Vượt qua luôn SMA (20) .... cũng là ngày tàn của “chim lợn”

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 15/07/2012.

3296 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 03:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13710 lượt đọc và 192 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
  2. Desertfox2012

    Desertfox2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2012
    Đã được thích:
    608

    J.Livermore viết lúc 18:58 - 17/07/2012 [​IMG]
    Có kết quả đại hội rồi nè:
    http://s.cafef.vn/KMR-87706/kmr-bien...1-nam-2012.chn

    giá bán KMR cho đối tác chiến lược 10
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    [r2)]Tuần này khi nào vượt 72 bác lại vào uống bia nhé, có thể ngay phiên ngày mai (18/07)
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Phiên hôm nay đã giải tỏa phần lớn tâm lý nhà đầu tư
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Nhiều gói hỗ trợ lãi suất đã đến doanh nghiệp

    Trong 3 tháng qua, nhiều ngân hàng đã triển khai các gói hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp giảm bớt chi phí vốn trong bối cảnh khó khăn. Một số ngân hàng cho biết đang giải ngân nhanh cho doanh nghiệp trong các gói hỗ trợ này.

    Image
    Đại diện Sacombank (trái) đang ký kết thoả thuận tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Ảnh: Thanh Thương

    Mới nhất là sáng 17-7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank đã ký kết biên bản thỏa thuận hỗ trợ hơn 1.100 tỉ đồng vốn ưu đãi cho 16 doanh nghiệp tại TPHCM, với lãi suất 3 tháng đầu là 13%/năm. Mức vay dao động từ 30 - 300 tỉ đồng, thời hạn tối đa là 6 tháng. Những khoản vay này sẽ được giải ngân từ nay đến ngày 31-12.

    Đây là một phần trong chương trình “cho vay ưu đãi đô la Mỹ và tiền đồng đối với khách hàng doanh nghiệp” của Sacombank, triển khai từ ngày 10-7. Gói vay trên có giá trị 2.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi lãi suất 13%/năm cho các khoản vay mới và gói 50 triệu đô la Mỹ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay ưu đãi lãi suất từ 4,5%/năm.

    Theo ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank, đến ngày 16-7, Sacombank đã giải ngân được trên 400 tỉ đồng và 30 triệu đô la Mỹ nhằm chia sẻ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc ổn định nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm.

    Như vậy, từ đầu năm đến nay, Sacombank đã triển khai tổng cộng 12 gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp với tổng nguồn vốn là 5.500 tỉ đồng và 180 triệu đô la Mỹ.

    Còn tại Ngân hàng Eximbank, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc cho biết chương trình cho vay lãi suất ưu đãi 7%/năm, có bảo hiểm rủi ro tỷ giá mà Eximbank triển khai từ 15-6 đã giải ngân được hơn 5.000 tỉ đồng, góp phần vào tăng trưởng tín dụng của Eximbank trong tháng 6. Đối với gói vay này, lãi suất tối đa mà khách hàng phải chịu nếu tỷ giá biến động đến 3% là 13%/năm, cũng bằng với lãi suất ưu đãi của các ngân hàng khác áp dụng. Khi thanh toán nợ gốc, nếu tỷ giá vượt quá 3% so với tỷ giá tại thời điểm giải ngân, phần vượt trên mức 3% này Eximbank sẽ chịu rủi ro thay cho khách hàng.

    Ông Phạm Linh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB), cho biết gói 2.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp áp dụng từ đầu tháng 4 đến nay cũng đã giải ngân hết. Hiện tại ngân hàng này đang triển khai cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ vay 35 triệu đô la Mỹ, lãi suất từ 5,5- 6%/năm, theo chương trình tài trợ của IFC (thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới).

    Ngoài ra, theo ông Lương Ngọc Quý, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, ngân hàng này dành 1.000 tỉ đồng cho vay đối với doanh nghiệp thuộc Hội doanh nghiệp trẻ TPHCM, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có 100 tỉ đồng cho vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo. Gói vay này vừa được triển khai nên chưa có số liệu giải ngân cụ thể.

    Để vốn nhanh đến tay doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM cho biết TPHCM đang thực hiện chuỗi chương trình giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, do UBND TPHCM chỉ đạo thực hiện. Đến nay đã thực hiện được 2 chương trình, một dành cho doanh nghiệp trên địa bàn quận Tân Bình, một là các doanh nghiệp sản xuất do Sacombank tài trợ. Ông Minh cho biết hiện cơ quan này đang làm việc với quận Phú Nhuận và huyện Cần Giờ để chương trình kết nối vốn này được thực hiện ở các quận huyện trên.

    Theo ông Minh, từ đầu tháng 6 đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp tiếp cận được lãi suất ưu đãi 12- 13%. Gói tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố cũng đã giải ngân được 25.200 tỉ đồng, gần với con số 30.000 tỉ đồng mà Uỷ ban Nhân dân TPHCM chủ trương thực hiện.


