Với quyết định tăng lãi suất cơ bản lền 9%, chính phủ đã quyết tâm giữ giá trị tiền đồng để tạo niề

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 05/11/2010.

2408 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 04:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4931 lượt đọc và 87 bài trả lời
  1. nhatkydautu

    nhatkydautu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    0


    • Thế cái lãi suất cho vay tăng cao cũng là tin tốt hả bác [:D][:D][:D][:D][:D]
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Cái nào cũng có mặt tích cực và không tích cực. Để chọn giải pháp mà thấy mặt tích cực trội hơn mặt chưa tích cực và làm cho tình hình toàn cục tốt hơn thì người ta chọn. Rõ ràng với quyết sách này tỷ giá đã hạ nhiệt mạnh. Còn việc lãi suất tôi sẽ nói sau, tôi đã nói ở trên rồi là sẽ viết một bài phân tích cụ thể mà.

    Nói chung trị được bệnh tỷ giá là 1 thành công vì nó ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài và niềm tin vào đồng nội tệ,

    Kết thúc tuần giá U S D trên thị trường tự do chỉ còn xoay quanh 20 300 - 20 500 và xu hướng USD sẽ tiếp tục giảm xuống sát mốc 20 000.
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    làm gì cũng nhìn tiêu cực hết thì không thể làm gì được bác à.
  4. ttvidai

    ttvidai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2007
    Đã được thích:
    239
    http://cafef.vn/20101105033957176CA34/bom-ngoai-te-cuu-ty-gia-chi-giam-dau-tuc-thoi.chn
    Bơm ngoại tệ cứu tỷ giá: Chỉ 'giảm đau' tức thời

    Về lâu dài thì Chính phủ nên có những biện pháp khác mạnh hơn, dài hơi hơn để ổn định tâm lý người dân và doanh nghiệp.



    Trước tình hình giá USD liên tục tăng cao và căng thẳng ngoại tệ thời gian qua, Chính phủ đã quyết định để Ngân hàng Nhà nước mạnh tay hơn trong việc "bơm" ngoại tệ phục vụ các nhu cầu nhập khẩu thiết yếu, thay vì chỉ nhỏ giọt như thời gian qua, nhằm cứu tỷ giá.
    Theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Ngân hàng TP HCM, xét về hiệu quả trước mắt thì đây là giải pháp rất tốt.

    Thời gian qua khi USD, vàng liên tục "sốt" giá, người dân đang "chôn" hết tiền vào vàng, USD, cả doanh nghiệp cũng giữ găm USD, nên tiền đầu tư, xoay vòng vào kinh doanh, sản xuất chỉ nhỏ giọt. Điều này đã khiến sản xuất đình trệ, theo đó dẫn đến nhiều hệ lụy như giá cả nhiều mặt hàng, sản phẩm tăng, thị trường chứng khoán rơi vào ảm đạm….

    Thế nên việc Ngân hàng Nhà nước "bơm" ngoại tệ để cứu tỷ giá là giải pháp đáng hoan nghênh trong tức thời, vì tỷ giá sẽ sớm hạ nhiệt, vàng có tăng cũng chỉ là do ảnh hưởng giá thế giới chứ không do việc làm giá trong nước như trước đây.
    "Tôi đảm bảo sau thông tin này, dân sẽ đổ xô đi bán vàng, USD, nếu giá vàng không bị đẩy tăng do giá thế giới", ông Dương nhấn mạnh.
    Bên cạnh đó, cùng với việc bơm ngoại tệ, Chính phủ chủ trương để lãi suất tiền đồng vận hành theo cơ chế thị trường, thay vì yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp như trước đây. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận lãi suất trên thị trường tăng lên.

    Lãi suất tăng có tác động hai mặt, trong đó mặt tích cực là thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng trong bối cảnh vàng, USD hạ nhiệt, từ đó tiền lưu thông vào sản xuất, kinh doanh lớn mạnh hơn.
    “Tuy nhiên, tôi hy vọng việc cung ứng đồng ngoại tệ lúc này của Chính phủ chỉ để giảm nhiệt tỷ giá, còn về lâu dài thì Chính phủ nên có những biện pháp khác mạnh hơn, dài hơi hơn để ổn định tâm lý người dân và doanh nghiệp.

    Những biện pháp có thể kể đến như giảm chi tiêu công, giảm bội chi ngân sách, tăng hiệu quả sản xuất, chính sách xuất nhập khẩu và tỷ giá rõ ràng, chính sách tiền tệ mạch lạc…”, tiến sĩ Dương nói.
    Cũng theo tiến sĩ Lê Trọng Nhi, chuyên gia tài chính ngân hàng cấp cao, việc cung ngoại tệ để hạ nhiệt tỷ giá chỉ là một giải pháp tình thế - như một liều thuốc morphin giảm đau cấp thời và sẽ không có tác dụng lâu dài.

