1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

VPB- Sự trỗi dậy mạnh mẽ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NiemTinBatDiet, 25/03/2024.

7338 người đang online, trong đó có 903 thành viên. 16:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 313824 lượt đọc và 326 bài trả lời
  1. Truongnv35

    Truongnv35 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2017
    Đã được thích:
    1.533
    BANK khác xanh hết rồi mà VPB vẫn cứ..
    NiemTinBatDiet thích bài này.
  2. YoungLee

    YoungLee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    83
    CP VPB nay khá khoẻ, kì vọng lần này vượt được cản 20 với đang có tin lợi nhuận Q1 tốt, với thêm key đầu tư cũng tích cực:
    + Đã bán vốn SMBC vùng giá 30
    + FE Credit hồi phục
    + Chia cổ tức tiền mặt 10% với tỷ suất sinh lời cao hơn lãi suất ngân hàng
    + KQKD năm ngoái thấp nên tăng trưởng cao
    NiemTinBatDiet thích bài này.
    NiemTinBatDiet đã loan bài này
  3. guy_learn_2_invest

    guy_learn_2_invest Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Đã được thích:
    324
    Rumor: LNST Q1/24 của 1 số bank:

    VPB 4585 tỷ, +177% yoy
    HDB 3247 tỷ, +48% yoy
    CTG 6976 tỷ, +44% yoy
    OCB 1135 tỷ, +44% yoy
    STB 2500 tỷ, +31% yoy
    BID 6493 tỷ, +17% yoy
    MBB 5976 tỷ, +15% yoy
    TCB 5081 tỷ, +12% yoy
    ACB 4474 tỷ, +8% yoy
    VCB 9226 tỷ, +2% yoy
    VIB 2028 tỷ, -3% yoy
    TPB 1255 tỷ, -11% yo
    NiemTinBatDietBonnie0813 thích bài này.
    NiemTinBatDiet đã loan bài này
  4. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.650
    ....................................
    VPBank đặt mục tiêu tăng gấp đôi lợi nhuận năm trong năm nay, tiếp tục chia cổ tức tiền mặt 10%
    13:58 03/04/2024
    Sau 1 năm chuẩn bị kỹ về nền tảng vốn và sự tinh chỉnh trong các hoạt động kinh doanh, vận hành, VPBank đang tự tin về một sự bứt phá trong năm 2024. Năm nay, Ngân hàng sẽ tiếp tục hiện thực hóa cam kết chia cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông.
    Dự kiến tăng trưởng mạnh ở tất cả các phân khúc

    Trong dự thảo tờ trình Đại hội đồng cổ đông của VPBank vừa được gửi tới các cổ đông để xin ý kiến, ngân hàng này đưa mục tiêu lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2024 tăng 114% so với năm 2023, tương đương 23.165 tỷ đồng. Trong đó, riêng ngân hàng mẹ dự kiến đóng góp 20.709 tỷ đồng, công ty chứng khoán VPBankS góp 1.902 tỷ đồng và công ty bảo hiểm OPES đóng góp 873 tỷ đồng vào tổng lợi nhuận.

    Công ty tài chính tiêu dùng FE CREDIT cũng sẽ được kỳ vọng có sự trở lại mạnh mẽ sau hai năm liền thua lỗ, với mức lợi nhuận hợp nhất trước thuế dự kiến là 1.200 tỷ đồng trong năm 2024. Dựa vào kế hoạch trên, có thể hiểu rằng VPBank cùng cổ đông chiến lược SMBC đã hoàn tất quá trình tái cấu trúc lại mô hình kinh doanh, vận hành của FE CREDIT, đưa công ty này vượt qua khó khăn để bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.

    Để đạt được kế hoạch trên, VPBank dự kiến tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt ở mức 25% và 22% so với năm trước. Đây có thể xem như một kế hoạch bứt tốc của ngân hàng này trong bối cảnh kết quả kinh doanh năm trước đó chịu ảnh hưởng không nhỏ từ môi trường kinh tế vĩ mô thiếu thuận lợi.

    Bên cạnh một mục tiêu tham vọng, VPBank cũng xin ý kiến cổ đông về việc sử dụng nguồn lợi nhuận chưa phân phối. Theo đó, trong quý II hoặc quý III năm nay, ngân hàng dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% cho các cổ đông. Mỗi một cổ phiếu cổ đông sẽ nhận được 1.000 đồng tiền cổ tức. Tổng số lợi nhuận dự kiến được sử dụng để chia cổ tức là hơn 7.900 tỷ đồng.

