VSP: bao giờ thì tàu tạm dừng đón khách? bao giờ thì tàu dừng trả khách?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi iHaveToRich, 06/08/2008.

4433 người đang online, trong đó có 315 thành viên. 12:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4410 lượt đọc và 104 bài trả lời
  1. quydn

    quydn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2007
    Đã được thích:
    574
    Các bác cứ bình tĩnh thằng này lãi lớn chẳng qua bán tàu đi còn lên giá là do làm giá thôi. Sẽ đến lúc bán không ai mua!

    www.ssi.com.vn:8080/ha
    www.ssi.com.vn:8080/ho
    Bảng giá nhanh nhất hiện nay!
  2. Kunken

    Kunken Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Giảm phí giao dịch, người ta có thể giao dịch với gía sàn cho nó đỡ béo bọn môi giới chứ sao.
    VSP lên đến 500-700 như FPT, BVS ngày nào là có khả năng hoàn toàn bằng thực lực của VSP.
  3. Kunken

    Kunken Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Quý Hai chưa hạch toán lợi nhuận do bán tàu nhé. Để Quý 3, 4 mới đưa vào. Cả năm 2008 lãi tầm khoảng 500-650 tỷ. Lúc đó đem máy đếm tiền đi theo nhé.
  4. iHaveToRich

    iHaveToRich Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Trong quá trình đi từ 100 lên 207 hôm nay, cứ thỉnh thoảng lại có bài viết theo kiểu "con cáo và chùm nho", các bác vững tay chèo nhé.
  5. heinze

    heinze Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Đã được thích:
    0
    VSP cơ bản đã thay máu cổ đông. Bác nào lãi quá rồi hay non gan thì xuống, cũng giống SJS, BMC, TCT ngày nào thôi. Đích đến là 1 triệu/CP
  6. thanbai888

    thanbai888 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Pót lại những phát biểu của TGĐ VSP từ lúc còn ở thuở hàn vi cho các bác xem nhé

    Shinpetrol ?" DN ngành đóng tàu đầu tiên lên sàn
    Mua VSP, tại sao không?

    10:28'' PM - Thứ ba, 17/04/2007


    Được đánh giá là một trong những doanh nghiệp niêm yết có tốc độ phát triển ngoạn mục nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2006, Công ty Cổ phần Đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin (Shinpetrol) với mã chứng khoán VSP đang hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị sản xuất, vận tải, kinh doanh khí hoá lỏng (LPG) và nhà xuất nhập khẩu tầu biển hàng đầu Việt Nam. Để bạn đọc biết thêm thông tin, Báo GTVT đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Duy Hùng, TGĐ Công ty về định hướng phát triển của Shinpetrol trong thời gian tới.


    Phóng viên: Xin ông đánh giá một vài nét cơ bản về hoạt động sản xuất của Shinpetrol năm 2006 và những định hướng lớn của Công ty đã được quyết định tại Đại hội Cổ đông của Công ty hôm 24/3 vừa qua?


    Ông Nguyễn Duy Hùng: Năm 2006 là một năm đặc biệt đối với Shinpetrol. Ngoài việc là công ty thành viên đầu tiên của Tập đoàn Vinashin giao dịch tại TTGDCK Hà Nội với tổng giá trị niêm yết là 40 tỷ đồng, Shinpetrol cũng đã thu được những thành công vượt bậc trong sản xuất kinh doanh.

    Năm 2006, doanh thu của Shinpetrol đạt 659,78 tỷ đồng tăng 1,79 lần; lợi nhuận trước thuế đạt 19,4 tỷ đồng tăng gần 4,7 lần; lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 4,363 đồng tăng 5,82 lần; tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần đạt 2,98% tăng 2,1 lần; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu đạt 28,54% tăng 4,5 lần so với năm 2005...

    Hiện nay, tổng tài sản của Shinpetrol đã đạt 740 tỷ đồng. Cần phải biết rằng, Shinpetrol mới chỉ thành lập vào tháng 12/2002 với số vốn điều lệ là 40 tỷ đồng, tổng tài sản đạt xấp xỉ 111 tỷ đồng.

    Quan trọng hơn, Shinpetrol đã xác lập vị thế vững chắc của mình tại thị trường vận tải, kinh doanh khí hoá lỏng (LPG) và vận tải hàng khô trong và ngoài nước.

