Xu hướng thị trường trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5/2014

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vitco72, 05/04/2014.

7543 người đang online, trong đó có 1024 thành viên. 13:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 23934 lượt đọc và 236 bài trả lời
  1. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Bộ Công thương: Chưa nhận được đề xuất nào về tăng giá điện của EVN
    [​IMG]
    Tập đoàn EVN được tự quyết tăng giá điện trong biên độ dưới 7%, thay vì biên độ 5% như trước đây.
    Trong buổi họp báo thường kỳ tháng 3 của Bộ Công Thương tổ chức chiều 7/4, trả lời câu hỏi liệu EVN có xảy ra tình trạng thiếu điện và tăng giá trong mùa khô năm nay? Ông Đinh Thế Phúc, phó Cục trưởng cục điều tiết điện lực cho biết, đến nay Bộ Công Thương vẫn chưa nhận được phương án đề xuất tăng giá điện nào từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
    "Hiện đã có quy định về việc điều chỉnh giá điện. Quyết định 69 quy định rất rõ về điều chỉnh giá điện. Việc thay đổi giá điện phụ thuộc vào 4 thông số đầu vào cơ bản. Bộ cũng sẽ xem xét đến nhiều yếu tố khác như sức chịu đựng doanh nghiệp, giá cả tiêu dùng khi có đề xuất tăng giá", ông Phúc cho biết.
    Cuối tháng 3, Bộ Công thương đã họp lại và rà soát lại kế hoạch cung cấp điện, đảm bảo sẽ cung cấp điện đầy đủ trong mùa khô.
    Năm 2013, giá điện có 1 lần điều chỉnh tăng 5% từ ngày 1/8.
    Bộ Công Thương cũng vừa ban hành Thông tư 12, quy định tính toán mức giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực từ 15/5 tới. Theo văn bản này, Tập đoàn EVN được tự quyết tăng giá điện trong biên độ dưới 7%. Như vậy so với trước đây, quyền tự quyết tăng giá điện của EVN được nới từ biên độ 5% lên 7%.
    Ngoài ra, theo Quyết định số 69/2013 của Thủ tướng, thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa 2 lần liên tiếp phải tối thiểu là 6 tháng.
    Cũng trong buổi họp báo, trả lời vấn đề EVN xây biệt thự, xân tennis, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định "Chúng tôi không bênh ai cả, kể cả đó là công ty Nhà nước."
    Ông Hải cho biết, ngay trong tháng 4 này, Bộ công thương sẽ có chỉ thị về công khai hóa, minh bạch hóa giá điện và xăng dầu để mọi người dân đều có thể quan sát.
    Trần Dũng
    Theo Trí Thức Trẻ
  2. loncon2003

    loncon2003 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2006
    Đã được thích:
    851
    Nản nhỉ! Thị trường và Blue tăng ầm ầm, SAM dậm chân, may mà không mất 1 line! Đúng là chẳng biết thế nào mà lần!

    Ai kẹp PTL, PXM, VSP, TNT ở đỉnh cũng nhọc thật!
    vitco72 thích bài này.
  3. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Phân tích kỹ thuật chứng khoán ngày 08/4
    [​IMG]

    Đa số các cổ phiếu lớn như VCG, PVS, PGS...trên sàn HNX đang ở trạng thái “Flat” biến động phẳng. Điều này cho thấy động lực bứt phá mạnh của sàn HNX đang khá hạn chế.
    DIỄN BIẾN TRONG NGÀY 7/4
    · VN-Index đóng cửa tăng 7,53 điểm (tăng 1,27%) dừng ở mức 600,57 điểm. Khối lượng giao dịch tăng 17,55% so với phiên ngày hôm qua và dừng ở mức 108,56 triệu đơn vị.

    · Khối ngoại bán ròng cả về khối lượng và giá trị trong ngày hôm nay trên sàn HOSE. GAS, VHC, SVI, DIG, PPC...là những mã được mua vào nhiều nhất. Trong khi đó, DPM, VIC, HPG, HAG, TRC...là những bán ra nhiều nhất.

    · VN30 có 22 mã tăng và 4 mã giảm là DPM, STB, VIC, CTG. Trong khi đó PVD, BVH cùng với GAS có mức tăng rất mạnh trên 3%.

    · FLC tăng trần với dư mua rất lớn. Có thể thấy rằng từ cuối năm ngoái tới nay FLC luôn nằm trong tốp các cổ phiếu giao dịch giao dịch lớn nhất về giá trị và tăng giá mạnh nhất trên thị trường.