    Đây là năm thứ hai liên tiếp VPBank thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt, sau khi ngân hàng đã hoàn tất các kế hoạch tăng vốn, củng cố nền tảng tài chính đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai. Tại đại hội đồng cổ đông năm ngoái, Chủ tịch HĐQT VPBank, ông Ngô Chí Dũng, cam kết ngân hàng sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt trong 5 năm liên tiếp.

    [​IMG]


    Động lực nào để VPBank bứt phá?

    Trong tài liệu gửi các cổ đông, VPBank giải thích: "Các chỉ tiêu kế hoạch trên đây dựa trên các giả định/phân tích kịch bản tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và năng lực thực tế của ngân hàng."

    Điều này cho thấy VPBank hiểu rõ được những lợi thế đang có để đạt ra các mục tiêu kinh doanh có phần tham vọng. Ngân hàng này hiện đang có một nền tảng vốn lớn, đối tác chiến lược là 1 trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản SMBC, biên lãi ròng (NIM) cải thiện, hạn mức tăng trưởng tín dụng cao từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và sự phục hồi dần rõ nét của cánh tay tài chính tiêu dùng nối dài.

    Các lợi thế nói trên đã chuyển hóa thành những con số biết nói của ngân hàng này trong 3 tháng cuối năm 2023. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 4 của VPBank đạt 2.708 tỷ đồng, tăng tới 96% so với cùng kỳ năm 2022, là một trong những ngân hàng có tăng trưởng cao nhất trong quý cuối cùng của năm 2023. Chi phí vốn (COF) giảm từ 6,4% xuống 5,6% trong quý 4, theo đó, đã hỗ trợ cải thiện NIM của ngân hàng lên 6,2% từ mức 5,6% của 2 quý liền trước.

    COF của VPBank được dự báo sẽ tiếp tục đi xuống trong năm 2023 trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động đã phá đáy của giai đoạn Covid-19. Mặt bằng lãi suất cho vay, theo đó, sẽ được kéo giảm, từ đó kích thích cầu tín dụng tiêu dùng, vay vốn phục vụ sản xuất-kinh doanh.

    Công ty chứng khoán MBS mới đây đã đưa ra dự báo mảng cho vay khách hàng cá nhân và cho vay tiêu dùng của VPBank sẽ tăng trưởng trở lại từ nửa sau của năm 2024, giúp lợi suất tài sản của ngân hàng gia tăng.

    "Chúng tôi dự báo NIM cả năm 2024 của VPBank sẽ đạt 6,4%, tăng 87 điểm cơ bản so với năm 2023 với kỳ vọng lợi suất của tài sản sẽ đi ngang và chi phí vốn sẽ giảm 110 điểm cơ bản so với cùng kỳ" MBS viết trong báo cáo phát hành đầu tháng 3.

    Trong khi đó, sự kiện bán vốn của ngân hàng cho SMBC trong năm vừa qua đã mang tới cho VPBank nhiều hơn một nền tảng vốn chủ sở hữu đồ sộ (đạt gần 140 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2023). Quy mô vốn chủ sở hữu đứng thứ 2 hệ thống đã góp phần củng cố tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng lên 17% - cao nhất trong hệ thống ngân hàng và mở ra nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh mới.

    Dù không nêu con số cụ thể, theo chia sẻ của lãnh đạo ngân hàng trong buổi trao đổi với nhà đầu tư hồi tháng 2 vừa qua, VPBank là một trong những ngân hàng được phân bổ hạn mức tín dụng cao ngay từ đầu năm dựa trên tỷ lệ CAR vượt trội. Đây chính là cơ sở để ngân hàng đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2024.

    Mối quan hệ chiến lược với SMBC, theo nhận định của công ty chứng khoán Vietcap, giúp làm giàu mô hình kinh doanh của VPBank. Cụ thể, mối quan hệ này mang lại các cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay chi phí hợp lý từ hệ sinh thái SMBC toàn cầu, đồng thời đem tới nguồn khách hàng FDI phong phú của chính tập đoàn cho VPBank trong những năm tới đây.

