VTP- VTP- VTP:Viettel Post- Tầm nhìn là ‘Amazon của Việt Nam’

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi loicutave, 15/10/2020.

2204 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 04:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 10666 lượt đọc và 44 bài trả lời
  1. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    AMAZON việt nam mà ít người quan tâm nhỉ
  2. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    Tham vọng doanh thu tỉ đô của Viettel Post (Bài 1): Tầm nhìn là ‘Amazon của Việt Nam’


    [​IMG]
    Tham vọng trở thành Amazon của Việt Nam của Viettel Post. Đồ họa: Alex Chu

    Trước thời điểm Viettel thoái vốn, trong một sự kiện mới đây, Viettel Post đã có những chia sẻ về tham vọng phát triển của công ty. Đáng chú ý, Viettel Post đưa ra kế hoạch kinh doanh với doanh thu 25.000 tỉ đồng và lợi nhuân 1.500 tỉ đồng vào năm 2025. Lãnh đạo công ty đặt mục tiêu số 1 về thị phần chuyển phát dựa trên nền tảng công nghệ cao.

    [​IMG]
    Với hệ sinh thái Viettel, Viettel Post vốn được xem như "gà đẻ trứng vàng" với sự tăng trưởng nhanh cả về doanh thu và lợi nhuận. Đơn vị chuyển phát này đang đứng thứ hai về thị phần trong nước với 21%, sở hữu mạng lưới chuyển phát quốc tế đến hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Năm 2009, Viettel thành lập công ty chuyển phát này với vốn điều lệ 60 tỉ đồng. Sau khi liên tục phát hành cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ hiện nay của Viettel Post hơn 830 tỉ đồng.

    Trong cơ cấu cổ đông hiện thời của Viettel Post, Viettel nắm giữ khoảng 55,5 triệu cổ phần, tương đương 66,81% vốn điều lệ công ty. Giá trị số cổ phần nắm giữ của Viettel ước đạt gần 5.830 tỉ đồng tính theo giá thị trường thời điểm hiện tại.

    Tính sơ bộ, giá trị khoản đầu tư vào Viettel Post của Viettel đã tăng gần 10 lần, chưa bao gồm khoản cổ tức tiền mặt nhận được trong hơn 11 năm qua. Giai đoạn 2015 – 2020, Viettel Post trả cổ tức tiền mặt đều đặn với tỉ lệ 15%.

    Sự tăng trưởng thần tốc trong khoản đầu tư của Viettel vào lĩnh vực chuyển phát và việc trả cổ tức đều đặn hàng năm đến từ sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh của Viettel Post.

    [​IMG]
    Năm 2015, doanh thu của Viettel Post là 1.993 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 63 tỉ đồng. Năm 2019, con số này tăng lên 7.812 tỉ đồng và 380 tỉ đồng. Như vậy, tăng trưởng lợi nhuận trên cả giai đoạn đạt bình quân 57,8%.

    Năm 2020, đơn vị chuyển phát này đặt chỉ tiêu kinh doanh với doanh thu 19.232 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 496 tỉ đồng.

    Kế hoạch kinh doanh của Viettel Post được đặt vào tháng 12/2019. Lúc đấy thế giới chưa biết gì về COVID-19. Công ty vẫn giữ các kế hoạch đặt ra mặc dù rất khó khăn để hoàn thành. Thị trường chuyển phát đang sụt giảm đà tăng trưởng từ 15 – 18% xuống còn 4%, đại diện Viettel Post cho biết.

    Trong 9 tháng đầu năm, công ty đã thực hiện 62% kế hoạch năm. Ông Trần Trung Hưng, Tổng Giám đốc công ty cho biết dự kiến công ty hoàn thành 95 – 96% kế hoạch kinh doanh đề ra trong năm nay.

    Giả định Viettel Post hoàn thành được 95% kế hoạch lợi nhuận đề ra, tỉ lệ tăng trưởng sẽ là 24% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng này được xem là khá tích cực trong bối cảnh nền kinh tế và các doanh nghiệp chịu tác động lớn từ đại dịch COVID-19.

