VP Bank Cổ phiếu Giá trị - Cổ phiếu tăng trưởng điển hình

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dangvietneu0907, 10/08/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2740 người đang online, trong đó có 246 thành viên. 07:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 828959 lượt đọc và 5788 bài trả lời
  1. dophi91

    dophi91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    7.590
    Tôi thì thấy cái ngắn hạn hiện ngay trước mắt là vốn chủ có thể lên tới hơn 110k tỷ. Cụ thể, hiện tại vốn chủ đang 50.7k tỷ + 32k tỷ tiền bán FE sẽ nhập vào từ quý 3 + 15% cổ phiếu phát hành riêng lẻ bán cho Tây (Giá không dưới 80k 1 cổ tính ra cũng cỡ 30k tỷ). Khi ấy VPB sẽ vươn lên ngôi đầu, số 1 ngành bank của Việt Nam, vốn chủ sở hữu bỏ xa VCB, TCB, CTG.
    chuyengiabatdongsanhaiduongqb thích bài này.
  2. deplelensan

    deplelensan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2014
    Đã được thích:
    554
    Lên tý lại tèo . Con này không ăn thua. :))
  3. MrDavas

    MrDavas Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2019
    Đã được thích:
    262
    Thưc ra với VPB chúng ta có thể kỳ vọng một mức giá cao hơn nhiều. Với thông số như bạn dophi vừa chia sẻ tôi nghĩ: Tháng 10 xong vụ lên 45k tỷ; Tiền bán vốn về tháng 2-3 năm sau, tăng tiếp 1:1 lên 90k là hoàn toàn khả thi.

    Với VPB chỉ có 02 tiêu chí như chủ topic đưa ra: GIÁ TRỊ - TĂNG TRƯỞNG. Đợt này tôi tìm được 2 mã, trong đó có VPB.
    Quyết định đầu tư VPB là quyết định cho 1-3 năm, nên giá kỳ vọng của tôi cũng rất cao tôi nghĩ 1xx chẳng phải là vấn đề, nó sẽ hiện thực hoá dần dần qua thời gian khi các thông tin được released.
    dophi91 thích bài này.
    dophi91 đã loan bài này
  4. dophi91

    dophi91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    7.590
    Rất tốt cụ, vốn điều lệ thực ra không quá quan trọng, quan trọng nhất là vốn chủ sở hữu. Xét định giá hiện tại pb của nó đang là 2.47 nên mọi người nghĩ nó đắt nhưng thực tế nếu 32k tỷ từ bán FE nhập vào vốn chủ thì Pb còn cỡ 1.6 thôi, tính ra lại rẻ nhất ngành :)
    em_be_ha_noihaiduongqb thích bài này.
  5. traderviet

    traderviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    815
    Thực ra về cái ngắn hạn tôi không quan tâm lắm, cái đạt được cho thấy là có cơ sở VPB sẽ đem lại sự thịnh vượng chung cho ngành, cho vpb, cho nhà đầu tư....

    Cái tôi muốn chia sẻ ở đây là: VPB giá trị thì giá trị thể nào? Cái nào tạo ra giá trị ấy? Và việc đó có bền vững ko? => cái đó mới quan trọng=> tối rảnh tôi sẽ post thông tin mà mình có để ae tham khảo nhé.
    hoangnguyenmanh1986dophi91 thích bài này.
  6. dangvietneu0907

    dangvietneu0907 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2020
    Đã được thích:
    324
    Chia 100 ra 50 à bác :)):)):))
    dophi91 thích bài này.
  7. dophi91

    dophi91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    7.590
    Lên 90 là cổ tức 70% về còn giá 50 thôi :)
  8. dangvietneu0907

    dangvietneu0907 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2020
    Đã được thích:
    324
    MBS khuyến nghị mua VPB. Các bác tham khảo nhé

    MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VPB với giá mục tiêu 86,900VND/cp (+43% upside) dựa trên (i) tăng trưởng tín dụng hưởng lợi từ nguồn vốn bán FE Credit và kỳ vọngchào bán cho cổ đông chiến lược; (ii) chủ động cải thiện chất lượng tài sản nhờ động lực đến từ việc mở rộng sang mảng cho vay bán lẻ; (iii) tăng cường đóng góp của thu nhập ngoài lãi từ kỳ vọng tái thỏa thuận thương vụ banca với AIA.

