VP Bank Cổ phiếu Giá trị - Cổ phiếu tăng trưởng điển hình

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dangvietneu0907, 10/08/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8110 người đang online, trong đó có 1146 thành viên. 14:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 829107 lượt đọc và 5788 bài trả lời
  1. haiduongqb

    haiduongqb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/07/2016
    Đã được thích:
    243
    Bac ơi. Cphieu dong bank chiem 1/4 vốn hoá ttrg. Bank k lên thi ttrg lam sao lên dc bác. Bank se fai lên
  2. traderviet

    traderviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    815
    Pác HUYHOMHINH chắc chỉ đơn giản quảng cáo cho tcbs thoai....hiểu được, nhưng lần sau pác cứ đưa cái thống kê dòng tiền ra là được (để quảng cáo) đừng lồng thêm mấy cái ý kiến trời ơi nhưng lại được được pác dùng đại bác bắn ra, khủng khiếp quá.
    --- Gộp bài viết, 29/08/2021, Bài cũ: 29/08/2021 ---
    Về cái thống kê này em cũng nói luôn quan điểm dân TA:
    Nhà đầu tư cần con số cụ thể chính xác chứ ko thể chỉ là khoảng khoảng (cái hình này ko cho được điều đó), trong khi đó từ TỆ - BÌNH THƯỜNG -KHÁ - TỐT...mỗi khoảng đó nó dài dằng dặc bao gồm cả hàng nghìn nghìn mốc khác nhau=> nhìn thì thấy PHỨC TẠP (e ko dùng từ đẹp vì ko ra tiền nên ko đẹp được)=> ....đ dùng được, vì có số liệu đâu mà dùng, nhìn thì cũng chỉ áng áng xem nó thế nào mà thôi.
    --- Gộp bài viết, 29/08/2021 ---
    Dow Jones35,455.80+242.68+0.69%

    Thứ 6 tuần trước DJ hồi khá so với mức đc (-57) hôm thứ 6 => khả năng cao là TT VN sẽ tích cực trở lại=> VN muốn lên thì VN30 mà đặc biệt dòng bank phải lên=> VPB đang khoẻ nhất dòng bank, chỉ cần duy trì phong độ là VPB thẳng tiến thôi => Dù ai nói ngược nói xuôi, kệ họ, ae VPBanker cứ vững vàng, quả ngọt sẽ về tay.
    ValenhuFlexible_patience thích bài này.
  3. trancetanzdn

    trancetanzdn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2020
    Đã được thích:
    694
    VPB sau khi nhận tiền bán FE Credit đang được định giá rẻ hơn nhiều so với toàn ngành. Thậm chí, nếu so với một số ngân hàng cùng quy mô như BID với 15,44; VCB với 17,49; TCB với 10,48; MBB với 8,41 hay ACB với 12,62 thì P/E của VPB đang thấp hơn.
    kiemtientuCK thích bài này.
  4. trancetanzdn

    trancetanzdn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2020
    Đã được thích:
    694
    Chắc lại chim lợn vét hàng đây mà
  5. traderviet

    traderviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    815
    Báo cáo nhận định Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 30/08- 01/09/2021 - Kỳ vọng nhịp hồi phục kỹ thuật!

    Tóm tắt nội dung:

    • Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI World Index giữ vững mức cao mọi thời đại sau khi chứng khoán khu vực Châu Á bập tăng mạnh mẽ, trong khi đó chứng khoán Mỹ và Châu Âu cũng đang ở mức cao kỷ lục nhờ lạc quan về tiêm chủng, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2021 tích cực và Chủ tịch Fed Jerome Powell phát tín hiệu NHTW có khả năng bắt đầu rút lại một số biện pháp nới lỏng tiền tệ trước khi kết thúc năm 2021. Tuy vậy, ông vẫn cho rằng thời điểm nâng lãi suất trở lại vẫn còn xa.
    • Thị trường chứng khoán trong nước điều chỉnh giảm sang tuần thứ 2 liên tiếp dưới áp lực từ nhóm cổ phiếu bluechips, thanh khoản cũng giảm mạnh sau tuần lập kỷ lục, tuy vậy dòng tiền đầu cơ vẫn sôi động ở nhóm cổ phiếu nhỏ, đây đã là tuần tăng thứ 5 liên tiếp của nhóm cổ phiếu này.
    • Dòng tiền tuần qua có dấu hiệu đạt đỉnh sau khi xảy nhịp điều chỉnh mạnh trong tuần trước với giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt 19.582 tỷ đồng, giảm 26% so với tuần trước đó. Tổng GTGD bình quân 3 sàn đạt 28.995 tỷ đồng trong tháng 8 tăng 19% so với mức trung bình của tháng 7.
    • Dòng vốn ngoại bán ròng thứ 3 liên tiếp nhưng giá trị giảm hơng 80% so với tuần trước đó với giá trị bán ròng 1.047 tỷ đồng. Kể từ đầu năm, khối ngoại bán ròng trên sàn HSX 31.464 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh 45.803 tỷ đồng và mua ròng thông qua thỏa thuận 14.343 tỷ đồng.
    • Về kỹ thuật, Vùng hỗ trợ của chỉ số VN-Index đang khá chắc ở vùng 1.275 điểm cho đến 1.300 điểm đang chống đỡ khá tốt trong nhịp điều chỉnh vừa qua.Đây cũng là vùng hỗ trợ tương ứng với trendline nhỏ đang giúp chỉ số thu hẹp dần dao động nghiêng về phía tích lũy và phục hồi kỹ thuật.
    • Chỉ số định giá P/E của VN-Index có thể dao động ở vùng 15.7 đến 16 lần thu nhập là cơ hội để đầu tư trong trung và dài hạn. Do đó chiến lược xem xét có thể đẩy mạnh giải ngân nếu có các nhịp điều chỉnh diễn ra và chọn lọc vào các ngành, lĩnh vực tăng trưởng, ít bị ảnh hưởng bởi làn sóng covid lần thứ 4 này như:
    • Trong kịch bản cơ sở, chỉ số P/E của VN-Index có thể dao động ở vùng 15.7 đến 16 lần thu nhập là cơ hội để đầu tư trong trung và dài hạn, do vậy nhà đầu tư có thể tập trung vào nhóm ngành được hưởng lợi từ thanh khoản như 1) Chứng khoán – hưởng lợi từ thanh khoản thị trường tăng cao, 2) Nhóm được hưởng lợi từ tăng giá nguyên liệu cơ bản như: Thép, Tôn mạ, hóa chất , phân bón, khai thác than, ngành mía đường; 3) Các nhóm hưởng lợi từ cảng biển, vận tải biển, 4) Nhóm phòng thủ như sản xuất phân phối điện 5) Các nhóm khác có thể có sức bật tốt khi dịch bệnh đc kiểm soát như: BĐS, Thủy Sản, dệt may …
    Cơ bản đồng thuận ý kiến các anh ấy, tuy nhiên, theo em bổ sung thêm dòng bank, sau 1 thời gian điều chỉnh giảm=> đến giai đoạn tích luỹ và hồi phục roài, ae có thể theo dõi thêm để khỏi lỡ mất 1 sóng hồi đẹp. Về VPB thì khỏi nói, em thích nó và tin nó vẫn sẽ là cổ phiếu bank mạnh nhất trong ngành.
  6. Flexible_patience

    Flexible_patience Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2020
    Đã được thích:
    3.541
    https://24hmoney.vn/news/gia-tri-th...bi-tac-dong-nhung-yeu-to-nao-c55a1116879.html

    Mục tiêu của bài viết là xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị thị trường cổ phiếu của các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

    Tóm lược diễn biến cổ phiếu ngành Ngân hàng thương mại thời gian vừa qua
    Cổ phiếu ngân hàng hiện nay vẫn là một trong những cổ phiếu hấp dẫn để đầu tư đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nếu nhìn lại, từ ngày bắt đầu lên sàn cho đến nay, cổ phiếu ngân hàng đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế và của hoạt động ngân hàng. Từ lúc thực hiện tái cấu trúc đến nay, các ngân hàng thương mại dần dần đi vào hoạt động ổn định góp phần giúp cho cổ phiếu ngân hàng lấy lại phong độ trong thời gian gần đây. Thế nhưng, sự phục hồi này vẫn chưa thực sự bền vững vì những yếu tố rủi ro vẫn còn tiềm ẩn. Điều này khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy chưa an tâm và còn do dự trong quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành Ngân hàng hay không và đầu tư ngắn hay lâu dài?