    Khi câu chuyện ảnh hưởng của COVID-19 vẫn còn là một ẩn số, trong một sự kiện mới đây, Viettel Post đưa ra một kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với mục tiêu doanh thu 25.000 tỉ đồng và lợi nhuân 1.500 tỉ đồng vào năm 2025. Lãnh đạo công ty đặt mục tiêu số 1 về thị phần chuyển phát dựa trên nền tảng công nghệ cao.

    Với kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng, Viettel Post cũng cần đến một nguồn tài chính lớn. Cụ thể, tổng vốn đầu tư của Viettel Post đến năm 2025 là 2.000 tỉ đồng. Lãnh đạo công ty cho biết nguồn tài chính này đến từ nguồn lợi nhuận giữ lại.

    Kế hoạch đầu tư 2.000 tỉ đồng là tập trung đầu tư mạnh cho kho và công nghệ kho là chính. Đối với vận tải, thì đầu tư cho nền tảng số là chính và chia sẻ nền tảng này cho rất nhiều người dùng, không chú tâm quá nhiều cho phương tiện vận hành vì có rất nhiều rủi ro, đại diện công ty cho hay.

    [​IMG]
    Nói thêm về tham vọng phát triển Viettel Post, đại diện công ty chia sẻ với các quĩ đầu tư, tổ chức tài chính: "Chúng tôi đã đầu tư rất mạnh vào thương mại điện tử và đương nhiên Amazon sẽ là mục tiêu mà chúng tôi hướng tới, đặc biệt về các nghiệp vụ xử lí đơn hàng.

    Như đã chia sẻ, Viettel Post không những cung cấp dịch vụ cho các đơn vị chuyển phát nhỏ, mà chúng tôi hướng đến cung cấp cả một hệ sinh thái cho tất cả các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn".

    "Chúng tôi hướng đến hệ thống vận hành logistic giống Amazon. Chúng ta sẽ xây dựng nền tảng số để vận chuyển xử lí đơn hàng. Về tầm cỡ thì hướng tới mức doanh thu 25.000 tỉ đồng, tương đương tỉ USD", đại diện công ty nói thêm về tầm nhìn.
  3. Hoangngabn

    Hoangngabn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    543
  4. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    VIETTEL POST ĐANG Ở ĐÂU TRÊN HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH CÔNG TY CHUYỂN PHÁT TỶ ĐÔ?
    10:46 22/09/2020
    Là doanh nghiệp niêm yết duy nhất trong ngành thương mại điện tử và hệ sinh thái liên quan, VTP là cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng cao và lâu dài nhờ làn sóng bùng nổ thương mại điện tử tại VN.
    Đối mặt với đại dịch COVID-19, mặc dù chứng kiến sự giảm tốc tạm thời trong nhu cầu chi tiêu tiêu dùng, Viettel Post (VTP) vẫn giữ được tăng trưởng lợi nhuận sau thuế mạnh mẽ 21% trong 6 tháng đầu năm 2020.

    Hậu cần thương mại điện tử đã, đang và sẽ tiếp tục là câu chuyện chính

    Giai đoạn năm 2015-2019, VTP ghi nhận tốc độ tăng trưởng LNST trên 30%/năm từ 63 tỷ VND năm 2015 lên 380 tỷ năm 2019. Điều này được giải thích nhờ sự bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam. Trong một báo cáo phát hành năm 2019, Google và Temasek cho thấy giá trị giao dịch TMĐT tại Việt Nam đã tăng nhanh từ 0.4 tỷ USD năm 2015 lên 5 tỷ USD năm 2019. Mặc dù tăng mạnh như vậy nhưng thương mại điện tử tại Việt nam vẫn khá khiêm tốn, chỉ bằng 1%-3% tổng doanh thu bán lẻ so với con số 20% tại Trung Quốc, tức theo sau gần 10 năm. Google và Temasek cũng dự báo ngành TMĐT tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng bình quân 30% mỗi năm lên 23 tỷ USD vào năm 2025.