    · HAP tăng trần với dư mua lớn trong ngày.

    · Nhóm bất động sản được NĐT nước ngoài mua mạnh như DIG, ITC, NTL...khiến nhóm này tiếp tục giao dịch tốt dù chỉ có DIG tăng giá.

    · CSM và DRC tăng giá tốt trong ngày hôm nay.

    · HNX-Index đóng cửa tăng 0,56 điểm (tăng 0,65%) dừng ở mức 87,32 điểm. Khối lượng giao dịch tăng 28,65% so với phiên giao dịch ngày hôm qua và dừng ở mức 69,82 triệu đơn vị.

    · Khối ngoại ngày hôm nay bán ròng cả về giá trị và khối lượng trên sàn HNX. VCG, BVS, PVX, DBC, KLS...là những cổ phiếu được mua vào mạnh nhất. Trong khi đó VND, SHB, PVC, NTP, CVT...thuộc nhóm bán ròng nhiều nhất.

    · HUT tăng trần trong ngày hôm nay dù vẫn còn dư bán.

    · FIT và KLF là hai điểm sáng của nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ cao khi tiếp tục tăng giá.

    · PVX giữ giá tham chiếu dù đã có lúc giảm giá sàn trong ngày.

    TIN TỨC TRONG NGÀY
    · Thông tư 12/2014/TT-BCT quy định tính toán mức giá bán lẻ điện bình quân được Bộ Công Thương ban hành ngày 31-3 vừa qua và có hiệu lực từ ngày 15-5-2014. Theo đó, Bộ Công Thương là cơ quan xem xét, chấp thuận mức tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 7% đến dưới 10% so với giá điện bình quân hiện hành; trường hợp tăng từ 10% trở lên phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    · Thống kê của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), đơn vị đầu mối tổ chức đấu giá cổ phần cho doanh nghiệp nhà nước, cho thấy, trong quí 1 HNX đã tổ chức 21 cuộc bán đấu giá cổ phần ra công chúng. Số phiên đấu giá này tương đương 84% tổng số phiên đấu giá cổ phần doanh nghiệp nhà nước trong cả năm 2013. Trong đó, có 19 phiên bán bán cổ phần lần đầu ra công chúng và hai phiên bán tiếp phần vốn nhà nước.

    · Trong báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương công bố sáng nay (7-4), WB cho biết Việt Nam đang bị suy giảm khả năng cạnh tranh so với các nền kinh tế có trình độ tương đương. WB cho rằng, trong khi các thành quả kinh tế vĩ mô vẫn còn mong manh, nền kinh tế Việt Nam lại đang đối mặt với ba yếu tố bất lợi bao gồm tổng cầu của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn rất yếu; rủi ro là các cơ quan chức năng buộc phải nới lỏng quan điểm về chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng để kích cầu; và đà cải cách cơ cấu có thể lại tiếp tục chậm chạp, khiến cho tăng trưởng tiếp tục ở mức thấp và làm giảm bền vững tài khóa.

    VN-Index: Cơ hội thử thách lại đỉnh cũ
    · VN-Index hôm nay giao dịch tạo thành cây nến thân dài màu xanh. Giá đóng cửa đã chinh phục thành công ngưỡng kháng cự Fibonacci 61,8% của đợt điều chỉnh giảm vừa rồi. Điều này cho thấy thị trường đang giao dịch khá tốt.

    · Khối lượng giao dịch tăng theo đà tăng của giá và vượt mốc 100 triệu đơn vị.

    · Khối ngoại đã quay trở lại bán ròng. Yếu tố này có lẽ do ảnh hưởng bởi diễn biến tiêu cực của TTCK thế giới.

    · Kháng cự hiện tại là vùng 610 điểm.

    · Quan trọng: RSI(14) và đường giá đang có một phân kỳ dương ẩn. Tín hiệu này cảnh báo một sự đảo chiều tăng giá ở cấp độ nhẹ. Do vậy, áp lực giảm mạnh trong ngắn hạn không phải là lớn. Nếu MACD cho tín hiệu mua trở lại, thị trường có cơ hội chinh phục đỉnh vừa thiết lập trong tháng 3 của mình.


    Chiến lược đầu tư

    . Xác suất tăng giảm giá ngày mai là 50%/49% dựa theo thống kê sự biến động mẫu hình nến trong quá khứ. Nhờ nhóm vốn hóa lớn tăng điểm mạnh khiến thị trường tăng nhanh đến mốc kháng cự. 610 điểm sẽ là kháng cự lúc này của chỉ số. Áp lực bán của thể tăng khi thị trường tiến vào vùng giá trên.

