Xu hướng thị trường trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5/2014

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vitco72, 05/04/2014.

5120 người đang online, trong đó có 512 thành viên. 18:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23943 lượt đọc và 236 bài trả lời
  1. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    ITA giữ tới đầu tháng 5 xem có x 2 TK không
    Thanh Tra, Dua Hau, hbtsd2 người khác thích bài này.
  2. Thu Lan

    Thu Lan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    1.235
    Thês còn SAM có x 2 TK không bác ?
    Thanh Tra, Dua Hauvitco72 thích bài này.
  3. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Nếu thương vụ trao tay của 2 anh lớn xong thì có khi x 3 TK
    Thanh Tra, Dua Hau, Thu Lan1 người khác thích bài này.
    vitco72 đã loan bài này
  4. HongHoa88

    HongHoa88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/02/2014
    Đã được thích:
    4.023
    NHưng chờ lâu quá, ôm gần 2 tháng mà vẫn thế. Nhẫn thêm tý nũa vậy
    vitco72 thích bài này.
  5. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Góc nhìn chuyên gia tuần tới: Chờ quyết định nới room
    (ĐTCK) Thị trường tiếp tục có những phiên giảm sốc tuần qua do áp lực margin. Trong tuần tới, thông tin được cả thị trường chờ đợi là khả năng nới room cho nhà đầu tư nước ngoài và các chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ. Trong cuộc trao đổi bàn tròn vớinhà báo Hải Vân, các chuyên gia cho rằng, các yếu tố sẽ có tác động tích cực trong dài hạn.
    Nhiều dự đoán về khả năng ký nới room sẽ được thực hiện trong thời gian gần, quý II và có thể trong tháng 4. Việc nới room chính thức sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường?
    Ông Trần Hoàng Sơn,Giám đốc Chiến lược CTCK MB (MBS)

    Về cơ bản, các lần thông tin nới room xuất hiện ở dạng thông tin chưa chính thống gần như đã phản ứng vào diễn biến giao dịch thị trường, do đó, yếu tố này khó có thể ảnh hưởng mạnh lên thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn thì đây vẫn là yếu tố khá tích cực, thể hiện ở một số yếu tố như:

    Thứ nhất, tạo đông lực mới cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ liên tục ra những chỉ đạo mạnh mẽ về đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt. Trong đó, việc nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài và hạ mức trần cổ phần do Nhà nước nắm giữ trong doanh nghiệp cổ phần hóa là một trong những chủ trương lớn của Chính phủ.

    Đây là sự thay đổi quan điểm tư duy quản lý mới của Chính phủ khi chủ động mời gọi góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào và cho phép họ sở hữu tỷ trọng cao tại một số doanh nghiệp nhà nước và một số lĩnh vực nhất định. Song điều đó sẽ tạo nhân tố mới và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp, qua đó đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam.

    Thứ hai, nhiều công ty mà các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia đầu tư đã hết room.Do đó, quy định mới sẽ tạo điều kiện đề dòng tiền ngoại tiếp tục chảy vào các mã cổ phiếu này, qua đó chảy vào TTCK Việt Nam, cải thiện thanh khoản cho thị trường.

    Thứ ba, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhìn nhận tiến trình cải cách của thị trường tài chính Việt Nam vẫn đang được tiếp tục tiến hành theo hướng thông thoáng và tạo điều kiện nhiều hơn cho các nhà đầu tư và do đó, niềm tin của họ vào TTCK Việt Nam sẽ tăng lên.

    Ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng Phân tích CTCK BIDV (BSC)

    Đây là chính sách mà nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vẫn rất mong đợi. Các cổ phiếu ưa thích của khối ngoại luôn trong tình trạng hết room hoặc gần hết room. Các quỹ đầu tư khách hàng của BSC cũng đang rất kỳ vọng Thông tư 55 sẽ được ban hành và có thể mua các mã cổ phiếu nói trên.

    Hiện tại, có hơn 30 mã cổ phiếu hết room, phần lớn là các bluechips. Nếu chính sách nới room được thông qua, thì lượng cầu cả nhà đầu tư nội và nhà đầu tư nước ngoài sẽ tập trung vào nhóm này. Với trọng số lớn trong VN-Index sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến điểm số chung và tâm lý của nhà đầu tư.

