Xấu thì có nhưng tốt cũng không thiếu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 25/11/2011.

3013 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 03:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1738 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. nguyenvankhanh

    nguyenvankhanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2010
    Đã được thích:
    1.658
    Bác đánh giá ngày 1/1/2012 tới này thế nào? Khi các tổ chức tín dụng nước ngoài được tham gia 100% vốn vào thị trường trong nước.
  2. Rau

    Rau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Vốn cho nhà đất: Sắp mãn nguyện
    Trải qua một năm, vắt qua hai nhiệm kỳ Chính phủ cũ và mới, BĐS không hề nản lòng với việc xin nới tín dụng cho nhà đất. Những tín hiệu mới nhất cho thấy, dường như điều đó sắp "mãn nguyện".



    Kêu cũng phải biết cách

    Nghị quyết 11 của Chính phủ với trọng tâm thắt chặt chính sách tiền tệ và đầu tư đã tác động đến hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, BĐS bị nặng nề nhất vì xem là đối tượng chính trong nhóm tín dụng phi sản xuất. Không những bị hạn chế tăng trưởng mà cho vay phi sản xuất và BĐS còn bị yêu cầu giảm xuống 16% vào cuối 2011. Cùng với đó, tín dụng tiêu dùng, đầu tư khác cũng bị thắt chặt khiến cho vốn đầu tư BĐS bị chặn dòng.

    Hậu quả đến tức thì là kéo dài khi thị trường trở nên đóng băng, giá giảm, DN BĐS chìm trong nợ nần, dân buôn oằn lưng gánh hàng đầu cơ... Càng về cuối năm, hậu quả càng thêm năng nề: tín dụng đơn đổ vỡ, nợ xấu ngân hàng từ BĐS tăng lên, các DN đối mặt với nguy cơ phá sản dù nắm trong tay tài sản nhiều tỷ đồng... Cả thị trường ảm đạm chưa có lối ra, dù hạ giá cũng không bán được.

    Xoay xở tìm đủ cách để có vốn nhưng cách nào cùng bí: vốn tự có nhỏ yếu, huy động nhà đầu tư khó khăn, các kênh mới như trái phiếu hay vốn quốc tế chỉ họa hoằn dành cho 1 - 2 DN. Các DN tự nhận ra rằng, nguồn duy nhất vẫn là từ các ngân hàng. Tuy nhiên, điều đó là quá khó khi chính sách chung đã bị đóng khung từ trên xuống.

    Khó nhưng biết cách đi và các DN BĐS đã nhìn nhau để có một lộ trình tìm vốn hưu hiệu họ biết cách đi và biết cách chờ đợi để có kết quả.

    Đầu tiên, các DN đã đồng loạt kêu ca về khó khăn, về nguy cơ phá sản... việc đó liên tiếp được phản ánh dày đặc đã tạo nên một dự luận đầy sức nặng khiến các cơ quan chức năng không thể không quan tâm vì một số lượng DN lớn, một khối tài sản lớn và hàng loạt nhà đầu tư sẽ chết theo thị trường.

    Rồi người ta đã bắt đầu nói về những tác động dây chuyền từ đóng băng của BĐS là khiến cho hàng loạt ngành sản xuất, dịch vụ và cả triệu người lao động bị ảnh hưởng. Tính sơ bộ có đến hơn một chục ngành sản xuất từ: sắt thép, xi măng, vật liêu, nột thất rồi đến các dịch vụ môi giới, đầu tư, nhà thầu xây dựng có nguy cơ chết theo từ BĐS. Và thật khủng khiếp nếu BĐS đổ vỡ.

    Với lo ngại tác động rộng lớn, những tiếng kêu đầu tiên cho BĐS dù rất "lạc điệu" nhưng đã được cất lên ngay từ nửa đầu năm. Tất nhiên chừng đó chưa đủ tác động nhưng nó có ý nghĩa quan trọng để "phá băng" cho BĐS.

    Từ đó, các DN lớn và đại diện của mình đã có những kiến nghị cứu BĐS ngày càng nhiều hơn. Lần đầu tiên các DN đã có đề nghị có một cái nhìn "đúng hơn" về tín dụng BĐS. BĐS không hẳn chỉ là phi sản xuất mà phải phân rõ các nhóm đối tượng có tiêu chí sản xuất đang chiếm số đông với các nhà đầu tư và xây dựng bất động sản sơ cấp; nhóm thứ cấp chỉ là số ít các dịch vụ và đầu cơ lướt sóng. Thậm chí, trong BĐS còn có những nhón đối tượng xã hội cần được ưu tiên.

