VRE: Ồ ạt khai trương TTTM ‘khổng lồ’ sau 2 năm im lặng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NiemTinBatDiet, 06/08/2024.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8242 người đang online, trong đó có 1051 thành viên. 15:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 149524 lượt đọc và 1049 bài trả lời
  1. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.389
    Đây ạ...em nhầm, Vingroup mua lại trái phiếu.
    .......
    Vingroup tất toán 906,5 triệu USD trái phiếu quốc tế có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu VIC, VHM, VFS
    Hải Băng • 28/08/2024 11:30
    Trong 8 tháng đầu năm 2024, Vingroup đã tất toán nhiều lô trái phiếu chuyển đổi quốc tế. Dòng tiền trả nợ giai đoạn tới được bảo đảm bởi kết quả kinh doanh và sự tài trợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
    https://nguoiquansat.vn/vingroup-ta...phieu-vic-vhm-vfs-154022.html#google_vignette
    ThinkBig thích bài này.
  2. ThinkBig

    ThinkBig Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2014
    Đã được thích:
    5.139
    Ngon cho VHM và VIC
    VRe cũng được hưởng lợi ké :drm
    T9 có tin gì tốt cho VRE vậy bro?
    Bin7723NiemTinBatDiet thích bài này.
  3. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.389
    Tháng 9 Vingroup thoái 45% còn lại như kế hoạch ban đầu hồi tháng 4 đó cụ..Nghe một cụ Lão làng bảo có tin tốt mà chưa tiết lộ nên em không không tin gì..Về lợi nhuận, Quý 3 em nghĩ sẽ tăng trưởng tốt vì mới mở thêm 4 TTTM...Còn 2TTTM đang xây, đáng chú ý là Vincom Mega Mall Hưng Yên có quy mô lớn nhất Việt Nam..Tóm lại tin tốt nhiều lắm...Vincom Retal với giá này em nghĩ đáng để đầu tư còn ai lướt lát thì nên bỏ qua. ~o)
    Last edited: 30/08/2024
    Hangntt0123 thích bài này.
  4. pax129

    pax129 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2021
    Đã được thích:
    246
  5. dzanhtuan

    dzanhtuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2009
    Đã được thích:
    628
    Kiếm 10% ngắn hạn của nhà VRE này là khó, nhóm này keo kiệt, đánh lắt léo, nên khuyên ACE trading theo ngày, tuần chớ chơi.
    Bài của nhóm này kiểu, khi muốn down thì ra tin tốt, đăng báo này nọ, AE ngắn hạn mua vào thì nhóm cho giảm, dân cut loss xong, nhóm kéo tăng nhẹ. Cứ lặp lại như thế, lái kiếm tiền lẻ.
    Ngó ngang PDR, DXG thấy VRE ko = 1 góc.
    chuki thích bài này.
  6. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.389
    ...............................
    Vingroup thoái vốn Vincom Retail cho ai?
    Thông tin vừa thay đổi của SDI - công ty gián tiếp là cổ đông lớn của Vincom Retail - hé lộ bốn công ty sở hữu 55% vốn sau khi Vingroup thoái vốn.

    Vingroup thông báo đã hoàn tất chuyển nhượng 55% vốn điều lệ Công ty Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI. SDI sở hữu 99% vốn điều lệ Công ty Kinh doanh Thương mại Sado - cổ đông lớn nắm 41,5% vốn của Vincom Retail (VRE).

    Thông qua giao dịch chuyển nhượng vốn tại SDI, Vingroup gián tiếp thoái vốn khỏi Sado và Vincom Retail. Tập đoàn này chỉ còn sở hữu trực tiếp 18,4% vốn tại Vincom Retail.

    Theo cơ cấu cổ đông mới của SDI, danh tính bên mua được hé lộ. Theo đó, trước giao dịch, Công ty Thương mại và Kinh doanh Ngọc Việt là cổ đông lớn nhất của SDI với sở hữu 84,2%. Trong danh sách cổ đông mới thay đổi ngày 4/4, sở hữu của Ngọc Việt tại SDI giảm từ 84,2% còn 29,2%, lượng cổ phần thay đổi bằng đúng phần Vingroup công bố.


    " style="padding-bottom: 463.938px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Bên mua là bốn doanh nghiệp mới, gồm Công ty Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Thiên Phúc (sở hữu 16% vốn SDI), Công ty Đầu tư và Phát triển Falcon (12,5%), Công ty Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Emerald (10,5%) và Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh NP (16%).

    Có ba cổ đông mới tại SDI, gồm Công ty Thiên Phúc, Falcon và Emarald, thành lập cùng ngày 23/2/2024, chung ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản và cùng mức vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.


