Vua BANK sẽ dẫn dắt VNindex vươn ra biển lớn và sớm hóa Rồng...target 1085 & 1130

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hermes, 03/10/2018.

5156 người đang online, trong đó có 520 thành viên. 19:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 318726 lượt đọc và 1876 bài trả lời
  1. Daita88

    Daita88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    26/08/2018
    Đã được thích:
    1.170
    Bank hom nay bi dap wa con ổn k bac Her oi
  2. lathang

    lathang Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    15/05/2015
    Đã được thích:
    509
    Vietinbank và những "bóng ma" nợ xấu:
    Nhiều nghìn tỷ "khó rút" tại Đạm Bắc Hà
    Reatimes.vn Trong hệ thống tài chính, Vietinbank có lẽ là ngân hàng lớn vướng phải nhiều điều tiếng và sự cố nhất. Điểm đáng kể đến là việc có nhiều cán bộ nhân viên lợi dụng tín nhiệm lừa đảo khách hàng; trong khi các khoản nợ xấu ở góc khuất khiến dư luận nghi ngờ về con số thực tế; hay như chất lượng dịch vụ của ngân hàng cũng bị khách hàng phàn nàn,...

    "Con nợ" đã lố lũy kế hơn 2.500 tỷ đồng

    [​IMG]
    Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (mã DHB) công bố 6 tháng đầu năm 2018 lỗ 170 tỷ đồng. Mức lỗ này đã nâng tổng lỗ lũy kế lên 2.500 tỷ đồng. Tính riêng trong quý II, doanh thu tăng trưởng 23% lên 843 tỷ đồng. Giá vốn tăng chậm hơn giúp lợi nhuận gộp đạt gần 160 tỷ, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.

    Tuy nhiên, chi phí tài chính lớn lên đến 208 tỷ đồng (trong đó, chi phí lãi vay là 184 tỷ), cộng thêm chi phí bán hàng và quản lý doanh đều gia tăng. Theo đó, công ty báo lỗ sau thuế 83 tỷ đồng. Mức lỗ cùng kỳ năm trước là 95 tỷ đồng.

    Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng 29% lên 1.527 tỷ đồng và lợi nhuận gộp gấp 3 lần đạt 272,5 tỷ đồng. Chi phí tài chính lớn lên đến 377 tỷ ăn mòn lợi nhuận khiến công ty thua lỗ 170 tỷ đồng, đã cải thiện so mức lỗ 313 tỷ đồng của 6 tháng năm 2017.

    Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của Đạm Hà Bắc là 9.457 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở tài sản cố định. Nợ phải trả chiếm phần lớn nguồn vốn với 9.238 tỷ đồng (tổng vay nợ là 7.755 tỷ). Vốn chủ sở hữu chỉ còn 219 tỷ do lỗ lũy kế lên đến 2.503 tỷ đồng.

    Vay nợ ngân hàng còn 7.755 tỷ đồng

    Theo báo cáo soát xét, các khoản nợ hiện đang chiếm tới đa phần tổng nguồn vốn. Trong khi vốn điều lệ của Đạm Hà Bắc bị ăn mòn do hoạt động kinh doanh vẫn thua lỗ.

    Đến cuối quý II, số tiền lãi vay đến kỳ phải trả nhưng bị hoãn thanh toán xấp xỉ 890 tỷ đồng, tăng thêm 240 tỷ đồng so với đầu năm.

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, doanh nghiệp này đã thực chi ròng 242 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2018, gấp 16 lần cùng kỳ. Trong đó, gần 1.030 tỷ đồng trả nợ gốc vay nhưng thu lại 788 tỷ đồng từ đi vay. Như vậy, lãi gộp 6 tháng của Đạm Hà Bắc đạt 272,5 tỷ đồng, nhưng vẫn chỉ tương đương 79,5% chi phí lãi vay.

    Tổng số tiền vay nợ ngân hàng của Đạm Hà Bắc tính đến 30/6 còn 7.755 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đang có hai khoản cho vay sẽ đáo hạn lần lượt vào năm 2020 với gần 3,23 triệu USD, tương đương 73,14 tỷ đồng và khoản vay 3.949 tỷ đồng sẽ đáo hạn vào năm 2023.

