường và sẽ chưa dừng
    lại khi mà giá cổ phiếu phần lớn chỉ bằng 40-50% so với cách đây 1 năm.
  2. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Hà Nội: CPI tháng 3 tăng 0,19%

    Sau 3 tháng chỉ số giá tháng 3/2012 đã tăng so tháng 12 năm trước là 2,62%, tốc độ tăng bình quân 1 tháng trong 3 tháng 2012 là 0,87%/tháng.

    Cục Thống kê Hà Nội công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2012 tăng 0,19% so với tháng trước và tăng 13,1% so cùng kỳ. Có 10/11 nhóm hàng tăng, trong đó 1/11 nhóm hàng tăng trên 2%.


    Tăng cao nhất là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,84%. Tiếp đến là nhóm giao thông tăng 1,36% (do từ 16 giờ ngày 7/3 giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt tăng giá). Nhóm hàng bưu chính, viễn thông giữ nguyên so tháng trước. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm nhẹ (giảm 0,8%).


    Khác với xu hướng của mọi năm, năm nay,giá gạo trên thị trường khá ổn định và có xu hướng giảm nhẹ trong tháng. Giá thực phẩm giảm nhẹ so tháng trước, các mặt hàng khác như quần áo, giầy dép giá đã ổn định hơn do đang trong giai đoạn chuyển mùa. Giá gas và giá xăng dầu tăng do giá nhập khẩu trên thế giới tăng.


    Chỉ số giá vàng tháng 3/ 2012 giảm 0,11% so với tháng trước. Chỉ số giá USD giảm 0,67% .

    Thị trường giá cả quý I chịu sự tác động của tăng giá liên tục. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 0,96%, tháng 2 tăng 1,45%, tháng 3 tăng 0,19%.

    Như vậy, sau 3 tháng chỉ số giá tháng 3/2012 đã tăng so tháng 12 năm trước là 2,62%, tốc độ tăng bình quân 1 tháng trong 3 tháng 2012 là 0,87%/tháng.

    Chỉ số giá bình quân quý I năm 2012 so cùng kỳ tăng 15%.

    Khánh Linh
    (Theo TTVN)

    [r2)] [r2)] [r2)]

  3. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Hà Nội: CPI tháng 3 tăng 0,19%
    TP.HCM: CPI tháng 3 tăng 0,12%
    Long An: CPI tháng 3 giảm 1,7%

    Với CPI tháng 3 như vậy, khả năng rất cao là sẽ tiếp tục có đợt cắt giảm lãi suất mới.

    Dự báo:
    Cuối phiên chiều nay nhiều mã sẽ cháy hàng.


    [:p] [:p] [:p]
  4. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Giám đốc nghiên cứu Dragon Capital:

    Lạm phát còn 1 con số vào tháng 6/2012



    Ts. Lê Anh Tuấn cho rằng lạm phát tính theo năm đang bắt đầu đi xuống, giảm đến mức 1 con số vào QII/2012; tăng trưởng GDP sẽ chạm đáy trong quý III/2012 và bắt đầu phục hồi từ đây.


    Ngày 20/03/2012, tại Đai hội nhà đầu tư thường niên năm 2011 của Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam – VF1, Ts. Lê Anh Tuấn – Giám đốc, trưởng bộ phận nghiên cứu Dragon Capital đã có những chia sẻ với nhà đầu tư quan điểm của ông và Dragon Capital về tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2012.

    Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam: Lịch sử có lặp lại?

    Kể từ năm 1986 đây là lần thứ 3 Việt Nam thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế một cách mạnh mẽ. Tái cấu trúc kinh tế bắt đầu năm 2011 tập trung vào lĩnh vực tài chính, trong đó cần thiết phải tái cơ cấu các DNNN, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

    Đề án tái cấu trúc hệ thống NH theo hướng hợp nhất các NH nhỏ và yếu; tạo điều kiện cho các ngân hàng kinh doanh tốt phát triển.

    Với tiến độ như hiện nay, cuối tháng 3 - đầu tháng 5 việc tái cơ cấu hệ thống NH giai đoạn 1 sẽ hoàn tất – giải quyết tốt những vấn đề thanh khoản của những ngân hàng yếu kém. Ts. Lê Anh Tuấn nhận định sau khi hoàn tất tái cơ cấu giai đoạn 1, Ngân hàng Nhà nước sẽ bơm tiền vào các ngân hàng lớn, đồng nghĩa chúng ta có thể lạc quan hơn.

    2 lần tái cấu trúc trước đó đều tạo ra bước ngoặt, có sự chuyển biến về mặt phát triển kinh tế xã hội. Vậy lịch sử tái cấu trúc kinh tế có thể lặp lại không? Dĩ nhiên chúng ta không thể không có lý do để hi vọng.