    HNX-Index: Vẫn nằm dưới mốc kháng cự động MA(20)
    · HN-Index hôm nay giao dịch tạo thành cây nến thân màu xanh. Dù tăng điểm nhưng chỉ số vẫn nằm dưới ngưỡng kháng cự động MA(20).

    · Khối lượng giao dịch tăng trong phiên hôm nay là một tín hiệu tốt.

    · HNX-Index vẫn nằm dưới MA(20) và ở khá xa hỗ trợ động MA(50). Nhìn tổng thể, còn quá sớm để kết luận rằng chu kỳ điều chỉnh đã kết thúc. Khả năng khả dĩ vẫn là đi ngang trong ngắn hạn.

    · Quan trọng: Đa số các cổ phiếu lớn như VCG, PVS, PGS...trên sàn HNX đang ở trạng thái “Flat” biến động phẳng. Điều này cho thấy động lực bứt phá mạnh của sàn HNX đang khá hạn chế.


    Chiến lược đầu tư

    · Xác suất tăng giảm giá ngày mai: 49%/50% (Dựa theo thống kê lịch sử của mẫu thình nến). Dựa trên các tín hiệu hiện tại, khả năng thị trường sẽ có thể có phiên giảm điểm vào ngày mai.

    Duy Nguyễn
    Theo Trí Thức Trẻ
    vitco72 đã loan bài này
  4. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    VSH có tín hiệu rồi
    hbtsd thích bài này.
  5. thongke

    thongke Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/09/2013
    Đã được thích:
    4.943
    Con này ngon. Từ thời 15.x, ai cũng chê. Giờ thì....
    hbtsd thích bài này.
  6. khoichivu

    khoichivu Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    01/04/2014
    Đã được thích:
    2
  7. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Chiều nay SAM bắt đầu rít mạnh
    hbtsd thích bài này.
    vitco72 đã loan bài này
  8. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    “Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế”
    [​IMG]
    Ông Trần Hoàng Ngân

    “Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu, để sớm cải thiện tình hình và ổn định lạm phát trong tương lai”
    “Với mức tăng CPI 3 tháng đầu năm chỉ ở mức 0,8%, trong đó CPI tháng 3/2014 đã giảm mạnh so với tháng trước cho thấy nền kinh tế đã có dấu hiệu thiểu phát và Chính phủ cần có một gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu”, ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhìn nhận.

    Nhìn mức tăng của CPI quý 1 năm nay, có ý kiến cho rằng đó là tín hiệu tốt của nền kinh tế, ý kiến khác thì nhận định ngược lại. Còn ý kiến của ông?

    Tính chung 3 tháng đầu năm 2014, CPI tăng thấp nhất trong hàng chục năm nay với mức tăng 0,8% so với tháng 12/2013, tăng 4,39% so với tháng 3/2013, còn CPI tháng 3/2014 đã âm 0,44%.

    Tất nhiên, việc CPI tháng 3 giảm không có gì đặc biệt, bởi điều này nằm trong quy luật chung hàng năm, khi vào những tháng giữa năm (tháng 3, 4, 5) CPI thường giảm thấp.

    Điều đáng lưu ý là mức giảm năm nay nhiều hơn. Nhìn lại năm 2013, CPI tăng 6,04%, nhưng đóng góp tăng chủ yếu là do chính sách, do Chính phủ chủ động điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình (+23,51%) và dịch vụ giáo dục (tăng 12,82%).

    Vì vậy có thể thấy, sức cầu đang giảm mạnh, nhất là khu vực nông thôn do nông dân thua lỗ trong sản xuất nông nghiệp và thiên tai dịch bệnh.

    Cùng đó, CPI giảm mạnh trong bối cảnh sức khỏe doanh nghiệp chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện. Với tín dụng nền kinh tế, 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm, đến tháng 3 mới đạt 0,12% trong khi mục tiêu đặt ra cho cả năm tăng 12% - 14%. Mặc dù cung tiền M2 vẫn tăng 3,56% so với đầu năm, lãi suất giảm mạnh, huy động vốn vẫn tăng 2,7% so với đầu năm, thanh khoản hệ thống ngân hàng tốt...

    Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ba tháng đầu năm ước tính đạt 701,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ 2013, loại trừ yếu tố giá tăng 5,1%, tuy cao hơn mức tăng của cùng kỳ hai năm trước nhưng vẫn ở mức thấp.