    Sở dĩ đơn vị đạt được kết quả kinh doanh tốt như vậy là do chúng tôi được hưởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế đất nước có tốc độ tăng trưởng và nhất là do Shinpetrol đã theo đuổi một chiến lược kinh doanh đúng đắn: kinh doanh đa ngành, nghề nhưng biết chú trọng đầu tư phát triển ngành nghề truyền thống mũi nhọn.

    Năm 2007, Shinpetrol phấn đấu đạt doanh thu 850 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 30 tỷ đồng. Đại hội Cổ đông thường niên năm 2006 cũng đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ của Công ty từ 40 tỷ đồng lên khoảng 140 tỷ đồng, số tiền đầu tư thu được để thực hiện các dự án lớn như: xây dựng các kho chứa LPG, đầu tư mua một nhà máy lọc dầu, bổ sung đội tàu chở LPG và hàng khô, xây dựng Khu đô thị - Golf Mê Linh, Vĩnh Phúc...


    Phóng viên: Là một công ty kinh doanh đa ngành nghề nhưng sản phẩm mũi nhọn của Shinpetrol là gì thưa ông?


    Ông Nguyễn Duy Hùng: Hiện nay Shinpetrol đang hoạt động kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính: kinh doanh xuất nhập khẩu LPG, vật tư, thiết bị máy móc tổng hợp, kinh doanh gas thương hiệu Vinashin Gas; vận tải dầu khí, hàng tổng hợp, hàng rời, hàng container ở phạm vi toàn thế giới; kinh doanh mua bán tàu biển, môi giới hàng hải; đầu tư xây dựng khu đô thị golf, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp đóng tàu, kinh doanh bất động sản, cao ốc, khách sạn, văn phòng.

    Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển và kinh doanh xuất nhập khẩu LPG luôn là loại hình kinh doanh chính của Shinpetrol và hiện tại, Công ty đang chiếm khoảng 70% sản lượng vận chuyển LPG bằng đường thuỷ cả nước.

    Khách hàng LPG của Shinpetrol bao gồm những nhà kinh doanh LPG và gas bình hàng đầu tại Việt Nam như: Total Gas, Shell Gas, Elf Gas... Thế mạnh của Shinpetrol trong lĩnh vực này là nhờ vào một đội tàu chuyên dụng lớn, chuyên nghiệp, chủ động thời gian lịch trình.

    Bên cạnh đó, với việc đưa vào sử dụng 2 kho chứa LPG mỗi kho có dung tích 5.000 MT ở Tp Hồ Chí Minh và Hải Phòng trong năm 2007 cùng với việc sở hữu 1 nhà máy lọc dầu ở phía Nam, Shinpetrol có ưu thế gần như tuyệt đối trong lĩnh vực kinh doanh hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận này.

    Là đơn vị thuộc Tập đoàn Vinashin, Công ty được Vinashin hỗ trợ toàn diện trong việc cung cấp hạn mức tín dụng cũng như bảo lãnh để vay tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Shinpetrol cũng đã được tập đoàn Vinashin giao làm đầu mối đối với các seri tàu tiên tiến, hiện đại nhất để chào bán trên thị trường quốc tế. Đồng thời, Shinpetrol sẽ đầu tư phát triển đội tàu lớn của mình để cạnh tranh trên thị trường thế giới.

    Chúng tôi dự định đến năm 2012 sẽ đóng mới một đội tàu có trọng tải 3 triệu DTW, trong đó khoảng 1 nửa số tàu này sẽ được xuất khẩu. Với thị trường vận tải biển được dự báo là sẽ có mức tăng trưởng cao, đây được coi là cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với Shinpetrol.


    Phóng viên: Là đơn vị đầu tiên trong ngành đóng tàu niêm yết trên thị trường chứng khoán, ông có thể chia sẻ với bạn đọc Báo Giao thông vận tải về những lợi ích thu được cũng như những rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành niêm yết?


    Ông Nguyễn Duy Hùng: Cần phải nhận thấy rằng, ngành kinh doanh vận tải biển và đóng tàu Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển lớn. Với xu thế hiện nay, các nước châu Âu, châu Mỹ do chí phí và giá nhân công cao nên không cạnh tranh được với các nước châu Á.