    Chú ý hơn, thời gian từ đầu Quý 3/2021 đến nay cổ phiếu ngành Ngân hàng được các nhà đầu tư trên thị trường hết sức quan tâm. Đã có nhiều nhận định xunng quanh về các vấn đề diễn ra không tích cực trong xu hướng tương lai gần cho nhóm ngành cổ phiếu này. Do đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá trị cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần là cần thiết cho các nhà đầu tư.

    Mục tiêu của việc tìm hiểu vấn đề

    Phân tích này giúp các nhà đầu tư có những đánh giá, nhận định tốt hơn và có quyết định hợp lý khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu ngành Ngân hàng. Trọng tâm trước tiên của là nhận định, xem xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của ngành Ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tiếp theo là xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và vi mô đến giá trị thị trường cổ phiếu các ngân hàng. Từ đó, đưa ra một mô hình thực nghiệm có thể dự báo được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đã xác định đối với giá trị thị trường cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

    Quan điểm giá trị thị trường của cổ phiếu

    Bài viết xác định luận điểm rằng: giá thị trường của cổ phiếu được xác định và đo lường bởi giá cổ phiếu có được từ kết quả khớp lệnh giao dịch. Giá trị thị trường của cổ phiếu chịu tác động của nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp. Sự biến động giá trị thị trường của cổ phiếu là sự thay đổi trong mức giá giao dịch trên thị trường chứng khoán của các công ty niêm yết. Biến động giá trị thị trường của cổ phiếu được hiểu là sự không chắc chắn của những thay đổi trong giá của cổ phiếu xung quanh giá trị trung bình của chính cổ phiếu đó. Một cổ phiếu được cho là có mức biến động cao khi giá cổ phiếu trong giai đoạn đó có độ lệch lớn khi so sánh với mức giá trị trung bình của chính cổ phiếu đó, ngược lại, một cổ phiếu được cho là có mức biến động thấp khi giá cổ phiếu trong giai đoạn đó có độ lệch không lớn khi so sánh với mức giá trị trung bình của nó

    Vấn đề được đưa vào xem xét và nhận định

    Để phân tích, xem xét về giá trị thị trường cổ phiếu ngân hàng thương mại thì có nhiều yếu tố tác động nhưng qua phân tích và tìm hiểu về sự ảnh hưởng chính bao gồm 8 yếu tố được bài viết đưa vào phân tích:

    1. Tăng trưởng GDP: điều này đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa GDP và biến động giá cổ phiếu khi phân tích các nhân tố tác động đến sự biến động giá cổ phiếu của hơn 10 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán theo thống kê trong thời gian vừa qua trên thị trường

    2. Tỷ lệ lạm phát: khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tác giả Namibia cũng chỉ ra rằng lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với giá cổ phiếu, trong thời gian qua theo thống kê trên thị trường chứng khoán Việt Nam với nhóm ngành cổ phiếu Ngân hàng cũng cho thấy điều đó

    3. Lãi suất: khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Kết quả của nghiên cứu cho thấy lãi suất có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu ở các nước bao gồm Úc, Bangladesh, Canada, Chile, Colombia, Đức, Ý, Jamaica, Nhật, Malaysia, Mexico. Do đó, lãi suất giảm có tác động tốt cho ngân hàng, giá cố phiếu thường tăng lên

    4. Quy mô: tại các ngân hàng lớn thường cung cấp cơ hội dịch vụ ngân hàng tốt hơn cho khách hàng hơn những ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng nhờ quy mô lớn hơn nói chung có vị trí mạnh hơn và chiếm ưu thế hơn trên thị trường cạnh tranh. Cổ phiếu của các ngân hàng lớn được giao dịch tích cực trên thị trường chứng khoán, bởi vì cổ phiếu của các ngân hàng lớn cung cấp tính thanh khoản cao hơn đối với các nhà đầu tư

