1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Vượt đại dương cùng con tàu PVT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bloombergvn, 08/12/2018.

4505 người đang online, trong đó có 370 thành viên. 23:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 45271 lượt đọc và 463 bài trả lời
  1. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    DAG - Chứng khoán Đông Á
    Bức tranh ngành vận tải đường thủy không mấy tươi sáng trong quý 1/2019

    Các doanh nghiệp vận tải biển đã đi được ¼ chặng đường của năm 2019, bức tranh kinh doanh tổng thể là gam màu tối, u buồn, len lỏi chỉ có ít những gam màu tươi sáng chấm phá.



    https://image.*********.vn/2019/05/10/DN-van-tai-q1.png
    Trong số những ‘con tàu’ của ngành thì ‘con tàu’ chở nhiều lợi nhuận nhất trong quý là Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) với 175 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% so với quý 1/2018. PVT giải trình rằng Công ty mẹ và các đơn vị thành viên kinh doanh khai thác các tàu đầu tư mới có hiệu quả nên thu được kết quả khá khả quan. Doanh thu của PVT thuộc dạng ‘khủng’ trong ngành lên đến 1,862 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ, giá vốn hàng bán của Công ty chỉ tăng nhẹ 2% lên mức 1,588 tỷ đồng.

    Tăng trưởng lợi nhuận cao nhất là CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (HNX: PTS) – tăng 123% so cùng kỳ nhưng thực tế chỉ tăng vài trăm triệu đồng. Được biết lãi tăng vọt là do Công ty đã đầu tư thêm tàu ven biển PTSHAIPHONG03 làm doanh thu tăng vượt trội và dẫn đến lợi nhuận tăng, ghi nhận tại mức gần 1.5 tỷ đồng.

    Á quân lợi nhuận trong nhóm doanh nghiệp vận tải biển là CTCP Gemadept (HOSE: GMD). So với cùng kỳ, doanh thu và giá vốn hàng bán của GMD đều giảm lần lượt 9% và 22%, sau cùng Công ty có lợi nhuận hơn 146 tỷ đồng, giảm 89% so với quý 1/2018.

    Giảm lãi mạnh như vậy là do quý 1/2018, GMD thực hiện tái cấu trúc nên phát sinh lợi nhuận trước thuế từ chuyển nhượng vốn trong các công ty con hơn 1,355 tỷ đồng. Nhưng trong quý rồi, Công ty cũng đã phát triển được mảng kinh doanh chính là khai thác cảng và logistics.

    Tình thế thay đổi: Con tàu thoát lỗ, con tàu thì mất đà lùi về sau vạch xuất phát

    CTCP Vận tải Biển Vinaship (UPCoM: VNA) trong quý này chuyển mình so với cùng kỳ, Công ty ghi nhận lãi hơn 35 tỷ đồng. Doanh thu trong kỳ gần 187 tỷ đồng, nhích nhẹ 3% so với quý 1/2018, điểm sáng là giá vốn hàng bán của VNA giảm 14 tỷ đồng, tương đương giảm 8%. Thế nhưng Công ty vẫn còn khoản lỗ lũy kế gần 213 tỷ đồng.

    VNA cho hay chi phí lãi vay trong kỳ giảm do tái cơ cấu tài chính thành công, chi phí sửa chữa lớn nên doanh thu vận tải biển đã cải thiện rõ rệt. Hơn nữa, Công ty đã hoàn thành dự án bán tàu Mỹ An góp phần cải thiện tình hình tài chính.

    Thế nhưng VNA là trường hợp duy nhất trong quý 1 chuyển lỗ thành lãi. Có đến 7 đơn vị vận tải đường thủy báo lỗ trong 3 tháng đầu năm 2019, trong đó có doanh nghiệp lần đầu thua lỗ sau 5 năm.

    Cụ thể, trong quý 1/2019, CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco (HOSE: VIP) đã lỡ bước dấn thân vào thua lỗ sau nhiều năm làm ăn có lãi ổn định. VIP mang về doanh thu gần 126 tỷ đồng, giảm hơn 36% so quý trước trong khi đó giá vốn lại chiếm đến 127 tỷ đồng, cao hơn cả doanh thu nên phải ghi nhận lỗ gộp hơn 1 tỷ đồng.

