VTP sẽ là một siêu cổ phiếu trên hành trình xây dựng hạ tầng logistics quốc gia

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xuanson2208, 24/02/2024.

3891 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 09:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 14 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 12):
  2. Lalalala1234
Chủ đề này đã có 198388 lượt đọc và 1080 bài trả lời
  1. LETUANLED

    LETUANLED Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2016
    Đã được thích:
    1.645
    Trải nghiệm app vipo của VTP khá ok
    Ngày trước lởm hơn nhiều. Kể ra kết hợp với Xanh SM thì ngon
  2. xuanson2208

    xuanson2208 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    1.852
    ditruocmotbuocEbola Vietnam thích bài này.
    Ebola Vietnam đã loan bài này
  3. xuanson2208

    xuanson2208 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    1.852
    Trong thời gian tới, Viettel Post sẽ tiếp tục tập trung đầu tư hạ tầng và mạng lưới cho lĩnh vực cung cấp dịch vụ. Theo ban lãnh đạo Viettel Post, công ty hiện đã sử dụng tới 80% công suất của hạ tầng đã đầu tư và khoảng 120% công nghệ đã xây dựng. Tính chung thị trường thương mại điện tử, mỗi ngày có khoảng 6 - 7 triệu đơn hàng.
    Với công suất hệ thống hiện tại, Viettel Post có thể đáp ứng được khoảng 4 triệu đơn hàng/ngày. Với kế hoạch tăng trưởng khoảng 30%/năm, nếu hiện tại không đầu tư thêm gì thì hệ thống có thể chịu tải hết 2025 và đầu năm 2026 bắt buộc phải đầu tư mới. Do đó, trong giai đoạn 2024 - 2025, Viettel Post dự kiến sẽ chi khoảng 3.000 tỷ đồng để mở rộng hạ tầng kho bãi, đầu tư hệ thống chia chọn tại loạt địa phương.

    Trong quý 4/2024, dự kiến Trung tâm khai thác hàng hóa tại Đà Nẵng với tổng diện tích gần 10 ha dự kiến sẽ đi vào hoạt động, tập trung vào các nhóm hàng FMCG và dược phẩm, giúp hàng hóa lưu thông thêm thuận tiện giữa các vùng miền trên cả nước. Vừa qua, Viettel Post đã ký kết thoả thuận hợp tác với chính quyền TP.Bằng Tường và TP.Nam Ninh tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc về việc mở văn phòng đại diện và xây dựng các trung tâm logistics tại hai thành phố này.

    Theo kế hoạch, Viettel Post sẽ kết nối hàng hóa nông sản của Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN (Lào, Myanmar, Campuchia) thông qua tuyến đường sắt. Hàng hóa được tập kết tại Nam Ninh sau đó phân phối sang các tỉnh của Trung Quốc. Ngoài ra, Viettel Post dự kiến mở công ty chuyển phát tại thị trường Lào, mở văn phòng đại diện tại Thái Lan.
    cuaca, Ebola Vietnam, LETUANLED2 người khác thích bài này.
  4. xuanson2208

    xuanson2208 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    1.852
    Điểm sáng” của ngành Logistics
    Tại thời điểm cuối năm 2023, quy mô thị trường logistics toàn cầu đã đạt gần 9 nghìn tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 18,23 nghìn tỷ USD năm 2030. Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực có quy mô lớn nhất và phát triển năng động nhất. Trong khi Việt Nam nằm trong top 10 trong số 50 thị trường logistics mới nổi trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đóng góp tích cực vào cải thiện năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế. Hàng loạt các giải pháp được thực hiện quyết liệt, đồng bộ để tạo môi trường, cơ chế khuyến khích hạ tầng và dịch vụ logistics phát triển mạnh mẽ. Mục tiêu là đến năm 2025, ngành logistic sẽ đóng góp 5-6% vào GDP.

    Tiềm năng phát triển rộng lớn nên các cổ đông cần có niềm tin và đồng hành cùng VTP nhé.
    i_like_gals thích bài này.
  5. Ebola Vietnam

    Ebola Vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2014
    Đã được thích:
    567
    VTP hưởng lợi chu kỳ bùng nổ logistics và TMĐT
  6. hoadollars

    hoadollars Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2011
    Đã được thích:
    2.819
    Vào VTP giá nào vậy Em:)
    Ebola Vietnam thích bài này.
  7. xuanson2208

    xuanson2208 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    1.852
    Trước những khó khăn về cơ sở hạ tầng, cùng những bất cập đã và đang tồn tại, để thống nhất quản lý, các chuyên gia cho rằng, cần thiết thành lập Ủy ban Logistics quốc gia.

    Theo đó, Logistics là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất tại Việt Nam trong những năm qua. Động lực cho sự phát triển này là nền kinh tế tăng trưởng ổn định, hoạt động sản xuất được đẩy mạnh và sự bùng nổ của thương mại điện tử.

    [​IMG]

    Logistics là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất tại Việt Nam trong những năm qua - Ảnh minh họa

    Mặt khác, mục tiêu phát triển đất nước trên cơ sở một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu là lý do khác giải thích tại sao hệ thống logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo thuận lợi cho thương mại. Minh chứng là, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam gần chạm mốc 500 tỷ USD.