    5. Tỷ số P/E: Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu. Tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E) đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu. Tỷ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá bao nhiêu cho một đồng thu nhập. Nếu tỷ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên các nhà đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hóa thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao

    6. Tỷ số giá trị ghi sổ trên giá thị trường (B/M): Tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị truờng (B/M) là chỉ tiêu để xác định giá trị thực sự của một công ty bằng cách so sánh giá trị kế toán (giá trị ghi sổ) với giá trị thị trường của công ty đó. Giá trị kế toán được tính dựa trên những con số đã ghi nhận trên sổ kế toán, như giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động hay tính toán qua nguồn vốn gồm có nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Đây là những tài sản đã được ghi nhận trong quá khứ, tức là từ khi công ty sở hữu tài sản này và theo nguyên tắc giá phí lịch sử thì nó được giữ nguyên đến khi tài sản đó mất đi. Do vậy, có thể nói giá kế toán là tổng giá trị tài sản của công ty tính trong một thời kỳ nhất định, thường trong một niên độ kế toán và nó chỉ thay đổi khi có sự thay đổi quy mô hay cơ cấu tài sản

    7. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS): Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) được thể hiện như một chỉ tiêu thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này càng cao thì cổ phiếu của ngân hàng này càng hấp dẫn. Ngân hàng nào có thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) lớn hơn thì phản ảnh hiệu quả hoạt động của ngân hàng tính cho mỗi cổ phần cũng tốt hơn. Vì vậy, đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu.

    8. Chỉ tiêu chênh lệch thời lượng (DGAP): Rủi ro lãi suất là rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu khi có sự biến động bất lợi của lãi suất đối với thu nhập, giá trị tài sản, giá trị nợ phải trả và giá trị cam kết ngoại bảng của ngân hàng. Rủi ro lãi suất của ngân hàng có thể xuất phát từ hoạt động đầu tư, hoạt hoạt động huy động vốn và cho vay. Chỉ tiêu chênh lệch thời lượng là chỉ tiêu căn bản và phổ biến được sử dụng để đo lường tác động của rủi ro lãi suất đến giá trị tài sản ròng của ngân hàng thương mại. Thời lượng (duration) là chỉ tiêu thời hạn trung bình có trọng số dùng để đo lường thời hạn của tất cả dòng tiền vào từ tài sản sinh lợi và dòng tiền ra từ nợ phải trả.

    Phương pháp xử lý vấn đề và phân tích dữ liệu
    Sau khi xác định nhóm 8 yếu tố chính có ảnh hưởng đến Giá trị thị trường cổ phiếu ngân hàng thương mại đã tiến hành phương pháp phỏng vấn chuyên gia bằng bảng câu hỏi và thảo luận để xác định lại chính xác nhóm 8 yếu tố có thật sự là những yếu tố thật sự cần xem xét trong bối cảnh thị trường chứng khoán hiện nay. Sau đó, khảo sát thực tế 150 nhà đầu tư. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê và sau đó tiến hành phân tích kết quả quan sát.

    Khuyến nghị cho nhóm ngành cổ phiếu Ngân hàng
    Mục tiêu của bài viết là xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị thị trường cổ phiếu của các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Kết quả phân tích cho thấy: giá cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay bị tác động bởi các 6 yếu tố: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS); Tỷ số P/E; Tỷ số B/M; Tốc độ tăng trưởng GDP; Lãi suất và Quy mô của ngân hàng. Theo quan sát thị trường, bài biết nhận định rằng: tuy tốc độ tăng trưởng GDP trong thời gian vừa qua không thật sự tích cực. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng có tỷ số EPS, tỷ số P/E, tỷ số B/M, quy mô tốt nếu cộng hưởng chính sách lãi suất tốt thì trong ngắn hạn cũng như trong trung hạn giá trị cổ phiếu ngân hàng thương mại sẽ có chiều hướng gia tăng tích cực.
    MrDavas thích bài này.
  7. Flexible_patience

    Flexible_patience Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2020
    Đã được thích:
    3.541
    https://24hmoney.vn/news/ngan-hang-...ieu-vua-co-tro-lai-duong-dua--c1a1115467.html

    Cổ phiếu những ngân hàng có “câu chuyện riêng” sẽ sớm quay lại.