    Luận điểm đầu tư

    • Tăng trưởng tín dụng cao sau năm 2022 nhờ tăng vốn: Tháng 4/2021, VPB đã công bố hoàn thành thương vụ chuyển nhượng 50% phần góp vốn tại FECredit (FEC) cho SMFG và VCI với mức định giá 2.8 tỷ USD, dự kiến sẽ đem về cho VPB khoảng 1.4 tỷ USD và giúp tăng Vốn chủ sở hữu (VCSH) của VPB lên khoảng 48%. Ngoài ra, theo trao đổi với chuyên gia ngành Ngân hàng, VPB cũng có kế hoạch phát hành thêm 15% cho cổ đông chiến lược (CĐCL) trong năm 2021 - 2022. Dự kiến, nguồn vốn mới sẽ giúp VPB có được cơ sở để được nới room tín dụng từ NHNN. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của VPB sẽ đạt mức trên 20% cho những năm sau 2022.
    • Củng cố vị thế mảng tín dụng tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển mảng bán lẻ: Sự tham gia của Sumitomo vào FEC sẽ giúp VPB củng cố được vị trí số 1 về thị phần cho vay tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. 6T2021, cho vay tiêu dùng tại FEC đạt 61 ngàn tỷ đồng (+1.8% so với cùng kỳ) vẫn giữ vị trí số 1 về thị phần cho vay tiêu dùng. Với việc làn sóng dịch Covid-19 bùng phát vào Q2/2021 mảng cho vay tiêu dùng bị ảnh hưởng, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng tín dụng tiêu dùng sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong Q4/2021, thời điểm dịch Covid được kiểm soát và người dân gia tăng chi tiêu bù vào thời gian cách ly cũng như các hoạt động lễ hội cuối năm.
    • Tăng trưởng CASA cho mục tiêu dài hạn: Chúng tôi kỳ vọng cố đông chiến lược SMFG sẽ thay thế khoản vay ngoại tệ liên ngân hàng bằng tiền gửi bằng ngoại tệ có chi phí vốn rẻ hơn. Hiện tại chỉ có VCB và CTG có khoản tiền gửi ngoại tệ liên ngân hàng rất lớn và cả hai đều có cổ đông chiến lược là ngân hàng Nhật. Với chiến lược mở rộng sang mảng cho vay bán lẻ, chúng tôi kỳ vọng VPB sẽ thực hiện chiến lược nâng tỷ trọng CASA trong cơ cấu huy động. Hiện tại, tỷ lệ CASA của VPB là 18.8% thuộc nhóm thấp trong ngành. Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ CASA của VPB sẽ đạt 20% trong năm 2026.
      Thu nhập ngoài lãi được đẩy mạnh để đóng góp lớn hơn vào TOI: Chúng tôi kỳ vọng VPB sẽ đàm phán lại hợp đồng thương vụ bancassurance độc quyền với AIA để thu về khoản phí “trả trước” cao hơn. Chúng tôi chưa đưa yếu tố này vào mô hình định giá vì vẫn chưa có kế hoạch cụ thể, chúng tôi kỳ vọng giao dịch này sẽ diễn ra muộn nhất trong năm 2022.
    • Tăng trưởng lợi nhuận khả quan: 6T2021, LNTT hợp nhất của VPB đạt 9,037 tỷ đồng (+37.2% so với cùng kỳ) dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng +34.5%. Trong giai đoạn 2017-2020, tốc độ tăng trưởng LNTT của VPB giảm lại do NH chủ động trích lập dự phòng nhằm kiểm soát tỷ lệ nợ xấu đến từ hoạt động cho vay tiêu dùng. NIM trong 6T2021 đạt 9.15%, cao hơn mức 8.8% tại thời điểm cuối năm 2020 nhờ chi phí vốn thấp. Chúng tôi kỳ vọng NIM của ngân hàng sẽ tiếp tục được gia tăng trong những năm tiếp theo với việc VPB sẽ tiếp tục duy trì vị thế trong mảng cho vay tiêu dùng, đồng thời ngân hàng sẽ tiếp tục chủ động trích lập dự phòng cao. Tuy nhiên, điều này sẽ không ảnh hưởng đến bức tranh lợi nhuận của ngân hàng.

    Định giá

    Chúng tôi định giá cổ phiếu VPB với mức giá mục tiêu 86,900VND/cp dựa trên 2 phương pháp Thu nhập thặng dư (RI) và so sánh P/B và P/E. Chúng tôi sử dụng chi phí sử dụng vốn cổ phần (Re) ở mức 12.8% cho phương pháp RI và mức P/B 2.2x cũng như P/E 13.3x cho phương pháp định giá tương đối (so sánh P/B và P/E).
    dophi91 thích bài này.
    dophi91 đã loan bài này
  9. dophi91

    dophi91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    7.590
    Mình cũng chỉ đặt target này cho game tới. Mà đang chuẩn bị chạy rồi, các cụ không lên sớm lại lỡ tàu :)
  10. dangvietneu0907

    dangvietneu0907 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2020
    Đã được thích:
    324
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này