VSC_2022 thời điểm ông Trùm lên tiếng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Khactn, 18/02/2022.

2982 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 01:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31302 lượt đọc và 177 bài trả lời
  1. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.484
    Tham vọng địa ốc của T&D Group – cổ đông lớn ở Viconship

    VietTimes – Từ đầu năm 2021 tới nay, nhóm T&D Group đã mua vào cả triệu cổ phiếu VSC, đồng thời rót cả trăm tỉ đồng mua lại Vipco Tower, Central Tower, thâu tóm khách sạn Themyst Installation.
    [​IMG]

    T&D Group đã chi 264,5 tỉ đồng để mua lại các toà nhà Vipco Tower và Central Tower có vị trí đắc địa tại Tp. Hải Phòng

    Tính đến ngày 24/8/2021, có 5/7 cổ đông lớn của VSC có liên quan tới nhóm T&D Group. Các cổ đông này bao gồm: bà Đoàn Thị Tơ (sở hữu 3,8 triệu cổ phiếu, chiếm 7,07% VĐL), bà Tạ Kim Chi (sở hữu 3,8 triệu cổ phiếu, chiếm 6,9% VĐL), ông Đoàn Quang Huy (sở hữu 3,11 triệu cổ phiếu, chiếm 5,65% VĐL), CTCP Thành Đức Hải Phòng (sở hữu 2,8 triệu cổ phiếu, chiếm 5,18% VĐL) và CTCP Tập đoàn T&D Group (sở hữu 2,8 triệu cổ phiếu, chiếm 5,18% VĐL).

    Trong đó, bà Tạ Kim Chi là con dâu của bà Đoàn Thị Tơ – nữ doanh nhân sinh năm 1958 hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP Tập đoàn T&D Group (T&D Group).

    [​IMG]
    Theo tìm hiểu của VietTimes, T&D Group được thành lập vào tháng 10/2020 với quy mô vốn điều lệ lên tới 900 tỉ đồng. Trong đó, bà Đoàn Thị Tơ góp tới 891 tỉ đồng, sở hữu 99% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại của T&D Group được chia đều cho ông Đoàn Quang Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Thuý – thân mẫu của ông Huy – đứng tên.

    Ít tháng sau khi đi vào hoạt động, T&D Group chi ra 264,5 tỉ đồng để mua lại các toà nhà Vipco Tower và Central Tower có vị trí đắc địa tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng từ CTCP Vận tải xăng dầu Vipco (Vipco). Được biết, dự án Vipco Tower đã bị bỏ hoang nhiều năm vì thiếu vốn đầu tư và Vipco buộc phải đem bán đấu giá nếu không sẽ bị thu hồi mà không được bồi hoàn.

    Bên cạnh đó, vào tháng 3/2021, T&D Group, ông Đoàn Quang Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Thuý đã thâu tóm lại toàn bộ số cổ phần của Công ty TNHH Khách sạn The Myst Installation – chủ sở hữu khách sạn Themyst Installation toạ lạc tại số 24-26-28-28B đường Ngô Văn Năm, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM.

    Tới tháng 8/2021, T&D Group đã mua vào 468.000 cổ phiếu KKC, trở thành cổ đông lớn của CTCP Kim khí KKC (Mã CK: KKC) với tỉ lệ sở hữu 9,974% vốn điều lệ. Cùng với CTCP Thành Đức Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Thanh Thuý và bà Tạ Kim Chi, nhóm T&D Group đã sở hữu tới 24,934% vốn KKC.

    Bà Đoàn Thị Tơ là cổ đông sáng lập, từng nắm giữ tới 90% vốn điều lệ của CTCP Thành Đức Hải Phòng. Doanh nghiệp này vào tháng 9/2021 đã đổi tên thành CTCP Thành Đức Holding, giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Đức Dũng (SN 1975) – con rể của bà Đoàn Thị Tơ.

    Ngoài ra, dữ liệu của VietTimes cũng cho thấy, bà Đoàn Thị Tơ từng nắm giữ tới 25% vốn điều lệ của CTCP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Bất động sản Hải Phòng. Cùng với đó, ông Phạm Văn Đức – cùng địa chỉ thường trú với bà Đoàn Thị Tơ, và CTCP Thương mại – Xuất nhập khẩu D&T cũng nắm giữ lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp này./.

