Vượt qua luôn SMA (20) .... cũng là ngày tàn của “chim lợn”

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 15/07/2012.

7975 người đang online, trong đó có 1093 thành viên. 10:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 13726 lượt đọc và 192 bài trả lời
  1. BuiDucLong

    BuiDucLong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    977
    Thật ra không chim chóc cụ đâu nhưng cụ thôi ngay cái trò thất đức đó đi ,,,điểm số hôm nay so với ngày cụ hô hào lạnh lùng thì nó cũng gần như thấp nhất rồi đó cho dù có tăng 1 -2 phiên thì xu hướng của nó vẫn là giảm ,,,cụ nói tăng 3 phiên như hôm cuối tuần ,,,xì cụ thấy 3 phiên tăng đó có đủ gỡ lại 1/10 của cái lúc cụ hô hào lạnh lùng hay không ,,, ? cũng không hiểu trình cụ chỉ có vậy hay cụ oánh chứng theo cảm tính ? hay cụ hô hào có mục đích thu lợi ích cá nhân thì tôi không rõ nhưng cụ cứ cố tình hô hào đẩy Ae bạn bè ,NDT vào con đường cùng khổ thì cụ quá rã man đấy thất đức cùng cực đó ,,,,Tôi nó về cụi đúng hay sai thì bảng điện chứng minh lời tôi nói ...
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Bác nhầm rồi: Châu âu là nợ công... còn ta là nợ thương mại của người vay NH để kinh doanh, bản chất 2 cái khác nhau nhé
  3. Toi_rat_ngu

    Toi_rat_ngu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/10/2011
    Đã được thích:
    1.155
    Châu Âu chỉ có công nợ còn ta vừa nợ xấu khu vực tư vừa công nợ cao, các tập đoàn nợ như chúa chổm. Double chết[:D]
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Ai nói với bác là nợ công của ta cao,? số liệu cụ thể ?
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Có chim chóc thì cũng vui không có vấn đề gì đâu... chim đến rồi đi theo VN-Index thôi hi hi.

  6. Toi_rat_ngu

    Toi_rat_ngu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/10/2011
    Đã được thích:
    1.155
    năm rồi họp quốc hội đã công bố là tiệm cận 60%GDP, cái này là CP trực tiếp vay chưa kể mấy cái bảo lãnh. Chưa nói đến việc VN thường công bố tốt hơn thực tế nhiều. Chỉ cái nợ xấu NHTM là đủ chết toi hết rồi. Lo mà chạy đi bác ạ. Bác mua từ vùng 43x thì phải chục phiên tăng bác mới hoà vốn. Cố chấp ôm hàng là có lổi với gia đình bác ạ.
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Nợ công của Việt Nam không có nợ xấu


