VTGI: học anh Hùng nghĩ lớn... em ngưng chốt lời Viettel Global

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 13/09/2017.

3516 người đang online, trong đó có 189 thành viên. 06:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 73518 lượt đọc và 401 bài trả lời
  1. NGAYMAITROILAI SANG

    NGAYMAITROILAI SANG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2014
    Đã được thích:
    24.197
    :)@};-
  2. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Chiến tranh tiền tệ thời hiện đại và chuyện cánh butterfly châu Phi làm chao đảo niềm tự hào Việt Nam

    (NDH) Hiệu ứng cánh butterfly (butterfly effect) là cách gọi dùng để mô tả một sự thay đổi nhỏ có thể dẫn tới hệ quả vô cùng lớn. Một cánh butterfly đập ở Brazil có thể là điểm khởi đầu của một chuỗi sự kiện phức tạp hình thành nên siêu bão ở Texas, cách đó hàng chục nghìn km.

    Và cánh butterfly đập ở Mozambique đã làm chao đảo niềm tự hào của Việt Nam theo cách đúng như thế.

    [​IMG]

    Cánh butterfly đập ở Mozambique

    Cuối năm 2012, Mozambique ở đỉnh cao hy vọng khi 4 trên 5 phát hiện lớn nhất trong cùng năm của thế giới về trữ lượng dầu khí chưa khai thác là ở quốc gia này.

    Tổng trữ lượng khí ở các mỏ gần bờ ước tính nằm trong khoảng 100-180 ngàn tỷ feet khối khí (tương đương khoảng 2.832-5.097 tỷ mét khối khí), đứng vị trí số 3 ở châu Phi sau Nigeria và Algeria, đủ đảm bảo nguồn cung cho Đức, vương quốc Anh, Pháp và Italia trong vòng 2 thập kỷ. Trữ lượng khí khổng lồ này khiến cho các tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới như Exxon Mobil, Royal Dutch Shell, Eni, Anadarko Petrolem, Rosneft… vô cùng thèm muốn. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính rằng sẽ có khoảng 100 tỷ đô la Mỹ sẽ được rót vào hạ tầng khai thác dầu khí tại Mozambique, biến Mozambique thành đại gia xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng và tạo ra một cơ hội phát triển kinh tế khổng lồ.

    Nhìn thấy trước nguồn tiền sẽ đổ vào ngành dầu khí, chính phủ tiền nhiệm ở Mozambique đã “bí mật” huy động 2 tỷ USD từ nước ngoài qua 3 doanh nghiệp nhà nước mà không công bố, trên danh nghĩa là để đầu tư vào dịch vụ đóng tàu, bãi cảng phục vụ khai thác dầu khí, tàu đánh cá. Khoản nợ tương đương 15% GDP này không qua mặt nổi các tổ chức tài chính quốc tế đang tài trợ cho Mozambique. IMF, Ngân hàng thế giới và các nhà tài trợ khác đã tuyên bố dừng các gói hỗ trợ tài chính cho tới khi nào chính phủ Mozambique phải thừa nhận, cho phép thực hiện kiểm toán độc lập và chính thức công khai khoản nợ này.

    IMF đẩy quân cờ Domino đầu tiên, nỗi hoảng loạn của giới tài chính, các chủ nợ và dân chúng làm nốt phần còn lại. S&P Global Ratings hạ mức xếp hạng của Mozambique từ B- xuống CCC, Fitch hạ xuống mức CC với cảnh báo mất khả năng trả nợ.

    Từ mức hơn 30 Metical đổi 1 USD đầu năm 2015, đồng nội tệ Mozambique lao dốc phi mã xuống mức đáy 78,45 Metical đổi 1 USD vào tháng 10/2016 (thực tế trên thị trường chợ đen là hơn 90 Metical đổi 1 USD, mất giá hơn 200% trong vỏn vẹn chưa đầy 2 năm). Ở thời điểm hiện tại tỷ giá đã hạ nhiệt, gần 60 Metical đổi 1 USD.

    [​IMG]

    Có nằm mơ chính phủ Mozambique có lẽ cũng không tưởng tượng nổi hậu quả của việc vay nợ này lại khủng khiếp đến như vậy. Lời nguyền tài nguyên tới quá nhanh, theo cái cách không ai hình dung nổi.