    [​IMG]
    Đáng chú ý, Đạm Hà Bắc cũng nợ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) 29,1 triệu USD trong gói vay hạn mức 30 triệu USD sẽ đáo hạn vào năm 2031. VietinBank cũng là chủ nợ lớn nhất trong gói vay đồng tài trợ hạn mức 192 triệu USD (gần 117 triệu USD tương đương 2.682 tỷ đồng đã được giải ngân cho dự án). Lãi suất đi vay bằng tiền USD được tính bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 2,5%.

    Được biết, đa phần các khoản vay giá trị lớn của Đạm Hà Bắc đều nhằm phục vụ cho dự án mở rộng nhà máy và được đảm bảo bằng tài sản hình thành. Theo ý kiến kiểm toán viên, việc nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn tới 893 tỷ đồng bên cạnh khoản lỗ lũy kế lớn dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.

    Do đó, với doanh nghiệp làm ăn bết bát, nợ phải trả chiếm phần lớn nguồn vốn với 9.238 tỷ đồng (tổng vay nợ là 7.755 tỷ) hay vốn chủ sở hữu chỉ còn 219 tỷ do lỗ lũy kế lên đến 2.503 tỷ đồng; thì khoản vay tại Vietinbank được định nghĩa là khoản nợ gì?

    Ngân hàng Vietinbank có nguy cơ sa lầy cùng khoản nợ nghìn tỷ tại Xi măng Công Thanh?
    09:40, 12/12/2018

    Báo cáo kiểm toán bán niên của Công ty TNHH PwC Việt Nam cho thấy, tại thời điểm 30/6/2018, Công ty CP xi măng Công Thanh (Thanh Hóa) có khoản nợ phải trả lên tới hơn 15.015 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 2.023 tỷ đồng.


    Xi măng Công Thanh "lâm bệnh"?

    Thành lập năm 2006, với số vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng, sau nhiều lần thực hiện điều chỉnh, số vốn hiện nay của Xi măng Công Thanh là 900 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của Xi măng Công Thanh tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: sản xuất xi măng; cdiver; phân đạm; vận tải; khách sạn; resort; sân golf…Được biết, trụ sở chính của xi măng Công Thanh đóng tại thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

    Cơ cấu cổ đông của Xi măng Công Thanh khá "cô đặc". Ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch HĐQT sở hữu 57,2% cổ phần; Công ty CP Tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai chiếm 10% cổ phần; Financiere Lafarge SA chiếm 5% cổ phần; các cổ đông khác chiếm 27,8% cổ phần.

    Theo báo cáo tài chính kiểm toán bán niên, tại thời điểm ngày 30/6/2018, tổng tài sản của Xi măng Công Thanh là 13.892 tỷ đồng, trong khi đó tổng nợ phải trả là hơn 15 nghìn tỷ đồng. Như vậy, số nợ phải trả của Xi măng Công Thanh đã vượt giá trị tài sản cố định là hơn 1 nghìn tỷ đồng.

    Khoản lỗ sau thuế phát sinh trong kỳ (từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/6/2018) là 352 tỷ đồng. Chính khoản lỗ này đã nâng tổng mức lỗ lũy kế của Xi Măng Công Thanh lên 2.023 tỷ đồng. Điều này cho thấy, Xi Măng Công Thanh có dấu hiệu mất cân đối tài chính. Cũng tại báo cáo kiểm toán, lỗ lũy kế đã vượt vốn điều lệ thực góp 1.123 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Nhà máy Xi Măng Công Thanh. Ảnh: An Nguyên.

    Trước thực trạng trên,kiểm toán viên Mai Viết Hùng Trân đã nghi ngờ "khả năng hoạt động liên tục" của Xi măng Công Thanh trong bút lục phần “vấn đề cần nhấn mạnh” tại trang 4 bản báo cáo kiểm toán do PwC Việt Nam Báo cáo soát xét mang số hiệu HCM 7510 ngày 18/9/2018.