    Với bối cảnh đó, VTP liên tục được săn đón bởi các các nhà đầu tư tài chính với giá cổ phiếu tăng mạnh . Với một phép tính đơn giản, nếu VTP duy trì tăng trưởng lợi nhuận ở mức 20%-30%/năm thì vốn hóa của VTP sẽ tăng từ 380 triệu USD hiện tại lên trên mốc 1 tỷ USD vào 2024-2025. Đó là chưa kể mức định giá P/E hiện tại của VTP vẫn còn thấp hơn các công ty chuyển phát trong khu vực mặc dù tiềm năng tăng trưởng cao hơn. Theo thống kê, các nhà đầu tư hiện đang trả các công ty chuyển phát đầu ngành Trung Quốc — gồm bộ tứ công ty tam thông nhất đạt ZTO/ YTO/STO/Yunda và SF — ở mức định giá từ 25 đến trên 30 lần lợi nhuận trong khi chỉ đang trả VTP khoảng 20 lần lợi nhuận.

    Con đường tăng trưởng liệu có bằng phẳng?

    Tương tự như ngành thương mại điện tử, cục diện cạnh tranh của ngành giao nhận cũng rất gay gắt. Với sự nổi lên của GHN, GHTK và những công ty start up mới, việc duy trì thị phần và tăng trưởng lợi nhuận của VTP là một công việc rất không dễ dàng.

    Theo thống kê của Bộ thông tin và Truyền thông, năm 2016 chỉ có 216 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động bưu chính nhưng đến năm 2019 con số này đã tăng lên trên 380 đơn vị, đó là chưa tính các đơn vị hoạt động không có giấy phép. Hay như trong năm 2019 thị trường bưu chính chuyển phát Việt Nam chứng kiến sự gia nhập của các công ty chuyển phát từ Trung Quốc như Best và ZTO cũng như GHN huy động thêm 100 triệu USD từ Temasek để đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và cuộc chiến giành thị phần.

    Tại đại hội cổ đông 2020, Tổng Giám đốc Viettel Post Trần Trung Hưng từng chia sẻ các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách áp dụng các chiến lược kinh doanh của VTP và sau đó chào mức giá thấp hơn giá thành để giành thị phần. Do đó, VTP phải luôn đứng trước bài toán cân đối giữa tăng trường thị phần và giữ vững tăng trưởng lợi nhuận cũng như phải liên tục triển khai các ý tưởng kinh doanh mới.

    [​IMG]

    Sở hữu mạng lưới bưu cục sâu rộng, liên tục cải tiến và sự cộng hưởng kinh doanh từ Tập đoàn Viettel có lẽ là những tài sản giúp VTP bảo vệ vị thế của mình ở ngành chuyển phát mặc dù vẫn còn con đường dài phía trước. Năm 2019, VTP đã đầu tư vào trung tâm chia chọn tại Hà Nội với công suất 36,000 bưu kiện/giờ, khai trương tàu hàng nhanh Bắc – Nam và xã hội hóa hoạt động giao hàng chặng cuối thông qua ứng dụng MyGo. Đầu 2020, VTP cũng bắt đầu tiếp nhận thêm gần 300,000 điểm bán từ Viettel Telecom sau khi đã tiếp nhận quản lý hơn 800 cửa hàng viễn thông vào cuối 2018.

    Đại dịch COVID-19 là một thử thách tạm thời cho Viettel Post?

    Do tỷ trọng cao của các mặc hàng không thiết yếu như thời trang và đồ điện tử đang được bán online hiện tại, dịch COVID-19 khiến ngành thương mại điện tử và chuyển phát tăng trưởng chậm lại trong 6 tháng đầu năm. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu ngành bưu chính tăng chỉ 4% trong 6 tháng đầu 2020 so với con số 27% tăng trưởng năm 2019. Bên cạnh đó, số liệu từ iPrice cũng cho thấy truy cập vào các trang web ngành thời trang sụt giảm tới 29% trong quý 2 so với quý 1 năm 2020.