    Theo Thanh Thương - TBKTSG Online
  6. vietanh1879

    vietanh1879 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    0
    http://*********.vn/2012/07/nua-cuoi-2012-hang-loat-dn-se-tiep-tuc-pha-san-768-229699.htm
  7. vietanh1879

    vietanh1879 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Nửa cuối 2012: Hàng loạt DN sẽ tiếp tục phá sản
    Đã có những lời nhận định lạc quan về kinh tế 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam không dễ đi lên một cách bền vững khi những nguyên nhân khó khăn nằm ở những yếu kém nội tại kéo dài chưa được khắc phục.
    Chưa nhìn thấy hồi phục
    Những vấn đề Việt Nam đang gặp phải đều mang tính xâu chuỗi, kéo dài và có quan hệ hữu cơ với nhau. Điều này đặt ra yêu cầu rất lớn trong cách thức nhằm giải quyết những nguy cơ có thể xảy ra. Năm 2012, có thể chỉ là một thời điểm bùng phát là xuất hiện những "vết rạn nứt" của nền kinh tế sau một thời kỳ tích tụ các yếu kém và sai lầm.
    Đầu tiên là tình trạng lạm phát vẫn còn nằm ở mức cao từ hệ lụy "vung tiền quá trán" trong chính sách tiền tệ của chính phủ từ năm 2007. Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi giữa dự báo về con số lạm phát. Bộ phận Nghiên cứu (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist (Anh) dự báo năm 2012 Việt Nam lạm phát 13,8%; Ngân hàng Thế giới dự báo 9%; trái lại nhiều chuyên gia trong nước lại cho rằng Việt Nam sẽ "dễ thở" hơn khi lạm phát 2012 sẽ chỉ khoảng 6,2%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng lạm phát hiện nay dù giảm trước mắt nhưng vẫn còn đáng lo.
    Khi chính phủ còn loay hoay giải quyết lạm phát thì "nợ xấu" tràn bờ khiến không ít doanh nghiệp (DN) lẫn ngân hàng điêu đứng. Nợ xấu bùng phát trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát với giá cả đắt đỏ, trong đó có thị trường bất động sản (BĐS).
    Sự dễ giải của các ngân hàng thương mại vô tình đưa nhiều DN vốn có "lòng tham" đầu tư nóng vào thị trường nhà đất rơi vào tình trạng ôm đất, trắng tay. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cũng "khó thoát" khi tiền cho vay "dưới chuẩn" đi không về lại. Hậu quả đáng nói là khi thị trường tài chính ngân hàng "lao đao" thì hiệu ứng Domino diễn ra với môi trường chứng khoán, tín dụng, xuất nhập khẩu và cả nền sản xuất trong nước.
    Kinh tế Việt Nam không dễ đi lên một cách bền vững khi những nguyên nhân khó khăn nằm ở những yếu kém nội tại kéo dài chưa được khắc phục.
    Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2012 với một tông màu "nhạt" khi chỉ số VNI và HNI vẫn mãi "rề rà" dưới đáy. Mãi đến tháng 5, thị trường chứng khoán có chút khởi sắc khi VNI và HNI tăng đạt đỉnh. Nhưng chưa đầy hai tháng sau đó lại giảm đi hơn 50% giá trị tăng tính từ đầu năm 2012. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cũng không... khá hơn khi nhà đất bị đóng bang, niềm tin người dân giảm hẳn sau pha "bể bong bóng" nhà đất gây ra tình trạng nợ xấu vừa qua.
    Thị trường xuất khẩu còn đáng lo hơn khi ngành xuất khẩu chủ đạo là dệt may, da giày sang Châu Âu giảm đáng kể. Tính đến nay, trung bình mỗi tháng số lượng đơn hàng từ Châu Âu giảm 20-30% so với cùng kì năm 2011. Còn theo thống kê của Tổng cục Hải quan thời điểm 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU chỉ đạt 844 triệu USD, giảm 1,4%. Ngành cá Tra cũng khó khăn không kém khi lời cầu cứu của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam lẫn người nuôi trồng thủy sản liên tục xuất hiện trên các diễn đàn kinh tế như một điểm nóng. Vấn đề nan giải ở đây chính là đầu ra cho cá Tra ngày một hẹp trong khi quy mô sản xuất trong nước tăng nhanh. Bất kỳ doanh nghiệp cá tra nào cũng lo sợ một ngày "chiếc thùng nhỏ không thể chứa một lượng hàng thừa quá tải".
    Trong khi đó, cứu cánh thường xuyên nhất của doanh nghiệp là các ngân hàng thương mại lại đang cố thắt chặt chính sách tiền tệ từ ảnh hưởng của "nợ xấu". Với tỷ lệ nợ xấu lên đến 12%-13% (theo Fitch Ratings), các ngân hàng đang ra sức thu mình về thế phòng thủ trước các làn sóng "phá sản" của các doanh nghiệp cùng ngành. Con đỉa "nợ xấu" rất khó buôn tha nền kinh tế dù "khổ chủ"đang ra sức dùng mọi biện pháp "đông - tây" để tháo gỡ. Chính vì thế, các doanh nghiệp và cá nhân trong các ngành cá tra, dệt may... càng khó khăn khi không thể chống chịu với thực tại thiếu vốn, lãi suất cao.
    Và tất nhiên, "nước xa không thể cứu lửa gần", dẫu chính phủ vẫn "đang bàn" về các gói cứu trợ nhằm giúp doanh nghiệp và người sản xuất chỉnh đốn, tái cấu trúc hệ thống thì sự phá sản vẫn cứ xảy ra ồ ạt.