    Với triển vọng sáng sủa nửa cuối năm nay, giới phân tích cho rằng, cổ phiếu vua – vốn chiếm gần 30% giá trị giao dịch toàn thị trường – vẫn là nhóm cổ phiếu nhà đầu tư không thể bỏ qua nửa cuối năm, dù khó tăng giá mạnh như nửa đầu năm.

    Ông Trần Tánh, Phó phòng Phân tích và Nghiên cứu Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, những tháng cuối năm, cổ phiếu ngân hàng khó tăng giá đồng loạt như nửa đầu năm. Tuy nhiên, cổ phiếu của những ngân hàng có “câu chuyện riêng” và có định giá hợp lý vẫn sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng.

    Bên cạnh khuyến nghị lựa chọn cổ phiếu của các ngân hàng có “câu chuyện riêng”, các chuyên gia cũng cảnh báo nhà đầu tư thận trọng với một số cổ phiếu ngân hàng nhỏ đang bị định giá quá cao.

    Một yếu tố nữa có thể ảnh hưởng đến cổ phiếu ngân hàng 4 tháng cuối năm là room tín dụng. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, tổ chức, dịch bệnh sẽ được kiểm soát cơ bản trong tháng 9/2021, khi đó, tín dụng quý IV/2021 sẽ như lò xo bật dậy, các ngân hàng sẽ bù đắp được mọi “mất mát” trong quý III/2021.

    Nhiều khả năng, tới đây, NHNN sẽ có một đợt cấp room tín dụng nữa. Các ngân hàng mạnh tay giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua như VietinBank, Agribank, BIDV, Vietcombank và một số ngân hàng TMCP tư nhân top đầu… được dự đoán sẽ được NHNN ưu ái trong cấp room tín dụng.

    "Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt trong quý III/2021, chúng tôi tin rằng các ngân hàng này sẽ có thể giải phóng nguồn vốn và chắc chắn rằng sẽ cho thấy lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ trong quý IV/2021 và năm 2022", các chuyên gia của MBKE dự báo.
    MrDavas thích bài này.
  8. MrDavas

    MrDavas Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2019
    Đã được thích:
    262
    Đúng vậy, VPB là một trong các ngân hàng có câu chuyện riêng, câu chuyện nổi bật, câu chuyện về giá trị và tăng trưởng.
    Mr_siroFlexible_patience thích bài này.
  9. MrDavas

    MrDavas Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2019
    Đã được thích:
    262
    Bài viết này là khá tốt, tuy nhiên, theo tôi nó phù hợp với các chuyên gia kinh tế - chuyên gia tài chính ngân hàng - chuyên gia chứng khoán, chứ nó quá phức tạp và nhiều biến số cho đại đa số các nhà đầu tư của chúng ta. Hơn thế nữa, tôi cảm giác cũng chưa có kết luận "chất lượng" được đưa ra. Tôi sẽ tóm tắt lại để ace có thể dễ hiểu hơn:
    - Hiệu quả kinh doanh: EPS cho ta biết lợi nhuận/cổ phiếu (hoặc dùng ROE thay thế cũng được).
    - Chỉ tiêu định giá theo phương pháp tương đối/ hay là so sánh hay gọi chung là Multiple: P/E hay B/M hay có thể dùng P/B cũng đc.
    - Quy mô tốt: Thực ra đây là chỉ tiêu tìm ra vị thế của Bank trong ngành (ko có gì đặc biệt)=> VPB là cổ phiếu có vị thế tốt (đứng trong TOP giá trị của tt).
    - Chính sách lãi suất tốt: Cái này tôi ko đồng tình lắm, thế nào là chính sách lãi suất tốt? Cao là tốt hay thấp là tốt=> Theo tôi ổn định mới là tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    - Còn về kết luận: Giá cp có thể tăng mạnh trong ngắn hạn - trung hạn=> đồng ý tuy nhiên phải thêm: Chỉ những ngân hàng có câu chuyện riêng mới có thể cơ hội tăng giá trong ngắn hạn - trung hạn=> cơ hội ko cho cả ngành bank.
    Mr_siro, Flexible_patienceMYC thích bài này.
  10. MrDavas