    Không chỉ có nhóm bluechips hết room nhận được sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài, chính sách nới room được thông qua còn sẽ rộng cửa cho các nhà đầu tư tham gia mua với tỷ lệ lớn tại các doanh nghiệp niêm yết, thúc đẩy thêm nhiều giao dịch M&A.

    Ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Phân tích CTCK MayBank KimEng

    Theo tôi, thông tin nới room không tác động nhiều đến thị trường lúc này, có chăng chỉ giúp thị trường vào giai đoạn tích lũy nhanh hơn và xu hướng giảm giá sẽ không quá mạnh. Bởi vì, thông tin này đã xuất hiện từ năm ngoái và đã phản ánh nhiều lần vào giá, thậm chí không nói đến việc thông tin tích cực cứ “xào đi xào lại” sẽ có thể gây tác dụng ngược. Trừ trường hợp thông tin này tốt vượt dự báo, ví dụ như dự báo room ngoại chỉ được mở 60%, nhưng thực tế đến 90%, thậm chí là 100% chẳng hạn, thì mới có tác động mạnh.

    Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK MSBS

    Đây chính là 1 trong những thông tin tốt hỗ trợ thị trường trong giai đoạn hiện nay. Do xét trên phương diện phân tích kỹ thuật, thì chỉ số VN-Index dường như đang kết thúc sóng 2 điều chỉnh lớn và đang dần bước vào sóng 3 (Elliot) lớn tăng điểm và thông tin tốt kể trên sẽ là yếu tố xúc tác hỗ trợ cho thị trường trong các tuần giao dịch tới.

    Hơn nữa, tháng 4 và các tuần đầu tiên của tháng 5 thường thuận lợi cho TTCK và tôi tin rằng, thị trường đang trong giai đoạn uptrend và với ngưỡng 630 điểm trước sau gì thì chỉ số VN-Index cũng sẽ vươn tới.

    Ông Ngô Thế Hiển, Phó trưởng phòng Phân tích CTCK SHS

    Tôi cho rằng, nếu được ban hành thì tác động tích cực của thông tin này tới TTCK sẽ mang tính trung dài hạn nhiều hơn là trong ngắn hạn, bởi các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập tới vấn đề này trong một thời gian dài.

    Bà Nguyễn Ngọc Lan, Phó phòng Môi giới và dịch vụ, CTCK Agriseco

    Trong thời gian vừa qua, nhiều thông tin đồn đoán về khả năng ký nới room cho nhà đầu tư ngoại, nhưng đến nay chưa có thông tin chính thức nào xác nhận. Theo tôi, nếu trong tháng 4 hoặc quý II, việc quyết định này được ký chính thức sẽ tác động mạnh tới thị trường, nhưng tác động này chỉ mang tính ngắn hạn.

    Trong tuần qua, thị trường ít nhiều chịu sức ép margin và trên thực tế, đã có những phiên đảo chiều mạnh. Ông/bà đánh giá thế nào về mức độ sử dụng margin của các nhà đầu tư trên thị trường?

    Ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng Phân tích CTCK BIDV (BSC)

    Trong suốt giai đoạn tăng nóng từ đầu năm đến giữa tháng 3/2014, bên cạnh lượng tiền mới đổ vào thị trường, thì tổng số dư margin tại các công ty chứng khoán không ngừng tăng. Dòng tiền mạnh đó kết hợp với nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy thị trường tăng điểm rất nhanh với thanh khoản rất lớn.

    Tháng 3/2014, nhà đầu tư nước ngoài quay sang bán ròng gần như trọng vẹn cả tháng 2.100 tỷ đồng đã gây áp lực cho nhà đầu tư trong nước. Tuần cuối tháng 3/2014, thị trường chứng kiến những phiên đảo chiểu rất nhanh và mạnh mẽ.

    Chúng tôi cũng cho rằng, số dư margin lớn, khi thị trường đảo chiều, áp lực hạ nhanh dòn bẩy và chốt lãi đã gây ra sự sụt giảm điểm nhanh và mạnh tại các mã đã tăng nóng trong tuần cuối tháng 3 và những ngày đầu tháng 4.