    Tháng 7/2009 Chính phủ cũng đã có giải pháp tương tự, song vì phương án dài hơi không có nên bây giờ lại rơi vào lại "bệnh" cũ.

    Thực hiện giải pháp này có nghĩa là nền kinh tế đang có nhiều bất ổn vĩ mô và sẽ có những tác động tiêu cực nhất thời, điển hình nhất là làm tổn thất quỹ dự trự USD của Ngân hàng Nhà nước, làm tổn thương thêm hình ảnh và giá trị tiền đồng trong dân chúng, và chỉ số tín nhiệm tín dụng của Việt Nam có thể tiếp tục bị xuống hạng.
    “Hơn 10 năm qua chúng ta đã đánh mất nhiều cơ hội ổn định tỷ giá và tạo niềm tin giá trị VND. Đúng là phải có và thực hiện một cụm những giải pháp vừa hành chính vừa thị trường.
    Nhưng theo tôi, bằng mọi giá phải đặt mục tiêu cho nền kinh tế và xã hội Việt Nam phải sử dụng tiền đồng, nghĩa là VND là phương tiện trao đổi và thanh toán. Không có được mục tiêu này thì sẽ quá khó trong cuộc vật lộn triền miên để quản lý sự biến động của và giữa vàng/VND/USD”, ông Nhi bàn về giải pháp căn bản, lâu dài.
    Bên cạnh đó, việc bơm ngoại tệ đồng nghĩa với khả năng lãi suất tiền đồng trên thị trường chắc chắn tăng lên. Điều này có thế gây những xáo trộn ngắn hạn trên thị trường tín dụng và trì trệ trong đầu tư của lĩnh vực tư nhân – vốn không được ưu đãi về vốn vay. Việc này đồng thời sẽ trở thành những bất ổn trung và dài hạn nếu tình hình lạm phát không được kéo về dưới 6 - 7% vào quý 2 năm 2011.
    Còn theo một lãnh đạo của một ngân hàng thương mại lớn, nhiều chính sách của Ngân hàng Nhà nước ban hành hay và đúng thời điểm, nhưng hiệu quả chưa cao. Ngân hàng Nhà nước nên làm chủ thị trường tự do.
    Thay vì cấm đoán, Ngân hàng Nhà nước nên yêu cầu các cửa hàng, công ty tham gia vào buôn bán vàng, ngoại tệ phải nộp báo cáo giao dịch trong vòng 1 - 2 tuần kể từ ngày giao dịch.

    Điện toán hóa hệ thống báo cáo. Chúng ta phải phạt nặng nếu họ trễ nải hoặc báo cáo sai. Tất cả các nước phát triển đều thấy có một cơ quan trực thuộc chính phủ làm công tác này.
    Mục đích thứ nhất là chống rửa tiền, thứ hai là chống trốn thuế và thứ ba là sử dụng vào thống kê nhằm đưa ra những quyết sách hợp lý cho thị trường tự do.
    "Một vấn đề lớn mà tôi thấy có ảnh hưởng tới vấn đề tỷ giá, đó là việc buôn bán hàng lậu. Chúng ta nên quan tâm hơn đến hoạt động ngoại tệ và mua bán hàng lậu ở biên giới. Ngoài việc nhập hàng lậu, dân buôn tuồn một lượng ngoại tệ lớn ra ngoài, nhiều dân buôn còn bán ngoại tệ ở khu vực cửa khẩu", vị này nói.
    Theo Đông Nhiên
    Báo Đất Việt


  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    tuần sau VN-Index sẽ thử lại mức kháng cự 467-470
  6. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    465 bác.....tin LS vừa tác động tiêu cực và tích cực nhưng cái quan trọng hơn là tỷ giá và lạm phát được kiềm chế, ổn định để phát triển[r2)][r2)]
  7. ttvidai

    ttvidai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2007
    Đã được thích:
    239
    http://vnr500.vn/2010-11-05-that-lung-buoc-bung-vi-bao-gia-
    Thắt lưng, buộc bụng vì “bão giá”