    Điều này đã khiến Bộ Xây dựng ưng thuận. Vì thế, trong những tháng giữa và và nửa cuối 2011, Bộ Xây dựng đã ít nhất hai lần có những đề xuất lên Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước có những thay đổi tín dụng cho từng nhóm BĐS.

    Thế là từ chỗ bị cô lập đến có những tiếng phản biện đầu tiên, BĐS đã có được những đề xuất chính thức từ cơ quan chủ quản lên Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Lộ trình đó kéo dài đến gần nửa năm nhưng xem ra mới chỉ là bước đầu.

    Nhận được những thông tin đề xuất đầu tiên, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước một mặt vẫn kiên quyết thực hiện Nghị quyết 11 với tình thần thắt chặt với BĐS. Thời điểm đó, người ta đã nghĩ những đề xuất đó chỉ là "nói cho có" chứ không thể làm khác được.

    Sau những lần đề xuất chính thức, trao đổi qua lại, tín hiệu đầu tiên đã được Ngân hàng Nhà nước phát ra khi cho biết sẽ cùng bạc bạc với các bên để có những tiêu chí đánh giá, phân loại để có điều hành tín dụng hợp lý hơn. Thế là cửa ra đã hé, điều còn lại là phải làm sao cho nó rộng hơn và có hành lang đi lại dễ hơn.

    Chính phủ nhiệm kỳ mới, lãnh đạo mới của Ngân hàng Nhà nước bận rộn với lãi suất, vàng và câu chuyện tái cơ cấu. Tín dụng cho BĐS tưởng như tạm gác. Tuy nhiên, niềm vui bất ngờ đến khi trong một văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông báo về định hướng điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới cho biết sẽ xem xét để đưa một số đối tượng phi sản xuất.

    Việc mở cửa thêm cho tín dụng BĐS gần như đã được khẳng định và nó càng được đẩy nhanh khi đến tháng 11, 4 nhóm đối tượng BĐS được đưa ra khỏi thống kê phi sản xuất. Hơn thế, trong định hướng mới đây cho chính sách tiền tệ 2012 thì Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã thể hiện một quan điểm mới về tín dụng cho BĐS. Đến đây, dù không được như trước nhưng có thể nói, lộ trình vận động và tìm vốn của BĐS gần như tới tích.

    Thị trường hồi phục?

    Đầu tháng 11/2011, 4 nhóm đối tượng được đưa ra khỏi phi sản xuất là: Các khoản vay phục vụ tiêu dùng như sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay sẽ không bị liệt vào tín dụng bất động sản; Cho vay để xây dựng nhà để bán, cho thuê hoặc xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; dự án phát triển nhà ở sắp hoàn thiện và sẽ được bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 1/1/2012...

    Nhìn vào các đối tượng này, rất nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra chán nản vì với điều hành trên đây thì không có nhiều hy vọng cho BĐS. Và nếu chỉ thế này thì khó có chuyện BĐS sớm thoát khỏi khó khăn và ế ẩm.

    Tuy nhiên, với nhiều người hiểu vấn đề, biết nhìn lại cả quá trình vận động trong gần một năm qua thì đây là điều đáng ăn mừng. Vì sau nhiều nỗ lực, thành quả đầu tiên đã được hiện thực. Kết quả tuy nhỏ nhưng hé mở những khả năng thay đổi lớn hơn khi thời điểm xây dựng chính sách cho 2012 đã đến lúc quyết định.

    Đầu tuần này, khi công bố các định hướng chính sách tiền tệ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã cho rằng, Chính phủ đã chặn đứng được cơn sốt lạm phát thì năm 2012, chính sách tín dụng cũng phải xem xét ở mức độ, điều kiện hợp lý hơn.

    Đói với BĐS, năm 2011, Chính phủ đã có những bước đi cơ bản để chúng "xì hơi" và phải duy trì đà này trong năm 2012. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, thị trường bất động sản có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế và nếu không cẩn trọng, sẽ để lại những hệ lụy tiêu cực, Thống đốc nói.

