VPB - Cuộc đời của Siêu Đại Bàng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NiemTinBatDiet, 03/10/2024.

4042 người đang online, trong đó có 299 thành viên. 09:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12890 lượt đọc và 126 bài trả lời
  1. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.621
    Lợi nhuận sau thuế một số bank (theo ssi)
    BID 5.416.836
    CTG 5.053.362
    TCB 4.689.140
    VPB 3.537.962
    ACB 4.477.303
    HDB 3.176.224
    VIB 1.519.982
    STB 2.011.104
    TPB 1.437.474
    MSB 1.354.251

    - Quý 3.2023 VPB 2.424 tỷ Quý 3.2024 3.537 tỷ =>LNST VPB tăng trưởng 46% quá ấn tượng :drm:drm:drm
  2. shitaF0

    shitaF0 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2021
    Đã được thích:
    347
    Riêng VPB sắp tới sẽ có câu chuyện hay để kể \:D/
    NiemTinBatDiet thích bài này.
  3. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.621
    - Ấn tượng là nguồn vốn tăng mạnh + Tiếp nhận cơ cấu Ngân hàng nhỏ như vây Room tín dụng sẽ tăng, tỷ lệ Casa ngân hàng cũng đang cải thiện ngày càng cao...VPbank trả cổ tức TM đều hàng năm mà giá này quá rẻ...P/B chỉ mới 1.1 so với cùng ngành 1.5 ~o)
    Last edited: 19/10/2024
    shitaF0 thích bài này.
  4. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.621
    #VPBank

    1. Tăng trưởng tín dụng duy trì ổn định

    Tăng trưởng tín dụng của VPBank tiếp tục đến từ các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu như sản xuất và tiêu dùng, trong đó khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng. Những nhóm khách hàng này thường có nhu cầu vay tiêu dùng và phát triển doanh nghiệp ổn định, giúp VPBank duy trì đà tăng trưởng tín dụng bền vững.

    Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục duy trì tích cực nhờ nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch và nhu cầu vay vốn gia tăng từ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

    2. Nền lãi suất kỳ vọng giảm giúp tăng biên thu nhập lãi (NIM)

    Lãi suất tại Việt Nam đang có xu hướng giảm dần theo chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều này giúp VPBank gia tăng biên thu nhập lãi (NIM), vì chi phí vốn thấp hơn trong khi các khoản vay mới với lãi suất cao hơn vẫn đang duy trì.

    Dự báo trong thời gian tới, nếu lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp hoặc giảm thêm, VPBank sẽ tiếp tục hưởng lợi, nhờ tăng khả năng cho vay và mở rộng danh mục tín dụng với chi phí vốn rẻ.

    3. Cải thiện chất lượng tài sản cho vay thế chấp

    Nợ xấu của VPBank chủ yếu đến từ phân khúc bán lẻ và vay mua nhà. Tuy nhiên, thị trường bất động sản (BĐS) hiện vẫn duy trì mức giá cao, giúp giá trị tài sản thế chấp của VPBank tăng lên. Điều này có khả năng cải thiện chất lượng tài sản cho vay, giảm tỷ lệ nợ xấu.

    Sự hợp tác với SMBC: Việc Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) đầu tư vào VPBank đang giúp ngân hàng tái cơ cấu sản phẩm tín dụng và nâng cao quản trị rủi ro. Sự tham gia của SMBC mang lại kinh nghiệm quốc tế, hỗ trợ VPBank cải thiện chất lượng tín dụng và quản lý rủi ro trong tương lai.

    4. FE Credit: Thay đổi chiến lược cho vay

    FE Credit, công ty con của VPBank, đã thay đổi chiến lược từ việc tập trung cho vay tiền mặt và thẻ tín dụng sang ưu tiên cho vay tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu như sản phẩm gia dụng. Chiến lược này giúp hạn chế rủi ro từ các khoản nợ không có tài sản thế chấp và tăng cường chất lượng tín dụng.

