Xu hướng thị trường trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5/2014

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vitco72, 05/04/2014.

7588 người đang online, trong đó có 1060 thành viên. 11:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23927 lượt đọc và 236 bài trả lời
  1. Thanh Tra

    Thanh Tra Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    17/03/2014
    Đã được thích:
    441
    Sang tuần có giá 11 mua ngon
  2. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Nhiều bác không để ý tại sao cuối tuần ra tin VNM tăng cổ tức tiền mặt, VIC thì công bố hàng loạt dự án khủng long mà vẫn hô thị trường tuần tới về 550 thì không hiểu nổi tư duy về thị trường thế nào nữa
    hbtsd thích bài này.
  3. tadimoto

    tadimoto Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    486
    Toàn tin tốt thế này, sao cưỡng nổi xu hướng tăng đầu tuần đây?!!! Ngựa bứt cương rồi!!!
    vitco72 thích bài này.
  4. tadimoto

    tadimoto Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    486
    Sẽ lưu ý nhận định của bác!!! :-bd
  5. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Vốn ngoại vẫn chờ cơ hội
    http://ndh.vn/von-ngoai-van-cho-co-hoi-20140405083326166p4c146.news
    Hội nghị đầu tư Invest ASEAN 2014 do Maybank Kim Eng tổ chức tại Singapore vừa qua đã thu hút 411 khách tham dự cùng với 200 tổ chức và 69 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia trên thế giới. Tổng giá trị vốn hoá của các doanh nghiệp tham dự khoảng gần 135 tỷ USD, trong khi các quỹ đến tham dự đang quản lý khối lượng tài sản lên đến trên 14.000 tỷ USD.
    Ông John Chong, Tổng giám đốc Maybank Kim Eng cho biết, đây là những phản ứng rất tích cực từ phía các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp. ASEAN đang trở thành một điểm đến đầu tư quan trọng. Năm 2013, khoảng 20 - 25% giá trị các đợt IPO trên toàn thế giới đến từ ASEAN. GDP của ASEAN hiện chiếm khoảng 10% của cả thế giới, còn vốn hoá thị trường chiếm khoảng 12 - 13%.

    Tại Hội nghị, ông Datuk Abdul Farid Alias, Tổng giám đốc Maybank Kim Eng nói: “Giờ là thời điểm rất đáng chú ý của kinh tế Việt Nam, đặc biệt, niềm tin của giới đầu tư vào Việt Nam đã cải thiện đáng kể”.

    Ông Kishore Mahbubani, Giáo sư Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore, cho biết, 4 trong số 10 nước thành viên ASEAN có tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức độ hội nhập nhanh hơn những nước còn lại là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Theo ông, Việt Nam và Myanmar là “những quốc gia mạnh”, đang bắt kịp các nước đi trước.

    Theo ông John, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mà các nhà đầu tư sẽ tiếp tục để mắt đến cùng với tiến độ xử lý nợ xấu.

    Về phía Maybank Kim Eng, ông John nói: “Sau khi sáp nhập Kim Eng vào Maybank vào năm 2011, Việt Nam trở thành thị trường quan trọng của chúng tôi. Ở Việt Nam, chúng tôi đã có 8 chi nhánh trên cả nước và kết quả kinh doanh rất tích cực. Chúng tôi lạc quan khi nhận thấy quá trình tái cơ cấu lĩnh vực tài chính đang diễn ra cùng với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đó là điều rất tích cực với thị trường.

    Trên thực tế, chúng tôi sở hữu 100% Maybank Kim Eng ở Việt Nam. Vừa qua, chúng tôi đã tăng vốn của Maybank Kim Eng Việt Nam lên gấp đôi, 30 triệu USD. Điều đó thể hiện sự lạc quan của chúng tôi về thị trường này”.

    Về kế hoạch sắp tới, ông John cho biết, Maybank Kim Eng đanh tính đến chuyện thành lập ngân hàng đầu tư tại Việt Nam và mở rộng hoạt động trong lĩnh vực M&A.

    Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là cơ sở tạo thêm hàng hoá cho thị trường chứng khoán và cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư quốc tế, vì thực tế, nhiều nhà đầu tư cho biết, họ quan tâm đến Việt Nam nhưng Việt Nam lại có rất ít “chỗ” để đầu tư.