    TTCK vẫn đang thu hút thêm dòng tiền do các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản, tiền gửi đang giảm tính hấp dẫn so với chứng khoán. Triển vọng trung hạn của TTCK vẫn rất tốt và với mặt bằng lãi suất thấp, cùng quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán đã tốt hơn giai đoạn trước, margin không phải là rủi ro lớn với TTCK. Trong năm 2014, tôi vẫn cho rằng, nhà đầu tư cùng với việc tiếp tục đổ thêm tiền mới, sẽ tiếp tục sử dụng margin lớn hơn.

    Ngô Thế Hiển, Phó trưởng phòng Phân tich CTCK SHS

    Với việc thị trường có những phiên điều chỉnh giảm mạnh trong 2 tuần gần đây, nhiều nhà đầu tư sử dụng margin cao đã phải chịu sức ép bán ra cổ phiếu để giảm tỷ lệ này về mức an toàn và đây cũng là điều mà chúng tôi đã có khuyến nghị trong các bản tin thị trường của SHS.


    Chính phủ đang chỉ đạo yêu cầu các bộ ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn vốn và thúc đẩy tín dụng ngay trong quý II. Thông tin này tác động đến TTCK?

    Ông Trần Hoàng Sơn,Giám đốc Chiến lược CTCK MB (MBS)

    Sau 3 tháng, tín dụng tăng trưởng 0,01% và nhiều ngân hàng cho biết, tình hình cho vay còn hết sức khó khăn. Theo số liệu của Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), tăng trưởng tín dụng tháng 3 đã đạt 1,35%, trong khi 2 tháng trước, tăng trưởng tín dụng âm 1,66% so với cuối năm 2013.

    Điều đó cho thấy, lượng tiền lớn đang ứ đọng tại hệ thống ngân hàng khi tín dụng tăng thấp, các ngân hàng đã tăng cường đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Tính từ đầu năm, hệ thông ngân hàng đã đầu tư mua 83% lượng trái phiếu chính phủ phát hành mới. Trong đó, nhiều ngân hàng cho biết, khả năng bơm vốn cho doanh nghiệp vẫn rất khó khăn khi sức hấp thụ vốn của khối này thấp, nhiều doanh nghiệp có bức tranh tài chính yếu kém, không đủ điều kiện vay. Do đó, tôi cho rằng, tác động của chính sách tháo gỡ khó khăn có thể có độ trễ nhất định, chưa ảnh hưởng ngay tới nền kinh tế.

    Định hướng điều hành của Chính phủ cho thấy, mức độ tập trung hơn vào các giải pháp kích thích tăng trưởng, mặc dù kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là ưu tiên. Chính sách tài khóa có khả năng được nới lỏng hơn, tuy nhiên mức độ sẽ không cao do thâm hụt ngân sách đang khá căng thẳng. Nhiều khả năng, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến của lạm phát nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, công cụ lãi suất dường như không mang lại nhiều hiệu quả trong thời gian vừa qua. Chứng khoán sẽ được hưởng lợi từ xu hướng giảm lãi suất khiến dòng vốn rẻ đổ vào TTCK.

    Ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Phân tích CTCK MayBank KimEng

    TTCK dĩ nhiên được hưởng lợi, đặc biệt kinh tế phục hồi thì TTCK càng có cơ sở để tăng trưởng ổn định và bền vững. Tuy nhiên, những thông tin này tác động mang tính chất trung và dài hạn nhiều hơn với sự dịch chuyển của các dòng tiền lớn vào thị trường mất nhiều thời gian hơn. Đồng thời, hiệu quả của các chính sách cũng cần thời gian để “ngấm”, nên trong ngắn hạn, thị trường vừa trải qua đợt bán ròng của hầu hết các nhà đầu tư lớn như khối ngoại, tự doanh…, thì dòng vốn sẽ mất một khoảng thời gian để quay lại thị trường.

    Bởi thế, dự báo trong ngắn hạn khoảng 1 tháng, thông tin này chưa tác động mạnh giúp thị trường tăng mạnh được, nhất là sau 6 tháng “phi” không ngừng nghỉ. Việc thị trường nghỉ ngơi để vươn lên tầm cao mới sẽ vững hơn việc một cỗ máy hoạt động liên tục hết công suất sẽ trở nên quá tải, gây ra bất ổn và có thể gây ra “tai nạn”.