    Với chiến lược mới này, kỳ vọng FE Credit sẽ giảm lỗ trong thời gian tới, đồng thời đóng góp tích cực hơn vào lợi nhuận của VPBank.

    5. Hoàn thành trích lập VAMC

    VPBank đã hoàn thành trích lập toàn bộ trái phiếu VAMC vào quý II/2024. Điều này giúp giảm gánh nặng chi phí trích lập dự phòng trong các kỳ tài chính tiếp theo. Việc này được kỳ vọng sẽ làm tăng lợi nhuận sau thuế của VPBank trong các quý tới, do không còn phải trích lập khoản này nữa.

    6. Mục tiêu giá và định giá P/B

    Mục tiêu giá của VPBank hiện tại là 24.700 đồng/cổ phiếu, với định giá P/B 1.48 lần, quay về mức bình quân trong 5 năm qua. Định giá này dựa trên kỳ vọng ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh về lợi nhuận và tín dụng, đồng thời chất lượng tài sản và quản trị rủi ro sẽ được cải thiện nhờ hợp tác với SMBC.
  5. bacninhboy

    bacninhboy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2021
    Đã được thích:
    358
    chuyện gì vậy bác
  6. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.621
    Chỉnh xong...20.4 bật...LN Quý 3 3500 tỷ (theo SSI)
  7. 1000USD

    1000USD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2010
    Đã được thích:
    491
    Số này thấp quá bác.
    Thực tế có thể lên tới 4.5xx tỷ (+80-90%) cùng kỳ - theo 1 số nguồn tin :D
    NiemTinBatDiet thích bài này.
  8. 1000USD

    1000USD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2010
    Đã được thích:
    491
    https://kinhtechungkhoan.vn/ssi-vnd-shs-om-vpb-lo-quy-2-quy-3-co-ve-bo-253698.html

    SSI (Công ty CP Chứng khoán SSI) là một trong những công ty chứng khoán có danh mục tự doanh lớn nhất thị trường, và VPB chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược đầu tư của họ. Tính đến cuối quý 2/2024, giá trị cổ phiếu và chứng khoán khác niêm yết trong danh mục của SSI đạt 1.237 tỷ đồng. Trong đó, VPB chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục, với giá trị gốc là hơn 831 tỷ đồng (65,4% giá trị danh mục cổ phiếu và chứng khoán niêm yết).

    Trong danh mục đầu tư cổ phiếu của VND (Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT), VPB cũng là mã được rót vốn nhiều nhất với giá gốc 458 tỷ đồng.

    Một tên tuổi khác rất đáng chú ý là Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) đang lỗ hơn 60 tỷ đồng với khoản đầu tư vào VPB (chiếm 10,8% giá trị danh mục cổ phiếu niêm yết), vốn ban đầu là 350 tỷ đồng.

    Công ty CP Chứng khoán TP HCM (HOSE: HCM) là cái tên tiếp theo sở hữu cổ phiếu VPB với giá trị 57 tỷ đồng.

    CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities – HOSE: CTS) cũng đang nắm giữ 75 tỷ giá trị cp VPB (cuối q3 2024)

    AE cứ nằm yên để tay to lo. Năm 2025 là năm thể hiện bộ mặt của các CTCK nhằm thu hút dòng tiền NN vào đón sóng nâng hạng TT. Bộ mặt phải đẹp!
    NiemTinBatDiet thích bài này.
  9. MeoSongnam

    MeoSongnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2024
    Đã được thích:
    1
    nghe huyền bí vãi :-?:-?:-?:-?
    NiemTinBatDiet thích bài này.
  10. 1000USD

    1000USD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2010
    Đã được thích:
    491
    30/9 vừa rồi đã có cú kéo NAV thần sầu.
    31/12 này phải thần sầu hơn nữa :D
    NiemTinBatDiet thích bài này.

Chia sẻ trang này