    “Chúng tôi xin lưu ý đến thuyết minh [2.1] của báo cáo tài chính cho thấy, Công ty đã phát sinh khoản lỗ sau thuế là 352 tỷ đồng cho kỳ kế toán kết thúc ngày 30/6/2018. Và cũng tại ngày này, lỗ lũy kế của công ty đã vượt quá vốn góp chủ sở hữu một khoản là 1.123 tỷ đồng Việt Nam. Điều này, cùng với các vấn đề khác [2.1] cho thấy, sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

    Tuy nhiên, Ban giám đốc Tổng công ty Xi măng Công Thanh đã được ngân hàng chấp thuận tái cơ cấu khoản nợ dài hạn, trái phiếu thường và chi phí lãi phát sinh để có thể đáp ứng khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm sau”, báo cáo kiểm toán cho hay.

    Cũng trong bản báo cáo này, số liệu hàng tồn kho cuối kỳ của Xi măng Công Thanh là hơn 365 tỷ đồng, chi phí xây dựng dở dang là hơn 187 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn là gần 480 tỷ đồng. Tổng tài sản cố định của Công Thanh tại thời điểm 30/6/2018 là 13.892 tỷ đồng. Biến động so với thời điểm 31/12/2017 là giảm trừ hơn 29 tỷ đồng.

    Tại thuyết minh về các khoản nợ phải trả của tập đoàn (tính đến 30/6/2018) đã tăng thêm 322 tỷ đồng (từ 14.693 lên 15.015 tỷ đồng). Trong đó nợ ngắn hạn là 2.416 tỷ đồng, nợ dài hạn là xấp xỉ 12.599 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến 30/6/2018 là 2.023 tỷ đồng.

    Điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh tài chính nhiều mảng tối của Xi măng Công Thanh tại báo cáo soát xét này thể hiện mức doanh thu 6 tháng đầu năm niên độ tài chính 2018 tăng lên 1.631 tỷ đồng, tương đương doanh thu cả năm 2017 nhưng vẫn thấp hơn kế hoạch mà Hội đồng quản trị đã đưa ra trong nghị quyết đại hội cổ đông. Tuy nhiên, chi phí lãi vay lên tới gần 400 tỷ đồng trong 6 tháng, chi phí bán hàng 132 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp 48 tỷ đồng (có thể) là nguyên nhân chính khiến Công Thanh tiếp tục lỗ lớn 365 tỷ đồng.

    Với chi phí lãi vay trung bình mỗi ngày hơn 2,2 tỷ đồng có thể khiến cho Công Thanh càng sản xuất kinh doanh càng bào mòn lợi nhuận và đẩy doanh nghiệp đến bờ vực vỡ nợ bất cứ lúc nào?

    Cũng tại báo cáo tài chính kiểm toán sau soát xét này, kiểm toán viên đã từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán.

    Liệu, với tình trạng “sức khỏe” của Xi Măng Công Thanh có vấn đề như hiện nay, đơn vị này có thể đủ sức theo đuổi 9 dự án mà Công Thanh đang thực hiện dang dở với số vốn lên tới hơn hàng chục nghìn tỷ đồng ở Thanh Hóa?

    Dư nợ tín dụng khổng lồ 8.105 tỷ đồng của chủ nợ Vietinbank

    Lịch sử quan hệ tín dụng giữa Vietinbank và Tập đoàn Công Thanh có nhiều điểm “ly kỳ” khi con nợ Công Thanh càng thua lỗ thì hạn mức tín dụng và tổng mức dư nợ tín dụng của chủ nợ Vietinbank càng phình to.

    Tại thời điểm báo cáo tài chính sau soát xét bán niên 2018, dư nợ tín dụng của Công Thanh tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM là 8.105 tỷ đồng. Trong đó, khoản dư nợ ngắn hạn hơn 980 tỷ đồng, vay dài hạn là hơn 4.732 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu là 2.390 tỷ đồng thể hiện tại thuyết minh 17a và 17b trang 25 báo cáo này.

    Mặc dù trước đó, kiểm toán liên tục cảnh báo về “sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty” nhưng Vietinbank vẫn liên tục cấp hạn mức tín dụng, gia hạn các khoản vay cho Công Thanh.

    [​IMG]

    Ngân hàng Vietinbank. Ảnh: An Nguyên.

