VTP đang hướng lên target 150! nói được làm được!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi toma_hawk, 12/11/2024.

6943 người đang online, trong đó có 1039 thành viên. 14:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 12675 lượt đọc và 105 bài trả lời
  1. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.539
    mấy ông tây cũng ghê hôm nay múc 100 K rùi
    --- Gộp bài viết, 28/11/2024 lúc 10:54, Bài cũ: 28/11/2024 lúc 10:54 ---
    tin bác
    toma_hawk thích bài này.
  2. toma_hawk

    toma_hawk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/09/2015
    Đã được thích:
    1.284
    Theo quy hoạch, Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn là khu kinh tế tổng hợp, trung tâm dịch vụ cửa khẩu và hậu cần logistics quốc gia và quốc tế; là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Đây là một trong những trung tâm về thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
    Viettel Post (VTP) sẽ đưa Công viên logistics tại Lạng Sơn đi vào hoạt động từ đầu tháng 12/2024, thúc đẩy phát triển logistics thương mại điện tử xuyên biên giới và cửa khẩu thông minh.
    Ngay đầu tháng 12/2024, sau khi Công viên logistics tại Lạng Sơn đi vào hoạt động ----> Lúc đó mới là đại bùng nổ giá VTP. Còn giờ mới chỉ coi như màn khởi động vài ba chục % mà thôi. Siêu cổ phiếu phải kỳ vọng ăn tối thiểu bằng lần, chứ đừng giới hạn vài chục % chẳng bõ dính răng!!!
    Dịch vụ logistics B2B cho các nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong nước; dịch vụ giao hàng B2C cho thương mại điện tử xuyên biên giới; và dịch vụ logistics biên giới thông minh B2B chính là 3 phân khúc chính mà VTP tập trung triển khai.
    VTP đặt mục tiêu chiến lược đến 2028 gấp 10 lần DT với con số xấp xỉ 8 tỷ USD, khoảng 195.000 tỷ VND.
    VTP dự kiến được Quỹ MarketVector bổ sung vào danh mục trong kỳ review Quý 4.2024 với việc dự kiến mua vào gần 1.1 triệu cp.
  3. toma_hawk

    toma_hawk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/09/2015
    Đã được thích:
    1.284
  4. toma_hawk

    toma_hawk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/09/2015
    Đã được thích:
    1.284
    Công viên logistics - mô hình mới tối ưu chuỗi cung ứng nông sản

    Các công viên logistics được kỳ vọng giúp cho hàng hóa lưu thông nhanh nhất với chi phí thấp nhất, đặc biệt là hàng hóa nông, thủy sản xuất khẩu.

    [​IMG]
    Công viên Logistics Viettel dự kiến thuê hạ tầng tại Khu trung chuyển thuộc khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn.
    Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel (Viettel Post) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thông qua chủ trương đầu tư dự án Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn.

    Doanh nghiệp này cho biết sẽ chủ trương ký hợp đồng thuê công trình, hạ tầng tại Khu trung chuyển thuộc khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn. Đồng thời thành lập chi nhánh Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn tại huyện Cao Lộc.

    Theo quy hoạch, Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn là khu kinh tế tổng hợp, trung tâm dịch vụ cửa khẩu và hậu cần logistics quốc gia và quốc tế và là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Đây là một trong những trung tâm về thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

    Theo một báo cáo gần đây của SSI Research, Viettel Post sẽ đưa Công viên logistics tại Lạng Sơn đi vào hoạt động từ đầu tháng 12/2024, thúc đẩy phát triển logistics thương mại điện tử xuyên biên giới và cửa khẩu thông minh.

    Đây được xem là động thái mới nhất của Viettel Post trong việc xúc tiến khai thác mảng dịch vụ logistics xuyên biên giới. Trước đó, hồi tháng 3/2024, Viettel Post đã ký kết thoả thuận hợp tác với chính quyền TP.Bằng Tường và TP.Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) để thành lập văn phòng đại diện và xây dựng Trung tâm giao dịch nông sản Trung Quốc - ASEAN.

    Đồng thời, Viettel Post cũng có kế hoạch khai thác các đoàn tàu liên vận Việt Nam - Trung Quốc và vận chuyển container lạnh. Tính đến thời điểm hiện tại, Viettel Post đang là đơn vị logistics đầu tiên của Việt Nam hợp tác với chính quyền địa phương tại Trung Quốc để hoàn thiện hạ tầng mạng lưới vận chuyển xuyên biên giới.