    Vì thế, theo ông Bình, một mặt không để cho bong bóng tăng thêm, nhưng mặt khác cũng phải khơi dậy tiềm năng đóng góp lớn của chúng cho nền kinh tế. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang tập trung nghiên cứu để có những chính sách phù hợp với thị trường này. Bên cạnh đó, chính sách với tín dụng tiêu dùng sẽ có thay đổi.
    Ngân hàng Nhà nước sẽ có những chính sách phù hợp theo hướng phù hợp để kích thích sản xuất phát triển. Chẳng hạn, hỗ trợ tín dụng phân khúc thị trường căn hộ cho người thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở thành thị và khu công nghiệp.

    "Vì thế, đối với một số tỷ lệ cho vay tiêu dùng, cho vay phi sản xuất, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét ở mức độ hợp lý và phù hợp với mặt bằng kinh tế cũng như các mục tiêu kinh tế của 2012", ông Bình nhấn mạnh.

    Thế là, năm 2012 mở rộng đến đâu còn chưa thể nói nhưng chắc chắn sẽ rộng hơn so với 2011. và điều kỳ vọng lớn nhất đã thành hiện thực đó là vốn sẽ về với BĐS. Nếu so sánh điều này với đầu 2011 thì chẳng khác nào tình thế đã được đảo chiều. Theo đó kỳ vọng hồi phục sẽ rõ ràng hơn.

    Theo các chuyên gia BĐS, việc bơm vốn qua cả hai kênh một là cho các chủ đầu tư, nhất là đầu tư sơ cấp để tạo lập và xây dựng dự án; đồng thời thêm vốn cho người tiêu dùng qua kênh tiêu dùng... sẽ kéo khiến cho cả cung và cầu có thêm sức lực. Nhờ đó, chắc chắn thị trường sẽ gượng dậy. Bên cạnh đó, với giao dịch trở lại, cơ hội cho các nhà đầu cơ lại đến và như thế thị trường lại có thể hy vọng vào sự sôi động.

    Một lộ trình vận động thành công đã đi đến đích mong muốn. Ở đó có những sự may mắn và hưởng lợi từ thành quả ổn định vĩ mô. Nhưng cũng không thể không nhìn lại lộ trình vận động và những bước đi tìm vốn của các đại gia BĐS. Đó là một "đẳng cấp".


    Theo Lê Khắc - VEF
  3. Elliott

    Elliott Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    19
    Chuẩn!. VNI đang ở vùng đáy. Ngay cả nếu thị trường không tăng điểm được thì cũng không thể giảm sâu được nữa. Đầu tư trung hạn lúc này cửa thắng nhiều hơn cửa thua.
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Việc này để tôi xem lại rồi có ý kiến đánh giá sau nhé.
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Máu có khả năng sẽ cầm và thị trường sẽ hết rơi thêm
  6. hieunv2000

    hieunv2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    4
    lâu lắm mới thấy bác Hòa
    bác có khỏe hôn
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Cảm ơn bác đã hỏi thăn, mình vẫn khỏe, chúc bác thành công

    NVHOA
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Đối với 1 doanh nghiệp có lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng như VNM thì có truy thu thuế hàng chục tỷ đồng cũng không đáng kể
    Vinamilk có nguy cơ bị truy thu thuế hàng chục tỷ đồng