    NHÓM CỔ ĐÔNG SẼ MUA LẠI PHẦN VỐN CỦA SAFI ~o)
  2. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.484
    Chuỗi cung ứng bị 'bóp nghẹt' vì 'nút thắt cổ chai' mới: Hàng trăm tàu mắc kẹt, gặp nạn trên biển, cước vận chuyển tiếp tục bị 'độn giá'
    09-03-2022 - 19:10 PM | Tài chính quốc tế

    [​IMG]
    Công ty theo dõi hàng hải Windward ước tính, khoảng 3.500 thuỷ thủ đang mắc kẹt trên khoảng 200 tàu tại các cảng của Ukraine. Số lượng tàu đang không thể di chuyển lớn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ Thế chiến II.


    Thuỷ thủ đoàn trên một con tàu chở hàng Bangladesh mắc cạn gần cảng Olvia ở Ukraine đã nghe thấy một tiếng nổ lớn, sau đó cây cầu chìm trong biển lửa. Hôm thứ Tư tuần trước, tàu MV Banglar Samriddhi đã bị một tên lửa tấn công, khiến một thành viên phi hành đoàn thiệt mạng và nhiều người bị thương. Đây là tàu chở hàng thứ 5 bị bắn sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

    "Nút thắt cổ chai" mới đối với chuỗi cung ứng

    Xung đột giữa 2 quốc gia đã gây trở ngại nghiêm trọng cho hoạt động vận tải biển ở Biển Đen, dẫn đến những hậu quả lớn đối với ngành vận tải quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà quan sát ngành hàng hải cho biết, hàng chục tàu chở hàng đang mắc kẹt ở cảng Mykolaiv của Ukraine. Công ty theo dõi hàng hải Windward ước tính, khoảng 3.500 thủy thủ đang mắc kẹt trên khoảng 200 tàu tại các cảng của Ukraine. Số lượng tàu đang không thể di chuyển lớn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ Thế chiến II.

    Kết quả là, khu vực xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ 2 thế giới buộc phải đóng cửa. Ukraine chiếm tới 16% lượng ngô xuất khẩu toàn cầu và 30% lượng lúa mì xuất khẩu cùng với Nga. Giá lúa mì toàn cầu đã tăng hơn 55% kể từ trước cuộc xung đột.

    Salvatore Mercogliano - giáo sư tại Đại học Campbell ở Bắc Carolina và từng làm việc trong đội tàu buôn quốc gia, cho biết: "Cú sốc với nguồn cung ngũ cốc toàn cầu là cú sốc nguồn cung lớn nhất kể từ khi OPEC cắt giảm sản lượng dầu vào những năm 1970. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực ở Trung Đông và châu Phi, gây lạm phát cho cả thế giới."

    Các hãng vận tải toàn cầu thậm chí còn đối mặt với thách thức lớn hơn khi hàng nghìn thuyền viên Ukraine và Nga bị mắc kẹt tại các cảng trên khắp thế giới. Các chủ tàu phải chật vật để tìm kiếm thủy thủ đoàn thay thế với nỗ lực ứng phó với chuỗi cung ứng vốn đã ở trạng thái căng thẳng.

    Theo các nhà chức trách cảng Ukraine, tại Biển Đen và vùng tiếp giáp Biển Azov - những tuyến hàng hải xuất khẩu lương thực và dầu mỏ quan trọng, 5 tàu chở dầu và chở hàng đã bị tên lửa tấn công. Những tàu gặp nạn gồm tàu chở dầu, tàu container và chở hàng rời từ Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova và Estonia - vận chuyển hàng hóa từ dầu diesel, đất sét cho đến ngũ cốc.

    Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (TATO) hôm thứ năm đã cảnh báo bất kỳ tàu nào trên Biển Đen cũng gặp nguy cơ chịu thiệt hại lớn. Trong khi đó, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (TIMO) nói rằng họ sẽ tổ chức phiên họp khẩn cấp vào ngày 10 và 11/3 để giải quyết những tác động của cuộc xung đột với hoạt động vận chuyển theo yêu cầu từ nhiều chính phủ.

    Trong ngày đầu tiên Nga mở chiến dịch quân sự, Ukraine đã đình chỉ hoạt động tại tất cả các cảng, chuyển hướng các tàu chở hàng đến cảng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và nước cộng hòa Georgia thuộc Liên Xô cũ. Trong bối cảnh ít tàu di chuyển ở phía bắc của Biển Đen và Biển Azov, cước vận chuyển toàn cầu đối với tàu chở dầu đã tăng lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ. Chi phí bảo hiểm ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột đã lên tới 5%. Do đó, mỗi chuyến vận chuyển bị "độn giá" thêm hàng trăm nghìn USD, theo dữ liệu từ Windward.