    Tuy nhiên, có vẻ như Mozambique đã le lói thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, tất nhiên kèm keo những đánh đổi về lợi ích. Việc kiểm toán theo yêu cầu của IMF đã được tiến hành bởi Kroll (www.kroll.com), kết quả kiểm toán sau nhiều lần xin gia hạn đã được hoàn tất, gửi cho Văn phòng Bộ trưởng Bộ tư pháp vào ngày 12/05/2017 và có thể sớm công bố cho đại chúng. IMF tuyên bố chấp thuận đàm phán nối lại tài trợ “có điều kiện” để thực hiện việc tái cơ cấu nợ.

    Không phải ngẫu nhiên IMF để ngỏ khả năng nối lại tài trợ. Thấp thoáng ở đây bóng dáng một cuộc chiến tiền tệ của tư bản phương Tây, đẩy một quốc gia nghèo vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính tiền tệ. Không khó để đoán trước bước ra khỏi cuộc chiến này ai là người chiến thắng. Ngày 07/12/2016, quốc hội Mozambique đã chấp nhận sửa đổi các hợp đồng khai thác, sản xuất khí LNG với Anadarko (Mỹ) và Eni (Italia). Theo đó chính phủ Mozambique sẽ nhượng lại quyền của mình đối với sản lượng đầu ra trong các dự án này, qua đó Anadarko và Eni sẽ có toàn quyền đối với đầu ra của các dự án khí LNG. Anadarko và Eni cam kết sẽ sớm đầu tư để khai thác Lô 1 và 4 tại bể Rovuma (Rovuma basin), cùng với đó là lượng ngoại tệ “cứu sinh” sẽ được rót vào Mozambique.

    Để lượng hóa cái giá phải trả của Mozambique, có thể tham khảo giá trị của thương vụ giữa Eni và ExxonMobil. Ngày 09/03/2017, ExxonMobil công bố mua lại 25% quyền khai thác ở Lô 4 của Eni với giá 2,8 tỷ đô-la Mỹ. Bất chấp giá dầu đang ở mức thấp, giao dịch này cho thấy quy mô các mỏ khí của Mozambique lớn đến mức nào.

    Cùng với những động thái mới từ các nhà tài trợ, lạm phát ở Mozambique đã có dấu hiệu tạo đỉnh và dự kiến giảm mạnh trong năm 2017. Tỷ giá cũng đang xoay chiều ấn tượng, đồng Metical hồi phục về mức 70 Metical đổi 1 USD đầu 2017, kể cả khi chính phủ tuyên bố mất khả năng trả nợ tạm thời. Tháng 5/2017, tỷ giá đã là 60 Metical đổi 1 USD, khả năng sẽ tiếp tục đảo chiều mạnh mẽ khi kết quả kiểm toán được công bố và chính phủ đạt được thỏa thuận mới với IMF và các chủ nợ nước ngoài, hứa hẹn một năm 2017 dễ thở hơn đối với người dân bản địa và cả những nhà đầu tư nước ngoài.

    ...Và ảnh hưởng ở Việt Nam

    Năm 2016, Viettel Global – công ty phụ trách đầu tư nước ngoài của Viettel vốn điều lệ 22.438 tỷ (trong đó Viettel nắm giữ 98,68%), bất ngờ báo lỗ 3.475 tỷ, một con số gây sửng sốt khi số lượng thuê bao vẫn tăng trưởng ấn tượng. Kết thúc 2016, Viettel Global có 35 triệu thuê bao trên 9 thị trường quốc tế, xấp xỉ số thuê bao của Mobifone ở Việt Nam. Lý do là lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại các công ty con có dự án đầu tư nước ngoài của Viettel Global phát sinh trong năm 2016 là 3.065 tỷ (năm 2015 là 3.347 tỷ), tổng công ty đã phân bổ vào chi phí tài chính năm 2016 là 2.627 tỷ và năm 2015 là 1.104 tỷ. Tuy nhiên, nhờ kết quả hoạt động kinh doanh chính tốt, năm 2015 công ty vẫn có lãi.

    [​IMG]

    Quy mô thuê bao của Viettel Global tại các thị trường. Nguồn: Viettel

    Quy mô thuê bao xấp xỉ, nhưng bức tranh lợi nhuận hoàn toàn khác biệt. Năm 2016, Mobifone công bố lợi nhuận lên tới 5.204 tỷ đồng.