    Tác giả: Lao Động
    Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước


    Hàng hoá trên thị trường ồ ạt tăng giá, gây khó khăn cho đời sống người dân. Các gia đình có thu nhập thấp đang phải thắt lưng, buộc bụng trong cơn “bão giá”.
    Từ các mặt hàng nhu thiết yếu như đường, sữa, gạo, thịt gia súc, gia cầm... đến hàng cao cấp giá đều đi lên. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lại vin vào giá USD, giá vàng, giá xăng dầu... tăng để đua nhau tăng giá sản phẩm.
    "Mê hồn trận" giá!
    Bắt đầu từ tháng 8.2010, khi giá nhiều mặt hàng đã bắt đầu rục rịch tăng, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá đã có kế hoạch mua hàng dự trữ, tuy nhiên đến thời điểm này, lượng hàng bình ổn vẫn chưa thực sự làm ổn thị trường.
    Rau, củ, quả là một trong những loại hàng thiết yếu thuộc diện hàng bình ổn giá, tuy nhiên ghi nhận tại các siêu thị và một số chợ trên địa bàn TPHCM, các mặt hàng này lại có giá tăng đến chóng mặt, trong đó có nhiều loại rau tăng từ 50 - 100%.
    [​IMG]
    Tiêu biểu là cải xoong lớn từ 9.000đ/kg tăng lên 17.700đ/kg, các loại củ cũng tăng từ 3.000đ đến 5.000đ/kg. Giá các loại thịt ở siêu thị cũng tăng mạnh và cao hơn từ 5.000đ đến 10.000đ/kg so với giá thịt ở chợ. Thịt lợn đùi tại chợ An Lạc, Q.Bình Tân có giá 56.000đ/kg, trong khi đó tại siêu thị Co.op Mart hàng có nguồn từ các Cty tham gia bình ổn giá là 68.000đ/kg và hàng không bình ổn là 72.000đ/kg.
    So với giữa tháng 10 thì đầu tháng 11 giá của các mặt hàng như sữa, đường, bột ngọt, trứng... cũng đã tăng từ 3 - 10%, như các loại sữa nước của Vinamilk đồng loạt tăng 3%. Giá sữa bột tại các siêu thị thường cao hơn giá ở chợ, đại lý từ 15.000 - 20.000đ/hộp. Tại hệ thống siêu thị Co.op mart sữa bột Friso loại 1,5kg có giá 342.000đ/hộp, cao hơn 20.000đ/hộp so với giá tại các đại lý. Đại diện SaiGon Co.op cho biết, mặt hàng tăng mạnh nhất trong thời gian gần đây là các hàng hóa nhập khẩu hoặc các sản phẩm nhập nguyên liệu từ nước ngoài, tiêu biểu là rượu, đồ hộp tăng từ 3 - 5%. Nguyên nhân là do giá USD và giá vàng trên thế giới đang tăng mạnh.
    Giải thích cho việc nhiều mặt hàng nhu thiết yếu nằm trong cam kết bán giá thấp nhất so với thị trường của hệ thống siêu thị BigC cũng rục rịch tăng giá, bà Dương Thị Quỳnh Trang - Giám đốc Quan hệ công chúng và đối ngoại hệ thống siêu thị BigC - cho biết: "Người quyết định giá không phải nhà phân phối mà là các nhà sản xuất, những nơi cung cấp nguồn hàng.
    Họ có hàng chục lý do để yêu cầu nhà phân phối tăng giá bán sản phẩm, từ mưa lũ, đến giá xăng, giá vàng, giá USD tăng... Nhà phân phối chấp nhận việc tăng giá nếu nhà cung cấp sản phẩm có những chương trình khuyến mãi kèm theo. Để đảm bảo làm đúng cam kết bán với giá thấp nhất, cũng có DN phải cắn răng chịu lỗ. Chẳng hạn như bánh mì Baguette của hệ thống siêu thị BigC, doanh nghiệp phải chịu lỗ khi giảm giá từ 3.900đ/ổ xuống còn 3.400đ/ổ, trong khi giá bột mì trên thế giới đang tăng mạnh.
    Lương lỗi hẹn với giá!
    Đứng tần ngần trước quầy rau quả của siêu thị Co.op mart, đường Cống Quỳnh, quận 1, chị Thu Mười ở địa chỉ 47 Nguyễn Thông, quận 3 là Giám đốc Công ty Đại Hồng Phúc cho biết: "Thời buổi lạm phát, công ty làm ăn không sinh lời, giá cả thì tăng đến chóng mặt, nhân viên than thở lắm nhưng công ty cũng không thể tăng lương được. Bản thân mình là giám đốc, mình còn đau đầu với chi tiêu hằng ngày thì nhân viên lương hơn 2 triệu đồng/tháng kêu la cũng phải".
    Là công ty gia đình gồm 4 thành viên, lúc đầu chị Mười còn cho nhân viên ra ăn ngoài quán, nhưng từ khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, chị phải tự đi mua thực phẩm nấu buổi trưa cho nhân viên. Chị chia sẻ: "Mình phải chịu cực một chút, không tăng lương cho nhân viên thì cũng phải đảm bảo được một bữa ăn đàng hoàng".
    [​IMG]
    Dạo qua chợ An Lạc, nhiều bà nội trợ cầm mớ cải xoong lên xem hồi lâu đắn đo lại chuyển qua mua bó rau muống.
    Cô Võ Thị Tuyết - Phó ban Quản lý chợ An Lạc - vừa trả tiền bó rau, vừa chia sẻ: "Lương chỉ hơn 2 triệu/tháng cầm cự cả năm nay không tăng, vậy mà chỉ trong tháng 10 thôi cái gì cũng tăng vèo vèo, ngày trước rau muống 3.000đ/bó đi chợ một ngày 50 ngàn, giờ 5.000đ/bó cũng chỉ đi chợ từng ấy tiền. Thay vì mua xà lách 30.000đ/kg tôi chuyển sang mua rau muống, chắt chiu còn mua những thứ khác mới tạm đủ".
    Vào những ngày công nhân của Khu công nghiệp Tân Tạo, Tân Bình nhận lương, siêu thị BigC An Lạc nhộn nhịp hẳn, vì công nhân tranh thủ đi mua hàng khuyến mãi, hàng giảm giá.
    Chị Nguyễn Ngọc Oanh - công nhân Khu công nghiệp Tân Tạo - cho biết: "Lương chỉ gần 2 triệu/tháng, đi siêu thị cũng chỉ để ngắm đồ, xem cái nào đẹp thì dành dụm tiền để khi nào về tết sẽ mua. Trước tụi em đã ít mua thịt, giờ thịt tăng giá lại càng ít mua, chỉ mua rau nhưng mấy tuần nay rau cũng không đủ tiền để mua".
    Ông Trần Ngọc Ẩn - phụ trách giá cả thị trường chợ An Lạc, Q.Bình Tân - cho biết: "Chúng tôi có niêm yết giá cho các tiểu thương và vận động bán đúng giá, nhưng giá cả hàng hóa còn tùy thuộc vào nguồn cung, các điều kiện vận chuyển nên việc giá tăng cũng không thể nào kiểm soát được".
    Hầu hết các chợ và siêu thị cũng không đảm bảo được rằng trong thời gian tới lượng giá hàng hóa có ổn định hay không, khi Tết Tân Mão đến gần và lượng hàng dự trữ của các doanh nghiệp phân phối cũng đã hết.
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    OK vùng kháng cự 465-470
  9. ttvidai