    Trong kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4, công ty này cũng đã công bố sẽ dựa trên hoạt động kinh doanh hiện tại để đầu tư thêm vào mảng Logistics và hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối, giúp hoàn thiện mạng lưới logistics và giảm chi phí logistics của Việt Nam

    SSI Research nhận thấy công ty đang tìm hiểu các cơ hội để đầu tư vào 3 phân khúc chính: dịch vụ logistics B2B cho các nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong nước, dịch vụ giao hàng B2C cho thương mại điện tử xuyên biên giới và dịch vụ logistics biên giới thông minh B2B.

    Đại diện Viettel Post cho biết, với mục tiêu xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới, tổng công ty đang triển khai việc xây dựng các trung tâm logistics ở vùng biên giới và lắp đặt hệ thống soi chiếu tự động kết nối với dữ liệu hải quan để phục vụ cho việc thông quan một cách nhanh chóng (cửa khẩu thông minh).

    Một hạ tầng logistics xuyên biên giới sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam khi lượng sản xuất ra chỉ được tiêu thụ 10% tại nội địa và 90% được xuất khẩu. Để thực hiện kế hoạch này, trong giai đoạn 1, Viettel Post thực hiện kết nối các thị trường tiêu thụ hàng hoá tại Đông Nam Á (như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar) và Trung Quốc, đại diện Viettel Post chia sẻ.

    Viettel Post hiện đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào 3 phân khúc gồm dịch vụ logistics B2B cho các nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong nước, dịch vụ giao hàng B2C cho thương mại điện tử xuyên biên giới và dịch vụ logistics biên giới thông minh B2B.

    Các kế hoạch đầu tư trên được kỳ vọng góp phần tối ưu chi phí logistics, rút ngắn thời gian vận chuyển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, và nâng cao vị thế logistics của Việt Nam trong việc kết nối các quốc gia trong khu vực ASEAN và Trung Quốc.

    [​IMG]
    Hệ thống công viên logistics sẽ cung cấp trọn gói các dịch vụ logistics như công nghệ bảo quản sau thu hoạch, dịch vụ thông quan, kiểm hóa, kiểm dịch.
    Trong đó, hệ thống công viên logistics sẽ cung cấp trọn gói các dịch vụ logistics như công nghệ bảo quản sau thu hoạch, dịch vụ thông quan, kiểm hóa, kiểm dịch mà kết quả sẽ được công nhận ở các quốc gia khác. Mạng lưới công viên logistics cũng sẽ giúp kết nối các vùng, miền nuôi trồng, các khu công nghiệp với các hub giao thông của đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và các cửa khẩu.

    Được biết, để làm các công viên logistics, cung cấp toàn trình, đầy đủ các hệ thống từ kho thông minh, dịch vụ hải quan, Viettel Post sẽ dùng kỹ sư có trình độ đại học để khai thác. Đồng thời, tất cả dùng robot, tiêu chuẩn cao nhất, và thiết lập ra một tiêu chí, KPI phục vụ cho vận hành ở mức cao nhất.

    “Các công viên logistics có mức độ tự động hóa cao nhất, có thể giảm 60-70% nhân công. Điều này sẽ giúp tối ưu chi phí, với thời gian lưu chuyển hàng hóa nhanh nhất, chi phí thấp nhất”, ông Hoàng Trung Thành, Tổng Giám đốc Viettel Post chia sẻ.

    Đồng thời cho biết, các công viên logistics với dịch vụ toàn trình gồm kho, lưu kho, dịch vụ hải quan, dịch vụ vận tải và không chỉ Việt Nam mà cả xuyên biên giới để giúp cho hàng hóa lưu thông nhanh nhất, chi phí thấp nhất sẽ giúp cho hàng hóa nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được đưa sang các thị trường tiêu thụ trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với thời gian nhanh nhất, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, vì hàng nông nghiệp của Việt Nam đưa sang đây là phần quan trọng.

    Trên thực tế, động thái này của Viettel Post cho thấy sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp vào hệ thống logistics cửa khẩu, đặc biệt là cửa khẩu Lạng Sơn - nơi kết nối láng giềng quan trọng, thị trường lớn của Việt Nam là Trung Quốc trong bối cảnh hoạt động xuất, nhập khẩu ngày càng sôi động, lượng hàng hóa tăng cao.