    Trong đó, mạng lưới hàng không, hàng hải và đường bộ đóng góp chủ lực cho bức tranh vận chuyển hàng hóa. Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2023 là ước đạt 756,825 triệu tấn, tăng 5% (so với năm 2022). Trong đó, hàng xuất khẩu ước khoảng 179,164 triệu tấn (tăng 1%). Hàng nhập khẩu ước đạt 221,928 triệu tấn (tăng 8%). Đối với hàng container, khối lượng thông qua cảng biển năm 2023, đạt khoảng 24,706triệu TEUs, bằng năm 2022…

    Dù đóng góp vai trò quan trọng, tuy nhiên, hạ tầng của ngành Logistics Việt Nam được cho vẫn chưa hoàn thiện. Nhiều khu vực ở Việt Nam vẫn thiếu hạ tầng hiện đại, điều này dẫn đến sự chậm trễ và kém hiệu quả trong quá trình vận hành hệ thống logistics.

    [​IMG]

    Các chuyên gia cho rằng, cần thiết thành lập Ủy ban Logistics quốc gia - Ảnh minh họa

    Để tháo gỡ khó khăn này, Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào phát triển hạ tầng như: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam; Cảng nước sâu ở Hải Phòng (khu vực phía Bắc) và TP. Hồ Chí Minh (khu vực phía Nam)… để cải thiện khả năng kết nối và giảm chi phí vận chuyển. Khi hoàn thành, những dự án này được cho sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống logistics và thu hút thêm đầu tư vào Việt Nam.

    Đáng chú ý, cùng với những khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhiều ý kiến cho rằng, một thách thức không nhỏ đối với ngành Logistics Việt Nam hiện nay đó là sự quản lý các hoạt động trong ngành này còn thiếu sự thống nhất.

    Cụ thể hoạt động triển khai, điều phối các nhiệm vụ phát triển logistics quốc gia còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù ngành dịch vụ logistics bao gồm nhiều lĩnh vực thuộc sự quản lý của nhiều bộ ngành khác nhau. Cơ chế phối hợp, thông tin giữa các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp còn chậm trễ. Bộ máy tổ chức và cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ logistics còn thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm nên hiệu quả chưa cao.

    Để giải quyết cho thực trạng trên, nhằm hỗ trợ phát triển Logistics trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, cần thiết thành lập Ủy ban Logistics quốc gia để thống nhất quản lý.

    Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Quốc Long, Phó chủ tịch Hiệp hội chủ tàu Việt Nam cho rằng, chiến lược phát triển logistics vẫn thiếu một cơ quan “cầm trịch”. Cơ sở hạ tầng, đất đai trong tay các tỉnh, còn Bộ Công Thương cũng ngang Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, không điều chỉnh được. Mọi vấn đề phải phối hợp mà không có “nhạc trưởng” thì dù là chiến lược gì cũng không ai quyết được.

    “Do đó, cần xem xét thành lập Ủy ban Logistics quốc gia. Ủy ban này sẽ làm “nhạc trưởng” để có sự phối hợp giữa các bộ ngành như: Bộ Tài Chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương và cả các địa phương. Bộ Công Thương có những chiến lược tốt, nhưng nếu không có sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương thì một mình Bộ Công Thương cũng không làm được”, ông Long bày tỏ.

    Đồng quan điểm với ý kiến đã nêu, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cũng cho hay, vừa qua, hiệp hội đã góp tiếng nói quan trọng nâng cao vị thế của cộng đồng logistics Việt Nam trên trường quốc tế, tạo sự kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

    Ở góc độ liên kết vùng, theo ông Hiệp, cần nhận diện rõ ràng trong các chính sách phát triển, nhất là tính bền vững. Chính sách liên kết vùng cần tôn trọng và phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của từng địa phương; giải quyết những xung đột lợi ích, tập trung cho mục tiêu chung của vùng, của quốc gia. Để làm được điều này, cần thiết phải có những góc nhìn khác về logistics so với những năm trước đây.

    “Không cần thiết phải đến sau 2030 mới thành lập Ủy ban Logistics quốc gia - một cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách quản lý hoạt động logistics mà nên làm càng sớm càng tốt. Phải có một cơ quan như vậy thì mới phối hợp được giữa các ngành, địa phương bởi còn nhiều vấn đề khác như thuế, hải quan, giao thông vận tải…”, ông Lê Duy Hiệp nhấn mạnh.
  8. xuanson2208

    xuanson2208 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    1.852
    Hôm nay chào đón VTP mốc mới 8x ACE nhé! Hold và Hold
    đừng quan tâm cản hay lãi ngắn hạn vài chục phần trăm
    Ebola Vietnam thích bài này.
  9. Ebola Vietnam

    Ebola Vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2014
    Đã được thích:
    567
    Nhìn vốn hoá vẫn còn rẻ so với tiềm năng DN
  10. hoatrungduong

    hoatrungduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    7.733
    Cảnh bảo những anh em nào dám mượn hàng short VTP, vì các anh em sẽ không thể lường trước được sự khủng khiếp của VTP trong tương lai đâu. Nó sẽ làm thất bại tất cả nhưng ai dám short, VTP chính là một Tesla về logistic công nghệ trong tương lai không xa.
    ditruocmotbuocEbola Vietnam thích bài này.

Chia sẻ trang này