    Có thể thấy, chuỗi cung ứng vốn đã bị gián đoạn trong 2 năm đại dịch lại càng rơi vào trạng thái căng thẳng hơn. Các quốc gia nghèo phụ thuộc vào nhập khẩu có thể gặp phải những cú sốc về nguồn cung. Giới chức các nước đang chuẩn bị tinh thần đối mặt với tình trạng giá cả tăng đột biến ở Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ai Cập hiện nhập khẩu 85% lúa mì từ Ukraine và Nga.

    Tàu mắc kẹt, thủy thủ đoàn gặp nhiều rủi ro lớn

    Hôm 24/2 - ngày đầu tiên Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt, tàu sân bay Yasa Jupiter - thuộc sở hữu của Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên chở hàng hóa cho tập đoàn thương mại Cargill của Mỹ - đã bị trúng bom ở bờ biển thành phố cảng Odessa. Ngày hôm sau, tàu chở dầu Millennial Spirit mang cờ Moldova, chờ đầy 600 tấn dầu và diesel đã bốc cháy sau khi bị tên lửa bắn. Tàu chở hàng rời Namura Queen của Nhật Bản cũng gặp tai nạn.

    Munro Anderson - chủ tịch công ty an ninh hàng hải Dryad Global ở London, cho biết: "Các thủy thủ giờ đây phải đối mặt với lựa chọn khó khăn. Ở lại trên thuyền và có nguy cơ hết lương thực, hoặc cố gắng chèo thuyền đến một nơi khác nhưng vẫn gặp rủi ro vì ở trong vùng chiến sự."

    29 thủy thủ đoàn của tàu chở hàng Banglar Samriddhi của Bangladesh đã thả neo tại cảng Olvia của Ukraine ngày 23/2. Họ chuẩn bị xếp hàng đất sét và nguyên liệu để sản xuất gốm sứ tới cảng Ravenna của Ý. Khi đó, kỹ sư Hasidur Rahman đã gọi cho các anh trai để thông báo: "Em sẽ về nhà và kết hôn vào năm sau, sẽ không ở lại Ukraine lâu."

    Song, chỉ trong vòng vài giờ, cuộc xung đột chính thức diễn ra, Banglar Samriddhi và hàng trăm tàu khác mắc kẹt trong vùng chiến sự. Từ boong tàu, thủy thủ đoàn nghe thấy tiếng nổ ở phía xa và lo lắng khi thấy khói bốc lên ở phía chân trời. Chủ tàu đã hướng dẫn thuyền trưởng Noor-e Alam đi ra vùng biển quốc tế nhưng ông lại không được chính quyền Ukraine cho phép. Họ cũng không thể di chuyển vì nhiều thủy lôi được đặt xung quanh lối vào của cảng.

    Những nỗ lực ngoại giao để sơ tán thủy thủ đoàn đã được thúc đẩy. Các quan chức Bangladesh ở Warsaw thực hiện kế hoạch vận động hành lang với Ukraine và các tổ chức đại diện cho người lao động Bangladesh tại quốc gia khi đó đang chuẩn bị lái xe đến Ovia để đón các thuyền viên.

    Khoảng 5 giờ chiều ngày 2/3, Rahman đã lên cầu dẫn đường, bắt sóng điện thoại và gọi về cho gia đình. Anh nói rằng mọi người không phải lo lắng vì công việc của anh sẽ giúp gia đình thoát nghèo. Tuy nhiên, anh trai của Rahman là Golam đã nghe thấy tiếng nổ lớn, tín hiệu điện thoại cũng mất và Rahman đã thiệt mang vì khu vực này bị tên lửa bắn.

    Tham khảo WSJ
  3. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.484
    Giá cước dự báo còn tăng, loạt cổ phiếu vận tải biển lại đồng loạt tăng trần ngày 9/3
    09-03-2022 - 20:17 PM | Doanh nghiệp
    [​IMG]
    Ngày 9/3/2022, thị trường chứng khoán gần như đi ngang, chỉ số VN-INDEX tăng 0,03 điểm. Tuy nhiên, nhóm ngành vận tải biển vẫn bứt tốc mạnh mẽ với nhiều mã tăng trần
    Giá cước vận tải biển đã có xu hướng hồi phục sau đà giảm mạnh từ đầu tháng 2 và căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang dự báo cước vận tải biển sẽ tiếp tục tăng trong tháng 3/2022.