    Trong năm 2023, VPBank đã chính thức đưa vào hoạt động mảng kinh doanh FDI nhằm tận dụng làn sóng đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia. Thành tựu nổi bật của phân khúc mới chính là việc thu hút được hơn 250 khách hàng doanh nghiệp FDI chỉ sau 1 năm thành lập với bộ sản phẩm Tài trợ chuỗi cung ứng dẫn vốn tới nhà cung cấp và nhà phân phối của các doanh nghiệp FDI.

    Mục tiêu tăng trưởng bứt tốc của VPBank sẽ không thể thiếu sự góp mặt của "gà đẻ trứng vàng" FE CREDIT, khi ngân hàng mẹ kỳ vọng sự phục hồi của công ty con sẽ dần vững chắc hơn trong năm 2024 với mục tiêu PBT ở mức 1.200 tỷ đồng.

    Hoạt động tái cơ cấu tại cánh tay tài chính tiêu dùng trong năm 2023 đã bước đầu cho quả ngọt khi thu nhập hoạt động trong quý 4 của FE CREDIT tăng nhẹ 0,6% so với quý 3, cải thiện đáng kể so với mức giảm 15,4% và 27,1% của quý liền trước. Chi phí hoạt động trong quý 4 cũng ghi nhận giảm 10,2% so với quý 3 và giảm 32,8% so với cùng kỳ năm 2022.

    Trong buổi trao đổi cập nhật kết quả kinh doanh năm 2023 với nhà đầu tư hồi đầu tháng 2, lãnh đạo VPBank đã đưa ra các thông điệp khá rõ ràng về lộ trình phát triển của FE CREDIT, trong đó nhấn mạnh sẽ tiếp tục tập trung cải thiện mô hình kinh doanh, kiểm soát tốt rủi ro cho khách hàng hiện hữu và khác hàng mới, tăng cường quản trị, đẩy mạnh tự động hóa…

    Thanh Bình
  5. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.650
    Lập chi nhánh ở Nhật :-bd:-bd:-bd
    ..........................

    Ngân hàng VPBank (VPB): Đặt mục tiêu lãi tăng 114%, xúc tiến lập chi nhánh tại Nhật Bản
    08/04/2024 lúc 09:04 (GMT) Theo dõi Tạp chí công thương trên

    TCCT Trong năm nay, Ngân hàng VPBank (mã cổ phiếu VPB) đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất trước thuế tăng 114% so với năm 2023; trong đó, FE Credit dự kiến sẽ thoát lỗ và ghi nhận mức lãi 1.200 tỷ đồng.

    Xem thêm: "Lỗ năm 2023 của FE Credit - Ngân hàng VPBank (VPB) tăng đột biến" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

    Bên cạnh đó, Ngân hàng VPBank cũng dự kiến trình cổ đông thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con hoặc các hình thức đại diện thương mại khác của Ngân hàng tại Nhật Bản.

    Đồng thời, ngân hàng này cũng sẽ xin cấp phép mới, bổ sung thêm nhiều ngành nghề kinh doanh trên thị trường quốc tế, gồm: dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tham gia hệ thống thanh toán quốc tế; thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn với tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường quốc tế;…

    Về vấn đề phân phối lợi nhuận, sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của Ngân hàng VPBank tính đến cuối năm 2023 là 8.353 tỷ đồng. Trong năm 2024, ngân hàng này dự kiến sử dụng 7.934 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt, tương ứng tỷ lệ 10%. Thời gian thực hiện trả cổ tức là quý 2 và quý 3/2024.

    Năm nay, Ngân hàng VPBank cũng sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Số cổ phiếu dự kiến phát hành tối đa là 30 triệu cổ phiếu, với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu đợt phát hành diễn ra thành công, vốn điều lệ của ngân hàng này sẽ tăng thêm 300 tỷ đồng.

    Lãi ròng tăng 51% nhưng Ngân hàng Sacombank (STB) vẫn “nói không” với chia cổ tức
    Duy Quang
  6. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.650
    .............................
    Kỳ vọng NIM ngân hàng phục hồi nhờ chi phí vốn thấp
    LÊ MỸ | 09/04/2024, 04:00:13

    DIENDANDOANHNGHIEP.VN Năm 2024, ngành ngân hàng bước qua một năm cũ đầy khó khăn, được dự báo sẽ thực sự phục hồi triển vọng lợi nhuận, bắt đầu từ cải thiện biên lãi ròng (NIM).
    >>> Tỷ giá tăng, doanh nghiệp muốn vay USD với lãi suất 4%

    Theo đó, chi phí vốn thấp được xem là một trong những yếu tố hỗ trợ cho NIM phục hồi.