    ttvidai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2007
    Đã được thích:
    239
    http://cafef.vn/20101105104342789CA0/kiem-soat-no-cong-duoi-60-gdp.chn
    Kiểm soát nợ công dưới 60% GDP
    [​IMG]

    Chủ nhiệm UBTài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng tốc độ vay nợ của VN từ năm 2009 đến nay rất nhanh, cần tính toán khả năng trả nợ và phải có chiến lược về nợ công.



    p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; } Ông Hiển nói:
    Nợ công trên thế giới không có công thức, tỉ lệ chung. EU đưa ra thỏa thuận với các nước thành viên là nợ công không quá 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), bội chi không quá 3%.

    Theo tôi, nợ công một nước cần tính đến cái quan trọng nhất là khả năng trả của nền kinh tế, hiệu quả sử dụng thế nào. Như Argentina, nợ không đến mức 50-60% GDP nhưng vẫn khủng hoảng. Đó là bài học.
    Nhiều đại biểu cho rằng nợ công của VN đã vào khoảng 70% nếu tính theo thông lệ quốc tế. Ủy ban Tài chính ngân sách đánh giá thế nào?
    Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công của VN mới ở khoảng 57% GDP. Tất nhiên công thức tính là theo luật của chúng ta, gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ địa phương. Một số nơi cho rằng phải tính cả nợ của ngân hàng chính phủ, doanh nghiệp nhà nước vào, nhưng ta chỉ có thể tính theo Luật quản lý nợ công.
    Theo đánh giá của chúng tôi, chỉ có thể nói nợ của VN trong ngắn hạn là an toàn. Vì cơ cấu nợ của VN, 75% là vay ODA, lãi suất dưới 2%, thời gian vay 30-40 năm. An toàn vì chưa đến hạn trả nợ, sức ép ngắn hạn chưa có. Nhưng lợi thế nguồn vay này sẽ không còn. Trong khi đó, đầu tư nguồn vay nợ ngày nay không hiệu quả. Đó là cảnh báo trong trung hạn, dài hạn.
    Chúng tôi đã có giám sát tình hình nợ công, theo dõi rất kỹ vấn đề này. Nhưng không thể lấy ngưỡng nào là an toàn mà phải xem khả năng trả đến đâu thì vay đến đó. Đặc biệt phải nâng hiệu quả sử dụng vốn vay.
    Tuy nhiên ngay cả khoản nợ Vinashin mà Chính phủ không bảo lãnh, nhưng có thể Chính phủ phải trả...
    Vinashin đang trong quá trình xử lý, tôi tin Chính phủ sẽ có cách làm đúng. Mọi vấn đề kinh tế rất phức tạp vì đan xen nhau. Cái này cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh, không thể một chiều. Cần xây dựng cơ chế, hành lang tốt để quản các tập đoàn.