    Về chỉ số tồn kho, trong 3 tháng đầu năm không giảm mà tăng cao với mức 13,4% so với cùng kỳ năm trước... Nhìn những con số đó để thấy rằng, nếu duy trì tình hình như hiện nay thì nền kinh tế khó có thể phát triển mạnh và ổn định trong thời gian tới.

    Nhưng ít nhất, chúng ta cũng thấy dễ thở hơn khi giá cả không tăng?

    Đúng là như vậy. Khi lạm phát giảm tốc, chúng ta cảm thấy dễ thở hơn trong chi tiêu, nhưng nếu giảm sâu thì không phải là tín hiệu tốt cho cả nền kinh tế, vì lạm phát thường được ví như dầu bôi trơn cho sự vận hành của cỗ máy kinh tế. Nếu trong thời gian tới không có việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và học phí, thì chỉ số CPI sẽ giảm rất mạnh.

    Theo tôi, không còn nghi ngờ gì nữa về việc nền kinh tế đã có dấu hiệu thiểu phát. Sức mua giảm mạnh, tồn kho cao, doanh nghiệp hạn chế vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất mà chủ yếu là duy trì hiện tại, thất nghiệp đang có dấu hiệu gia tăng.

    Theo ông, CPI quý 1 vừa qua tăng thấp do điều hành hay đó là sự rơi tự do?

    Tôi được biết, Tổng cục Thống kê khi đánh giá một số yếu tố chính tác động đến CPI quý 1/2014 có đưa ra 3 lý do.

    Thứ nhất là lượng nông sản trên thị trường dồi dào. Thứ hai là các ngành chức năng và địa phương thực hiện tốt việc dự trữ hàng hóa, bình ổn giá. Thứ ba là sản xuất còn gặp khó khăn và sức mua của thị trường thấp.

    Như vậy, nguyên nhân chính là do điều hành, rất tích cực trong kiềm chế lạm phát. Song, lạm phát giảm lúc này có hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, trong đó, tôi lo về mặt tiêu cực nhiều hơn.

    Vì thế, thời điểm này Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu, để sớm cải thiện tình hình và ổn định lạm phát trong tương lai. Nếu không chú ý đến nông nghiệp - nông dân thì giá lương thực thực phẩm sẽ tăng lại trong tương lai vì thiếu nguồn cung, nông dân đang rất khó khăn.

    Ông có thấy lo lắng về việc tính toán kích cầu không cẩn trọng, lạm phát sẽ bùng phát trở lại như đã từng xảy ra với gói kích cầu năm 2009?

    Chúng ta từng có kinh nghiệm và cũng đã rút được các bài học sau khi triển khai gói kích cầu vào năm 2009, nên theo tôi cũng không cần phải quá lo lắng về điều này.

    Thực tế thời gian qua, Chính phủ vẫn đã và đang thực hiện kích cầu dưới nhiều cách khác nhau như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân; các ngân hàng đã từng bước hạ lãi suất...

    Dù vậy, tôi cho rằng vẫn cần một gói hỗ trợ kinh tế mang tính quy mô và đồng bộ hơn, tổng giá trị bao nhiêu sẽ do các cơ quan liên quan tính toán cụ thể. Theo đó, tập trung vào 4 nội dung chính.

    Thứ nhất là hỗ trợ tài chính trực tiếp cho nông dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh thời gian qua. Tôi muốn nhấn mạnh, việc hỗ trợ vào khu vực này sẽ đạt được nhiều mục tiêu như tăng tổng cầu, đảm bảo an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát...

    Thứ hai là hỗ trợ lãi suất dưới 5% để cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp như: tái canh, chuyển đổi cây trồng, chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cao...

    Thứ ba là hỗ trợ tài chính và cơ chế để giúp các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã vay với lãi suất cao trước đây kéo giảm xuống dưới 10%.

    Thứ tư là hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình diện chính sách: gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

    Cùng với việc triển khai gói này, cần phải khẩn trương xem xét, tổng kết bước đầu về gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30 nghìn tỷ đồng để thực hiện có hiệu quả hơn và khả thi hơn, tính đến việc dành nhiều ưu tiên hơn nữa cho xây nhà ở xã hội cho người lao động thuê vì họ không có khả năng mua.
    Theo Đoàn Trần
    Last edited: 08/04/2014
    vitco72 đã loan bài này
  9. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Chuẩn bị kích cầu giống 2009
    hbtsd thích bài này.
  10. Thu Lan

    Thu Lan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    1.235
    Phải mua thêm SAM thôi
    vitco72hbtsd thích bài này.

Chia sẻ trang này