    Diễn biến của NIM ngân hàng được cho đã tạo đáy trong quý III/2023, đi ngang hoặc phục hồi nhẹ vào quý IV/2023 trở đi. Mức NIM toàn ngành theo CTCK VPBank Securities (VPBankS) đã giảm mạnh về mức 3,5%. Kỳ vọng NIM phục hồi lên mức 3,75%, đồng thời các ngân hàng lớn sẽ lấy lại được mức NIM cao hơn trong năm 2024.

    [​IMG]
    NIM ngân hàng được dự báo sẽ cải thiện từ 3,5% lên 3,75% vào cuối năm nay, các NH lớn có thể tăng NIM cao hơn. (Ảnh minh họa)

    Theo phân tích, mặt bằng lãi suất thấp đang đi đúng với chính sách tiền tệ nới lỏng. Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm trong tháng 1 với doanh số giảm nhẹ. Lãi suất huy động tại các kỳ hạn ở tất cả các nhóm NHTM đều tiếp tục có xu hướng suy giảm về mức thấp nhất kể từ năm 2018, cho thấy rằng thanh khoản vẫn ở mức dồi dào với nhu cầu tín dụng chưa thực sự phục hồi (tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng giảm 0,72% so với đầu năm tại thời điểm cuối tháng 2/2024).

    Cập nhật đến cuối tháng 3/2024, tăng trưởng tín dụng đã "lên mặt đất", +0,9% và được xem là tín hiệu tích cực về phục hồi tín dụng khi nhu cầu vốn đã chuyển biến rất nhanh trong thời gian ngắn.

    Chi phí vốn thấp khi lãi suất huy đông thấp, bao gồm cả nguồn vốn gửi không kỳ hạn (CASA) vừa điều chỉnh lãi suất (siêu thấp), vừa tăng lượng trở lại cũng giúp cho tỷ lệ chi phí huy động vốn (COF) ở một mức đáng để đặt kỳ vọng cải thiện NIM (nhất là khi lãi suất vay được cho cũng giảm nhưng vẫn chậm hơn). VPBankS cho rằng CASA kỳ vọng tăng trưởng và COF hạ nhiệt đáng kể giúp NIM phục hồi.

    >>> Hỗ trợ kinh tế với các chính sách phi lãi suất

    "Bên cạnh đó, việc tỷ giá và lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt trong thời gian qua sẽ giúp giảm chi phí vốn của các ngân hàng trong thời gian tới. Dư địa giảm lãi suất của NHNN, theo trao đổi với các lãnh đạo ngân hàng, cũng không còn nhiều trong cuối năm nay. Lợi thế về chi phí vốn rẻ vẫn nằm ở các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng tư nhân có CASA cao như MBB, TCB.

    CASA toàn ngành hồi phục cũng là một động lực lớn cho ngành để tiết kiệm chi phí vốn, đáy của CASA đã ở quý I/2023 và liên tục hồi phục nhanh chóng về mức trong dịch COVID chỉ trong 3 quý cuối năm. Hiện tại toàn ngành CASA đang ở mức 22%. Việc này cũng đồng thời giúp việc NIM hồi phục vào 2024 được củng cố rất nhiều. Hiện nay các ngân hàng cũng đang đồng loạt có các chương trình tăng CASA như nâng hạng khách hàng lên VIP khi để CASA khối lượng lớn tại ngân hàng trong 1 kỳ hạn nhất định", báo cáo của VPBankS nêu.