    [​IMG]
    Nguồn: Ts. Lê Anh Tuấn, Dragon Capital

    Lạm phát và tỷ giá không phải là vấn đề đáng quan ngại trong năm 2012

    Trong giai đoạn 2011 – 2015, chiến lược vĩ mô của Việt Nam hướng đến tăng trưởng ổn định – kìm chế tài chính và tiền tệ, giảm các DNNN, chú trọng phát triển các DN tư nhân. Tăng trưởng tín dụng tối đa 15-20%, chỉ có 16% cho vay tối đa đối với ngành phi sản xuất; thâm hụt ở mức 3%; kiểm soát vốn các DNNN đầu tư vào ngành không thuộc mảng KD cốt lõi.

    Sau khi Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh công bố chỉ số CPI, Ts. Lê Anh Tuấn ước tính CPI cả nước trong tháng 3 ước đoán khoảng +0,2%, lạm phát cả năm đến tháng 3 là khoảng 14%. Dự đoán lạm phát sẽ còn khoảng 11% vào tháng 4 và còn 1 con số vào tháng 6/2012.

    Lạm phát tính theo năm đang bắt đầu đi xuống, giảm đến mức 1 con số vào QII/2012. Vì vậy, “tôi cho rằng lạm phát không phải là vấn đề lớn để chúng ta phải quan tâm trong năm 2012” – Ts. Tuấn chia sẻ quan điểm.

    Vậy cơ sở nào để chúng ta có thể tin tưởng lạm phát có thể kiểm soát tốt? Theo Ts. Lê Anh Tuấn, giữa lạm phát và tăng trưởng tín dụng, kinh tế Việt Nam sẽ có độ trễ từ 6-9 tháng.

    Mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ lạm phát (năm nay so với năm trước)

    [​IMG]
    Nguồn: Ts. Lê Anh Tuấn, Dragon Capital

    Tháng 8/2011 lạm phát lập đỉnh 23%, tăng trưởng tín dụng và cung tiền bình quân 5 năm qua là 35%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng năm 2011 là 12%, năm 2012 – 2015 là khoảng 14-15% , lạm phát bắt buộc phải đi xuống.

    Cán cân thương mại tiếp tục cải thiện tốt trong thời gian qua. Ts. Lê Anh Tuấn dự đoán cán cân thương mại Việt Nam năm 2012 âm khoảng 7,5 tỷ USD, tương đương khoảng 5,5% GDP. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2011 sau khi phá giá đồng nội tệ, tỷ giá VND/USD liên ngân hàng và thị trường tự do gần như bằng nhau, thanh khoản tốt. Vì vậy, tỷ giá không phải là vấn đề trong năm 2012.


    Rõ ràng với nội tại của nền kinh tế Việt Nam và việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô hướng đến tăng trưởng ổn định, lạm phát và tỷ giá sẽ không đáng quan ngại trong năm 2012. Tuy nhiên, trong trường hợp thế giới có sự biến động dẫn đến giá dầu tăng, khả năng ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát của Việt Nam là khó tránh khỏi.

    Kinh tế sẽ phục hồi vào nữa cuối năm 2012

    Nghiên cứu của McKinsey trên 45 quốc gia trong vòng 50 năm vừa qua cho thấy, từ khi nền kinh tế bắt đầu giảm sử dụng nợ nền kinh tế mất khoảng 2- 3 năm suy thoái kinh tế để tăng trưởng GDP giảm xuống đáy.

    Kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu giảm sử dụng nợ vào đầu 2011. Do đó, Dragon Capital dự báo tăng trưởng GDP sẽ giảm trong Qúy III và Qúy IV/2012, sau đó kinh tế hồi phục.

    Dựa vào phân tích lạm phát và GDP của McKinsey, Ts. Lê Anh Tấn cho rằng nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển từ tăng trưởng thấp, lạm phát cao quý III/2011 – quý III/2012 sang giai đoạn phục hồi - tăng trưởng cao và lạm phát thấp vào quý III – quý IV/2012.

    Dựa vào phân tích lạm phát và GDP (McKinsey, chu kỳ đầu tư của VN:

    [​IMG]

    Ông Tuấn cũng chia sẻ thêm: khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng thấp, lạm phát, trái phiếu là kênh đầu tư hấp dẫn nhất. Trong giai đoạn phục hồi, cổ phiếu là tài sản nên đầu tư nhất.


    Như vậy, chúng ta sẽ không quá ngạc nhiên khi tăng trưởng GDP rất thấp ở trong quý II, III/2012. Một khi nền kinh tế phục hồi từ mức chạm đáy này, Việt Nam cần một khoảng thời gian tương đối để đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng trước đây.


    Q. Nguyễn

    Theo TTVN

    "Lạm phát tính theo năm đang bắt đầu đi xuống, giảm đến mức 1 con số vào QII/2012"
    Nếu điều này xảy ra thì như Thống đốc NHNN đã có bài phát biểu mới đây, khả năng Lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm về 10% là hoàn toàn trong tầm tay.