    Trong diễn biến mới nhất, bằng việc ân hạn thời gian trả nợ từ năm 2017 đến năm 2035, Vietinbank đã “tái cấu trúc” khoản vay lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó các khoản phải trả dư nợ đến năm 2016 được phân bổ vào thời gian từ năm 2020 đến 2026. Phần lãi vay và dư nợ phát sinh từ năm 2017 sẽ được ân hạn phân bổ trả nợ trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến 2035. Đến thời điểm năm 2035, Tập đoàn Công Thanh sẽ phải thanh toán dứt điểm gốc và lãi vay cho Vietinbank.

    Liệu Vietinbank có "phớt lờ" hiệu quả thực tế của dự án, các cảnh báo của kiểm toán viên để “hóa giải” những khoản công nợ khổng lồ cho Tập đoàn Công Thanh?

    Được biết Vietinbank là ngân hàng TMCP do nhà nước nắm quyền chi phối và có hàng vạn cổ đông là các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Với “con nợ” Công Thanh cùng khoản dư nợ khổng lồ và kết quả kinh doanh rất đáng lo ngại, nhiều người ví von đây là quả bom nổ chậm mà Vietinbank đang ôm “khư khư” trong lòng. Câu hỏi đặt ra là nếu cảnh báo của kiểm toán viên về "khả năng hoạt động liên tục" của Công Thanh trở thành hiện thực thì khoản dư nợ tín dụng lên tới 8.105 tỷ đồng của con nợ này với Vietinbank sẽ được xửlýnhư thế nào?

    "Cưu mang" nhiều con nợ lớn khiến nợ xấu leo thang?
    Reatimes.vn Trong hệ thống tài chính, Vietinbank có lẽ là ngân hàng lớn nhiều tai tiếng và khủng hoảng nhất thời gian gần đây. Điểm đáng kể đến là việc có nhiều cán bộ nhân viên lợi dụng tín nhiệm lừa đảo khách hàng; trong khi các khoản nợ xấu ở góc khuất khiến dư luận nghi ngờ về con số được công khai; hay chất lượng dịch vụ của ngân hàng cũng bị khách hàng phàn nàn,...
    Không thể phủ nhận rằng, Vietinbank là một trong những ngân hàng đã có nhiều cố gắng để khắc phục nợ xấu. Theo BCTC bán niên quan kiểm toán năm 2018, tính đến ngày 30/6, VietinBank không còn nắm giữ trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành và chính thức gia nhập danh sách những nhà băng không còn nợ xấu tại VAMC cùng với Vietcombank, Techcombank, MBBank, ACB và mới nhất là VIB. Trước đó, số dư trái phiếu tại VAMC của Vietinbank tính đến 31/12/2017 là 2.472 tỷ đồng, trong đó đã trích lập dự phòng 1.891 tỷ đồng.

    Công bố là vậy, nhưng con số nợ xấu của Vietinbank vẫn tiếp tục gia tăng. Cũng trong tháng 6, tổng nợ xấu tại ngân hàng này là 11.227 tỷ đồng, tăng 9,7% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 59% lên 1.976 tỷ đồng, nợ nhóm 4 giảm 63% xuống còn 950 tỷ đồng, nợ nhóm 5 tăng 59% lên 8.302 tỷ đồng. Còn nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn - chiếm tới 74% nợ xấu tại VietinBank. Tỷ lệ nợ xấu tại nhà băng tăng nhẹ từ 1,14% cuối năm 2017 lên mức 1,29% vào cuối tháng 6/2018.

    Theo báo cáo, kiểm toán xác định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố và chiết khấu, tái chiết khấu tại VietinBank cuối tháng 6 là 1,743 triệu tỷ đồng. Trong đó, giá trị bất động sản sử dụng làm tài sản thế chấp là 961.093 tỷ đồng, giảm 38.715 tỷ đồng so với đầu năm.