    Lưu ý là báo cáo được công bố trong thời điểm tỷ giá vẫn còn neo mức cao. Trong tháng 4 này, NHNN đã bắt đầu khởi động những đợt bơm vốn trả lại hệ thống qua các lô tín phiếu đã hút ròng nay đến kỳ đáo hạn. Mặc dù tỷ giá chưa thể lập tức hạ nhiệt và cơ quan chức năng vẫn phải "ghìm" lãi suất liên ngân hàng ở một mức phù hợp không để doãng độ chênh lệch quá lớn giữa lãi suất VND và USD trên thị trường, nhưng đây cũng vẫn được đánh giá là tác động ngắn hạn. Nhiều kỳ vọng tỷ giá sẽ hạ nhiệt - NHNN sẽ tiếp tục giữ vững chính sách nới lỏng để đạt mục tiêu hỗ trợ phục hồi tăng trưởng vào đúng thời điểm từ cuối quý II, khi mà nền kinh tế có khả năng bắt đầu lấy lại nhu cầu hấp thu vốn mạnh.

    Về vấn đề này, các chuyên gia VPBankS cũng lạc quan cho rằng: "Với việc duy trì lãi suất cao từ Fed, sức mạnh đồng USD vẫn đang neo giữ ở mức cao trong thời gian vừa qua, điều này dẫn đến tỷ giá đã nhích tăng trở lại. Chúng tôi kỳ vọng từ sự khả quan của cán cân thương mại và dự trữ ngoại hối của NHNN vẫn ở mức dồi dào (tương đương 90 tỷ USD) sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt tỷ giá trong giai đoạn còn lại của năm 2024".

    [​IMG]
    NIM ở các NH lớn kỳ vọng phục hồi nhanh hơn. (Nguồn: BCTC các NH, VPBankS tính toán)

    Nhìn chung, nhóm chuyên gia đánh giá, chi phí vốn tăng cao ở đầu năm, đi kèm với tăng trưởng tín dụng ảm đạm đã kéo NIM xuống nhưng mức giảm toàn ngành đã cao hơn so với mức dự báo. Mức NIM toàn ngành 2023 đang ở mức 3,5%, thấp hơn 20 bps so với dự báo của nhóm nghiên cứu từ đầu năm.

    Kỳ vọng năm 2024 với mặt bằng lãi suất thấp, mức NIM sẽ phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm và tăng trưởng hơn từ nửa cuối năm khi Fed dự kiến sẽ kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ, hạ áp lực cho khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Việt Nam, tạo ra dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng ở Việt Nam có "đất diễn" hơn. Theo VPBankS, NIM vẫn cao hơn ở các ngân hàng bán lẻ như VPB, VIB, MBB, HDB, ACB dù bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt giảm NIM này, nhưng khi thị trường hồi phục, mức tăng trưởng NIM của những ngân hàng này dự kiến sẽ bứt tốc nhanh nhất toàn ngành.
  7. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.650
    ..........................
    So găng lợi nhuận ngân hàng quý I: Phân hóa rõ rệt
    11:29 10/04/2024 (GMT+7)
    Trong quý I năm 2024, lợi nhuận của các ngân hàng có sự phân hóa rõ rệt. Một số đơn vị có mức tăng trưởng cao, trong khi một số ngân hàng khác lại có mức tăng trưởng thấp hoặc thậm chí là lỗ so với cùng kỳ.
    Cụ thể, trong quý I/2024, VPBank ghi nhận mức tăng trưởng đột biến, HDBank, VietinBank tăng trưởng tốt, Vietcombank giữ vị trí dẫn đầu, VIB và TPBank sụt giảm.
    [​IMG]
    Bảng so sánh LNST của các ngân hàng trong Q1/2024
    VPBank là ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong top 10, với mức tăng 177,9%, đạt mốc 4.585 tỷ, tăng 2.935 so với cùng kỳ (svck) năm 2023. Những yếu tố tạo đà tăng trưởng cho VPBank trong năm nay là chi phí vốn giảm dần, hạn mức tăng trưởng tín dụng cao, nền tảng vốn chủ sở hữu lớn và dấu hiệu phục hồi từ FE CREDIT.
    HDBank và VietinBank cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng, lần lượt là 48% và 44,4%. Năm 2024, Chứng khoán MB (MBS) dựa đoán lợi nhuận sau thuế của HDBank tăng 31,5% nhờ vào tín dụng tiếp tục tăng trưởng tốt và biên lãi thuần (NIM) tiếp tục cải thiện.
    Về phía VietinBank, cùng với mức tăng ấn tượng, theo công bố mới nhất của Brand Finance tại Báo cáo xếp hạng TOP 500 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2024 (Banking 500 - 2024), ngân hàng tiếp tục nằm ở vị trí TOP 200. Đây cũng là thương hiệu ngân hàng có sự tăng trưởng giá trị cao nhất trong số 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam (Big 4) tại danh sách với vị trí 157, tăng 14 bậc so với năm 2023.
    Vietcombank vẫn là ngân hàng có lợi nhuận sau thuế cao nhất, với 9.226 tỷ đồng. Năm 2023, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 41.243 tỉ đồng. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay trong hệ thống tổ chức tín dụng. Mức tăng trưởng này đến từ hoạt động tín dụng, dịch vụ, ngoại hối, kinh doanh khác và việc cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro.
    VIB và TPBank là hai ngân hàng có lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt là 3,5% và 11,2%.
    Lợi nhuận sau thuế Q1/2024 của VIB là 2.080 tỷ đồng, giảm 75 tỷ đồng svck. Theo ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB, sự sụt giảm đến từ việc quý I năm nay đã gồm một tháng là kỳ nghỉ Tết, cùng với đó hoạt động bán chéo bảo hiểm (bancassurance) tại ngân hàng đã ghi nhận kết quả giảm sút sau những khó khăn của thị trường bảo hiểm.
    TPBank ghi nhận mức giảm lớn hơn, từ 1.413 tỷ đồng trong Q1/2023 xuống còn 1.255 tỷ đồng trong Q1/2024. Mức sụt giảm lợi nhuận của TP.Bank đã được công ty MBS dự báo từ đầu quý.
    Thảo Nhi
    --- Gộp bài viết, 12/04/2024, Bài cũ: 12/04/2024 ---
    @@@ VPBank giai đoạn gom hàng đã xong hành trình vượt 20 tiến về 25 đón báo cáo Quý 1.2024 @};-@};-@};-
    --- Gộp bài viết, 12/04/2024 ---
    15.4 Quỹ ngoại gom 25M VPBank @};-
    Truongnv35 thích bài này.
    Truongnv35 đã loan bài này
  8. Truongnv35