    VTP cũng không ngoại lệ khi cũng chứng kiến sự chững lại này với doanh thu dịch vụ tăng 12% trong 6 tháng đầu năm so với con số 43% trong năm 2019. Tính riêng trong quý 2, doanh thu dịch vụ của VTP chỉ tăng 8% so với cùng kỳ do COVID-19 làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của các shop online, nhất trong giai đoạn tháng 4. Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp mảng dịch vụ của VTP cũng chứng kiến sự sụt giảm trong 6 tháng đầu 2020 chỉ còn 10.8% so với 11.8% có thể do hoạt động giảm giá hỗ trợ khách hàng của VTP.

    [​IMG]
  5. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    KỲ VỌNG DOANH THU TỶ USD CỦA VIETTEL POST – QUÁN QUÂN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM
    16:36 01/04/2021
    Hai năm giữ vị trí quán quân trong ngành Logistics tại Việt Nam, và những thành tựu về doanh thu nhờ áp dụng công nghệ mang lại cho Viettel Post vị trí mới trên thị trường chuyển phát và logistics.
    Trong năm 2020, Viettel Post đã đạt giải Bạc IBA Stevie Awards tại hạng mục Công ty có tăng trưởng tốt nhất năm. Và đặc biệt, tại thị trường Việt Nam Viettel Post đã 2 năm liên tiếp đứng ở vị trí số 1 doanh nghiệp Logistics uy tín nhất.

    Liên tiếp những giải thưởng trong nước và quốc tế được trao cho Tổng Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) như một lời khẳng định vị thế của “ông lớn” ngành chuyển phát và logistics.

    Năm 2021: Kỳ vọng đạt doanh thu gần 1 tỷ USD

    Trên thực tế, Viettel Post một đơn vị đi sau nhưng lại có thế mạnh về dịch vụ chuyển phát. Còn nhớ thời điểm năm 2014- 2019, giai đoạn nhiều thay đổi của thị trường. Lĩnh vực chuyển phát với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn trong và ngoài nước. Thị trường gọi xe công nghệ cũng bùng nổ với sự thống lĩnh của Grab – một đơn vị với mô hình mới – “kinh tế chia sẻ”.

    [​IMG]

    Liên tiếp những giải thưởng trong nước và quốc tế được trao cho Tổng Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) như một lời khẳng định vị thế của “ông lớn” ngành chuyển phát và logistics.

    Giai đoạn này cũng chứng kiến sự sụt giảm của hoạt động thư tín truyền thống và thay bằng công nghệ số như: Email, mạng xã hội, hay các ứng dụng trải nghiệm số….

    Bù lại, thương mại điện tử bùng nổ với con số tăng trưởng trên 25% lại đem đến cơ hội cho ngành bưu chính truyền thống chuyển mình trở thành công ty hậu cần cho thương mại điện tử.

    Nhận thấy cơ hội lớn từ thị trường thương mại điện tử, Viettel Post xác định để biến thách thức đó thành cơ hội thì phải thay đổi. Để “đi tắt đón đầu”, Tổng giám đốc ViettelPost – Trần Trung Hưng xác định 4 chuyển dịch chiến lược, gồm: Chuyển dịch trở thành công ty công nghệ bưu chính; chuyển dịch từ công ty giao nhận sang công ty bán hàng; chuyển dịch từ công ty chuyển phát sang công ty logistics; và chuyển dịch từ công ty làm thuê cho các công ty nước ngoài thành công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

    Nhờ chiến lược đúng đắn, trong giai đoạn 2014 đến 2019, Bưu chính Viettel có bước phát triển nóng, tạo ra mạng lưới rộng khắp, phủ kín đến tận xã ở trên 63 tỉnh thành. Cùng với việc áp dụng công nghệ triệt để vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo ra doanh thu khổng lồ.

    [​IMG]
    Trong giai đoạn 2014 – 2019, tổng doanh thu ViettelPost đã tăng gấp 5,4 lần, từ 1.723 tỷ đồng năm 2014 lên hơn 9.542 tỷ đồng vào năm 2019. Trong đó, doanh thu chuyển phát truyền thống tăng 2,5 lần, từ 867 tỷ đồng năm 2014 lên 2.182 tỷ đồng năm 2019. Doanh thu COD tăng 33 lần, chiếm tỷ trọng lớn nhất – 36% trong năm 2019. Doanh thu bán hàng tăng 7,5 lần, từ 854 tỷ đồng lên 6.444 tỷ đồng.

