Xin mời các cao thủ vào nhận tin gấp...gấp....!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi choitoicung2014, 10/09/2014.

6054 người đang online, trong đó có 1020 thành viên. 09:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3427 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. choitoicung2014

    choitoicung2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2014
    Đã được thích:
    5.029
    Thế này thì tiền vào CK như thác bác nhỉ
  2. vinhmama

    vinhmama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    1.048
    FLC hôm nay là ví dụ đấy :rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes:
    choitoicung2014 thích bài này.
  3. tuphucan

    tuphucan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    1.300
    [Live Gateway] Đại diện IFC: Sẵn sàng cung cấp vốn cho DN và chấp nhận mọi rủi ro về tài chính
    (NDH) Phát biểu về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, đại diện IFC ông George Joseph Ghorra chia sẻ, mục tiêu của IFC là phát triển tài chính và phối hợp với các ngân hàng để cung cấp khoản vay thấp hơn cho các doanh nghiệp.
    [

    Hiện IFC có mục tiêu chính yếu trong tập đoàn Ngân hàng thế giới là chấm dứt tình trạng nghèo đói, giảm khoảng cách giàu nghèo. IFC là cơ quan đầu tiên sử dụng cụm từ "phát triển khu vực tư nhân là khu vực chìa khóa then chốt cho mọi nền kinh tế". Hiện, IFC cũng là nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực tư nhân trong các quốc gia. Tổ chức này có các dịch vụ khác nhau trong lĩnh vực quản lý tài sản, sử dụng quỹ đầu, dịch vụ tư vấn. Cung cấp hàng loạt các công cụ khác nhau về quản lý rủi ro.

    [​IMG]

    Tại cuộc họp, ông George Joseph Ghorra, đại diện IFC chia sẻ, thời gian qua IFC đã đầu tư tích cực tại Việt Nam. IFC có 6 quỹ khác nhau trong công ty quản lý tài sản. Phần lớn vốn đầu tư trong thị trường tài chính.

    Mục tiêu của IFC là phát triển tài chính và phối hợp với các ngân hàng hiện nay để cùng cung cấp khoản vay thấp hơn cho các doanh nghiệp.

    Theo IFC, các lĩnh vực dịch vụ xã hội, khách hàng rất quan trọng, ngoài lĩnh vực thương mại tài chính. Riêng trong lĩnh vực tài chính, IFC cho rằng IFC có cơ hội hợp tác với doanh nghiệp khi các ngân hàng ít cho doanh nghiệp vay trong thời kỳ khủng hoảng.

    Chính sách của IFC chú trọng đến việc xóa đói giảm nghèo đó là mục tiêu của IFC đến các thị trường mở. Do đó, IFC có mặt ở đây giúp doanh nghiệp vượt qua khoảng cách khó khăn, IFC sẵn sàng giúp doanh nghiệp những thiếu thốn về tài chính.

    IFC có hai mục tiêu song song: xây dựng vai trò của lĩnh vực tư nhân, tăng cường hợp tác với đối tác khác và ngân hàng thế giới. IFC sẵn sàng chấp nhận rủi ro để cung cấp nguồn lực tài chính.

    IFC đầu tư ở Việt Nam từ 1994 và mở văn phòng 1997 với khoản vốn đầu tư cho tới thời điểm này là hơn 4.500 triệu USD với 123 dự án. IFC có các điểm nhấn về đầu tư: tài chính đa thương mại, ngành cảng, container ; cũng cố vấn cho Chính phủ khi thiết lập các chuẩn mực đầu thầu cạnh tranh, thỏa thuận hợp tác đầu tư các nhà máy thủy điện.