    [r2)] [r2)] [r2)]





  5. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356

    - Xăng dầu đã tăng giá (+) Điện chưa có kế hoạch tăng giá.
    - CPI tháng 3 đã công bố cực thấp (+) Dự báo quý 2/2012 sẽ về 1 con số.
    - Lãi suất đã giảm (+) Dự báo sẽ tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới.
    - Tỷ giá VND/USD tiếp tục ổn định (+) dự báo sẽ tăng không quá 1% trong năm 2012. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh (ước tính 25 tỷ USD so với 13,5 tỷ USD cùng kỳ 2011)
    - Giá vàng đã giảm mạnh và sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới khi kinh tế Mỹ Phục hồi.


    Tình hình vĩ mô đã sáng sủa hơn rất nhiều.

    Còn tin gì xấu có thể tung ra trong thời gian tới không?

    Chúng ta còn chờ gì nữa nhỉ?


    :-?? :-?? :-??
  6. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    NHNN: 4 NHTM Nhà nước phải tiết giảm chi phí, hạ lãi suất cho vay

    4 ngân hàng Agribank, Vietcombank, BIDV và MHB phải tiết giảm chi phí từ 5% đến 10% chi phí, hạ lãi suất cho vay. Đây là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ Ban Lãnh đạo ngân hàng.

    Ngày 22/3/2012, Thống đốc đã ký ban hành văn bản số 1656/NHNN-TCKT yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (bao gồm:Agribank; Vietinbank; Vietcombank; BIDV và MHB) tiết giảm chi phí, hạ lãi suất cho vay và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

    Theo văn bản này, Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng này thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền và phát động phong trào thi đua nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ lãi suất cho vay đến toàn thể cán bộ, công nhân viên trong hệ thống của mình và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2012.

    Đồng thời triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2012 phù hợp với định hướng và các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và NHNN; Rà soát các định mức, chỉ tiêu; Cải tiến cơ chế quản trị, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tài sản.

    Trên cơ sở đó, các ngân hàng phải xác định các biện pháp, mức tiết giảm chi phí để đạt được mục tiêu tiết giảm từ 5% đến 10% chi phí, hạ lãi suất cho vay, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của từng đơn vị cũng như toàn hệ thống.

    Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng đăng ký các biện pháp và mức tiết giảm cụ thể với NHNN và Bộ Tài chính trước ngày 10/4/2012. Cuối năm, đề nghị các ngân hàng báo cáo NHNN và Bộ Tài chính kết quả thực hiện chỉ tiêu tiết giảm chi phí, hạ lãi suất cho vay và coi đây là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Ban Lãnh đạo, điều hành của các ngân hàng.


    Theo SBV



    CPI 9% (+) biên độ 3% = 12%
    Lãi suất cho vay sẽ chỉ còn 12% vào cuối năm nay.

    Buy and Hold

    Nếu bà con còn chần chừ thì khi TT càng lên cao việc ra quyết định mua sẽ càng khó khăn hơn.

    :-?? :-?? :-??


  7. lysucun73

    lysucun73 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2012
    Đã được thích:
    990

    Chần chừ là mất cơ hội.
    [r2)]
  8. kimlong_nt

    kimlong_nt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    356
    Quyết tâm hạ lãi suất huy động về 10%/năm


    [​IMG]
    Thống đốc cho biết Chính phủ quyết liệt trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xác định có 9 ngân hàng thuộc nhóm 4 (yếu kém, tỉ lệ nợ xấu cao), không cho phát triển tín dụng, giữ ổn định thị trường

    Ngày 25-3, Thủ tướng *************** đã tổ chức gặp mặt các chuyên gia kinh tế để lắng nghe ý kiến, đánh giá tình hình kinh tế quý I-2012 và thảo luận về chính sách sắp tới. Sau khi nghe các chuyên gia phân tích, đánh giá, Thủ tướng nói: “Tại phiên họp sắp tới, Chính phủ sẽ thảo luận, đánh giá tình hình quý I, tìm các biện pháp điều hành trong quý II với tinh thần kiên trì bám mục tiêu, ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý 5%-6% gắn với ổn định”.


    Đưa lãi suất huy động về 10%


    Tại cuộc họp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết lạm phát có chiều hướng giảm trong những tháng qua, đặc biệt giảm rất mạnh trong quý I, chỉ còn hơn 2% (các năm trước, quý I lạm phát thường ở mức 5% trở lên). Ông cho rằng đó là một thành công của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã tỏ rõ sự quyết liệt trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xác định có chín ngân hàng thuộc nhóm 4 (yếu kém, tỉ lệ nợ xấu cao).