    Thị trường là chiến trường, có thua lỗ, mất mát, thắng lợi đều dễ xảy ra. Thất thoát là tất yếu nếu không kiểm soát tốt. Nên bình tĩnh xử lý.

    Từ năm 2009 đến nay nhiều chuyên gia cho rằng VN đã vay quá nhiều, quá nhanh?
    Đúng như vậy. Đó là giai đoạn chống lạm phát, suy thoái. Theo giải pháp chung của các nước, 2009-2010 phải tăng chi tiêu Chính phủ, đặc biệt tăng đầu tư rất lớn, khiến nợ Chính phủ tăng nhanh (từ 34% lên trên 44%). Nhưng bước vào giai đoạn tới, bắt đầu ổn định rồi, theo tôi, nợ công không thể tăng nhanh với tốc độ như vậy nữa.

    Phải tăng thu ngân sách, cơ cấu lại chi tiêu, giảm bội chi xuống. Đến năm 2013, tất cả khoản thu, chi phải đưa vào ngân sách hết, chứ không nên để có khoản trong, ngoài ngân sách như hiện nay.
    Kỳ họp trước dân nghe nói nợ Chính phủ dưới 50% nên vẫn an toàn, kỳ này nói đã lên đến 57% nhưng cũng nói vẫn an toàn?
    Sau khi Luật quản lý ngân sách ra đời, chúng ta có khái niệm nợ công chứ trước đây chỉ có nợ Chính phủ. Nợ Chính phủ giờ vẫn dưới 50%, còn nợ công, gồm cả nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ địa phương, thì lên tới 57%. Quan điểm của Ủy ban Tài chính ngân sách vẫn nhất quán: nợ công nên dưới 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không nên quá 50% GDP.
    Huy động trái phiếu Chính phủ gặp khó
    Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội vừa có báo cáo giám sát “việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về quản lý, phân bổ và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010”. Theo đó, đến thời điểm này tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ yêu cầu cho các công trình, dự án trong danh mục đã lên tới 246.447 tỉ đồng, lớn hơn nhiều so với dự kiến ban đầu 63.064 tỉ đồng.
    Bên cạnh nhiều kết quả đạt được, Ủy ban Tài chính ngân sách đã chỉ ra một số hạn chế, tồn tại, trong đó có việc tổng mức đầu tư các công trình, dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ tăng quá cao so với khả năng cân đối của ngân sách, ảnh hưởng đến khả năng vay và trả nợ. Cụ thể, hầu hết các dự án đều có phát sinh, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu. Có dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hai lần, có những dự án không chỉ điều chỉnh về giá nhân công, vật liệu, giá đền bù, giải phóng mặt bằng... mà còn điều chỉnh cả về thiết kế kỹ thuật, quy mô dự án, có những dự án vừa thi công, vừa đấu thầu, vừa điều chỉnh tổng mức đầu tư.
    Trước yêu cầu nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn thành các công trình, dự án có trong danh mục giai đoạn 2003-2010 đã tăng thêm nhiều so với dự toán ban đầu, Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng việc cân đối nguồn lực trung hạn trong tương lai để thực hiện các công trình, dự án được phê duyệt sẽ làm tăng nhanh nợ Chính phủ trong thời gian ngắn.
    Ủy ban Tài chính ngân sách kiến nghị đưa nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và các thu, chi khác của Nhà nước vào trong cân đối ngân sách nhà nước bắt đầu từ năm 2013. Thực hiện rà soát các công trình sử dụng vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, siết chặt và lập lại trật tự trong đầu tư công, riêng nguồn trái phiếu Chính phủ không cho phép bổ sung danh mục mới, kiên quyết loại bỏ các dự án không hiệu quả, thời gian thực hiện kéo dài...
    V.V.Thành

    Theo Đàm Văn Đảng
    Tuổi trẻ


  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Vấn đề hạ nhiệt được tỷ giá là một thành công

Chia sẻ trang này