    Trong lĩnh vực linh vực xây dựng đã đầu tư nhà máy Nghi Sơn, trong lĩnh vực thực phẩm như Masan, trong lĩnh vực du lịch là hợp tác với Nam Long. Trong 2013, IFC đã đầu tư 887 triệu USD Mỹ trong đó chủ yếu cho lĩnh vực nhà hàng cũng có dịch vụ về quản lý công ty. Đầu tư vào 2 ,3 quỹ tại VN,

    Cơ hội chính tại Việt Nam hiện nay theo đại diện IFC là hàng tiêu dùng ở các cấp độ tiêu dùng khác nhau. Việt Nam hiện nay có kết cấu dân số trẻ đang tăng với nhiều niềm khao khát thành công, với tham vọng thỏa mãn. Nên càng có nhiều trường học mọc lên, nhiều công ăn việc làm trong ngành giáo dục.

    Ngoài ra, dân số trung lưu trẻ càng tăng với nguồn thu nhập ngày càng cao. Lực lượng lao động đang tăng trong lĩnh vực sản xuất, Việt Nam cũng đang tiếp cận với tự do thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực tư nhân. IFC đã có thỏa thuận hợp tác với Nokia SamSung và Intel.

    Việt Nam cũng có nhiều cơ hội khả năng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. IFC cảm nhận thị trường chứng khoán Việt Nam với mức lợi nhuận hấp dẫn so với các quốc gia khác Đông Nam Á, chỉ thua Trung Quốc.Đây là cơ hội đầu tư vào Việt Nam lớn. Mức đánh giá tín nhiệm tại Việt Nam đã tăng nhiều. Hơn nữa, lĩnh vực ngân hàng cũng có cơ hội đầu tư lớn khi sát nhập các ngân hàng, cơ cấu đầu tư lớn.

    Tuy nhiên có nhiều khó khăn tiền tệ khi Việt Nam hội nhập khu vực là Việt Nam phải thích nghi. Thách thức vĩ mô thị trường vốn chưa đầy đủ. Thị trường tài chính có giới hạn nhất định về tài chính và vốn.

    Trong thời điểm hiện tại cần nguồn lực để hỗ trợ. Do đó, khung pháp lý cũng cần cải thiện nhiều hơn, quy định tối đa quyền sở hữu nước ngoài đang hạn chế (49% với các doanh nghiệp). Nên các doanh nghiệp có nhu cầu các nguồn vốn khác nhau. Chúng ta thấy việc phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước chậm. Đặc biệt việc vận chuyển hàng hóa, là lĩnh vực có thể tập trung nhiều hơn.

    Kết thúc bài phát biểu, đại diện IFC nhấn mạnh đang rất tích cực đầu tư tại Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ đầu tư các nguồn lực tài chính và giúp đỡ các tại các doanh nghiệp và chấp nhận mọi khoản rủi ro.

    [Live Gateway] “Thủ tướng vừa ký phê duyệt kế hoạch IPO của Vietnam Airlines ngày hôm qua ”
    (NDH) Đây là thông tin được ông Nguyễn Trọng Dũng – Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp Văn phòng Chính phủ chia sẻ với các nhà đầu tư tham dự Gateway Việt Nam do CTCPCK Sài Gòn SSI tổ chức sáng nay (11/9).


    Theo ông Dũng, chương trình cải cách DNNN đã được Nhà nước thực hiện trong suốt 30 năm qua và được đẩy nhanh qua các thời kỳ 2001-2005 và 2011-2015 trong đó đặc biệt là 2 năm 2014- 2015. Theo đó số lượng DNNN Nhà nước năm giữ 100% vốn từ 12.000 DN xuống còn 5.600 DNNN và đến đầu năm 2014 chỉ còn 1.200 DNNN.

    [​IMG]

    Xác định cải cách DNNN là 1 trong 3 trọng tâm cải cách tổng thể nền kinh tế, nên tháng 7/ 2012, Thủ tướng đã phê duyệt đề án tái cơ cấu DNNN trong đó tập trung vào Tập đoàn, các TCty 90-91 bao gồm cải cách thể chế, hoàn thành khung pháp lý, và thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước trong quản lý vốn nhà nước trong đó giải pháp quan trọng được xác định là cổ phần hóa.