    Với những đơn vị này, Chính phủ kiên quyết không cho phát triển tín dụng, tiến tới giữ ổn định thị trường. Còn các ngân hàng nhóm 2, 3 không gặp sự cố gì lớn. Hệ thống đã tránh được nguy cơ đổ vỡ và dần dần sẽ hồi phục lại trật tự. “Đây là một việc được làm tốt trong bốn tháng qua” - ông nói.

    Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Cao Viết Sinh cho biết CPI tháng 3 chỉ tăng 0,16%, là mức tăng thấp nhất trong vòng gần hai năm qua.

    Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động đình đốn và đứng trước nguy cơ phá sản. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chính, nhận định: “Tác nhân chính của tình trạng này là lãi suất ngân hàng quá cao”.
    Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng không phải là doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng, mà là không có kế hoạch kinh doanh thuyết phục để ngân hàng có thể cho vay. Nói cách khác, vấn đề không phải là “tiếp cận vốn” mà là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp rất kém. Ngoài ra, câu chuyện giảm lãi suất tuy đã được đặt ra từ lâu nhưng Ngân hàng Nhà nước cho rằng chưa thể làm quyết liệt vì còn chưa giải quyết được vấn đề thanh khoản.


    Tuy nhiên, ông Trần Xuân Giá (nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT), Chủ tịch Ngân hàng ACB, lại chỉ ra một thực tế là bản thân ngân hàng của ông hiện dư tới 3 tỉ USD mà không cho vay được. “Vậy vấn đề không phải là tính thanh khoản, hay là không có người vay, mà là lãi suất cao quá khiến doanh nghiệp không vay được”.

    Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhắc lại: Sẽ quyết tâm hạ lãi suất, mỗi quý giảm 1%, đưa lãi suất huy động về mức 10%/năm vào cuối năm nay.

    Giảm thuế cho doanh nghiệp


    Các chuyên gia đặc biệt lưu ý Chính phủ là tình trạng hơn 79.000 doanh nghiệp giải thể tính đến cuối năm 2011.


    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu ra các khó khăn của doanh nghiệp, xoay quanh các vấn đề như tín dụng, thuế. Bà cho rằng phải làm sao để vừa ổn định kinh tế vĩ mô vừa phát triển.

    Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sĩ Kiêm nêu vấn đề việc xây dựng chính sách về thuế, phí phải được được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo được tính hợp lý trong bối cảnh khó khăn. Các chính sách về thuế, phí trước hết phải tập trung theo hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh và đóng góp cho nền kinh tế.

    Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy đề xuất Chính phủ tiếp tục có những biện pháp giảm thuế cho doanh nghiệp. Ông đề xuất: Chính phủ tiếp tục có những biện pháp giảm gánh nặng về thuế cho doanh nghiệp, xem xét kỹ khi đưa ra các khoản phí để doanh nghiệp yên tâm hơn trong đầu tư và dám vay vốn để đầu tư. Các khoản phí đề ra phải cân nhắc đến tính hiệu quả của tổng thể nền kinh tế.

    Ông cũng đề xuất việc tiếp tục giải quyết một cách căn cơ về vấn đề thanh khoản của ngân hàng cũng như thực hiện chủ trương tiếp tục hạ lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ lãi suất huy động và cho vay trên thực tế của các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vượt trần lãi suất.


    Các chuyên gia nhất trí: Để giữ lạm phát ở mức một con số và duy trì tăng trưởng khoảng 6% trong năm 2012 cần một sự nỗ lực rất lớn để giải quyết vấn đề an sinh xã hội, hướng tới phát triển bền vững...


    Theo Hoàng Thư
    Pháp luật Tp


    Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhắc lại:
    Sẽ quyết tâm hạ lãi suất, mỗi quý giảm 1%, đưa lãi suất huy động về mức 10%/năm vào cuối năm nay.

    Chiến lược kiến nghị: Buy and Hold

    Chiến thuật tối đa hóa lợi nhuận:

    - Bán 50% khi gặp ngưỡng cản mạnh
    - Full Margin sau khi vượt cản.



  9. lysucun73

    lysucun73 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2012
    Đã được thích:
    990
    Em là em thích nhất cái đoạn này:

    "ông Trần Xuân Giá (nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT), Chủ tịch Ngân hàng ACB, lại chỉ ra một thực tế là bản thân ngân hàng của ông hiện dư tới 3 tỉ USD mà không cho vay được."


    Hic.
    Thảo nào ACBs cho vay thoáng thế.
    3 tỷ $ không cho vay được thì chuyển qua ACBs để tự doanh và cho vay Margin chứ để làm gì nhỉ?

    Thế này thì VN Index sẽ còn tăng bền vững.
    Mốc 600 sẽ sớm thành hiện thực, chậm nhất là cuối Quý 3/2012.

    :-ss :-ss :-ss

Chia sẻ trang này