    Bên lề Hội nghị Invest ASEAN 2014, ông Đào Phúc Tường, Trợ lý Phó chủ tịch, đồng thời là chuyên viên đầu tư của APS Asset Management Pte Ltd có trụ sở tại Singapore, cho biết, vừa qua, APS đi huy động vốn tại Mỹ để đầu tư vào các nước trong khu vực và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà đầu tư dành cho Việt Nam. “Việt Nam đang rất hot”, ông Tường nói.

    Ông Tường cho biết, APS được thành lập cách đây 10 năm và hiện đang quản lý tài sản trị giá khoảng 3 tỷ USD, nhưng đầu tư vào Việt Nam chưa nhiều vì thị trường chưa có nhiều hàng hoá và hơn nữa cũng cần phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào các nước khác. “Chúng tôi đến Invest ASEAN 2014 là muốn tìm hiểu cơ hội để đầu tư vào Việt Nam vì chúng tôi không có nhiều cơ hội để gặp gỡ họ”.

    Hiện tại, APS đang quan tâm đến cổ phiếu của những ngành mà nhiều nhà đầu tư khác cho rằng vẫn còn khó khăn như xi măng, sắt thép và vận tải biển. “Chúng tôi cho rằng, cổ phiếu những ngành này đã chạm đáy và bắt đầu bước vào một chu kỳ mới. Chúng tôi kỳ vọng giá cổ phiếu của những ngành này sắp tới sẽ tăng trưởng theo đơn vị là lần chứ không phải phần trăm”.

    Thực tế không ít công ty quản lý quỹ đã lên kế hoạch thành lập các quỹ mới ở nước ngoài để đầu tư vào Việt Nam. Việc tạo ra các cơ hội như nới “room”, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước… là rất cần thiết và không nên chậm trễ.

    Đức Luận
    tadimoto thích bài này.
  6. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Tuần tới ban hành quyết định về việc mua bán trên cùng tài khoản của NĐT nước ngoài
    [​IMG]
    Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường cho biết như vậy sau khi UBCK đã có cuộc họp thống nhất với 2 sở và lựa chọn khoảng 4 -5 công ty chứng khoán để trao đổi trực tiếp.
    Ngày 04/04/2014, trong buổi tọa đàm với các công ty chứng khoán (CTCK), ông Nguyễn Sơn – Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường cho biết trong tuần tới (từ ngày 07/04 – 13/04), chủ tịch UBCK sẽ ký ban hành quyết định cho phép các tài khoản môi giới tổng của nhà đầu tư nước ngoài được mua bán trên cùng tài khoản.

    Đây là vướng mắc mà khoảng 2 năm nay các CTCK kiến nghị rất nhiều, đặc biệt là CTCK FPTS đối với tài khoản cá nhân của các NĐT Nhật Bản. Theo ông Sơn, UBCK đã có cuộc họp thống nhất với 2 sở và lựa chọn khoảng 4 -5 công ty chứng khoán để trao đổi trực tiếp, có thể là trong giữa tuần sau, chủ tịch UBCK sẽ ký ban hành quyết định này.

    Ngoài ra, UBCK cũng có đánh giá toàn diện việc sửa đổi Thông tư 74 về giao dịch chứng khoán và sẽ nghiên cứu để hướng tới cho phép NĐT mở nhiều tài khoản và có thể được mua được bán vào cùng một thời điểm trên các tài khoản khác nhau của NĐT.

    “Thông tư này sẽ được sửa vào khoảng cuối năm” – ông Nguyễn Sơn cho biết.

    Về việc triển khai sản phẩm thanh toán T+2, cách đây 2 năm, UBCK đã kết hợp với Trung tâm lưu ký định hướng triển khai sản phẩm này. Lúc đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thực hiện cơ chế bù trừ T+3 tức là 15h chiều của ngày T+3, chứng khoán về tài khoản, sang ngày T+4 mới được bán chứng khoán đã mua ở ngày T. Sau đó, cải tiến về mặt hệ thống đã cho phép chứng khoán được thanh toán bù trừ vào trước 9 giờ sáng của ngày T+3, tức là ngày T+3 là bán được.

    Tuy nhiên, việc nghiên cứu triển khai sản phẩm cho phép bán chứng khoán vào ngày T+2 đã dừng lại. Theo ông Sơn là do khi triển khai áp dụng cơ chế này có nhiều rủi ro, đặc biệt là chưa triển khai được hệ thống vay và cho vay chứng khoán để bù đắp sự thiếu hụt trong thanh toán bù trừ liên quan đến một số tài khoản hạch toán số chứng khoán mua được đang trên đường về hoặc điều chỉnh một số cơ chế liên quan đến sự thiếu hụt chứng khoán phải hủy thanh toán.

