VSC - đảo dấu vàng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DragonGate, 01/09/2016.

7738 người đang online, trong đó có 797 thành viên. 17:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22666 lượt đọc và 171 bài trả lời
  1. _CoCo_

    _CoCo_ Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/11/2014
    Đã được thích:
    5.373
    Bác có mua BHS chưa?
  2. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.830
    Con này khó chơi lắm bác ah, nhiều con trên sàn ngon hơn
  3. beboonice

    beboonice Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    2.103
    Là một doanh nghiệp logistics lớn của Việt Nam, CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (VSC-HSX) đã thiết lập một vị thế vững vàng ở Hải Phòng, cửa ngỏ XNK hàng hóa chủ lực khu vực phía Bắc. Nối tiếp chủ đề về các doanh nghiệp Vận tải và Cảng biển, RongViet Research tiếp tục cập nhật về tình hình kinh doanh năm 2016 và đánh giá về triển vọng của doanh nghiệp này trong năm tới.

    Hiện tại, VSC sở hữu và điều hành 02 cảng (cảng Xanh và Xanh Vip). Trong đó, Cảng Xanh Vip (CSTK: 500.000 TEUS/năm), hoạt động từ 11/2015, là dự án quan trọng giúp VSC gia tăng khả năng thông quan hàng hóa lên gần 850.000 Teus/năm -chiếm ~18% tổng công suất thông quan (theo thiết kế) của cả khu vực Hải Phòng. Như chúng tôi từng đề cập, tốc độ tăng trưởng của VSC trong năm 2016sẽ gặp một số trở ngại nhất định do (1) không còn yếu tố đột biến từ dịch vụ hàng lạnh năm 2015, (2) cảng Xanh VIP, chưa thể đóng góp nhiều vào doanh thu và lợi nhuận hợp nhất trong năm đầu tiên, (3) mảng vận tải bộ đối mặt với tình trạng dư cung và chi phí kinh doanh cao (lương tài xế và phí cầu đường), (4) cảng Green Port (cũ) đã đạt công suất toàn dụng và (5) hoạt động XNK bị ảnh hưởng bởi kinh tế toàn cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2016, mặc dù doanh thu của Công ty tăng 11% đạt 503 tỷ đồng nhưng LNST (sau CĐTS) lại giảm 8,2% so với cùng kỳ đạt 124,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu VSC lại tăng mạnh trước việc cảng VIP-Greenport đã có lợi nhuận sớm hơn kỳ vọng.

    Theo số liệu báo cáo, cảng Xanh Vip ghi nhận 16 tỷ đồng lãi ròng trong 2 quý đầu năm với sản lượng thông quan ước tính ~75.000-80.000Teus. Đến thời điểm này, các hạng mục bến bãi của cảng mới đã hoàn chỉnh (cầu cảng 2 đã có thể tiếp nhận tàu) và theo VSC thì cần cẩu QC cuối cùng (trong tổng cộng 4 cẩu bờ) sẽ sẵn sàng khai thác từ tháng 09/2016. Hiện tại, cảng mới mỗi tuần phục vụ 5-6 tàu với tổng khối lượng nhập xuất ~4.000Teus/tuần. Sau khi cẩu mới đi vào khai thác, chúng tôi dự báo hiệu suất của 2 cầu cảng sẽ tăng lên 10-12 chuyến/tuần. Với ước tính thận trọng cảng mới thông quan 250.000 Teus trong năm 2016, cảng VIP-Greenport có thể đóng góp khoảng 36 tỷ đồng và LNST năm 2016 và 155 tỷ đồng vào năm 2017.

    Chúng tôi đánh giá VSC là một trong những cổ phiếu logistics ”đáng đầu tư” nhất hiện nay. Trước hết, VSC là một doanh nghiệp tư nhân 100% với hiệu quả kinh doanh luôn đạt mức khá tốt trong nhiều năm. Hơn nữa, việc đầu tư vào cảng mới và thành công gia tăng tỉ lệ tại đây (hiện tại 75%) có thể giúp giải quyết bài toán tăng trưởng cho Công ty ít nhất đến năm 2020. Về dài hạn, lượng hàng hóa qua cảng ở khu vực Hải Phòng được dự báo sẽ tăng đều đặn nhờ sự ra đời của các dự án FDI quy mô lớn. Cuối cùng, vị trí địa lý thuận lợi (hạ lưu Sông Cấm) sẽ giúp thu hút các hãng tàu ưu tiên sử dụng dịch vụ ở cảng Xanh VIP trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chúng tôi ước tính VSC sẽ đạt LNST (sau CĐTS) ~258 tỷ đồng (-7,4%) trong năm 2016 và tăng mạnh lên 321 tỷ đồng (+24%) vào năm 2017. Tại mức giá hiện tại, VSC đang giao dịch tại mức P/E forward 2016 ~ 14x và 2017 là 11x.

    vsc ,

    • [​IMG]
      Vũ Thị Minh SángThành viên
      Logistic tiềm năng lớn đó là được hưởng lợi từ TPP, tuy nhiên thực trạng của logistoc ở Việt Nam chưa phát triển mạnh.