    Cụ thể, năm 2023, tổng kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt hơn 52 tỷ USD, tăng 85,12% so với năm 2022. Trong sáu tháng năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu trên địa bàn đã đạt gần 28,2 tỷ USD, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn ước đạt hơn 55 tỷ USD,...

    Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Ðoàn Thanh Sơn khẳng định, thời gian tới, Lạng Sơn sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp logistics nâng cao hiệu quả hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn, đóng góp chung vào xây dựng và thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics của cả nước.

    Tỉnh sẽ tập trung thu hút đầu tư, hoàn thiện hạ tầng logistics qua việc rà soát các quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải; nâng cấp các tuyến đường vành đai biên giới, đường ra các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh để kết nối giao thông, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics; đặc biệt là hoàn thành tuyến đường cao tốc Chi Lăng-Hữu Nghị và đường sắt liên vận quốc tế Ðồng Ðăng-Bằng Tường,...
    dongdatu thích bài này.
  5. toma_hawk

    toma_hawk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/09/2015
    Đã được thích:
    1.284
    Có thể nói ngành Logistics chính là ngành định hình tương lai của Việt Nam trong ít nhất 5 năm tới, như cái cách Việt Nam đã và đang đặt công nghiệp phụ trợ là trọng tâm trong chiến lược phát triển đất nước, hướng đến mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2045. Trong câu chuyện này thì vẫn lại là DNNN giữ vai trò nòng cốt, đầu tàu. VTP chính là hiện thân của sứ mệnh đó!
  6. toma_hawk

    toma_hawk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/09/2015
    Đã được thích:
    1.284
    Công viên Logistics Lạng Sơn đếm ngược ngày vận hành, vốn hóa Viettel Post lập kỷ lục mới

    Tiềm năng lớn từ Công viên Logistics mới khiến Viettel Post thu hút sự chú ý lớn của giới đầu tư. Từ giữa tháng 9 đến nay, cổ phiếu VTP trên sàn chứng khoán đã tăng gần 90% thị giá qua đó leo lên lập đỉnh mới.


    [​IMG]
    Ngày 11/12 tới đây, Viettel Post dự kiến sẽ bắt đầu vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn vào, dựa trên hạ tầng rộng 144 ha thuê từ CTCP Trung chuyển Lạng Sơn (nhà đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư là 3.300 tỷ đồng). Các dịch vụ chính được cung cấp bao gồm: Thông quan; Kho/Bãi; Kho lạnh; Xử lý/Nâng hạ container; Quét hàng hóa; Vận chuyển và đỗ xe;…

    Giai đoạn 1 của hạ tầng (58 ha) đã bắt đầu được xây dựng từ năm 2019 và sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024. Công suất của Giai đoạn 1 của dự án được công bố là 336.000 xe tải/năm hoặc 930 xe tải/ngày, và sẽ tăng lên 561.000 xe tải/ngày vào năm 2030.

    Tính toán sơ bộ về đóng góp tiềm năng của Công viên Logistics mới, SSI Research giả định doanh thu trung bình là 6 triệu đồng/TEU (dựa trên nghiên cứu ngành), quy mô thị trường của khu vực cửa khẩu Hữu Nghị có thể đạt 3.000 tỷ đồng/năm.

    Với giả định thị phần ban đầu là 30% và biên lợi nhuận trước thuế là 10%, doanh thu hàng năm và lợi nhuận trước thuế của Viettel Post cho mảng này có thể lần lượt đạt 900 tỷ đồng và 90 tỷ đồng, tương đương với 10% doanh thu cốt lõi năm 2023 và 20% lợi nhuận trước thuế năm 2023.

    Tiềm năng lớn từ Công viên Logistics mới khiến Viettel Post thu hút sự chú ý lớn của giới đầu tư. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng kể từ giữa tháng 9, cổ phiếu VTP trên sàn chứng khoán đã tăng gần 90% thị giá qua đó leo lên lập đỉnh mới 134.400 đồng/cp. Giá trị vốn hóa cũng theo đó lập kỷ lục hơn 16.000 tỷ đồng, gấp 2,4 lần thời điểm đầu năm 2024.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, SSI Reseach cũng lưu ý rằng đây mới là một tính toán sơ bộ và chưa bao gồm nhiều yếu tố khác như động lực cạnh tranh thị trường (ví dụ, công ty Khang Việt Hà, một công ty tư nhân với các đối tác logistics chính là ALS, Vinh Kiệt và ILS, vừa tổ chức lễ khởi công cho một dự án tương tự tại cửa khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn trong tháng này), và/hoặc sự cộng hưởng giữa các mảng, nhưng có thể giúp các nhà đầu tư có cái nhìn sơ lược về dự án sắp tới.