    [​IMG]

    Trong tổng dư nợ 867.566 tỷ đồng, Vietinbank cho vay các tổ chức, cá nhân trong nước là 853.979 tỷ đồng; cho vay tổ chức cá nhân nước ngoài là 8.927 tỷ đồng. Còn lại là các khoản vay của khách hàng, cho thuê tài chính, cho vay bằng vốn tài trợ…
    Cũng trong tổng dư nợ 867.566 tỷ đồng, Vietinbank cho vay ngắn hạn hơn 501.713 tỷ đồng; vay trung hạn hơn 74.492 tỷ đồng; vay dài hạn hơn 291.360 tỷ đồng.
    Tổng tài sản Vietinbank hiện có 1 triệu 140 nghìn tỷ đồng. Trong đó tài sản cố định là hơn 11 nghìn tỷ đồng, đầu tư chứng khoán hơn 137 nghìn tỷ đồng, cho vay khách hàng hơn 855 nghìn tỷ đồng; tiền vàng gửi các ngân hàng khác là hơn 82 nghìn tỷ đồng…

    Hồi tháng 5/2018, Kiểm toán Nhà nước đã gửi đến Quốc hội kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và 9 tổ chức tài chính, ngân hàng bao gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, Ngân hàng Hợp tác xã, Oceanbank, GPbank, Bảo hiểm.

    Có thể thấy, một số khách hàng lớn của ngân hàng VietinBank có tình hình tài chính khó khăn, đã được cơ cấu lại nợ, như Công ty CP DAP số 2 - Tập đoàn Hóa chất nợ 1.113 tỷ đồng, CTCP Gang thép Thái Nguyên nợ 1.824 tỷ đồng, Công ty Phân đạm và hóa chất Hà Bắc nợ 1.921 tỷ đồng, Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung nợ 4.646 tỷ đồng, CTCP Hóa dầu và xơ sợi dầu khí nợ 1.204 tỷ đồng, Dự án Đạm Ninh Bình - Tập đoàn Hóa chất nợ 725,9 tỷ đồng, CTCP xi măng Công Thanh nợ 8.401 tỷ đồng, CTCP sửa chữa tàu biển NOSCO nợ 3.078 tỷ đồng, CTCP quốc tế C&T nợ 919 tỷ đồng, CTCP Đất Việt nợ 1.035 tỷ đồng, Tập đoàn Bitexco nợ 6.949 tỷ đồng)… Tổng số tiền các khách hàng lớn này nợ Vietinbank lên tới con số gần 32.000 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Trong số những "con nợ" lớn mà Vietinbank "cưu mang", thì Tập đoàn hóa chất và những công ty phân bón là đối tượng đáng lưu tâm nhất. Hồi tháng 10/2017, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) báo cáo lên Bộ Công Thương về tình hình thực hiện liên quan đến việc vay vốn đầu tư dài hạn, vay vốn lưu động, lãi suất và cơ cấu nợ vay các ngân hàng tại 4 dự án đang gặp khó khăn của Tập đoàn là Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP - Vinachem và DAP 2 - Lào Cai.

    Theo báo cáo, 4 dự án của Vinachem vay vốn đầu tư dài hạn tại 2 ngân hàng: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) với số tiền lần lượt là 12.565 tỷ đồng và 5.407 tỷ đồng.

    Sau khi đã trả một phần, tính đến 31/8/2017 các dự án của Vinachem còn nợ VDB hơn 8.588 tỷ đồng, nợ Vietinbank hơn 5.036 tỷ đồng.

    Dự án Đạm Hà Bắc nợ lãi VDB hơn 464 tỷ đồng trong đó lãi quá hạn là 422 tỷ đồng. Tương tự DAP số 2 – Lào Cai nợ lãi hơn 268 tỷ đồng trong đó lãi quá hạn là 268 tỷ đồng. DAP số 2 - Lào Cai cũng nợ lãi hơn 133 tỷ đồng tại Vietinbank trong đó lãi quá hạn là 63 tỷ đồng.

    4 dự án nêu trên của Vinachem cũng vay vốn lưu động của Vietinbank, BIDV, Vietcombank và các ngân hàng thương mại khác hơn 2.418 tỷ đồng trong đó chủ yếu là vay vốn lưu động tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV với hơn 1.273 tỷ đồng.

