Xin phép Mod nhân dịp Năm mới, khai trương Câu lạc bộ Các nhà lướt sóng chuyên nghiệp có được không

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 30/01/2009.

6882 người đang online, trong đó có 950 thành viên. 13:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1738 lượt đọc và 33 bài trả lời
  1. Drtungbo

    Drtungbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    6.546
    Nòng nọc trắng (và rất nhỏ) thôi thì cứ tạm gọi ngắn gọn là "nòng nọc"

    Chào chị hai Hàng Hiệu, chúc chị hai năm trâu mạnh khoẻ, đẻ nhiều con
    Cho em tham gia một chân ... hóng hớt với nhá

    @Bác Xlight: Cái "hị hị" em đã ® rồi đó nhé
  2. BloodOrchid

    BloodOrchid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà!
    Cho tui xin 1 chân nhé, xếp hàng sau cùng cũng đc.
    Mấy hôm rùi say sưa mệt quá.
    Chúc Cả nhà buôn may bán đắt nhé!

  3. celebs2

    celebs2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2008
    Đã được thích:
    0
    chị ơi, chị đâu rồi

    chứng khoán chú Ninh em gõ cồng tay thối như ***

    @ Tùng anh: có cần cụ thể đến thế ko ạ
  4. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    E hèm, theo thiển ý của chứng tôi vẫn giữ nguyên nhận định sóng đáng quan tâm nhất hiện nay là sóng USD.
    http://cafef.vn/2009020503188955CA34/ty-gia-co-the-con-bien-dong.chn
    Tỷ giá có thể còn biến động Đầu năm ngoái khối ngoại nắm trong tay 3 tỉ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ Việt Nam, nay họ chỉ còn giữ 500 triệu đô la Mỹ. Không loại trừ khả năng họ bán ra đến hết.




    Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tháng 1-2008 chỉ đạt 3,8 tỉ đô la Mỹ, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ (1,2 tỉ đô la Mỹ) và thấp hơn chỉ tiêu mà Quốc hội đặt ra (chỉ tiêu xuất khẩu năm 2009 là 72 tỉ đô la Mỹ, trung bình 6 tỉ đô la Mỹ/tháng).


    Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang tác động thế nào đến xuất khẩu nói riêng, kinh tế Việt Nam nói chung là chủ đề cuộc trao đổi đầu năm của báo giới với ông Tô Hải, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC).


    Ông Hải mở đầu:


    Khủng hoảng toàn cầu và sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu đã ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam bởi các mặt hàng nguyên liệu chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu cả nước.


    Giá thép, dầu, cao su, cà phê? đều giảm. Để chống lại tác động của giảm giá và giảm cầu tiêu dùng, các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu đã thực hiện hàng loạt biện pháp đối phó.


    Chính phủ cũng đang kích thích xuất khẩu thông qua cơ chế thuế và điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên mức độ điều chỉnh vẫn đang là đề tài tranh luận của nhiều giới, nhiều ngành. Ông có nghĩ rằng sự điều chỉnh đã ở mức hợp lý?


    Ông Tô Hải: Hàn Quốc đã có động thái giảm giá đồng nội tệ khoảng 30% so với đô la Mỹ. Thái Lan, Indonesia, Philippines đã để đồng tiền của họ trượt giá 16%, 17% và 15% so với đồng đô la Mỹ.

    Về lý thuyết, chính sách phá giá tiền tệ có thể giúp nền kinh tế khởi sắc do xuất khẩu được cải thiện và dựa trên chi phí của các nước khác. Có thể thấy là trước sau gì, Việt Nam cũng phải thực hiện chính sách tương tự để không làm mất đi tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu so với các nước khu vực.


    Năm ngoái, đồng Việt Nam chỉ giảm giá 8,5% so với đô la Mỹ. Do đó việc tiền đồng bị phá giá thêm nữa là hoàn toàn có thể.

    Xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chỉ một mình tỷ giá liệu có đủ sức nâng đỡ xuất khẩu?


    Tỷ giá không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. Với Indonesia, đồng rupiah được phá giá tới 35% năm 2000 và thêm 8% năm 2001, nhưng xuất khẩu của nước này vẫn giảm mạnh từ 20% năm 2000 xuống âm 12% năm 2001.


    Philippines đã giảm giá đồng peso lần lượt là 24% và 3% vào các năm 2000 và 2001, nhưng xuất khẩu vẫn giảm từ 9% năm 2000 xuống âm 16% năm 2001. Dĩ nhiên cần nhiều bằng chứng hơn về cơ cấu xuất khẩu để minh chứng cho những con số trên.