    Trong ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga còn phía chính phủ Anh thông báo nước này sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay. Tập đoàn Shell của Anh thông báo rút khỏi các dự án ở Nga và sẽ không mua dầu mỏ và khí đốt của nước này.

    Tuy liên minh châu Âu (EU) không làm theo nhưng họ đã công bố kế hoạch cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga trong vòng 1 năm.

    Với sản lượng 10 triệu thùng dầu thô/ngày, Nga hiện đang đáp ứng khoảng 10% nhu cầu toàn cầu và là nhà cung cấp khí tự nhiên lớn nhất của Châu Âu với việc cung cấp gần 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu. Việc các lệnh trừng phạt được áp đặt lên Nga khiến cho lo ngại nguồn cung dầu thô và khí từ Nga bị thu hẹp, khiến cho giá dầu và khí liên tục leo thang.

    Hiện tại, dầu Brent đã tăng lên 131 USD/thùng khi Mỹ ban hành lệnh cấm. Dầu WTI cũng tăng lên 127 USD.

    Giá dầu leo thang làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp ngành vận tải biển nên giá cước vận tải biển cũng phải điều chỉnh tăng theo.

    Hơn nữa, các biện pháp trừng phạt và trả đũa làm trầm trọng hơn việc gián đoạn chuỗi cung ứng. Gần đây, ba hãng tàu biển lớn nhất thế giới MSC, Maersk, CMA CGM thông báo tạm ngừng vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Nga có thể đẩy giá cước vận tải biển lên cao hơn. Ngày 8/3, giá cước BDI tăng 117 điểm, tương ứng 5,23% lên 2.352.

    [​IMG]
    Bên canh đó, tăng trưởng về xuất nhập khẩu do phục hồi kinh tế và mở cửa giao thương trở lại của các quốc gia trên thế giới tạo ra động lực cho các doanh nghiệp cảng, vận tải biển.

    Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Everest, trong 2 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 108.52 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 53.79 tỷ USD, tăng 10.2% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 54.73 tỷ USD, tăng 15.9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kết, Cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 937 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1.6 tỷ USD).

    [​IMG]
    Giá cước tăng cao đã phản ánh vào giá cổ phiếu. Ước tính trong vòng 1 tháng, từ phiên ngày 7/2 đến hết phiên 7/3, giá cổ phiếu VNA của Công ty cổ phần Vận tải Biển Vinaship tăng 87%, tăng cao nhất ngành cảng và vận tải biển. Theo phía sau là VOS của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam tăng 54%, HAH của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An tăng 48%. Một số khác cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng là GMD của Công ty cổ phần Gemadept tăng 28% và VSC của CTCP Container Việt Nam tăng 21%. Đặc biệt trong phiên 9/3, hàng loạt mã cổ phiếu nhóm ngành này tăng trần như GMD, VSC, VOS, HAH.

    [​IMG]
    Khactn thích bài này.
  4. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.484
    Hàng trăm tàu hàng mắc kẹt, trúng tên lửa vì giao tranh Nga - Ukraine
    10-03-2022 08:37:34+07:00

    Hiện có khoảng 200 tàu chở hàng cùng 3.500 thủy thủ đang bị mắc kẹt tại các cảng biển của Ukraine, một số tàu thậm chí bị trúng tên lửa...

    https://image.*********.vn/2022/03/...-vi-giao-tranh-nga-ukraine_20220310083731.png
    Tàu Yasa Jupiter của Thổ Nhĩ Kỳ bị trúng tên lửa ngoài khơi thành phố cảng Odessa, Ukraine - Ảnh: WSJ

    Vào thứ Tư tuần trước (2/3), trên một tàu chở hàng do hãng Banglar Samriddhi của Bangladesh vận hành đang mắc kẹt gần cảng Olvia của Ukraine, các thủy thủ bất ngờ nghe thấy tiếng nổ.

    Một tên lửa đã rơi trúng con tàu vào lúc gần 17h30, khiến một thủy thủ thiệt mạng và nhiều người khác bị bỏng nặng. Đây là tàu hàng thứ năm bị trúng tên lửa ngoài khơi Ukraine kể từ khi Nga tấn công vũ trang vào quốc gia này, theo Wall Street Journal.

    Cuộc chiến tại Ukraine đang làm đình trệ giao thông nghiêm trọng trên Biển Đen, có nguy cơ gây ra hệ lụy lớn tới hoạt động vận tải cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Theo hãng theo dõi vận tải Windward, hiện có khoảng 200 tàu chở hàng cùng 3.500 thủy thủ đang bị mắc kẹt tại các cảng biển của Ukraine. Các nhà sử học về hàng hải cho biết, đây là lần đầu tiên trên toàn cầu có nhiều tàu bị mắc kẹt như vậy kể từ Thế chiến thứ 2.