    MrDavas Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2019
    Đã được thích:
    262
    Quay trở lại câu chuyện giá trị của VPB, đợt rồi nhiều báo viết về ngân hàng quá nên nay tôi đưa ra kết luận thôi nhé, ace quan tâm có thể mổ xẻ xem những nhận xét/kết luận của tôi có hợp lý hay ko nhé? Chúng ta cứ trao đổi/tranh luận thoải mái:

    Giá trị tại VPB được xây dựng và phát triển mạnh mẽ: Luôn luôn khẳng định và theo đuổi chiến lược kinh doanh linh động và đa dạng, VPB đã và đang chứng tỏ sự thành công của mình trong các năm gần đây cũng như nửa đầu năm 2021 với các thành tích và kết quả kinh doanh ấn tượng.

    Giá trị được tạo ra từ đâu và thế nào?

    Với định hướng phát triển đa phân khúc
    , từ phân khúc khách hàng cao cấp đến các đối tượng khách hàng khó tiếp cận tín dụng trên thị trường, có thể nói VPB là ngân hàng duy nhất phục vụ dải khách hàng rộng nhất từ grass root đến high class, hay super class. VPB đã chấp nhận một mức độ rủi ro hợp lý trong tầm kiểm soát với mức sinh lợi cao và phù hợp. Bằng chứng sự thành công này thông qua thu nhập lãi thuần – NII- tăng trưởng mạnh mẽ cũng như biên lãi thuần- NIM - vượt trội trong ngành với sự kiểm soát nợ xấu chặt chẽ thông qua tỉ lệ NPL thấp và đang được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, VPB đã tăng trưởng mạnh mẽ trích lập dự phòng cũng như chủ động xử lý nợ xấu trong tình hình kinh tế bị ảnh hưởng của đại dịch.

    Tận dụng và phát triển công nghệ với mục tiêu số hóa ngân hàng thông qua nền tảng VPBank NEO, một nền tảng số phục vụ khách hàng chuyên biệt đồng thời phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái đã giúp VPBank đạt được rất nhiều thành tựu trong thời gian qua. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2021 trong tổng lượng giao dịch tại ngân hàng thì có đến 82% là giao dịch điện tử, 16% là giao dịch tại ATM, POS và chỉ 2% là giao dịch tại quầy. Mặc dù kết quả này phản ảnh phần nào do ảnh hưởng của đại dịch tuy nhiên không thể phủ nhận sự hiệu quả của việc áp dụng công nghệ vào hệ thống VPBank cũng như sự đón nhận và tin tưởng của khách hàng. Không những vậy, với mục tiêu dài hạn VPBank sẽ đầu tư và phát triển VPB NEO thành một nền tảng ngân hàng số toàn năng bao gồm đầy đủ các chức năng từ thanh toán, mua sắm đến đầu tư tài chính. Sự hiệu quả được minh chứng bằng sự đón nhận của khách hàng thông qua con số ghi nhận được là có đến 72% khách hàng mới qua kênh số hóa, khách hàng gửi tiền qua kênh trực tuyến đạt 67%. Bên cạnh đó VPBank cũng đạt được một số thành tựu như giải ngân qua kênh trực tiếp trên 80%, thời gian phê duyệt thẻ tín dụng được rút ngắn chỉ từ 30 phút, cho tín chấp chỉ còn từ 2 giờ. Ngoài ra, hệ thống Race App đã ghi nhận qui mô giải ngân tăng gấp 3 lần trong 6 tháng đầu năm 2021 với tỷ lệ giải ngân đạt đến 90% và thời gian phê duyệt cho các khoản vay mua ô tô chỉ còn 5-7 phút.