    Mặc dù Viettel Global không công bố chính xác lỗ tỷ giá ở từng thị trường, nhưng chỉ cần xem biểu đồ tỷ giá giữa USD và MZN ở trên bạn có thể tự có câu trả lời cho riêng mình.

    Mạng Movitel của Viettel Global ở Mozambique đang chiếm vị trí số 1 với 6,5 triệu thuê bao (cùng với Campuchia là 2 thị trường có số thuê bao lớn nhất của Viettel ở nước ngoài tới cuối 2016). Tuy nhiên đây cũng là thị trường khiến cho kết quả kinh doanh hợp nhất của tập đoàn này rơi vào cảnh “phú quý giật lùi” trong 2 năm gần nhất.

    Ngoài nguyên nhân tỷ giá thì khoản lỗ ở Viettel Global còn do chi phí vận hành gia tăng tại các thị trường mới khai trương khi doanh thu chưa đủ lớn trong 1-2 năm đầu. Thành công vang dội về tăng trưởng thuê bao ở Tanzania, Burundi, Cameroon, tổng lượng thuê bao của Viettel Global cuối 2016 tăng hơn gấp đôi so với 15 triệu thuê bao cuối năm 2015, nhưng số thuê bao mới này cần thời gian để phát sinh doanh thu đủ bù đắp chi phí.

    Những diễn biến tỷ giá ở Mozambique hứa hẹn chấm dứt chuỗi ngày tháng lệch pha giữa tăng trưởng thuê bao và lợi nhuận của Movitel, nhà mạng được coi là “Điều kỳ diệu của châu Phi” với những đóng góp khiến hạ tầng viễn thông của quốc gia này nằm trong tốp đầu châu lục. Tập đoàn mẹ của nhà mạng này Viettel Global, niềm tự hào của Việt Nam trên thị trường viễn thông thế giới – cũng sẽ thôi nghiêng ngả bởi cơn bão tỷ giá khởi phát từ quốc gia châu Phi xa xôi này.

    http://ndh.vn/chien-tranh-tien-te-t...-tu-hao-viet-nam-20170526011031656p4c147.news
    Last edited: 20/09/2017
    cuibap13 thích bài này.
  3. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Đảo chiều ấn tượng, Viettel Global hoàn thành 735% kế hoạch năm 2017 chỉ trong 6 tháng

    (NDH) Theo Viettel Global, chỉ trong 06 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận trước thuế (có chênh lệch tỷ giá) của VTG đã đạt 41,2 triệu USD, tăng 735% so với KH năm đã đề ra là 5,6 triệu USD, tăng 115,7% so với cùng kỳ 2016.

    Kết quả này có thể mở ra một giai đoạn tăng trưởng lợi nhuận dương cho VTG. Đó cũng là nhờ sự đóng góp tích cực từ tỉ giá cũng như việc cải thiện hiệu quả kinh doanh tại các thị trường.

    Năm 2016, do biến động cực đoan của tỷ giá ở Mozambique, cùng với việc khai trương một loạt thị trường mới, kết quả kinh doanh của Viettel Global không đạt kế hoạch đề ra (xem thêm: Chiến tranh tiền tệ thời hiện đại và chuyện cánh butterfly châu Phi làm chao đảo niềm tự hào Việt Nam). 6 tháng đầu năm 2016, công ty lỗ tới 2.112 tỷ trước thuế (trong đó lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 1.537 tỷ).

    [​IMG]

    Nửa đầu năm 2017, tỷ giá phục hồi 15% ở Mozambique, từ 2% đến 5,7% ở Peru, Cameroon, Haiti cộng với tăng trưởng thuê bao di động tại các thị trường nước ngoài ở mức cao, nên Viettel Global đã có kết quả kinh doanh đảo chiều ấn tượng. Nhiều khả năng sẽ là năm đánh dấu việc Viettel Global gia nhập trở lại câu lạc bộ lợi nhuận ngàn tỷ. Cách đây 5 năm, từ năm 2012, Viettel Global đã đạt lợi nhuận trước thuế 2.340 tỷ với doanh thu chỉ là 10.210 tỷ, thấp hơn nhiều so với doanh thu 2016 (15,336 tỷ). Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu bình quân giai đoạn 2012-2014 lên tới 20,85%, một con số mơ ước tại mức doanh thu cao trên 10.000 tỷ đồng/năm.