    1:45 PM, 21/03/2012
    (Chinhphu.vn) - Chỉ số nợ của Việt Nam hiện ở mức trung bình và nằm trong phạm vi an toàn. Trong cơ cấu nợ của Việt Nam, chủ yếu là nợ vay dài hạn và lãi suất ưu đãi.
    Đây là khẳng định của Bộ Tài chính trước việc có một số ý kiến cho rằng, tỷ lệ nợ quốc gia của Việt Nam so với GDP hiện nay đang ở mức cao.
    Mức nợ trong tầm kiểm soát, không có nợ xấu
    Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2011, nợ nước ngoài của quốc gia ước tính ở mức khoảng 1.042 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% GDP năm 2011. Đây là mức nằm trong phạm vi giới hạn an toàn. Bởi, theo Nghị quyết của Quốc hội, kiểm soát dư nợ công đến năm 2015 dưới 65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP.
    Kết luận này cũng phù hợp với đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Các tổ chức này nhận định, Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ (HIPCs).
    Nếu xét về khía cạnh bền vững nợ cho thấy, nợ vay dài hạn, lãi suất ưu đãi là chủ yếu trong cơ cấu nợ của Việt Nam. Trong tổng số nợ của nước ta, số vốn vay ODA chiếm 75% và phần lớn số vốn này có lãi suất thấp.
    Một thí dụ điển hình là khoản vay của WB có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm. Khoản vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm. Các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1-2%/năm.
    Hiện nay, các khoản nợ đến hạn cả trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có nợ xấu. Hơn nữa, cơ cấu huy động vốn vay trong và ngoài nước đã có sự thay đổi theo hướng tỷ trọng nợ nước ngoài giảm và tỷ trọng nợ trong nước tăng lên. Đây cũng là xu hướng chuyển đổi cơ cấu vay nợ nước ngoài sang vay nợ trong nước của các nước đang phát triển, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của quốc gia.
    So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm BB, chỉ số nợ của Việt Nam ở mức trung bình.
    Triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát nợ công
    Nhằm thực hiện các mục tiêu về giới hạn an toàn đối với các chỉ tiêu về nợ công được Quốc hội thông qua như đã nói ở trên, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát nợ công. Cụ thể là tổ chức thực hiện thanh toán trả nợ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế.
    Việc huy động các nguồn vốn vay của Chính phủ sẽ được thực hiện trên cơ sở tiến độ giải ngân, tránh đọng vốn, tăng chi phí trả lãi, đồng thời không gây nên tình trạng gia tăng áp lực cho thị trường.
    Tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, phân bổ sử dụng vốn vay để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo hiệu quả cao. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, bảo lãnh Chính phủ theo hướng không mở rộng diện, gắn với hiệu quả sử dụng vốn, trả được nợ vay và giảm bao cấp từ ngân sách nhà nước.
    Rà soát lại, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc xây dựng và điều chỉnh các chương trình tín dụng, tín dụng chính sách để giảm mức độ phụ thuộc quá lớn đối với nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Chú trọng công tác quản lý rủi ro đối với danh mục nợ, bao gồm rủi ro về đồng tiền vay, lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh toán, tín dụng và hoạt động để hạn chế tới mức thấp nhất chi phí vay và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Nâng cao uy tín quốc gia và xây dựng đề án nâng cao hệ số xếp hạng tín nhiệm quốc gia để góp phần giảm chi phí vay của chính phủ và doanh nghiệp.
    Tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng vốn vay đặc biệt là các doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả đầu tư, trả được nợ.
    Văn Chính
  8. Toi_rat_ngu

    Toi_rat_ngu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/10/2011
    Đã được thích:
    1.155
    Nợ công Việt Nam vẫn tăng nhanh

    Dự kiến hết năm 2012 nợ công của Việt Nam khoảng 58,4% GDP và đến năm 2015 sẽ khoảng 65% GDP.

    Đó là nhận định của một số chuyên gia đưa ra tại hội thảo Tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 3/5 tại Hà Nội.

    Theo số liệu của Bộ Tài chính mà chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh dẫn ra thì đến cuối năm 2011, nợ công của Việt Nam chiếm 54,6% GDP, trong đó nợ nước ngoài chiếm khoảng 41,5% GDP, tương đương 50 tỉ USD.

    Dự kiến đến hết năm 2012 nợ công của Việt Nam khoảng 58,4% GDP và đến năm 2015 sẽ khoảng 65% GDP.

    Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì đến năm 2015, nợ công của Việt Nam vào khoảng 86,2 tỉ USD.

    TS. Vũ Đình Ánh cho rằng đầu tư công của Việt Nam chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tỉ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chiếm trên 50% trong giai đoạn 2005-2009 và 2011. Để hoàn thành dự án, phần lớn Việt Nam phải đi vay trong nước và vay nước ngoài. ngân sách Nhà nước đứng trước vòng xoáy nợ nần với quy mô nợ ngày càng lớn. Ông Ánh cho rằng đây là rào cản tăng trưởng, quan trọng hơn hiện nay Việt Nam chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm về quản lý nợ công.

    Nguồn Pháp luật TPHCM
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Chính thức công bố Luật Biển Việt Nam
    NGUYỄN LÊ

    16/07/2012 16:24 (GMT+7)
    picture Luật Biển Việt Nam quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền,...
    E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
    Ý kiến (0)
    Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng công ước Luật Biển năm 1982.

