1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

VTV chính thức có feedback về vụ việc đưa tin trưa nay!!! Anh em đọc và cùng góp ý kiến nghiêm túc!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi apec2202, 28/03/2007.

4764 người đang online, trong đó có 537 thành viên. 23:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6186 lượt đọc và 32 bài trả lời
  1. vit_luoi

    vit_luoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Đã được thích:
    0
    GIỐNG NHÀ EM QUÁ CƠ
  2. chanjav

    chanjav Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bác đọc bài này xem thằng nhà báo có dụng ý gì nhé(cuối bài không thấy đăng tên tác giả em thấy nó đóng mở ngoặc thế này:Theo TBKTSG):

    Thông tin chứng khoán: Kẻ ngoài cuộc và tư duy phản biện
    Việc đẩy mạnh mảng thông tin về thị trường chứng khoán trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Và điều này cũng đặt ra những vấn đề mới về vai trò của thông tin đại chúng.

    Trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, vai trò cầu nối thông tin giữa thị trường và nhà đầu tư của các phương tiện truyền thông đại chúng rất quan trọng. Tuy nhiên, mức độ niềm tin của nhà đầu tư vào các thông tin do những đơn vị truyền thông cung cấp thường quá cao hoặc quá thấp. Vì vậy, thách thức của một đơn vị truyền thông là xác lập niềm tin hợp lý từ phía những người sử dụng thông tin của mình.

    Khái niệm ?oniềm tin?

    Nếu ai đã hoặc đang là nhà đầu tư chứng khoán, có thể người đó đã từng hoặc sẽ có một lúc nào đó tỏ ra bực bội khi đọc hoặc nghe một thông tin phân tích thị trường trên phương tiện thông tin đại chúng mà theo bản thân mình là ?olá cải?, được đưa ra bởi những người ?okhông biết có đầu tư chứng khoán không mà viết lung tung?.

    Tâm lý này sẽ lại càng phổ biến trong những trường hợp thị trường đang nóng lên rất nhanh và rất lạc quan, lại có ai đó đứng ra bảo ?othị trường đang tiềm ẩn rủi ro?. Đây chính là một mặt trong lý thuyết về ?ocảm xúc trong thị trường tài chính? (emotions in finance), thể hiện sự thiếu ?oniềm tin? của các nhà đầu tư đối với những tin tức không được tốt đẹp lắm mà phương tiện truyền thông đưa ra.

    Rủi thay, đôi khi, những người dám đứng ra ?othọc gậy bánh xe? đầu tiên này lại đúng, ví dụ như trường hợp một số tờ báo như Time, Newsweek, New York Times và The Guardian đăng các bài viết thể hiện sự nghi ngờ về ?ocơn sốt công ty dotcom? vào những năm cuối thế kỷ 20.

    Thế nhưng, nhiều bài báo tiên phong và quyển sách mang tính đột phá lúc đó - ?oIrrational Exuberance?, cũng chẳng được tán thưởng ngay là cảnh báo đúng, mà đã bị thị trường cho là góp phần gây ra sự sụp đổ của các công ty ?odotcom? bắt đầu từ đầu năm 2000.

    Đây là một mặt của tâm lý thiếu niềm tin và thiếu thiện cảm đối với một số bài viết mang tính đi ngược thị trường.

    Ngược lại, đôi khi công chúng đầu tư lại đặt niềm tin rất lớn vào những bài viết mà nguồn thông tin không đáng tin cậy. Đó là trường hợp của những bài viết mang tính đẩy giá cổ phiếu, ?omarketing? giúp cho một công ty nào đấy, nhằm mục đích trục lợi riêng cho bản thân tờ báo hay công ty truyền thông đó, cho người viết bài báo; hay đơn thuần là do tác giả bài viết đã không kiểm chứng một cách nghiêm túc các thông tin.

    Kết quả là có những cổ phiếu không đáng giá nhưng đã được giới truyền thông góp tay thổi phồng thành những cổ phiếu ?onóng sốt?.