    Dự kiến đầu năm 2018 Viettel Global sẽ khai trương dịch vụ di động tại thị trường Myanma.

    http://ndh.vn/dao-chieu-an-tuong-vi...hi-trong-6-thang-20170629053212119p4c147.news
    cuibap13 thích bài này.
  4. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Viettel nắm 30% vốn Gonow: Sẽ cạnh tranh trực tiếp Uber, Grab, không giấu tham vọng vươn ra cả thị trường quốc tế
    Đức Thọ | 19-09-2017 - 15:06 PM


    [​IMG]
    Ngoài Viettel còn nhiều quỹ ngoại muốn đầu tư nhưng nhà sáng lập Gonow lại quyết định chọn Viettel vì cần một đơn vị thật sự mạnh, sở hữu hệ thống bán hàng có sẵn và có kênh đi ra nước ngoài.


    Ngành giao thông vận tải Việt Nam đang chứng kiến những bước thay đổi mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Uber, Grab tiến quân vào Việt Nam, kéo theo sự ra đời rầm rộ của nhiều startup gọi xe trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại giá rẻ của người dân.

    Giữa lúc thị trường ngập tràn các ứng dụng, startup gọi xe, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã ra một quyết định mang tính “lấn sân”: ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện với sàn giao dịch vận tải hành khách Gonow.

    Theo đó, Viettel sẽ hỗ trợ Gonow trong việc triển khai xây dựng website, phát triển hệ thống kênh bán hàng, hệ thống chăm sóc khách hàng, dịch vụ thanh toán trực tuyến... đồng thời sở hữu 30% vốn của đơn vị này.

    Điểm đặc biệt hơn là Gonow chỉ xuất hiện trên thị trường hơn một năm, thông tin về startup hiện nay vẫn còn khá ít ỏi. Vậy tại sao Viettel lại sẵn sàng lựa chọn một đại diện tương đối mới như vậy?

    Gonow và thị trường xe đi sau

    Trao đổi với chúng tôi, anhTrần Vương Long, chủ tịch HĐQT công ty CP Gonow Group cho biết tại Việt Nam, có rất nhiều loại hình giao thông ứng dụng công nghệ thông tin, ví dụ như Grab, Uber và taxi truyền thống.

    Tuy nhiên phần lớn các ứng dụng này hướng tới khách hàng có nhu cầu đi ngay chứ chưa có một ứng dụng nào thật sự lớn mạnh dành cho khách hàng thuê xe hợp đồng (xe đi sau). Thị trường xe đi sau vẫn còn bỏ ngỏ, các đơn vị cho thuê xe trên toàn quốc, hoạt động chủ yếu tại một tỉnh thành phố chứ chưa thể phủ rộng.

    “Vì thế, Gonow ra đời để kết nối các nhà xe trên toàn quốc lại, cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại bất cứ nơi nào ở 64 tỉnh thành”.

    [​IMG]
    Anh Trần Vương Long, chủ tịch HĐQT công ty CP Gonow Group phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Viettel.

    Đầu năm 2015, anh Long nghĩ ra ý tưởng thành lập một sàn giao dịch để kết nối các đơn vị vận tải và hành khách trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Anh cùng ba người nữa bắt tay vào xây dựng chiến lược, hoàn thiện trang web tại địa chỉ gonow.vn. Đến đầu năm 2016, cả đội tiếp tục phát triển ứng dụng trên điện thoại đi động và đưa lên Appstore cũng như CH play.

    Anh Long cho biết Gonow không chỉ là đơn vị trung gian, cung cấp dịch vụ khách tìm xe, xe tìm khách mà còn mang đến giải pháp quản lý bằng công nghệ cho các đơn vị kinh doanh vận tải. Mỗi đơn vị tham gia hệ thống sẽ được cấp một tài khoản riêng để vào đó, họ có thể quản lý được xe, tài xế, biết được xe hết đăng ký, đăng kiểm ngày nào, bằng lái của tài xế ngày nào hết hạn, doanh thu theo ngày, tháng, năm là bao nhiêu...

    Một điểm khá khác biệt giữa Gonow so với nhiều đối thủ khác là giải pháp đấu giá ngược cho những chuyến xe rỗng một chiều. Ví dụ nếu khách muốn đặt xe ra sân bay Nội Bài (Hà Nội), hệ thống sẽ tiếp nhận thông tin và tự động gửi tin nhắn để các tài xế thành viên cùng đấu giá. Những ai đang có lượt xe rỗng có thể đưa ra giá thấp để thu hút khách hàng.