    [​IMG]
    Công ty Vinamilk cho rằng việc phân loại của mình là chính xác và không đồng tình với yêu cầu phân loại và truy thu thuế của Cục Điều tra chống buôn lậu.
    Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cho rằng quyết định truy thu thuế của Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng Hải quan với số tiền thuế lên đến hàng chục tỷ đồng là không hợp lý và gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động của Công ty này.
    Từ năm 2006 đến nay, Vinamilk nhập khẩu mặt hàng màng nhôm làm bao bì nắp phủ hộp sữa chua là loại vật liệu bao bì chính với số lượng rất lớn để phục vụ sản xuất mặt hàng sữa chua. Mặt hàng nhập khẩu này được Vinamilk áp vào mã số 7607.20.90.10, thuế suất thuế nhập khẩu 3%, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% căn cứ theo tính chất, thành phần cấu tạo và mục đích sử dụng của mặt hàng được nêu rõ trong Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam và các văn bản có liên quan. Ngoài ra, Vinamilk còn phân loại dựa theo kết quả phân loại được các Trung tâm phân loại có uy tín như Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 và Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu hải quan tại TP.Hồ Chí Minh.
    Tuy nhiên tại đợt kiểm tra mới đây, Đội kiểm soát chống buôn lậu Khu vực miền Nam (Đội 3) thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan đã căn cứ theo Công văn số 1155/TXNK-PL của Cục Thuế xuất nhập khẩu để yêu cầu Vinamilk phải áp mã mặt hàng trên vào nhóm 49.11, mã số 4911.99.90.00 với thuế suất thuế nhập khẩu là 22%, đồng thời yêu cầu truy thu thuế nhập khẩu của toàn bộ các lô hàng Vinamilk nhập khẩu từ năm 2006 đến 31/12/2008.
    Công ty Vinamilk cho rằng việc phân loại của mình là chính xác và không đồng tình với yêu cầu phân loại và truy thu thuế của Cục Điều tra chống buôn lậu.
    Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cũng cho biết thêm “Nếu áp thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng này vào mã số 4911.99.90.00 (thuế suất là 22%, tăng hơn 7 lần so với thuế suất 3% của mã số 7607.20.90.10) sẽ ngay lập tức làm tăng giá thành bán ra của sản phẩm sữa, đồng thời số tiền thuế truy thu (giả định) của các lô hàng đã nhập khẩu lên đến hàng chục tỷ đồng, trong khi hàng hóa của Công ty đã được sản xuất hết và bán ra thị trường với chi phí đầu vào được tính theo mức thuế nhập khẩu là 3%. Như vậy, Công ty sẽ chịu sự tổn hại lớn về kinh tế”.
    Liên quan đến vấn đề phân loại mặt hàng này, mới đây Trung tâm Phân tích phân loại Hải quan chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị Cục Thuế xuất nhập khẩu và Cục Điều tra chống buôn lậu tạm ngưng truy thu thuế doanh nghiệp để làm rõ thuật ngữ “nhãn mác” (label) và việc phân loại mặt hàng nhôm lá mỏng dùng để làm kín hộp sữa. Do mặt hàng này dễ gây nhầm lẫn cho cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan trong việc phân loại nên Trung tâm này cũng đề nghị, nếu cần thiết thì nên đưa ra hội đồng tư vấn phân loại của Tổng cục Hải quan để xác định mã số HS cụ thể nhằm tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp.
    Theo Tô Thành
    DDDN
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Xăng thế giới vẫn ở mức thấp... do đó, xăng trong nước buộc phải giảm thôi
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thống đốc NHNN: Đến năm 2013 giải quyết xong các TCTD yếu kém









    [​IMG]
    Mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 2 TCTD có đủ khả năng cạnh tranh trong khu vực.
    Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã cho biết lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. Theo đó từ nay đến năm 2015, NHNN thực hiện từng bước trong lộ trình tái cấu trúc.

    NHNN thực hiện chia các ngân hàng thành 3 nhóm gồm TCTD quy mô lớn, hoạt động tốt lành manh, nhóm các TCTD quy mô nhỏ nhưng hoạt động lành mạnh, không có nhu cầu mở rộng quy mô và cuối cùng là nhóm các TCTD quy mô nhỏ, hoạt động yếu, tài chính không lành mạnh.

    Thống đốc cho biết từ nay đến quý I/2012, thực hiện định hình rõ 3 nhóm ngân hàng và giải quyết tốt thanh khoản cho các ngân hàng thuộc nhóm III.

    Từ quý II/2012 đến năm 2013 hoàn thành tái cấu trúc đầy đủ các ngân hàng thuộc nhóm IIII.

    Từ năm 2013-2015 hoàn thiện tái cấu trúc hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Mục tiêu là có 15 TCTD quy mô lớn, lành mạnh làm trụ cột hệ thống ngân hàng. Có 2 TCTD có khả năng cạnh tranh trong khu vực

    Từ 2015-2020 sẽ tiếp tục tái cấu trúc để có thể đưa 4 TCTD đủ sức cạnh tranh trong khu vực và có 2 TCTD được xếp hạng là TCTD lớn của khu vực Đông Nam Á.

    Để thực hiện lộ trình trên NHNN đưa ra giải pháp cụ thể trong đó chủ trương phát huy nội lực, sử dụng các TCTD có quy mô lớn, tài chính lành mạnh để tham gia tái cấu trúc nhằm sáp nhập các TCTD nhỏ, hoạt động yếu kém.

    Với giải pháp này NHNN cho rằng đáp ứng được 2 mục tiêu là cac TCTD nhỏ yếu được tái cấu trúc và các TCTD hoạt động tốt có điều kiện tăng quy mô, hoạt động tốt hơn.

    Thanh Hải
    Theo TTVN/VTV

Chia sẻ trang này