    Do giá cước các tàu năm 2019 giảm và con tàu P16 được sửa chữa định kỳ tháng 1 làm cho lợi nhuận vận tải giảm. Chi phí tài chính cũng giảm do thanh toán gốc vay tàu nên số lãi vay giảm. Số lỗ đầu tư vào Công ty liên doanh, liên kết tăng do các công ty này hoạt động khai thác tàu không hiệu quả.

    Từ những điều đó, VIP ôm khoản lỗ gần 18 tỷ đồng, trong khi năm trước báo lãi hơn 22 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên VIP thua lỗ kể từ quý 1/2014.

    https://image.*********.vn/2019/05/10/DN-van-tai-q1-1.png.jpg


    Trượt dài trong thua lỗ

    CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại (HNX: TJC), CTCP Vận tải Hoá Dầu VP (UPCoM: VPA), CTCP Hàng Hải Đông Đô (UPCoM: DDM), CTCP Vận tải Biển Việt Nam (HOSE: VOS), CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) là những doanh nghiệp tiếp tục lỗ trong quý 1/2019. Kinh doanh dưới giá vốn là nguyên chính báo lỗ của những doanh nghiệp này.

    Doanh thu thuần mà VST ghi nhận quý này gần 123 tỷ đồng, giảm 15% so cùng kỳ năm trước, do sự sụt giảm cước vận tải và không có doanh thu từ tàu VTC Ocean. Giá vốn hàng bán của VST lại được cải thiện, giảm 22% chỉ chiếm 124 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số giá vốn chiếm đến 159 tỷ đồng.

    Các khoản mục chi phí liên quan đến khai thác tàu đều giảm mạnh, phần lớn nhờ vào việc Công ty thay đổi phương thức khai thác tàu, mang lại hiệu quả cao hơn so với những năm trước đây. Dù vậy, Công ty lỗ hơn 69 tỷ đồng và hiện đang lỗ nhiều nhất trong các doanh nghiệp vận tải biển, kéo theo lỗ lũy kế tại này 31/03/2019 chạm mốc 1,850 tỷ đồng.

    Cũng không khác VST cho lắm, VOS có giá trị lỗ gần 46 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 30 tỷ đồng. Trong quý này, đội tàu VOS giảm 2 tàu (Vĩnh Thuận, Vĩnh An) dẫn đến doanh thu giảm, để cải thiện hiệu quả kinh doanh, Công ty tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp như tích cực tìm kiếm và thuê tàu ngoài để khai thác, kiểm soát chặt chẽ chi phí.

    Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chính làm VOS ghi nhận lỗ là thị trường vận tải biển sụt giảm sâu, nhất là đối với tàu hàng khô khi chỉ số BDI xuống thấp nhất còn 595 điểm vào ngày 11/02, chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ. từ nửa quý 1/2019, thị trường vận tải dầu sản phẩm cũng sụt giảm trên tất cả các phân khúc với mức giảm từ 15% đến 30% so với đầu quý. Giá nhiên liệu thì tăng mạnh, giá FO tiêu thụ bình quân tăng 18%, DO tăng 13% ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tàu.

    Điểm chung nữa là các cổ phiếu nhóm này có thị giá khá thấp, chỉ bằng phân nửa mệnh giá, đơn cử như cổ phiếu VST chỉ có giá 700 đồng/cp, thanh khoản nhóm cổ phiếu này cũng khá bèo, èo uột.

    Phương Nguyễn

    FILI
  2. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.360
    cũng tối om nhỉ, chỉ có vài em le lói
    bloombergvn thích bài này.
  3. nongdanHN

    nongdanHN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Đã được thích:
    2.290
    Quý 1 bảo dưỡng 1 tàu + Nghi Sơn vẫn đang chạy thử, chưa ký hợp đồng chính thức mà vẫn giữ đà tăng trưởng tốt.
    Dự quý 2,3,4 của PVT sẽ liên tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
  4. nhadautu181