    Trong những năm 2000 - 2001 Việt Nam cũng điều chỉnh tỷ giá với mức độ nhẹ hơn nhiều và xuất khẩu của chúng ta đã không giảm ở mức như các nước láng giềng. Phải chăng chính sách phá giá tiền tệ không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng?


    Cuộc khủng hoảng từ Mỹ - nước tiêu thụ chính của thế giới - đang ảnh hưởng trực tiếp tới các nước xuất khẩu và buộc các nước này phải phá giá tiền tệ. Câu hỏi bây giờ là chính sách này được áp dụng như thế nào? Năm 2000 và 2001 tiền đồng trượt giá 3,5% và 3,9% so với đô la Mỹ.


    Và cùng thời gian đó tăng trưởng xuất khẩu của ta là 25% và 4%. Lúc đó Mỹ chỉ chiếm 7% thị phần xuất khẩu của Việt Nam. Còn hiện nay Mỹ và châu Âu chiếm hơn 30% thị phần. Con số thị phần có rất nhiều ý nghĩa.


    Thưa ông, điều đó có thể hiểu là tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay đến xuất khẩu khắc nghiệt hơn năm 2001?


    Theo chúng tôi là khắc nghiệt hơn. Do đó các chính sách của Chính phủ có thể sẽ ?omạnh tay? hơn. Chính phủ cũng nên thận trọng trong việc đưa ra các chính sách nhằm tránh tác động phụ của điều chỉnh tỷ giá, chẳng hạn đô la hóa hay sự tăng trở lại của lạm phát.


    Sự biến động của tỷ giá không thể chỉ nên đo lường bằng xuất khẩu. Những thông số khác liên quan đến cán cân thanh toán là không thể bỏ qua. Dưới góc độ công ty chứng khoán, Bản Việt nhìn nhận ra sao về dòng vốn đầu tư nước ngoài năm nay?


    Viện Tài chính Quốc tế cho biết năm 2008 khoảng 400 tỉ đô la Mỹ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được giải ngân vào các nước đang phát triển. Tỷ lệ FDI giải ngân vào Việt Nam chiếm 1-2,5% tổng nguồn vốn đầu tư vào các nước đang phát triển. Tỷ lệ giải ngân đạt cao nhất vào năm 1995, sau đó giảm nhanh chóng và giữ ở mức thấp năm 2006.


    Năm ngoái tỷ lệ giải ngân vào Việt Nam đạt 2,2% tổng vốn đầu tư, khoảng 11 tỉ đô la Mỹ. Nếu lấy tỷ lệ bình quân FDI giải ngân vào Việt Nam là 1,5%, thì FDI năm 2009 dự đoán chừng 6 tỉ đô la Mỹ. Nếu lấy 2% thì được 8 tỉ đô la Mỹ. Dù lấy tỷ lệ nào, thì giải ngân FDI năm nay cũng giảm 3-5 tỉ đô la Mỹ so với năm ngoái.


    Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trước mắt có thể hứa hẹn một kết quả khả quan hơn không, thưa ông?


    Tôi nghĩ là không, bởi các tổ chức đầu tư đang trở nên rất thận trọng. Đầu năm 2008 công cụ bảo hiểm rủi ro tín dụng của thị trường Việt Nam (credit default swap - CDS) ổn định ở mức 1%, nhưng đến cuối năm đã tăng lên 4-5%.


    Nói cách khác đầu tư vào Việt Nam phải bù rủi ro và mức bù đã tăng lên thêm 3 điểm phần trăm. Vì vậy ngay cả khi chúng ta hoặc các quỹ nước ngoài huy động được vốn để bỏ vào Việt Nam, chi phí nguồn vốn này cao hơn nhiều so với trước.


    Thu hút vốn gián tiếp qua kênh chứng khoán đang khó khăn, nhưng trái phiếu chính phủ với độ an toàn cao có khả năng trở thành kênh dẫn vốn?


    Chúng tôi quan sát thấy khối ngoại vẫn đang bán ra trái phiếu và họ có thể chưa dừng lại. Đầu năm ngoái họ nắm trong tay 3 tỉ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ Việt Nam, nay họ chỉ còn giữ 500 triệu đô la Mỹ. Không loại trừ khả năng họ bán ra đến hết.

    Vì sao ư? Vì họ thực tế. Hiện tại lợi suất trái phiếu Việt Nam kỳ hạn 1-4 năm khoảng 8,5%, trong khi mức bù CDS 4-5%, mức bù rủi ro tỷ giá ước 3-5%. Nhìn sang Mỹ, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ loại năm năm đang là 2%. Bán trái phiếu Việt Nam, mua trái phiếu chính phủ Mỹ, cái nào chắc ăn hơn?

Chia sẻ trang này