    Hướng tăng trưởng mới: Logistic xuyên biên giới


    Trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, Viettel Post đã công bố sẽ tận dụng mảng kinh doanh hiện tại và đầu tư vào lĩnh vực logistics để tích hợp sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối, giúp hoàn thiện mạng lưới logistics toàn quốc, từ đó giảm chi phí logistics trên toàn quốc.

    SSI Reseach nhận thấy Viettel Post đang xem xét các phương án để đầu tư vào 3 mảng chính: (i) logistics B2B cho các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ (đã bắt đầu từ năm 2023 với các khách hàng chính như Bibomart, Guardian...), (ii) giao hàng B2C cho thương mại điện tử xuyên biên giới, và (iii) dịch vụ logistics B2B biên giới thông minh.

    Công viên Logistics Lạng Sơn mặc dù mới là khoản đầu tư đầu tiên vào cơ sở hạ tầng, nhưng sẽ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng logistics của Viettel Post, do có thể phục vụ cả xuất và nhập khẩu truyền thống và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa thương mại điện tử giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Theo SSI Reseach, Viettel Post đang cố gắng tìm một hướng tăng trưởng mới do dịch vụ giao hàng nhanh B2C cho thương mại điện tử trong nước đã trở nên quá cạnh tranh, mặc dù lợi nhuận còn hạn chế. Tuy nhiên, còn quá sớm để đưa ra nhận xét hay dự báo về mức thu nhập mà các dòng kinh doanh mới này sẽ tạo ra, do công ty chưa công bố thêm thông tin về khoản đầu tư này.

    Đánh giá sơ lược về quy mô thị trường của mảng kinh doanh mới này, SSI Research ước tính giá trị thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc là đáng kể: Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 110 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc (1/3 tổng nhập khẩu của Việt Nam), và xuất khẩu khoảng 61 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc (20% tổng xuất khẩu của Việt Nam).

    Tại cửa khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn, cửa khẩu lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc, có 1.300 container qua biên giới mỗi ngày. Điều này tương đương với khoảng 500.000 TEU hàng hóa mỗi năm, tương đương với sản lượng hàng năm của một cảng biển điển hình ở khu vực Hải Phòng. Mỗi container có thể yêu cầu các dịch vụ khác nhau: thông quan, lưu kho và bãi, xử lý và dỡ hàng (chi tiết hơn như dưới đây).

    Thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc (xuất khẩu sang các nước khác) đạt 250 tỷ USD trong năm 2021, + 31% svck: nhờ logistics tốt và hàng hóa rẻ, thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với mức tăng trưởng 31% svck. Mặc dù không có số liệu cụ thể về giá trị thương mại điện tử xuyên biên giới sang Việt Nam, nhưng SSI Research cho rằng tiềm năng tăng trưởng của mảng này là rất lớn.

    Với Đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc, SSI Research đánh giá trong ngắn hạn, thương mại và logistics biên giới Việt Nam - Trung Quốc có thể được tăng cường nhờ các dự án nâng cấp đường sắt: giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu (Trung Quốc) và dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (nâng cấp lên kích thước đường sắt tiêu chuẩn từ kích thước 1 mét như hiện tại). Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển container giữa Hải Phòng - Hà Nội - Trung Quốc, giúp các công ty logistics giảm chi phí hoạt động.
    --- Gộp bài viết, 03/12/2024 lúc 10:56, Bài cũ: 03/12/2024 lúc 10:35 ---
    Ngay bây giờ hoặc không bao giờ có cơ hội sở hữu siêu cổ phiếu kim cương VTP. Anh em hãy trật tự lựa những điểm nhúng trong phiên để lên tàu VTP ngay và luôn để có giá tốt. Càng chờ đợi càng phải mua giá cao hơn!!!

Chia sẻ trang này