    Chiều 16/7, Văn phòng ************* đã họp báo về lệnh của ************* công bố Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.

    Gồm 55 điều, 7 chương, Luật Biển Việt Nam quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

    Với vùng biển Việt Nam, luật này xác định: Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

    Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

    Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Luật Biển Việt Nam khẳng định.

    Quy định rõ những điều tàu thuyền nước ngoài không được làm

    Tại chương 3 về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, luật đã quy định cụ thể nội hàm của việc đi qua không gây hại, hoạt động của tàu thuyền trong các vùng biển của Việt Nam. Đồng thời quy định rõ những hành vi mà tàu thuyền nước ngoài không được làm khi đi qua lãnh hải Việt Nam.

    Cụ thể là không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam cũng như của quốc gia khác. Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào, thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam, tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam…

    Luật cũng quy định viêc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải, khi cần thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác khi ở trong nội thủy, lãnh hãi Việt Nam phải nổi trên mặt nước…

    Về tuần tra, kiểm soát trên biển, Luật quy định thực hiện việc này bao gồm các lực lượng có thẩm quyền thuộc quân đội nhân dân, ******* nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.

    Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương, lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức đóng ven biển và các lực lượng khác có trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển khi cơ quan có thẩm quyền huy động.

    Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

    Theo quy định của Luật Biển Việt Nam, các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

    Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế, Luật Biển Việt Nam nêu rõ.

    Luật Biển Việt Nam cũng quy định, trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của luật này.

    Trường hợp quy định của luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Quý 2/2012, Chứng khoán VnDirect thoát lỗ, EPS 297 đồng

    (NDHMoney) Công ty chứng khoán VnDirect vừa công bố lợi nhuận sau thuế quý 2/2012 đạt 29,7 tỷ đồng, so với con số lỗ 87 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

    Tính chung 6 tháng đầu năm, VnDirect lãi 60 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ.

    Trong quý 2/2012, doanh thu của VnDirect đạt 85 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 147,5 tỷ đồng, giảm 30% so với 6 tháng 2011. Trong đó, doanh thu môi giới quý 2/2012 đạt 23,55 tỷ, tăng 154% cùng kỳ 2011, lũy kế 6 tháng đạt 38,5 tỷ, giảm 28% so với cùng kỳ.

    Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán trong quý 2/2012 đạt 7,84 tỷ đồng, gấp 3 cùng kỳ 2011 nhưng lũy kế 6 tháng chỉ đạt 11,3 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ.

    Doanh thu tư vấn trong quý 2 đạt vỏn vẹn 175 triệu đồng, giảm 38% cùng kỳ 2011, lũy kế 6 tháng đạt 355 triệu đồng, giảm 34%.

    Doanh thu khác vẫn là nguồn thu chính, đạt 53,4 tỷ đồng trong quý 2/2012, giảm 14% cùng kỳ 2011, lũy kế 6 tháng đạt 97,3 tỷ đồng, giảm 31%.

    Trước đó, doanh thu quý 1/2012 của VnDirect đạt 62,4 tỷ đồng, thấp hơn so với mức 83,27 tỷ đồng của quý 1/2011. Trong cơ cấu nguồn thu, doanh thu môi giới đạt 14,96 tỷ đồng, doanh thu đầu tư, góp vốn đạt 3,46 tỷ đồng, doanh thu khác đạt 43,8 tỷ đồng. Kết quả, VnDirect lãi sau thuế 30,4 tỷ đồng trong quý 1/2012 (EPS đạt 304 đồng), tăng mạnh so với mức lỗ trên 42 tỷ đồng của quý 1/2011.


    Nguyên Hưng - NDHMoney

    SSI sẽ tiếp tục có lãi tốt trong quý 2 và chia cổ tức 20% bằng tiền như đã quyết trong đại hội cổ đông

Chia sẻ trang này