    Với những thành tựu về công nghệ, với mô hình kinh doanh hiệu quả tập trung vào phân khúc bán lẻ nhiều tiềm năng cũng như nền tảng khác biệt phục vụ mọi phân khúc khách hàng với sản phẩm đa dạng, chúng ta không bất ngờ khi VPBank tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong khối NHTM CP tư nhân nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung về hiệu quả hoạt động và quy mô cạnh tranh với thị trường.

    Tạo ra giá trị cho cộng đồng


    Một mô hình kinh doanh được đánh giá là tạo ra giá trị khi nó có thể tăng trưởng bền vững đi cùng với lợi suất gia tăng. Xét trên 2 yếu tố này, VPB được xem như một mô hình tạo ra giá trị vượt trội được thể hiện qua: (i) tốc độ tăng trưởng cực kỳ ấn tượng; (ii) khả năng sinh lợi vượt trội đến từ NIM cao nhất toàn ngành, tốc độ tăng trưởng ấn tượng của VPB đến từ sự khác biệt trong chiến lược hoạt động của ngân hàng cũng như cách quản lý tập trung vào mục tiêu dài hạn của ban lãnh đạo ngân hàng. Với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất, tức đem lại nhiều giá trị nhất cho cổ đông, VPB đã xác định phân khúc thị trường riêng cũng như cách tiếp cận cực kỳ hiệu quả nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng như trên. Cụ thể, VPB tập trung nguồn lực vào phân khúc bán lẻ, cung cấp các dịch vụ tín dụng cho đối tượng khách hàng cá nhân (KHCN), hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ (SMEs), nơi mà nhu cầu tín dụng cực kỳ lớn với đặc thù nền kinh tế Việt Nam có tới hơn 95% doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh nhưng bị giới hạn bởi nhiều thủ tục (các DN nhỏ cũng phải tiến hành thẩm định các bước như DN lớn) cũng như việc các Ngân hàng khác tập trung khá nhiều vào khối DN lớn, nơi giúp họ đạt được quy mô về tài sản. Với chiến lược tập trung vào mảng bán lẻ đã giúp VPB thống trị mảng cho vay tiêu dùng (hiện tại đang dẫn đầu với thị phần 55% đến từ công ty con FE Credit), cùng với tạo vị thế cho mình trong các mảng cho vay bán lẻ khác, yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng của VPB.

    Ngoài việc tăng trưởng mạnh mẽ, khả năng sinh lợi vượt trội
    cũng là một yếu tố giúp VPB trở thành một mô hình tạo ra giá trị nhanh và bền vững. Với chiến lược tập trung vào mảng bán lẻ có ưu điểm là lãi suất cho vay cao đã giúp VPB có được mức NIM ấn tượng. Hiện nay, việc áp dụng chuyển đổi số vào các loại hình cho vay thẻ cũng như đẩy nhanh hiệu quả xét duyệt tín dụng cho các KHCN sẽ giúp cho VPB duy trì được tăng trưởng cao đồng thời đảm bảo được mức NIM ấn tượng của mình. Một chỉ số để đánh giá hiệu quả trên vốn điển hình của mọi doanh nghiệp là ROE cũng đang có được mức cực kỳ ấn tượng tại VPB. Việc có được ROE cao giúp cho quy mô vốn chủ sở hữu của VPB tăng trưởng nhanh chóng, đưa VPB trở thành một trong những ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất ngành đạt được mục tiêu ban đầu của ban lãnh đạo. Chúng ta có thể tin tưởng rằng mục tiêu tăng trưởng của VPBank hoàn toàn không xa rời tư duy cốt lõi tạo giá trị bền vững cho cổ đông.

    Ngoài những giá trị đã nêu cho các cổ đông cùng với những giải pháp cụ thể và hiệu quả cho ngành tài chính, giúp giải quyết nhu cầu tín dụng cho một bộ phận không nhỏ của nền kinh tế, và dự kiến sẽ tiếp tục được mở rộng trong tương lai, VPB còn nâng cao chính sách về phúc lợi cho cán bộ nhân viên (CBNV) của ngân hàng và các công ty thành viên như tiến hành xét nghiệm Covid-19 miễn phí cho toàn bộ cán bộ nhân viên, hỗ trợ viện phí điều trị cho CBNV và người thân. Đồng thời VPB cũng chủ động thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như đóng góp 60 tỷ đồng cho quỹ vắc-xin và 150 tỷ đồng mua 715 máy thở cho công tác chống dịch tính đến hết tháng 6/2021.