    Kết quả là khu vực xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ hai thế giới đã phải đóng cửa. Ukraine chiếm khoảng 16% kim ngạch xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu. Nước này cùng với Nga xuất khẩu khoảng 30% lượng lúa mỳ trên thế giới.

    “Cú sốc với nguồn cung ngũ cốc toàn cầu này là cú sốc về nguồn cung lớn nhất kể từ khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cắt giảm sản lượng vào những năm 1970”, Salvatore Mercogliano, giáo sư Đại học Campbell, bang North Carolina, nhận xét. “Điều này đồng nghĩa với việc sẽ xảy ra tình trạng thiếu lương thực tại Trung Đông, châu Phi và làm lạm phát tăng trên toàn cầu”.

    https://image.*********.vn/2022/03/...-vi-giao-tranh-nga-ukraine_20220310083732.png
    Tàu chở ngũ cốc của hãng Namura Queen, Panama bị trúng tên lửa vào tuần trước tại vùng biển của Ukraine - Ảnh: Getty Images

    Tình hình càng tồi tệ hơn với chủ hàng trên khắp thế giới khi hàng nghìn thủy thủ Ukraine và Nga bị mắc kẹt tại các cảng trên khắp thế giới, buộc họ phải tranh giành để tìm nhân sự thay thế nhằm duy trì chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng vì dịch bệnh.

    Tại Biển Đen và Biển Azov gần đó – tuyến đường xuất khẩu dầu thô và lương thực quan trọng, đã có 5 tàu chở dầu và tàu hàng bị trúng tên lửa, theo cơ quan quản lý cảng Ukraine. Các tàu này bao gồm tàu chở dầu, tàu container và tàu chở hàng xuất phát từ Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova và Estonia, vận chuyển dầu diesel, đất sét và ngũ cốc.

    Nói về việc này, nhà chức trách Ukraine nhìn chung đổ lỗi cho Nga - quốc gia đã triển khai một đội tàu chiến dọc bờ biển của Ukraine. Trong khi đó, phía Nga phủ nhận trách nhiệm gây ra các cuộc tấn công. Trước đó, các lực lượng của Nga đã bắn tên lửa vào hệ thống cơ sở hạ tầng ở các cảng biển của Ukraine, động thái nằm trong kế hoạch chiếm giữ bờ biển phía Nam và bóp nghẹt nền kinh tế của nước này.

    Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuần trước đã cảnh báo rằng bất kỳ con tàu nào trên Biển Đen cũng đối mặt nguy cơ cao bị thiệt hại ngoài dự kiến. Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) dự kiến tổ chức một phiên họp khẩn vào ngày 10-11/3 để đánh giá và giải quyết các tác động của chiến tới hoạt động vận chuyển theo yêu cầu của chính phủ nhiều nước.

    Vào ngày đầu tiên bị Nga tấn công, Ukraine đã đóng cửa tất cả cảng biển và chuyển hướng tàu chở hàng tới các cảng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và cộng hòa Georgia, trong khi đó Hải quân Nga đã chặn các tuyến trung chuyển dọc bờ biển. Giao thông tại đây đóng băng.

    Với một số ít tàu hàng bất chấp rủi ro di chuyển ở phía Bắc Biển Đen và Biển Azov, giá cước vận chuyển toàn cầu tăng gần như mỗi ngày, lên mức cao nhất trong một thập kỷ. Còn phí bảo hiểm cho vận tải quanh khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc giao tranh cũng tăng tới 5%, “đội” phí thêm hàng trăm nghìn USD cho mỗi chuyến tàu, theo dữ liệu từ Windward.