    Công ty Thiên Phúc có trụ sở tại Quận 11, TP HCM, với hai cổ đông sáng lập gồm Huỳnh Thanh Trúc và Huỳnh Thiên Phúc. Cuối tháng 3, công ty này tăng vốn lên 1.225 tỷ đồng, với sự xuất hiện một cổ đông mới là ông Lương Phan Sơn (sở hữu 36%).

    Ông Sơn là Chủ tịch Hội đồng thành viên và cổ đông của Công ty CapitaLand Tower - doanh nghiệp từng huy động 12.200 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm 2023, liên quan đến dự án The Sun Tower tại TP HCM. Người giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên của CapitaLand Tower trước ông Sơn là Hui Ho Wai Clement - Giám đốc phát triển bất động sản của Masterise Homes.

    Công ty Falcon đặt trụ sở tại Quận 7, TP HCM, với hai cổ đông cá nhân ban đầu. Cuối tháng 3, doanh nghiệp này tăng vốn lên 887 tỷ đồng, với sự xuất hiện của một cổ đông mới là ông Kiều Hữu Dũng (sở hữu 49,5%).

    Ông Dũng từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) giai đoạn 2004-2007, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank (2014-2017), trước khi thành lập KDI Holdings - một doanh nghiệp đa ngành hoạt động trong mảng bất động sản, nông nghiệp, giáo dục.

    Công ty Emerald có trụ sở tại Quận 7, TP HCM, cũng được thành lập ngày 23/2 với hai cổ đông cá nhân, vốn ban đầu 20 tỷ đồng.

    Tương tự Công ty Thiên Phúc và Falcon, cuối tháng 3, Emerald tăng vốn lên 1.105 tỷ đồng, với sự xuất hiện một cổ đông cá nhân mới là ông Phương Anh Phát (sở hữu 90%). Ông Phát giữ vị trí Tổng giám đốc Jeep Vietnam Automobiles.

    Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh NP - cổ đông thứ tư của SDI - cũng mới tăng vốn từ 505 tỷ lên 1.257 tỷ đồng vào cuối tháng 3. Doanh nghiệp này được thành lập cuối năm 2023, do Công ty TNHH Đầu tư NP giữ 5%, ông Nguyễn Hoài Nam sở hữu 90% và ông Phương Anh Phát cầm 5% vốn.

    Ông Nguyễn Hoài Nam, đồng thời là Tổng giám đốc Berjaya Việt Nam, cũng mới được đề cử vào HĐQT Vincom Retail, sau khi Vingroup thông báo thoái vốn.

    Theo bản giới thiệu trong tờ trình, ông Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 1970, là cử nhân và cao học quản trị kinh doanh tại Đại học Nam California. Ông từng giữ vị trí Giám đốc kinh doanh của 3C Corporation (1992-1998), Giám đốc tài chính tại TTT Corporation (1998-2005), Giám đốc điều hành Viet Au Investment (2005-2006).

    Sau khi rời Viet Au Investment, từ 2006, ông Nam giữ vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn Berjaya Việt Nam - doanh nghiệp đang sở hữu nhiều khách sạn hạng sang, dự án bất động sản như Sheraton Hà Nội, Long Beach Phú Quốc, Hà Nội City Garden. Tập đoàn Berjaya cũng là đối tác của Vietlott trong dự án triển khai kinh doanh xổ số tự chọn tại Việt Nam trong 18 năm.

    Ngoài Berjaya Việt Nam, ông cũng là Chủ tịch HĐQT của Công ty Truyền thông và Đầu tư Nam Hương, Chứng khoán Sài Gòn Berjaya, Công ty Đầu tư Kinh doanh NP; Chủ tịch Hội đồng thành viên và thành viên HĐQT nhiều công ty khác.

    Vincom Retail là đơn vị phụ trách mảng bất động sản bán lẻ của Vingroup. Sau thoái vốn tại đây, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn 6 mảng kinh doanh chính, gồm kinh doanh và chuyển nhượng bất động sản, dịch vụ khách sạn - du lịch - giải trí, y tế, giáo dục, sản xuất và những hoạt động khác.

    Năm 2023, Vincom Retail ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt 9.791 tỷ và 4.409 tỷ đồng, tăng 33% và 59% so với năm 2022. Công ty này hiện quản lý 83 trung tâm thương mại, tại 44 tỉnh thành và dự kiến mở thêm 6 trung tâm trong năm nay.

    Minh Sơn
    https://vnexpress.net/vingroup-thoai-von-vincom-retail-cho-ai-4731290.html
  7. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.389
    ............................
    Một số doanh nghiệp bất động sản ghi nhận giá trị hàng tồn kho giảm mạnh, tính đến quý II/2024. Đơn cử như CTCP Vincom Retail (mã: VRE), lượng tồn kho của doanh nghiệp này đã giảm 64%, chỉ còn 229 tỷ đồng. Đây cũng là doanh nghiệp dẫn đầu nhóm có hàng tồn kho giảm lớn nhất thị trường.