    Đến hiện nay Chúng ta đã cổ phần hóa được 4.100 DNNN bao gồm Tcty 90-91 của các bộ ngành, các DN của bộ ngành địa phương.

    “Theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong 2 năm 2014 – 2015, sẽ cổ phần hóa 432 DNNN trong đó có 1 Tập đoàn là Tập đoàn Dệt may và 3 Tcty 91 là Tcty hàng không, Tcty Xi măng, Tcty Hàng Hải (Vinalines) và 54 Tcty 90, ngoài ra là các DN thuộc các bộ ngành địa phương” – ông Dũng chia sẻ

    Tính đến 10/9/2014, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành đã phê duyệt chuyển thành Cty cổ phần là 65 doanh nghiệp trong đó có 1 Tập đoàn là Tập đoàn dệt may và 1 Tcty 91 là Vietnam Airlines. Vietnam Airlines vừa được phê duyệt ngày 10/9 với vốn điều lệ 14 ngàn tỷ đồng trong đó Nhà nước nắm giữ 75%, bán cho cổ đông chiến lược 20% và bán cho cổ đông khác 5%.

    Không chỉ dừng lại ở 432 DN, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ ngành địa phương tiếp tục rà soát và theo đó từ tháng 6 đến hiện nay đã có thêm khoảng 100 DNNN.

    Với kế hoạch cổ phần hóa đồ sộ mà Chính phủ triển khai thì đến nay đã có 253 DNNN đang được xác định giá trị trong đó 100 DN đã được công bố và khả năng thời gian tới 150 DN được phê duyệt và IPO.
    choitoicung2014 thích bài này.
  4. choitoicung2014

    choitoicung2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2014
    Đã được thích:
    5.029
    Thế này chiều nay xanh mướt cà 2 sàn rồi, mà sao con ASM của em nó đỏ :-o
  5. choitoicung2014

    choitoicung2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2014
    Đã được thích:
    5.029
    Vàng lại tiếp tục lao dốc :drm1
  6. tuphucan

    tuphucan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    1.300
    VÀNG
    Thứ bảy | 13/09/2014 06:00
    Giá vàng xuống thấp nhất 8 tháng do nhu cầu vật chất yếu
    Giá vàng phiên 12/9 giảm 1% xuống thấp nhất 8 tháng do thiếu nhu cầu vật chất, đầu tư, và giá các mặt hàng khác giảm gây áp lực lên giá vàng.
    Cả tuần, giá vàng giảm 3,1%, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 5, chủ yếu do lo ngại Fed sẽ nâng lãi suất sớm hơn dự kiến.

    [​IMG]
    Giá vàng giao ngay trên Kitco (đường màu xanh lá cây)

    Giá vàng giao ngay trên Kitco lúc 5h08 giờ Việt Nam đạt 1.228,3 USD/ounce, thấp hơn đáng kể so với 1.240,2 USD/ounce lúc đóng cửa phiên giao dịch hôm qua 11/9.

    Đầu phiên, giá vàng giao dịch ở 1.233,7 USD/ounce, tiếp đó tăng dần và đạt đỉnh 1.239 USD lúc 3h sáng. Sau khi đạt đỉnh, giá vàng biến động lên xuống với mức dao động trong khoảng 1.233-1.238,8 USD. Gần đến giữa trưa, giá vàng giảm khá mạnh xuống 1.228,5 USD lúc 11h.
    Đầu giờ chiều, giá vàng tăng trở lại lên 1.233,3 USD trước khi giảm xuống mức thấp nhất trong phiên giao dịch 1.227,5 USD lúc 14h10. Dần về cuối phiên giá lên xuống đôi chút và dao động quanh mốc 1.228,3 USD/ounce.

    Hai tuần qua, giá vàng giao ngay đã giảm 4,5%, mức giảm lớn nhất từ tháng 3.

    Giá vàng giao tháng 12 giảm 7,5 USD xuống 1.231,5 USD/tấn.