    “Cách làm này vừa giúp doanh nghiệp kinh doanh vận tải tiết kiệm chi phí tiết kiệm từ các cuốc xe rỗng, xã hội giảm giảm lượng xe không cần thiết ra đường, giảm thiểu ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”, anh Long cho biết.

    Gonow hoạt động trên nguyên tắc tìm khách cho đơn vị vận tải nhưng không thu phí dịch vụ vận tải mà thu từ phía khách hàng. Tuy nhiên, khi khách hàng thuê cho người khác thì họ cũng được hưởng chiết khẩu. Với cách làm này, “vô hình chung hệ thống có hàng trăm ngàn đại lý kinh doanh trên cả nước mà không phải trả lương cứng cho họ, chi phí hoạt động chỉ cồng kềnh lúc đầu nhưng càng ngày càng giảm”.

    Hiện nay, bên cạnh dịch vụ đặt xe hợp đồng, Gonow đang triển khai dịch vụ đi ngay giống như Uber, Grab nhưng lượng xe chưa đông vì lĩnh vực mới ra đời. Đây được coi là kênh song song, hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bỏ tiền mua xe để hợp tác với Uber, Grab nhưng sau đó lâm vào tình trạng “điêu đứng” vì hai hãng ngoại cắt giảm hỗ trợ, tăng thuế...

    Hợp tác chiến lược với “gã khổng lồ” Viettel

    [​IMG]
    Gonow dự định trở thành sàn giao dịch kết nối các loại hình vận tải với nhau.

    Theo chia sẻ của người đứng đầu Gonow, bài toán chiến lược của hãng là bài toán lớn, bài toán của một nền kinh tế chia sẻ trong đó rất nhiều bên tham gia đều có lợi về mặt kinh tế: hành khách tham gia hưởng dịch vụ chuyên nghiệp với giá rẻ hơn, nhà vận tải có thêm kênh bán hàng mà không mất thêm chi phí, đơn vị kết nối cũng được hưởng % lợi nhuận từ phía khách hàng.

    Bài toán này không chỉ Viettel nhìn thấy mà nhiều quỹ đầu tư nước ngoài, trong đó có những quỹ lớn từ Nhật Bản cũng nhìn thấy và bày tỏ mong muốn hợp tác. Thậm chí, Viettel định giá Gonow ở mức hơn 100 tỷ đồng, con số này thấp hơn so với các quỹ đầu tư khác. Tuy nhiên thay vì chọn các nhà đầu tư nước ngoài, anh Long cho biết Gonow chọn nhà đầu tư trong nước, vì họ có những thứ công ty thực sự cần.

    “Thứ nhất là công nghệ thông tin, chúng tôi chúng tôi cần một đơn vị thật sự mạnh. Ở Việt Nam có hai đơn vị hàng đầu Viettel và FPT nhưng chúng tôi ưu tiên Viettel. Thứ hai là chúng tôi cần hệ thống bán hàng có sẵn. Thứ 3 chúng tôi cần kênh đi ra nước ngoài mà Viettel là nơi đầu tư ra nước ngoài tương đối bài bản, nhất là các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar,...”

    “Viettel cung cấp cho chúng tôi những thứ chúng tôi không có. Bên cạnh nguồn vốn đống góp 30%, chúng tôi được sử dụng toàn bộ hệ thống 12.000 điểm bán hàng của Viettel, các khách hàng sử dụng dịch vụ Gonow sau này có thể thanh toán tại bất cứ điểm giao dịch nào của Viettel trên toàn quốc, hoặc nộp tại nhà thông qua nhân viên thu cước viễn thông”.

    Anh Long tự nhận cuộc hợp tác giữa Viettel và Gonow là “một sự kết hôn không môn đăng hộ đối” giữa người khổng lồ và người tý hon, giữa một bên là tập đoàn lớn của nhà nước và một bên là startup nhỏ.

    “Tuy nhiên, không phải người tý hon nào cũng đứng được trên vai người khổng lồ. Và rõ ràng có những việc chỉ người tý hon có thể làm được, ví dụ như chui vào hang nhỏ, người khổng lồ không thể làm được”.

    Thông qua hợp tác với Gonow, Viettel sẽ tận dụng được kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải của đơn vị này, đồng thời tiết kiệm được ít nhất 2 năm nếu muốn bắt tay xây dựng kế hoạch, hệ thống từ đầu.