      "Bình luận lúc: 19 Tháng Tám 2016 9:03:45 SA | Bởi : Vũ Thị Minh Sáng"
  4. Con_Cua

    Con_Cua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2015
    Đã được thích:
    806
    Hehee
    Không phải ai cũng đủ khả năng để chơi em 8x BHS này đâu bác _CoCo_ ợ
  5. thanhpetro

    thanhpetro Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    433
    HTL chán rồi à bác
  6. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.830
    Hoàng thuỳ linh là của để dành, dấm càng lâu, ăn càng ngon bác ah:D
  7. beboonice

    beboonice Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    2.103
    vsc giu cuoi nam 2016 gia tren 120k
    DragonGate thích bài này.
  8. neverlost

    neverlost Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2014
    Đã được thích:
    2.313
    Motuong. Com
  9. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.830
    Mơ ước là quyền của mỗi ng mà bác :D
  10. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.830
    Chủ tịch VSC: Hanjin chỉ góp 3-5% doanh thu, ảnh hưởng không đáng kể tới Viconship

    (NDH) Hanjin hãng tàu mới vào và chỉ chiếm thị phần nhỏ ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Hanjin mới trở thành khách hàng của Viconship cách đầy 3-4 tháng. Chỉ góp 3-5% doanh thu và công nợ tồn đọng thấp, Hanjin phá sản không gây ảnh hưởng đáng kể tới Viconship.

    Sự kiện hãng tàu lớn thứ bảy thế giới và lớn nhất Hàn Quốc Hanjin đệ đơn lên tòa án Hàn Quốc xin phá sản gần đây được ví như sự sụp đổ của Lehman Brothers trong ngành vận tải biển thế giới. Không có người trả phí phục vụ tại cảng, các tàu hàng của Hanjin đã không được cập cảng hay bốc dỡ hàng hóa. Khi Hanjin tuyên bố phá sản, còn khoảng 540.000 container hàng hóa vẫn đang “mắc kẹt”.

    >>Choáng với sự kiện Lehman Brothers ngành vận tải biển
    Đánh giá về tác động của sự kiện này đối với ngành cảnh biển, một chuyên gia phân tích trong ngành này nhận định hoạt động kinh doanh các cảng biển sẽ không chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi sự kiện mà chủ yếu liên quan đến công nợ. Các chủ hàng sẽ chuyển hàng sang các hãng tàu khác cho nên lượng hàng sẽ chỉ giảm đi trong ngắn hạn. Vị chuyên gia này cho biết các cảng biển ở Việt Nam hầu hết chốt công nợ với các hãng tàu theo tháng. Do đó, rủi ro sẽ chỉ gói gọn trong một tháng doanh thu nên công nợ của tháng 8 có khả năng là sẽ không thu hồi được. Đến thời điểm hiện tại, các cảng biển đã ngừng phục vụ Hanjin.

    Chia sẻ với phóng viên NDH về ảnh hưởng của sự kiện “rúng động” ngành vận tải biển trên, ông Nguyễn Việt Hòa, Chủ tịch HĐQT CTCP Container Việt Nam ( Viconship, mã VSC-HoSE) cho biết tác động của sự việc này đến Viconship là không đáng kể.

    Hanjin chỉ mới vào cảng Green Port của Viconship được 3 - 4 tháng gần đây. Ông Hòa cho biết trong bốn tháng vừa rồi Hanjin duy trì 1 tàu vào mỗi tuần. Hanjin góp khoảng 3-5% doanh thu. Khi hãng tàu này không vào nữa, Viconship sẽ bớt đi một khách hàng. Tuy nhiên ảnh hưởng là không đáng kể.

    Do điều khoản thanh toán nên Hanjin vẫn còn tồn công nợ tại Viconship. Con số nợ của hãng tàu này tại Viconship hiện nay được ông Hòa cho biết là khoảng 1 - 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, Viconship hiện đang giữ 500-700 container hàng, trị giá khoảng hơn triệu USD, ông Hòa cũng cho biết thêm.

    Theo Chủ tịch Viconship, Hanjin là hãng tàu mới vào và chỉ chiếm thị phần nhỏ ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Thực tế, hàng tàu này đã vào miền Bắc trước đó nhưng ngừng một năm rưỡi và mới trở lại hồi tháng 2/2016.

    Ông Đỗ Văn Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gemadept (mã GMD -HoSE), cũng cho biết không chịu ảnh hưởng gì từ "sự cố" của Hanjin. Hiện Gemadept không làm việc với hãng tàu này.

    Tại Việt Nam, Hanjin là một trong những hãng tàu đầu tiên bỏ vốn vào thị trường cảng biển. Hãng tàu này đang góp vốn liên doanh tại Cảng quốc tế Tân Cảng – Cái Mép, một liên doanh giữa Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn với ba hãng tàu bao gồm Mitsui O. S. K. Lines (Nhật Bản), Hanjin Shipping (Hàn Quốc), và Wanhai Shipping (Đài Loan).

    Được biết, Hanjin Shipping trước đây có trên 20% vốn tại cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép, nhưng đã bán lại cho Hanjin Transportation.

Chia sẻ trang này