    [​IMG]
    Diễn biến phiên giao dịch

    Giá vàng kỳ hạn đã giảm 6,8% kể từ tháng 6, hướng đến đợt giảm hàng quý đầu tiên trong năm nay. Thậm chí khi Mỹ tăng cường trừng phạt Nga và tiến hành chiến dịch chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Iraq, giới đầu tư vẫn rất thờ ơ với vàng do kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định.

    Giá vàng giảm sau số liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ tăng mạnh trong tháng 8 và lòng tin tiêu dùng tháng 9 lên mức cao nhất 14 tháng, củng cố đồn đoán tăng trưởng kinh tế tiếp tục ổn định trong quý III.

    Bruce Dunn, cộng tác tại Auramet trụ sở tại New Jersey cho biết, gần như không có động lực từ nhu cầu vật chất. Nhu cầu vàng vật chất tại Ấn Độ và Trung Quốc vẫn rất yếu ớt. Dường như người dân không còn quan tấm đến vàng.

    Chỉ số USD giảm 0,1% so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ nhưng vẫn có tuần thứ 9 tăng liên tiếp. USD đã tăng lên mức cao nhất 6 năm qua so với yên trước đồn đoán Fed có thể đưa ra dấu hiệu về việc tăng lãi suất trong các phiên họp tuần tới

    Trong số những nước chủ yếu tiêu thụ vàng vật chất, giới thương nhân cho biết, giá vàng giảm ¼ trong năm qua đã làm lung lay lòng tin của người Ấn Độ đối với kim loại quý này như tài sản dự trữ.

    Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ 12/9 cho biết, lượng vàng nắm giữ của Quỹ hôm 11,9 giảm 0,32 tấn xuống 788,4 tấn.

    Trong số các kịm loại quý, giá bạc giao ngay giảm 0,4% xuống 18,56 USD/ounce, trước đó giá chạm 18,42 USD, thấp nhất 14 tháng, và ghi nhận lần giảm thứ 8 trong 9 tuần.

    Giá bạch kim giảm 0,2% xuống 1.362 USD/ounce, trong khi giá palladium giảm 0,1% xuống 829,3 USD/ounce.

    Nguồn Theo DVO/Reuters/Bloomberg/Kitco
  7. tuphucan

    tuphucan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    1.300
    KINH TẾ
    Thứ bảy | 13/09/2014 10:26
    Đại diện vốn Nhà nước tại DNNN không ra quyết định quá 50% vốn chủ sở hữu
    Quy định này trong Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, dự kiến trình Quốc hội thông qua tháng 10/2014.
    Ngày 12/9/2014, tại Ninh Bình, Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

    Hội thảo tập trung các vấn đề chính của dự thảo luận hiện còn nhiều ý kiến khác nhau như: Phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh (bao gồm cả đầu tư và giám sát); mô hình cơ quan chủ sở hữu nhà nước; vấn đề lương thưởng…

    Theo đánh giá của Ban soạn thảo, vấn đề quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Hiện chưa có một văn bản lớn, thống nhất quy định về các nguyên tắc, phạm vi, thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; các quy định hiện hành còn nằm rải rác ở các Luật, Nghị định, thông tư và chưa có sự thống nhất.

    Trên cơ sở khảo sát đánh giá và tiếp thu các ý kiến đại biểu quốc hội ở kỳ họp trước, Dự thảo luật đã thể hiện quan điểm của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp ở 3 khía cạnh lớn.

    Thứ nhất, danh mục những ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi đầu tư vốn của Nhà nước sẽ được công khai. Danh mục này sẽ được điều chỉnh trong từng giai đoạn theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi đó, nếu dự án đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nằm ngoài danh mục sẽ bị “thổi còi” và dừng ngay không đầu tư.

    Như vậy, với việc định vị, công khai đối tượng ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi đầu tư vốn của Nhà nước trong từng thời kỳ sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, Chính phủ, Quốc hội trong quá trình giám sát, kiểm tra, rà soát và đốc thúc thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại, trọng tâm là cổ phần hóa DNNN.