    Đạm Ninh Bình là dự án có vốn vay lưu động nhiều nhất với hơn 1.184 tỷ đồng, tiếp đến Đạm Hà Bắc, DAP số 2 – Lào Cai và cuối cùng là DAP – Hải Phòng. Đạm Ninh Bình cũng là dự án có nợ quá hạn với BIDV lên đến 36 tỷ đồng, nợ quá hạn Vietinbank 19 tỷ đồng. Trong khi, DAP số 2 – Lào Cai nợ quá hạn BIDV 7,9 tỷ đồng, nợ quá hạn các ngân hàng khác 14,1 tỷ đồng.

    Trong số những “con nợ” của Vietinbank, Xi măng Công Thanh đang ôm khối nợ đáng lưu tâm liên quan đến các nhà máy sản xuất xi măng và nhiều dự án bất động sản bị chậm tiến độ - chưa có kế hoạch triển khai.

    Đơn cử như Nhà máy nhiệt điện Công Thanh (21.480 tỷ đồng; 70ha); Cảng chuyên dụng Công Thanh (2.212,86 tỷ đồng; 22,5ha); Tuyến băng tải từ nhà máy XMCT ra cảng Công Thanh (18km); đầu tư bến cảng tổng hợp số 6 (6,47ha); dự án du lịch biển Golden Coast Resort tại huyện Tĩnh Gia (15,36 ha; được chấp thuận chủ trương từ…2008).
  3. CK2018CoGiHay

    CK2018CoGiHay Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/01/2018
    Đã được thích:
    2.020

    Cú đè nốt phiên nay, tuần sau sẽ bay mạnh thôi

    VPB, TCB: Ưng cái bụng lắm :)
  4. hanvannam

    hanvannam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2014
    Đã được thích:
    579
    BIDV vay thêm 1.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu, 'rẻ' hơn lãi suất dân cư
    [​IMG]
    Mức lãi suất BIDV huy động qua kênh trái phiếu thậm chí còn thấp hơn lãi suất tiết kiệm huy động trên thị trường dân cư (6,9%/năm).


    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã BID-HoSE) vừa thông báo kết quả phát hành Trái phiếu BIDV đợt 4 và 5/2018 kỳ hạn 2 năm với tổng giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng.

    Trái phiếu có kèm quyền mua lại của Tổ chức phát hành và quyền yêu cầu mua lại của những trái chủ và không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm.

    Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm. Lãi suất cố định ở mức 6,0%/năm, lãi trái phiếu được trả sau, định kỳ hàng năm. Mức lãi suất trên thậm chí còn thấp hơn lãi suất tiết kiệm huy động trên thị trường dân cư của chính ngân hàng (6,9%/năm).

    Bên cạnh đó, hiện BIDV còn đang huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị 4.000 tỷ đồng bao gồm 3.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Đợt phát hành đã được kéo dài thêm 1 tuần và dự kiến phân phối đến 19/12.

    Huy động thành công số vốn này sẽ giúp BIDV gia tăng phần vốn cấp 2, cải thiện hệ số CAR của nhà băng này khi phương án tăng vốn điều lệ vẫn chưa thể hoàn tất. Cuối tháng 10 vừa qua, BIDV đã lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành 603 triệu cổ phần, tương đương 17,65% vốn hiện tại và 15% vốn sau tăng cho ngân hàng Hàn Quốc - KEB Hana Bank. Phương án tăng vốn đã được ngân hàng này trình cổ đông từ 2 năm trước nhưng đến nay với chính thức công bố về đối tác mua. Tuy nhiên, thời điểm tăng vốn dự kiến vẫn chưa được BIDV cho biết.

  5. Moklov

    Moklov Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2017
    Đã được thích:
    650
    Vua bank nay banh...hy vọng có hồi...
  6. knhat5

    knhat5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2017
    Đã được thích:
    156
    Dài quá bác add cái link thôi.
  7. chanh1209

    chanh1209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Đã được thích:
    1.526
    Vua bank được viết thành VUA BANH XÁC
    Slayer2701 thích bài này.
  8. vodanh198x

    vodanh198x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2018
    Đã được thích:
    69
    Vấn đề bây giờ là vùng giá 22 hay 21 mua vào.
    Còn các vấn đề liên quan nợ xấu nó đã phát sinh từ lâu rồi. Nay qua media tập trung dìm thôi, gọi là bốc mả ^_^
    Ngân hàng hoạt động mà ko có rủi ro tín dụng tốt hơn hết là không cho vay nữa. Còn cho vay mà tỷ lệ nợ xấu dưới 2% cũng ko phải là tệ nhé!
  9. lathang

    lathang Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    15/05/2015
    Đã được thích:
    509
    http://chungkhoanvn.vn/vietinbank-dang-om-qua-bom-no-cham-xi-mang-cong-thanh/
    Vietinbank đang ôm “quả bom nổ chậm” Xi măng Công Thanh?
    15/12/2018