    Đứng thứ 2 sau Vincom Retail là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã: AGG) khi giá trị hàng tồn kho giảm 46%, về gần 1.100 tỷ đồng. Trong đó, giá trị bất động sản dở dang của dự án Westgate (Bình Chánh) giảm từ gần 1.400 tỷ đồng xuống còn 517 tỷ đồng.

    Mặc dù một số doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho giảm trong nửa đầu năm nay, nhưng nhìn chung, gánh nặng tồn kho bất động sản vẫn chưa vơi và số doanh nghiệp có hàng tồn kho giảm không đáng kể so với số doanh nghiệp có hàng tồn kho tăng. Thậm chí, tại không ít doanh nghiệp, giá trị hàng tồn kho còn đạt mức cao nhất từ trước đến nay, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản.

    Điển hình là Tập đoàn Novaland (mã: NVL), tính đến ngày 30/6, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp này đã tăng lên 142.024 tỷ đồng, trong khi thời điểm cuối năm 2023, lượng hàng tồn kho của NVL chỉ ở mức 138.935 tỷ đồng.

    Theo dữ liệu từ ********* Finance, lượng tồn kho của 110 doanh nghiệp bất động sản đã niêm yết tính đến hết quý II/2024 đạt 490.400 tỷ đồng. Như vậy, NVL đang chiếm gần 29% tổng tồn kho các doanh nghiệp trong thống kê.

    Nếu so với tổng tài sản của doanh nghiệp là 240.178 tỷ đồng, thì lượng hàng tồn kho NVL đang chiếm gần một nửa.

    Tương tự, Tập đoàn Nam Long (mã: NLG) cũng ghi lượng hàng tồn kho tăng mạnh trong nửa đầu năm. Theo đó, Nam Long đạt mức 19.164 tỷ đồng giá trị hàng tồn kho tính tới cuối tháng 6/2024, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm (17.352 tỷ đồng). Với tổng tài sản đạt 29.731 tỷ đồng, lượng hàng tồn kho của Nam Long chiếm hơn 64%.

    Một doanh nghiệp khác ở khu vực phía Nam là Tập đoàn Khang Điền (mã: KDH) cũng có lượng hàng tồn kho cao, lên đến 21.458 tỷ đồng, trong khi cuối năm ngoái chỉ ở mức 17.786 tỷ đồng. Vào ngày 30/6, tổng tài sản của Khang Điền đạt 28.401 tỷ đồng, như vậy tỷ lệ hàng tồn kho/tổng tài sản của doanh nghiệp đang lên đến 75%.

    Theo sau Khang Điền là bất động sản Phát Đạt với lượng hàng tồn kho tăng nhẹ 324 tỷ đồng, chiếm 56% tổng giá trị tài sản.

    Ở mảng khu công nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (mã: BCM) tiếp tục dẫn đầu với giá trị tồn kho hơn 20.600 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với đầu năm. Trong đó, đa phần là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí phải trả để có được quyền sử dụng đất, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các chi phí khác với gần 18.300 tỷ đồng.

    Ngoài BCM còn có Đô thị Kinh Bắc (mã: KBC) với 12.887 tỷ đồng hàng tồn kho tính đến hết tháng 6/2024, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm và chiếm 31,5% tổng tài sản.

    Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản trong nửa đầu năm 2024 được đánh giá vẫn kém so với trung bình 5 năm trở lại đây. Ngoại trừ số ít doanh nghiệp quy mô lớn, có quỹ đất sạch, pháp lý rõ ràng có thể ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực, thì đa phần lợi nhuận các doanh nghiệp còn lại vẫn chỉ ở mức trung bình. Chính vì vậy, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp nhìn chung cũng chưa có xu hướng cải thiện.

    https://reatimes.vn/ton-kho-bat-dong-san-kho-giam-vao-cuoi-nam-202240828231613867.htm
  8. Doan9127

    Doan9127 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2020
    Đã được thích:
    477
    Nghỉ lễ t có đi vài tttm. Tổng thể thì các tttm đều khá đông, diện tích trống không quá nhiều. Aeon và lotte có vẻ đông hơn vincom một chút
    NiemTinBatDiet thích bài này.
  9. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.389
  10. thachngo

    thachngo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Đã được thích:
    8.295
    Em mới vợt được ít giá 18.95, hi vọng qua tuần có tô phở bò ăn :D
    NiemTinBatDiet thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này