    Đặc biệt, năm 2020, Viettel Post đạt doanh thu 17.200 tỷ đồng, tăng 120% so với năm 2019. Trong báo cáo mới công bố của Công ty Chứng khoán SSI, ước tính doanh thu mảng chuyển phát nhanh và logistics của Viettel Post trong năm 2021 đạt 8.200 tỷ đồng và lợi nhuận gộp đạt 741 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 16,5%.

    Doanh thu và lợi nhuận gộp mảng thương mại năm 2021 dự kiến lần lượt đạt 13.800 tỷ đồng và 69 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 30% và 22% so với năm 2020.

    Khát vọng nâng tầm trở thành đầu tàu logistics tại Việt Nam

    Từ lâu, các hoạt động kinh doanh của Viettel Post đã dần thoát khỏi cái bóng của một công ty chuyển phát truyền thống, mà thay vào đó mở rộng lĩnh vực đầu tư sang mảng hậu cần kho vận (fulfillment), thương mại điện tử, công nghệ. Tầm nhìn 2025 được Viettel Post xác định: Trở thành doanh nghiệp Logistics số 1 dựa trên nền tảng công nghệ cao.

    [​IMG]

    Kết thúc năm 2020, cùng với việc quy hoạch mạng lưới kho trục tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bưu chính Viettel đã nâng tổng diện tích kho lên 100.000m2, gấp 2 lần so với năm 2019.

    Kết thúc năm 2020, cùng với việc quy hoạch mạng lưới kho trục tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bưu chính Viettel đã nâng tổng diện tích kho lên 100.000m2, gấp 2 lần so với năm 2019. Đặc biệt đây cũng là khoảng thời gian Viettel Post xây dựng, hoàn thiện và chính thức khai trương Trung tâm Logistics lớn nhất Việt Nam tại TP.HCM.

    Trung tâm Logistics miền Nam được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong vận hành và giám sát với hai trung tâm chính là trung tâm chia chọn và trung tâm Fulfillment (Trung tâm hoàn tất đơn hàng). Trong trung tâm Fulfillment, Viettel Post cung cấp đầy đủ các dịch vụ gồm: nhập hàng vào kho, lưu kho, xử lý đơn hàng, dán nhãn, xuất hàng, chia chọn, vận chuyển bằng việc ứng dụng công nghệ robot AGV vận chuyển hàng hóa và lưu trữ tự động, sắp xếp hàng hóa và điều phối đơn một cách ngẫu nhiên dựa theo tối ưu đường đi. Dịch vụ hoàn tất đơn hàng sẽ cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng kinh doanh thương mại điện tử. Khách hàng chỉ cần tập trung vào bán hàng, toàn bộ các khâu hậu cần sẽ được Viettel Post thực hiện một cách tự động để đưa hàng đến tay khách hàng.

    Ông Trần Trung Hưng, TGĐ Viettel Post cho biết: “Đã đến lúc chúng tôi phải tái đầu tư không chỉ vào công nghệ mà còn là cơ sở hạ tầng. Trong năm 2020, chúng tôi đã áp dụng công nghệ thông minh trong quản lý kho, đồng thời xã hội hóa hoạt động cho thuê kho để tối ưu công suất”.

    Cũng theo vị thuyền trưởng của VTP “Tại Việt Nam, hiện doanh nghiệp logistics nước ngoài đang kiểm soát đến 80% dòng chảy hàng hóa. Nếu chúng ta không thay đổi, vươn mình, làm chủ về công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường Quốc tế, một ngày nào đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ “biến mất” trên chính đất nước mình. Việc xây dựng Trung tâm Logistics miền Nam với công nghệ hiện đại bậc nhất không chỉ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel Post, mà còn góp phần xây dựng hạ tầng Logistics Quốc gia, là nền tảng để phát triển kinh tế số Quốc gia.”

    Theo https://enternews.vn

Chia sẻ trang này