    Báo Cáo tài chính bán niên năm 2018 của Công ty CP xi măng Công Thanh (Thanh Hóa) đã cho thấy sự mất cân đối tài chính trầm trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị khi khoản nợ phải trả lên tới hơn 15.015 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 2.023 tỷ đồng trong khi tổng tài sản của Xi măng Công Thanh chỉ 13.892 tỷ đồng.
    Món nợ khổng lồ của Xi măng Công Thanh
    Được biết đến là “ông lớn” hoạt động đa lĩnh vực bao gồm: nhiệt điện, phân đạm, vận tải, khách sạn, resort, sân golf và mũi nhọn là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xi măng và clinker, nhưng doanh nghiệp lớn nhất tỉnh Thanh Hóa với hàng loạt dự án lớn được triển khai là Công ty CP xi măng Công Thanh liên tiếp lâm vào cảnh làm ăn thua lỗ, nợ đầm đìa và mất cân đối tài chính.
    Cụ thể, theo báo cáo tài chính kiểm toán bán niên của Công ty TNHH PwC Việt Nam cho thấy, tại thời điểm ngày 30/6/2018, tổng tài sản của Xi măng Công Thanh là 13.892 tỷ đồng, trong khi đó tổng nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với tổng tài sản của đơn vị là hơn 15 nghìn tỷ đồng.

    Như vậy, số nợ phải trả của Xi măng Công Thanh đã vượt xa giá trị tài sản cố định là hơn 1 nghìn tỷ đồng.

    [​IMG]
    Tổng tài sản của Xi măng Công Thanh là 13.892 tỷ đồng khoản nợ phải trả lên tới hơn 15.015 tỷ đồng.
    Cũng theo báo cáo tài chính kiểm toán bán niên, khoản lỗ sau thuế phát sinh trong kỳ (từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/6/2018) là 352 tỷ đồng.


    Chính khoản lỗ này đã nâng tổng mức lỗ lũy kế của Xi Măng Công Thanh lên 2.023 tỷ đồng. Điều này cho thấy, Xi Măng Công Thanh có dấu hiệu mất cân đối tài chính.
    [​IMG]
    Lỗ sau thuế phát sinh trong kỳ (từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/6/2018) là 352 tỷ đồng.
    Theo Báo cáo kiểm toán bán niên, số liệu hàng tồn kho cuối kỳ của Xi măng Công Thanh là hơn 365 tỷ đồng, chi phí xây dựng dở dang là hơn 187 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn là gần 480 tỷ đồng. Tổng tài sản cố định của Công Thanh tại thời điểm 30/6/2018 là 13.892 tỷ đồng. Biến động so với thời điểm 31/12/2017 là giảm trừ hơn 29 tỷ đồng.

    Tại thuyết minh về các khoản nợ phải trả của tập đoàn (tính đến 30/6/2018) đã tăng thêm 322 tỷ đồng (từ 14.693 lên 15.015 tỷ đồng). Trong đó nợ ngắn hạn là 2.416 tỷ đồng, nợ dài hạn là xấp xỉ 12.599 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến 30/6/2018 là 2.023 tỷ đồng.

    Với những số liệu trên, kiểm toán đã nghi ngờ “khả năng hoạt động liên tục” của Xi măng Công Thanh trong bút lục phần “vấn đề cần nhấn mạnh” tại trang 4 bản báo cáo kiểm toán do PwC Việt Nam Báo cáo soát xét mang số hiệu HCM 7510 ngày 18/9/2018.