    Phân hóa mạnh yếu
    Chung quy cho sự đan xen quan hệ giữa "nợ xấu", lạm phát, vỡ bong bóng bất động sản, chứng khoán lao dốc hay xuất khẩu suy giảm... là câu "mạnh còn, yếu mất".
    Như vậy, cuộc chơi giữa các chủ thể này là một "vòng đấu loại" dựa trên thực lực các DN. Một khi chính phủ không thể giải quyết hết tình trạng thiếu vốn đại trà, các ngân hàng không nhượng bộ hạ lãi suất thì chỉ có những DN có đủ "sức khỏe" để duy trì, cải tổ sản xuất. Kết quả là các DN yếu kém lần lượt từ bỏ sân chơi chung theo đúng nghĩa "cơ chế thị trường".Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4 năm 2012, đã có 17.735 doanh nghiệp phá sản.
    Cơ chế theo kiểu chọn lọc tự nhiên sẽ có thể đưa nền kinh tế về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, nếu để mặc cho "bàn tay vô hình" tự điều chỉnh thì trước khi hồi sức, nền kinh tế sẽ rơi vào thảm họa.
    Chính vì thế, chính phủ lại là nhân tố chính được kỳ vọng nhất nhằm giải quyết những khó khăn hiện tại. Kinh nghiệm cho thấy một quốc gia dưới sự điều phối tốt của chính phủ sẽ nhanh chóng lấy lại vị thế, thậm chí là phát triển hơn giai đoạn trước. Mỹ là một trong những ví dụ điển hình.
    Cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 tới nay đã quật ngã nhiều ngân hàng "đại thụ" của Mỹ. Tuy nhiên, bằng những chính sách kịp thời, triệt để thì Mỹ vẫn kịp thời "lách qua khung cửa hẹp" để giữ vững hệ
    Với tình hình hiện tại, yêu cầu thứ nhất trong vai trò điều phối của chính phủ chính là nhanh chóng và quyết liệt. Bên cạnh đó, mọi hành động giải pháp phải mang tính toàn diện và đồng bộ vì các khó khăn đặt ra trước mắt đều liên quan chặt chẽ với nhau. Tạo nên sự đồng bộ chung sẽ là tiền đề giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng.
    Dẫu rất nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam đang rơi vào thời điểm khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhưng cần nhìn nền kinh tế theo một xu hướng lạc quan hơn. Bất kỳ nền kinh tế nào cũng sẽ có giai đoạn đi xuống, nhưng nhớ rằng đi xuống không phải là mục tiêu cuối cùng mà là "lấy đà" để phóng cao hơn thông qua sự cải tổ và tái cấu trúc hệ thống.
    Đỗ Thiên
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Việc thanh lọc các doanh nghiệp yếu kém, các doanh nghiệp ma…. Sẽ có tác dụng làm cho nền kinh tế khỏe hơn. Đó là bản chất thanh lọc của kinh tế thị trường.
  9. vietanh1879

    vietanh1879 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Vì vậy hiện nay phải giải quyết vấn nạn này một cách triệt để hơn nữa-Tạo tiền đề cho TTCK phát triển ít nhất vào năm 2013.
    2012 giai đoạn củng cố-đào thải-TT sẽ giật lên giật xuống -Mua nắm giữ nên xem xét.[-)
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    hi hi các doanh nghệp yếu kém sẽ tự đào thảy tr ong 1 môi trường kinh tế ngày càng chặt chẽ và mang tính thị trường hơn... vấn đề này là không cần lo.

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} 6 tháng đầu năm thu thuế vẫn tăng mặc dù giảm nhiều loại thuế. Điều này chứng tỏ thu nhập của toàn xả hội vẫn tăng. Các doanh nghiệp yếu kém phá sản từ đầu năm có thể không đóng góp gì cho nền kinh tế cả… cho phá sản là hợp lý, giữ lại làm gì các mầm bệnh.

    Rất đồng tình với cách làm của Ô.Huệ , Ô.Bình… đã làm cho hệ thống tài chính và nền kinh tế ổn định hơn.


    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tôi thấy chủ trương của Chính phủ là đã và sẽ tiếp tục cứu những doanh nghiệp tốt đang gặp khó khăn và sẽ không cứu các doanh nghiệp yếu kém… tôi ủng hộ 100% cho các doanh nghiệp yếu kém ra đi, đó là 1 phần trong lộ trình tái cấu trúc nền kinh tế.

    Tôi thấy như thế là tất tốt đó

Chia sẻ trang này