    Việc này khiến chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là với ngũ cốc, tiếp tục “căng như dây đàn” khi vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau hai năm dịch bệnh. Các quốc gia phụ thuộc vào ngũ cốc ngập khẩu được dự báo sẽ chứng kiến cú sốc nguồn cung. Các nhà chức trách tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang chuẩn bị sự tăng giá đột biến của các mặt hàng lương thực. Ai Cập hiện nhập khẩu khoảng 85% lượng lúa mỳ tiêu thụ trong nước từ Ukraine và Nga.
    --- Gộp bài viết, 10/03/2022, Bài cũ: 10/03/2022 ---
    https://vn.tradingview.com/symbols/INDEX-BDI/

    2558

    E

    USD

    +206 (+8.76%)
    Thị trường Mở (kể từ 01:16 UTC, 10 thg 3)

    Giá cước tàu lại tăng mạnh rồi. VSC bay qua 5X nào
    :rolleyes::rolleyes::rolleyes:
    --- Gộp bài viết, 10/03/2022 ---
    Ông SAFI nay bán 600k thì bán lẹ cho VSC còn phi nào :);):rolleyes:
    --- Gộp bài viết, 10/03/2022 ---
    Hàng phát hành thêm đâu rồi nhỉ? xách ra mà bán đi cho có thanh khoản nào? :p:p:p
  5. MCK11

    MCK11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Đã được thích:
    16.570
    Chưa lên tiếng được
    NamFERARI thích bài này.
  6. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.484
    Container Việt Nam (VSC): Sau khi Safi (SFI) liên tục thoái vốn, một thành viên HĐQT liên quan nộp đơn xin từ nhiệm
    Tác giả Vũ Duy Bắc

    4 giờ trước
    [​IMG]








    Theo đó, ngày 8/3, ông Nguyễn Hoàng Anh làm đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 với lý do cá nhân.

    Được biết, ông Hoàng Anh được bầu vào vị trí thành viên HĐQT từ ngày 19/6/2020.

    Ở một diễn biến khác, CTCP Đại lý vận tải Safi (mã chứng khoán SFI - sàn HOSE), tổ chức liên quan ông Nguyễn Hoàng Anh vừa bán ra 800.000 cổ phiếu VSC để giảm sở hữu từ 5,8% về còn 5,07% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 3/3 đến 7/3.

    Ngay sau khi vừa bán, Safi tiếp tục đăng ký bán thêm 600.000 cổ phiếu VSC để giảm sở hữu về 4,53% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 10/3 đến 8/4. Nếu giao dịch thành công, SFI không còn là cổ đông lớn tại VSC.

    Như vậy, ngay sau động thái giảm sở hữu của tổ chức liên quan, ông Hoàng Anh nộp đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT.

    Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2021, VSC ghi nhận doanh thu đạt 506,53 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 106,41 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,5% và 37,6% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 29,3% lên 32,4%.

    Trong đó, lợi nhuận gộp tăng 22,2% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 29,88 tỷ đồng lên 164,23 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 34,1%, tương ứng giảm 15,24 tỷ đồng về 29,49 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm 16,58 tỷ đồng về lỗ 14,25 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

    Lũy kế trong năm 2021, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 1.892,13 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 413,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 39,6% so với cùng kỳ năm trước.

    Trong năm 2021, VSC đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu là 1.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 445 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính với lợi nhuận trước thuế đạt 482,69 tỷ đồng, công ty hoàn thành 108,5% kế hoạch lợi nhuận năm.

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/3, cổ phiếu VSC tăng 3.100 đồng lên 47.700 đồng/cổ phiếu.
    --- Gộp bài viết, 10/03/2022, Bài cũ: 10/03/2022 ---
    VSC hàng phát hành thêm về đã bị ôm hết. 60K thẳng tiến nào :-bd\m/
    --- Gộp bài viết, 10/03/2022 ---
    Lên tiếng nhé :rolleyes::rolleyes::rolleyes:
  7. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.484
  8. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.484
    The Baltic Exchange Dry Index advanced 5.7% to 2,704 points on Thursday, its highest since December 14th, extending gains into a fifth straight session, supported by gains across all vessel segments. The capesize index, which tracks iron ore and coal cargos of 150,000-tonnes, surged 14.5% to 2,613, its highest since December 21; and the panamax index which tracks cargoes of about 60,000 to 70,000 tonnes of coal and grains, was up 39 points to its highest since December 7th at 3,233 points. Among smaller vessels, the supramax index rose 78 points to its highest in more than four months at 2,923 points. "The North Atlantic has been suffering as the Russian invasion of Ukraine has taken out loading areas either directly caused by war or by self-sanctions. Further linked to the war we see much more coal heading towards Europe from destinations which is atypical - replacing Russian coal.," Fearnleys said. source: Baltic Exchange
  9. MCK11

    MCK11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Đã được thích:
    16.570
  10. NamFERARI

    NamFERARI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2014
    Đã được thích:
    4.484
    Qua điều chỉnh kỹ thuật hạ RSI và đưa nến vào trong bollinger band. Nay phi tiếp nào :-bd;))\m/

Chia sẻ trang này