    nhadautu181 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2016
    Đã được thích:
    266
    Dầu xuống nên PVT có lợi hả các bác
    fpts.com thích bài này.
  5. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.360
    e cũng k rõ, chắc hợp đồng thì ký rồi mà xăng dầu chạy tàu rẻ đi thì cũng được
    bloombergvn thích bài này.
  6. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Úp:drm1vol hơn triệu rồi
    fpts.com thích bài này.
  7. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.360
    rất nhiều ng muốn mua,
    bloombergvn thích bài này.
  8. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Hiệu suất hoạt động của nhà máy Nghi Sơn tăng, củng cố triển vọng của PVT
    24/05/19 14:04
    Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo, năm 2019 tăng trưởng EPS cốt lõi của Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans, MCK: PVT) sẽ đạt 6,6% nhờ hiệu suất hoạt động tại Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn tăng, đóng góp của 4 tàu chở LPG mới, một tàu chở than đã mua năm 2018, một tàu chở dầu sản phẩm mới trong quý I/2019 và một tàu chở dầu thô từ quý II/2019.
    VCSC cũng nhận định lạc quan về triển vọng của PVT và dự báo EPS cốt lõi đạt tăng trưởng kép hàng năm của PVT là 10,4% trong 5 năm nhờ đóng góp của Nghi Sơn từ năm 2020 trở đi và các hợp đồng vận chuyển than/LPG mới.

    Các chuyên gia trong ngành dự báo, ngành vận tải dầu thô sẽ bước vào chu kỳ tăng vào năm 2020, cho nên năm 2019 và đầu năm 2020 là thời điểm phù hợp để mua tàu chở dầu thô cỡ lớn VLCC (Very Large Crude Carrier). Ngoài ra, PVT cũng lập một phương án thận trọng nhất cho tàu VLCC và phướng án này cho thấy rủi ro của khoản đầu tư này là hạn chế.

    [​IMG]

    Tàu PVT Hera

    Năm 2019, PVT tiếp tục đầu tư mạnh để phát triển và trẻ hóa đội tàu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo cho chiến lược phát triển bền vững trong dài hạn.

    Trong đó, Công ty mẹ PVTrans dự kiến đầu tư 1 tàu chở dầu sản phẩm/hóa chất khoảng 10.000 - 20.000 DWT; 1 tàu chở hàng rời khoảng 50.000 - 80.000 DWT (dự án chuyển tiếp từ năm 2018).

    Các đơn vị thành viên của PVTrans như Công ty PV Trans Pacific sẽ đầu tư 1 tàu vận chuyển dầu thô cỡ VLCC phục vụ vận chuyển dầu thô cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và 1 tàu vận chuyển dầu thô cỡ Aframax (trọng tải 80.000 - 120.000 DWT).

    Công ty Nhật Việt Trans sẽ đầu tư 1 tàu vận tải khí hóa lỏng LPG có sức chở khoảng 3.000 CBM và 1 tàu/sà lan chở than trọng tải khoảng 10.000 - 15.000 DWT.

    Công ty Gas Shipping đầu tư 1 tàu VLGC (tàu chở khí loại siêu lớn) có sức chở đến 85.000 CBM và 1 tàu vận tải LPG có sức chở khoảng 5.000 CBM.

    Công ty Phương Đông Việt đầu tư 3 tàu chở dầu sản phẩm/hóa chất trọng tải khoảng 10.000 - 20.000 DWT, trong đó có 1 tàu chuyển tiếp và 2 tàu chở dầu sản phẩm/hóa chất loại 20.000 DWT.

    Công ty PVTrans Vũng Tàu đầu tư 1 tàu chở hàng rời loại Handysize (trọng tải từ 15.000 - 35.000 DWT).

    PVT hiện đang giao dịch tại mức EV/EBITDA 4,2 lần, thấp hơn 51% so với các công ty khác cùng ngành trong khu vực trong khi vượt trội hơn hẳn về ROE và tỷ lệ đòn bẩy.

    VCSC đưa ra khuyến nghị “Mua” dành cho PVT với giá mục tiêu là 22.800 đồng/cổ phiếu. PVT hiện giao dịch quanh mức giá 16.500 đồng/cổ phiếu.