    “Chúng tôi xin lưu ý đến thuyết minh [2.1] của báo cáo tài chính cho thấy, Công ty đã phát sinh khoản lỗ sau thuế là 352 tỷ đồng cho kỳ kế toán kết thúc ngày 30/6/2018. Và cũng tại ngày này, lỗ lũy kế của công ty đã vượt quá vốn góp chủ sở hữu một khoản là 1.123 tỷ đồng Việt Nam. Điều này, cùng với các vấn đề khác [2.1] cho thấy, sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

    Tuy nhiên, Ban giám đốc Tổng công ty Xi măng Công Thanh đã được ngân hàng chấp thuận tái cơ cấu khoản nợ dài hạn, trái phiếu thường và chi phí lãi phát sinh để có thể đáp ứng khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm sau”, báo cáo kiểm toán cho hay.

    [​IMG]
    Kiểm toán viên Mai Viết Hùng Trân nghi ngờ “khả năng hoạt động liên tục” của Xi măng Công Thanh.
    Tín hiệu báo động cho Vietinbank
    Tình hình tài chính khủng hoảng trầm trọng của Tập đoàn Công Thanh – Xi măng Công Thanh hiện nay đang là nỗi ám ảnh của ban lãnh đạo, cổ đông và đối tác. Tuy nhiên, có lẽ không ai lo lắng bằng chủ nợ của doanh nghiệp này – ngân hàng Vietinbank.

    Tại thời điểm báo cáo tài chính sau soát xét bán niên 2018, dư nợ tín dụng của Công Thanh tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM là 8.105 tỷ đồng. Trong đó, khoản dư nợ ngắn hạn hơn 980 tỷ đồng, vay dài hạn là hơn 4.732 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu là 2.390 tỷ đồng thể hiện tại thuyết minh 17a và 17b trang 25 báo cáo này.

    [​IMG]
    Những khoản nợ của Xi măng Công Thanh tại ngân hàng Vietinbank.
    Trước đó, khoản nợ của Xi măng Công Thanh tại Ngân hàng VietinBank gồm khoản nợ lãi vay dài hạn và lãi vay trái phiếu tính đến ngày 31/12/2015 có tổng giá trị là 3.310,973 tỷ đồng. Khoản nợ này đã được Ngân hàng VietinBank gia hạn trả nợ lãi, các khoản lãi này sẽ được trả trong vòng 14 năm, bắt đầu từ năm 2017.

    Trong diễn biến mới nhất, bằng việc ân hạn thời gian trả nợ từ năm 2017 đến năm 2035, Vietinbank đã “tái cấu trúc” khoản vay lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó các khoản phải trả dư nợ đến năm 2016 được phân bổ vào thời gian từ năm 2020 đến 2026. Phần lãi vay và dư nợ phát sinh từ năm 2017 sẽ được ân hạn phân bổ trả nợ trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến 2035. Đến thời điểm năm 2035, Tập đoàn Công Thanh sẽ phải thanh toán dứt điểm gốc và lãi vay cho Vietinbank.

    Như vậy, “sự nguy hiểm” của con nợ – Xi măng Công Thanh đã được chính chủ nợ – Ngân hàng VietinBank “hóa giải” bằng cách gia hạn nợ.


    Trước sự việc bất thường nêu trên, có lẽ dư luận sẽ đặt câu hỏi tại sao lại có hiện tượng này xảy ra liên tục đối với một khách hàng và cũng là một trong những con nợ nghìn tỷ của Ngân hàng VietinBank?
    Có một điều lạ là qua các báo cáo tài chính của Công ty Xi măng Công Thanh, đơn vị kiểm toán đã liên tục đưa ra cảnh báo về tình hình tài chính của đơn vị này từ năm 2015 đến nay nhưng vẫn được VietinBank liên tục tiến hành gia hạn cho các khoản nợ và lãi vay.


    Liệu Xi măng Công Thanh có trở thành “quả bom nổ chậm” trong tương lai của Ngân hàng VietinBank hay không? Và VietinBank có rút chân ra được khỏi khối nợ nghìn tỷ đã bị “chôn” tại Xi măng Công Thanh, câu trả lời chỉ có Ngân hàng này mới biết.
  10. HitMen47

    HitMen47 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/10/2017
    Đã được thích:
    2.327
    cụ hơi mệt lại chậy rồi =))=))=))

Chia sẻ trang này