    Thứ hai, giám sát của Nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư tại doanh nghiệp. Việc giám sát này được quy định cụ thể cho các cấp, từ cấp Quốc hội cho đến đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cả người dân. Đây là một nội dung được đánh giá mang tính “cách mạng” về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN.

    Thứ ba, vấn đề sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, dự thảo luật đã đưa ra những nguyên tắc quản lý mang tính đặc thù riêng của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN. Đây là những tiêu chí do đại diện chủ sở hữu nhà nước đặt ra để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của mình tại doanh nghiệp. Những tiêu chí này sẽ thể hiện quyền của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và sẽ chặt chẽ hơn so với nguyên tắc quản trị doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

    Luật Doanh nghiệp quy định chủ sở hữu doanh nghiệp căn cứ theo nguyên tắc quản trị doanh nghiệp để xây dựng và đưa ra phương án đảm bảo an toàn vốn. Đối với doanh nghiệp tư nhân, lãnh đạo doanh nghiệp là ông chủ thực sự đồng vốn đầu tư, do đó, họ có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro để vay vốn lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ nếu ngân hàng chấp nhận cho vay. Nhưng đối với DNNN, đại diện chủ sở hữu nhà nước và lãnh đạo doanh nghiệp là hai chủ thể khác nhau, độc lập nhau nên việc sử dụng vốn nhà nước phải có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa rủi ro.

    Vì vậy, tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, những người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại DNNN sẽ không được quyết định huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định vượt mức 50% vốn chủ sở hữu. Đồng thời, DNNN sẽ phải minh bạch thông tin về hoạt động cũng như thông tin tài chính như những doanh nghiệp đại chúng theo quy định của pháp luật.

    Riêng đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước thực hiện quản lý vốn thông qua người đại diện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp này. Điều này cho thấy doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước vẫn phải bảo đảm hoạt động bình đẳng như các doanh nghiệp khác theo cơ chế thị trường.

    Các nội dung của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh đều được đổi mới quyết liệt từ khâu đầu tư đến quản lý, bảo đảm để khu vực DNNN thực sự hoạt động có hiệu quả, đẩy nhanh việc sắp xếp đổi mới, trọng tâm là cổ phần hóa DNNN được dự án Luật quy định cụ thể ở mục cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Phần này đưa ra các biện pháp, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp gắn liền với tái cơ cấu sẽ làm cụ thể hơn vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn, hợp nhất, sáp nhập, chuyển giao vốn.

    Các nguyên tắc bán vốn, chuyển nhượng vốn cũng được Luật hóa để đảm bảo khung khổ pháp lý giúp doanh nghiệp thực hiện. Trong Luật cũng quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ xem xét, quyết định giá chuyển nhượng trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư theo quy định của pháp luật nhưng giá trị chuyển nhượng vẫn thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

    Tại hội thảo, các đại biểu đề nghị ban soạn thảo tiếp tục làm rõ hơn một số vấn đề như: Quy định rõ xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân nếu hoạt động không hiệu quả; vấn đề lương thưởng cần theo hướng gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh...

    Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu và giao Ban soạn thảo đánh giá, tiếp thu để tiếp tục hoàn chỉnh hơn dự thảo luật. Thứ trưởng cho biết, dự thảo đã tiếp cận theo chỉ đạo của Quốc hội từ vấn đề sở hữu và đã gắn được chủ trương tái cơ cấu kinh tế. Về vấn đề sở hữu, thứ trưởng nêu rõ: Cơ quan đại diện chủ sở hữu hiện nay có nhiều mô hình và đều có ưu và khuyết điểm. Điều quan trọng là quy định rõ quyền, trách nhiệm nghĩa vụ của chủ sở hữu. Do vậy, cần giữ nguyên mô hình như dự thảo.

    Dự kiến Dự thảo luật sẽ được Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 10/2014.

    Nguồn Theo DVO/Mof

Chia sẻ trang này