    Trong lịch sử thị trường tài chính thế giới, cụ thể là của Mỹ và châu Âu, nhiều trường hợp còn phức tạp hơn rất nhiều, khi mà các công ty truyền thông (trong đó có những công ty cực kỳ nổi tiếng và rất uy tín) do một tập đoàn nào đấy sở hữu, và hành động vì lợi ích của tập đoàn và ban biên tập, với những kỹ thuật dẫn dắt thị trường bằng thông tin rất tinh vi.

    Chính vì điều này mà xuất hiện một số nhà đầu tư trên thị trường quốc tế thường luôn tỏ ra nghi ngờ khi có một công ty công bố những thông tin rất tốt và được báo chí và các nhà phân tích đánh giá rất tích cực. Đây được gọi là hành vi phản ứng không đầy đủ với tin tức - ?ounder-reaction?.

    Hiện tượng ấy, e rằng cũng sẽ lan đến Việt Nam.

    Người đứng ngoài với tư duy phản biện

    Vai trò của giới chuyên gia phân tích sẽ ngày càng thể hiện rõ trên các thị trường tài chính đang phát triển, vì không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu được điều gì đang diễn ra. Chính vì vậy, các chuyên gia phân tích và nghiên cứu sẽ là nguồn thông tin giúp các phóng viên giải thích hành vi thị trường trong bài báo của họ, đồng thời là nguồn tư vấn mua/bán ?ođáng tin cậy? (một lợi thế cạnh tranh mà các hãng tin tài chính tìm kiếm).

    Tuy nhiên, quan điểm và tư vấn về thị trường của những chuyên gia phân tích này, ở góc độ nào đó, không thể lúc nào cũng khách quan. Họ hoàn toàn có thể thông qua phương tiện truyền thông để dẫn dắt sai thị trường.

    Một nguồn thông tin quan trọng khác cho các phóng viên tài chính đến từ bộ phận truyền thông và quan hệ công chúng của các công ty (bộ phận PR). Như vậy, giới truyền thông trên thị trường tài chính đang đứng trước một hệ thống quan hệ: họ cần thông tin từ các nhà phân tích, họ cần thông tin (và cả hợp đồng quảng cáo) từ các bộ phận PR của doanh nghiệp, nhưng họ cũng cần phải có nhiều công chúng đầu tư tin tưởng và mua báo hay xem tin tức của họ, nghĩa là tin tức của họ phải vừa đáng tin cậy, lại vừa phải có nét độc đáo riêng.

    Trong bối cảnh đó, tiêu chí đặt ra cho các phương tiện truyền thông là phải ?ochuyên nghiệp hóa? và ?ochủ động hóa? đội ngũ phóng viên về tài chính. Các phóng viên tài chính, dứt khoát không thể là ?odiễn viên chính? trong ?otrò chơi tài chính?, mà phải là ?ongười đứng ngoài? đưa tin về cuộc chơi.

    Mặt khác, những phóng viên này phải luôn duy trì tư duy phản biện thông tin, có thêm các ý kiến độc lập, phân tích chuyên sâu của riêng mình, thậm chí là lật ngược lại phân tích của người khác.

    Để làm được như vậy, phóng viên tài chính chuyên nghiệp cần phải là một người có kiến thức tốt và am hiểu về thị trường. Nhiều hãng tin tài chính lớn đã thuê những chuyên gia tài chính làm việc cho mình, và bỏ ra rất nhiều tiền để đào tạo phóng viên. Nếu phương tiện truyền thông nào làm được điều này, ?oniềm tin? của nhà đầu tư vào phương tiện truyền thông đó sẽ tăng lên, đặc biệt là qua những đợt biến động lớn của thị trường.
  3. tmaiyt

    tmaiyt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Me no chu. Nghe cai bon bao dai noi nhieu luc tuc lon ca ruot. Kien thuc kinh te thi ngu ma suot ngay cu ra ra nghe muon giet het cho bo tuc. Cu qua Cu qua

Chia sẻ trang này