    “Sắp tới sẽ có hướng xem xét để triển khai sản phẩm này” – Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường cho biết.

    Trước đó, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) Phương Hoàng Lan Hương cũng nêu ý kiến về việc triển khai sản phẩm T+2:

    “Giảm thời gian thanh toán T+2 có thể hỗ trợ cho thanh khoản trước mắt, nhưng thanh khoản đó có bền không, có quản trị rủi ro được không là một số câu hỏi phải trả lời thấu đáo trước khi tính đến các giải pháp kỹ thuật, mà cụ thể là việc điều chỉnh hệ thống”.

    Hải Minh

    Theo Trí Thức Trẻ
    tadimoto thích bài này.
  7. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Lộ diện những tay chơi margin nghìn tỷ

    [​IMG]
    Những công ty chứng khoán cung cấp margin lớn nhất thị trường
    TIN MỚI
    [​IMG]Phiên 4/4: Khối ngoại mua ròng 1.457 tại HoSE
    VIC: Giao dịch "khủng" bán hơn 70 triệu USD cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài
    Cơ hội kiếm lãi cho nhà đầu tư lúc này là như nhau

    Đến cuối năm 2013, 10 CTCK lớn trên thị trường đang cung cấp 4.800 tỷ vốn margin cho các nhà đầu tư.
    Thống kê từ BCTC của những công ty chứng khoán dẫn đầu thị trường cho thấy, trong năm 2013, tổng giá trị margin mà các công ty này cung cấp cho nhà đầu tư đã tăng 76%.

    HSC, công ty đang có thị phần môi giới lớn nhất trên 2 sàn cũng là nguồn cung cấp margin lớn nhất trên thị trường với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng.

    Trong nhóm dẫn đầu về thị phần môi giới SSI, ACBS cũng là những 'tay chơi' margin lớn với giá trị từ 647 tỷ đến 800 tỷ đồng.

    FPTS và VPBS dù không có thị phần môi giới lớn cũng cung cấp margin hàng trăm tỷ cho các nhà đầu tư, cụ thể là 480 tỷ đồng và 575 tỷ đồng.

    Quy mô của thị trường margin trên thực tế có thể cao hơn con số 4.800 tỷ rất nhiều do cách ghi nhận của các CTCK đối với dịch vụ tài chính. Giá trị hợp đồng margin có thể được hạch toán dưới dạng “Phải thu hợp đồng hợp tác kinh doanh chứng khoán”. Đây thường là các hợp đồng 3 bên trong đó CTCK cung cấp vốn cho nhà đầu tư thông qua 1 đối tác có chức năng cho vay khác (các công ty tài chính).

    MBS là công ty có giá trị các khoản phải thu từ hợp đồng dạng này lớn nhất với quy mô 893 tỷ vào cuối năm 2013.

    Trong danh sách này CTCK Bản Việt (VCSC) không công bố thuyết minh BCTC chi tiết về giá trị các hợp đồng margin. Tuy nhiên với khoản doanh thu dịch vụ khác đạt 120 tỷ trong năm 2013, có thể hình dung một phần về quy mô cho vay margin của công ty này. Thông thường khoản doanh thu này bao gồm lãi vay từ các hợp đồng margin và lãi tiền gửi.

    Theo Anh Tuấn
    Bizlive/Diễn đàn đầu tư
    tadimotohailuabuonchung thích bài này.
  8. hailuabuonchung

    hailuabuonchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2010
    Đã được thích:
    10.908
    tt có thể vẫn tăng điểm nhưng đa số các mã lại giảm, 2 tuần gần đây chứng kiến nđt bắt đầu nếm trải cảm giác thua lỗ, có lẽ nđt nên đứng ngoài quan sát.
    vitco72 thích bài này.
  9. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Giai đoạn này tới tuần đầu của tháng 5 sẽ là những trận đòn nhừ tử tra tấn các nhà đầu tư cùng các đội lái đánh hàng móc cống siêu lởm giống GTT, bà con sẽ bán mã đỏ mua mã xanh sẽ không còn hình ảnh đánh luân xa chiến như Lever 1 nữa bác ạ
    hailuabuonchung thích bài này.
  10. hailuabuonchung

    hailuabuonchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2010
    Đã được thích:
    10.908
    hi vọng mấy mã SAM, ITA của bác Vịt cồ có thể ngược dòng đánh bại tt giúp nđt khỏi loss hehe
    tadimotovitco72 thích bài này.

Chia sẻ trang này