    Ngoài ra, Gonow là dự án thí điểm kết nối với bản đồ số của bộ Giao thông vận tải nên nhận được sự ủng hộ của nhiều bộ, ban ngành như Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải...

    Ở thời điểm hiện tại, Gonow là công ty nhỏ nếu so với ông lớn như Viettel, nhưng nếu so với các startup cùng lĩnh vực, cùng thời gian tồn tại, tốc độ phát triển của họ không hề nhỏ. Từ 3.500 thành viên trong quý 1/2017, đến nay hơn 170.000 thành viên đã tham gia hệ thống.

    Hãng cũng đặt mục tiêu đặt mục tiêu sẽ mở rộng loại hình vận tải và mở rộng hệ thống ra quốc tế vào cuối năm 2018.

    “Tiêu chí của chúng tôi là phải hợp tác với các đơn vị lớn thì mới đi ra được thị trường quốc tế còn nếu chỉ có một mình thì không đi xa được”, chủ tịch HĐQT Gonow kết luận.

    http://ttvn.vn/kinh-doanh/viettel-n...a-ca-thi-truong-quoc-te-52017199151616223.htm
    Giangnguyen83 thích bài này.
  5. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Nguyên tắc của em là ko bao giờ giao dịch trực tiếp với người bán/ hoặc người mua. Em toàn giao dịch qua mấy em OTC, nhờ đó mà thủ tục mua bán do mấy em OTC hoàn tất hết, kể cả việc ký hồ sơ giúp em. Em chỉ làm mỗi một việc là bấm tiền cho mấy em ý là xong. Nếu là ck đã lưu ký, thì tự động về TK em, còn chưa lưu ký, thì mấy em OTC cho "bác xe ôm" đưa bìa tới tận nhà cho em.

    Nhưng lạ thay, ngày 19/9, em đặt mua thêm thì mới mua được lô nhí. Bác muốn bán thì cứ mấy em OTC mà bán, đảm bảo em là người mua giúp bác (giá em mua luôn luôn "hợp lý", cả người bán cũng lợi, mấy em OTC cũng có chút "cafe").

    Chốt lời không bao giờ là sai, hôm nay bác giao dịch với mấy em OTC nhé bác @NGAYMAITROILAI SANG !

    www.sanotc.com
    cuibap13 thích bài này.
  6. NGAYMAITROILAI SANG

    NGAYMAITROILAI SANG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2014
    Đã được thích:
    24.197
    E làm OTC đây:), mua bán các loại CP OTC ai có nhu cầu mua bán gọi E. TKS
  7. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    háhá!
    Không chừng bác là người bán hàng cho em.
    Em ở TPHCM, thường xuyên đi "công tác" (trông công trình) cho Cty của anh trai ở Đà Nẵng.
    Giao dịch chủ yếu với mấy em OTC ở TPHCM từ lâu, nhưng chưa biết mặt mũi mấy em ý như nào.
    Không chừng là bác.
    NGAYMAITROILAI SANG thích bài này.
    NGAYMAITROILAI SANG đã loan bài này
  8. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Diễn biến tỷ giá của 11 đồng tiền ở 11 thị trường quốc tế của Viettel Global 10 năm qua:

    1) Việt Nam (Thị trường của TCT Viễn Thông quân đội - dùng để tham khảo)
    [​IMG]


    2) Lào
    [​IMG]

    3) Campuchia
    [​IMG]

    4) Myanmar
    [​IMG]


    5) Haiti (châu Mỹ)
    [​IMG]
    Last edited: 22/09/2017
  9. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Diễn biến tỷ giá của 11 đồng tiền ở 11 thị trường quốc tế của Viettel Global 10 năm qua: (tiếp theo)

    6) Peru (châu Mỹ)
    [​IMG]

    7) Mozambic
    [​IMG]
    8) Cameroon
    [​IMG]

    9) Burundi
    [​IMG]

    10) Tanzania
    [​IMG]

    11) Timor Les (tiền Indonesia)

    [​IMG]
  10. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    80.577
    Còn đây, 2 đồng tiền của Nigeria - Thị trường tương lai của Viettel.

    Nigeria dùng 2 đồng tiền 1) Franc; 2) Naira

    1) Nigeria (Franc);
    [​IMG]

    2) Nigeria Naira
    [​IMG]
    prometal thích bài này.

Chia sẻ trang này