    M.P
  9. nhadautu181

    nhadautu181 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2016
    Đã được thích:
    266
    Hôm nay thanh khoản tăng có vẻ trong nghi ngờ, nếu vượt hẳn lên 17.2-17.5 thì đẹp
    bloombergvn thích bài này.
  10. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    TA focus (phiên 27/5): Chỉ báo ủng hộ mua GMD và PVT
    Thứ Hai, 27/5/2019 08:01
    [​IMG]Ảnh Shutterstock
    Kết phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/5/2019, VN-Index chốt ở 970,03 điểm, giảm 12,68 điểm (-1,29%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 128 triệu đơn vị, giá trị 3.178 tỷ đồng.

    Về mặt kỹ thuật

    VN-Index mở cửa thấp hẳn ở 976,59 điểm rồi nhanh chóng đạt đến điểm số cao nhất tầm 983,14 đã dấy lên hy vọng về cuộc lội ngược dòng của chỉ số. Tuy nhiên, sau 10h30, lực bán áp đảo đã cuốn phăng toàn bộ nỗ lực trước đó của VN-Index

    Diễn biến trong phiên cho thấy áp lức cắt lỗ tăng lên đáng kể khi chỉ số không giữ được mốc 980 điểm. Các trụ bị bán quá mạnh, tới 2/3 số mã trong VN30 giảm mạnh thì rất khó để VN-Index không giảm sâu. Tuy nhiên, cầu bắt đáy vẫn xuất hiện ở những vùng hỗ trợ mạnh kéo thanh khoản tăng đáng kể so với phiên hôm 23/5. Việc đóng cửa ở mức thấp nhất ngày cho khả năng cao là chỉ số sẽ dò đáy kênh (như đồ thì) trong ngắn hạn. Ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tầm 960 điểm.

    Về nhóm chỉ báo động lượng (RSI, MACD…): RSI gập mạnh xuống, xuyên thủng mốc 50 hướng đến mốc 40 cho tín hiệu khá xấu. MACD cho thấy lực mua giảm mạnh so với 2 phiên trước đó.

    Về nhóm chỉ báo cường độ thị trường (OBV, AD...): Đường OBV đã quay lại kênh giảm (như đồ thị) ủng hộ khả năng cao chỉ số còn xuống tiếp.

    Về nhóm chỉ báo xu hướng (SAR, ADX….): DMI+ đã chính thức cắt DMI-, cho dấu hiệu lệnh bán được khuyến khích hơn lệnh mua.

    [​IMG]
    Đồ thị phân tích kỹ thuật VN-Index

    Tóm lại, rủi ro trong ngắn hạn đã tăng lên, tâm lý đang xuống, nhưng dòng tiền vẫn “rình rập” ở những vùng hỗ trợ mạnh của từng mã cụ thể sẽ mở ra khả năng phân hóa mạnh trong những phiên tới. Nếu đúng vậy, nhà đầu tư đã chốt lời hoặc giảm tỷ trọng ở những phiên trước đó đang có lợi thế lớn để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.
    Cổ phiếu cần quan tâm theo phân tích kỹ thuật

    GMD (27,25)

    [​IMG]
    Đồ thị phân tích kỹ thuật cổ phiếu GMD.

    GMD khá mạnh trong bối cảnh phiên sụt giảm của chỉ số cuối tuần. GMD đã test thành công MA200 sau khi vượt qua phiên 17/5. Giá hiện tại đang có xu hướng bám giải BB top và các chỉ báo quan trọng khác đều ủng hộ mua. Cắt lỗ dưới 26,5.
    PVT(16,95)

    [​IMG]
    Đồ thị phân tích kỹ thuật cổ phiếu PVT.

    PVT đã có 7 phiên tích lũy trong vùng giá hẹp trước khi bứt phá với khối lượng giao dịch đột biến phiên cuối tuần 24/5 bất chấp thị trường giảm mạnh. PVT có phiên bứt phá khá giống GMD phiên hôm 17/5.
    Giá hiện tại đã vượt một chút BB top, các chỉ báo đang khá ổn, nhất là các chỉ báo về dòng tiền như MFI, OBV, AD... Chỉ lưu ý MA200 đang là ngưỡng cản rất khó chịu của PVT. Nếu vượt, mục tiêu trước mắt 18 là không quá khó. Cắt lỗ dưới 16,3.
    --- Gộp bài viết, 27/05/2019, Bài cũ: 27/05/2019 ---
    https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/nha...275-chi-bao-ung-ho-mua-gmd-va-pvt-267106.html

Chia sẻ trang này