    Truongnv35 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2017
    Đã được thích:
    1.533
    đọc thì hay nhưng kết quả méo ra gì
    myanlienNiemTinBatDiet thích bài này.
  9. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.650
    :D:D:D
  10. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.650
    Chuẩn bị tím đấy chậm nhất tuần sau. ~o)
    ........................
    Xem xét giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém
    07:49 | 12/04/2024
    NHNN đang nghiên cứu sửa đổi các quy định về dự trữ bắt buộc, theo đó dự kiến các TCTD là bên nhận chuyển giao ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt sẽ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
    ADVERTISEMENT


    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc (DTBB) của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự thảo sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

    Cụ thể, tại Điều 7, quy định về trường hợp giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dự thảo sẽ bổ sung trường hợp giảm 50% tỷ lệ DTBB đối với TCTD là bên nhận chuyển giao ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt để thống nhất với điểm p khoản 1 Điều 185 Luật TCTD 2024 quy định quyền của bên nhận chuyển giao: Được giảm 50% tỷ lệ DTBB.

    Ngoài ra, Điều 7 cũng được sửa các dẫn chiếu theo quy định Luật TCTD 2024; sửa kết cấu để rõ ràng hơn. Dưới đây là Điều 7 trong dự thảo thông tư:

    Điều 7. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

    1. Tổ chức tín dụng hỗ trợ quy định tại khoản 39 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hỗ trợ) được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

    2. Tổ chức tín dụng là bên nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận chuyển giao) được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

    3. Mức giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được tính trên cơ sở tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này và áp dụng đối với tất cả các loại tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

    Tại Điều 13 và Điều 16, quy định trách nhiệm của Sở Giao dịch NHNN và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, dự thảo sửa đổi theo hướng đồng bộ với việc quy định bổ sung trường hợp giảm 50% tỷ lệ DTBB đối với TCTD nhận chuyển giao tại Điều 7.

    Về các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc quy định tại Điều 3, NHNN dự kiến bổ sung thêm đối tượng là Ngân hàng chính sách để phù hợp với Luật Tổ chức tín dụng (TCTD) 2024.
    --- Gộp bài viết, 12/04/2024, Bài cũ: 12/04/2024 ---
    Giai đoạn gom hàng xong rồi, chờ vượt 20 là bứt phá cụ nhỉ :drm
    Truongnv35 thích bài này.

Chia sẻ trang này