    Vị thế của ngành đóng tàu Việt Nam nói chung và của tập đoàn Vinashin nói riêng đã được xếp vào hàng thứ tư thế giới. Hiện nay, các đơn đặt hàng trong và ngoài nước đặt Vinashin đến năm 2012 đã vượt 6 tỷ USD. Trong lĩnh vực vận tải biển nếu biết khai thác hết tiềm năng, Việt Nam hoàn toàn có thể sánh ngang với các quốc gia có đội tàu viễn dương lớn như Hy Lạp, Panama...

    Tuy nhiên, cả 2 ngành này đều đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nên ngoài việc dựa vào các khoản vay tín dụng, huy động vốn trên thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp ngành đóng tàu và vận tải biển là điều tất yếu.

    Hiện nay với uy tín của mình, Shinpetrol có nhiều thuận lợi để huy động vốn nhưng nếu không có dự án đầu tư hiệu quả, đó thực sự là một gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp niêm yết.


    Phóng viên: Hiện nay, cổ phiếu của Công ty đang được giao dịch với giá từ 160.000 ?" 170.000 đồng/cổ phiếu, mức giá này liệu đã phản ánh hết tiềm năng của công ty chưa? Ông có thể đưa ra một số dự báo về cổ phiếu VSP trong thời gian tới?

    Ông Nguyễn Duy Hùng: Theo quan điểm của chúng tôi, giá cổ phiếu mà các nhà đầu tư chấp thuận mua là một trong những thước đo xác định đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Với giá 160.000 ?" 170.000 đồng cho 1 cổ phiếu của VSP với mệnh giá 10.000 đồng tự nó đã phản ánh tương đối đầy đủ giá trị thực của Shinpetrol.

    Tuy nhiên với các dự án nhiều tiềm năng mà Shinpetrol đã và đang triển khai, giá cổ phiếu của Shinpetrol sẽ còn tăng hơn nữa. Tôi khẳng định rằng, các nhà đầu tư hiện tại đã không nhầm khi đầu tư vào VSP.

    Anh Minh (thực hiện)
  7. heinze

    heinze Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bác trên tàu VSP là những nhà đầu tư chứng khoán thành công nhất năm 2008 và 2009.
    Chúc mừng cổ đông VSP.
  8. lexus400

    lexus400 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Đã được thích:
    0
    Có 10.000 VSP, trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu, giá 500k/CP, được thêm 1500 CP, giá giảm đi 15%, bằng 2 ngày trần.
    Các bác cho hỏi thế có phải là em được nhận cổ tức là một cái Camry 2008 không? cộng thêm 15% cổ tức bằng tiền để đổ xăng?
  9. thanbai888

    thanbai888 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Và đây, VSP có anh Ba ủng hộ

    Shinpetrol (Vinashin) và CKD NOVé eneRGO (CH SéC) ký hợp đồng liên doanh (26/09/2007)




    Shinpetrol (Vinashin) và CKD NOVé eneRGO (CH Séc)ký hợp đồng liên doanh




    Trong chuyến thăm Cộng hoà Séc của Thủ tướng *************** từ ngày 10 - 15/9/2007 tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức tại Praha, ông Nguyễn Duy Hùng - Tổng giám đốc Shinpetrol được sự uỷ nhiệm của Chủ tịch Tập đoàn Vinashin đã ký Hợp đồng nguyên tắc hợp tác liên doanh với ông Jan Bartosic, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty CKD (thuộc Tập đoàn CKD PRAGUE) CH Séc về việc xây dựng tại Việt Nam các nhà máy liên doanh sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp tàu thuỷ và giàn khoan, công nghiệp năng lượng; công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành công nghiệp tiềm năng khác nhằm mục tiêu nội địa hoá việc sản xuất chế tạo các máy móc thiết bị để phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ cho công nghiệp tàu thuỷ và một số ngành công nghiệp khác của Việt Nam.
    Lễ ký đã diễn ra dưới sự chứng kiến của hai Thủ tướng Việt Nam và CH Séc, cùng các Tổng giám đốc của Tập đoàn Vinashin và CKD PRAGUE.


    (Shinpetrol)
  10. iHaveToRich

    iHaveToRich Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Đã được thích:
    0
    222.2 Tứ quý!

Chia sẻ trang này