    VPB đạt được những thành tựu gì?

    Cụ thể, về khả năng tạo ra tiền VPBank đang là số 1 trong nhóm các NHTM CP tư nhân thể hiện qua chỉ tiêu Tổng thu nhập hoạt động (TOI), trong giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trưởng kép bình quân của thu nhập hoạt động (TOI) đạt 35.6% một phần nhờ đa dạng hoá các nguồn thu và đặc biệt là đẩy mạnh tỷ trọng các nguồn thu dịch vụ phi rủi ro tín dụng. Ngoài ra, biên lãi thuần (NIM) của VPBank cũng là số 1 thị trường nhờ đa dạng sản phẩm tối ưu chi phí nguồn vốn và tầm nhìn chiến lược hướng tới phân khúc lợi suất cao. NIM (net interest income – thu nhập lãi thuần) là chỉ số đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng đến từ hoạt động cho vay. Mức NIM trung bình của ngành ngân hàng hiện nay vào khoảng 4-5%, trong khi đó con số này của VPB luôn đạt trên mức 8.5% kể từ năm 2017. Không thể không kể đến chiến lược chuyển đổi số và số hoá hoạt động ngân hàng đã giúp cho Ngân hàng mẹ dẫn đầu về thu nhập từ phí dịch vụ (Net Fee Income) và phần nào cũng đã giúp tỷ lệ chi phí/ thu nhập (CIR) là thấp nhất toàn ngành bên cạnh việc tối ưu chi phí vận hành cùng tăng trưởng mạnh mẽ TOI. Cuối cùng, đối với cổ đông ROE vẫn là thước đo quan trọng nhất trong việc xem xét suất sinh lợi từ vốn đầu tư của mình. Về chỉ tiêu này, VPBank đang thoả mãn cả những cổ đông khó tính nhất khi đạt mức trên 25% dẫn đầu toàn ngành kể cả trong và ngoài khối NHTM CP tư nhân. Tại thời điểm cuối Q2/2021, ROE của VPB đạt 25.7% và được dự kiến sẽ duy trì trong nửa cuối năm.

    Các chỉ số trên chính là minh chứng cho tất cả hành động để hiện thực hoá tầm nhìn, chiến lược cũng như cam kết theo đuổi các mục tiêu về hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng tài sản của Ngân hàng. Có nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng nhanh có thể không đồng nghĩa với tăng trưởng bền vững, tuy nhiên với việc thận trọng áp dụng sớm các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro cũng như là một trong ba ngân hàng đầu tiên tuân thủ cả 3 trụ cột Basel II (CAR 2020: 11.8%). Trong năm 2021, dự kiến khoản tiền từ việc chuyển nhượng 49% tỷ lệ sở hữu tại FE Credit sẽ được hoạch toán giúp gia tăng Vốn chủ sở hữu (VCSH) của VPB lên hơn 90,000 tỷ đồng, cùng với kế hoạch chi trả cổ tức và phát hành thêm 15% cho cổ đông chiến lược vào năm 2022 sẽ đưa VPB trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất ngành.

    Ngoài ra, với việc tích hợp vào chiến lược phát triển và tầm nhìn chiến lược của Ngân hàng trách nhiệm về môi trường xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) được thể hiện ở việc là Ngân hàng đầu tiên thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường xã hội và thúc đẩy phát triển tín dụng ngân hàng xanh, VPBank đã lọt vào top 20 Công ty niêm yết có chỉ số VNSI (Chỉ số phát triển bền vững) cao nhất. Ngoài việc nằm trong top 250 Ngân hàng có giá trị nhất toàn cầu, VPBank cũng là ngân hàng top 1 trong Khối Ngân hàng TMCP tư nhân có giá trị mạnh nhất Việt Nam do tạp chí Brand Finance bình chọn.

    ...(còn tiếp)
    Mr_siroFlexible_patience thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này