    Bà Nguyễn Ngọc Lan, Phó phòng Môi giới và dịch vụ, CTCK Agriseco

    Việc Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn vốn và thúc đẩy tín dụng trong quý II không còn là thông tin mới. Tuy nhiên, với từng bước nới rộng tín dụng, hạ lãi suất sẽ là động lực cho thị trường tăng trưởng dài hạn.

    Ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng Phân tích CTCK BIDV (BSC)

    Vĩ mô ổn định đang tạo điều kiện cho nhà hoạch định rộng tay thực thi các chính sách hỗ trợ kinh tế. Tiếp theo sau động thái Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất huy động từ 7%/năm xuống 6%/năm trong tháng 3, kỳ vọng các chính sách về lĩnh vực xây dựng, bất động sản, các chính sách hỗ trợ lĩnh vực cụ thể được ban hành trong tháng 4 sẽ hỗ trợ cho thị trường xác lập mặt bằng giá quanh 570 điểm và tăng trở lại vào nửa cuối tháng 4.


    Ông/bà nhận định thế nào về xu hướng thị trường của tuần tới?

    Ông Trần Hoàng Sơn,Giám đốc Chiến lược CTCK MB (MBS)

    Tôi cho rằng, trend tăng ngắn hạn đã bị gãy, thị trường vừa tạo được một đáy ngắn hạn tại 574,4 điểm và nhiều cổ phiếu đang trong xu hướng tạo lập lại mặt bằng giá. Do đó, diễn biến chính trong tuần này, khả năng giảm mạnh là thấp và xu hướng thị trường sẽ dao động sideway trong vùng 590 +/- 10 điểm với các phiên tăng/giảm đan xen.

    Mặc dù xu hướng giảm ngắn hạn đã hình thành, nhưng khả năng giảm nhanh là khó, mà nghiêng về xu hướng lình xình đi ngang trong xu hướng giảm với thời gian kéo dài từ 2 tuần đến 1 tháng. Mức độ phân hóa giữa các lớp cổ phiếu sẽ diễn ra khá mạnh trong thời điểm này.

    Về cơ bản, tôi cho rằng, VN-Index đã phá vỡ kênh tăng giá ngắn hạn và đang trong đợt hồi phục kỹ thuật sau 3 phiên giảm sâu. Trong đó, mẫu hình VN-Index hiện tại đang tạo ra một vai bên phải của mẫu hình có dạng Head And Shoulder với kháng cự mạnh tương ứng đỉnh vai phải tương ứng ngưỡng Fibonacci 598.43. Do đó, nếu không vượt được đỉnh vai phải tại mốc kháng cự này, cùng với khối lượng giao dịch tiếp tục co hẹp (cho thấy dòng tiền chưa quay lại) thì khả năng xu hướng giảm ngắn hạn sẽ tiếp diễn.

    Ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng Phân tích CTCK BIDV (BSC)

    Cuối tháng 3, thị trường điều chỉnh và đây cũng là quá trình kiểm định các yếu tố cơ bản sau một chu kỳ tăng điểm kéo dài suốt 3 tháng qua. Trong bất kỳ một chu kỳ tăng giá kéo dài từ 3 - 5 tháng luôn các nhịp điều chỉnh từ 2 - 4 tuần. Quá trình điều chỉnh này là rất cần thiết cho một chu kỳ tăng trưởng giá lành mạnh. Với một nền tảng vĩ mô và doanh nghiệp vẫn đang dần cải thiện khiến cho việc thị trường điều chỉnh sâu là không lớn.

    Tuần trước, thị trường đã có những phiên giảm điểm mạnh trong phiên và thanh khoản vẫn duy trì ở mặt bằng thấp hơn khá nhiều so với tháng 3. Sức ép lớn nhất trong thời gian qua tới từ khối ngoại bán ròng và số dư margin. Theo đánh giá của chúng tôi, sau tuần vừa qua, khi khối ngoại quay lại mua ròng và áp lực margin đã được giải tỏa phần nào.

    Tuần tới, chúng tôi cho rằng, TTCK sẽ có những phiên phục hồi dần với thanh khoản thấp trong sự thận trọng của nhà đầu tư.

    Ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Phân tích CTCK MayBank KimEng

    Theo tôi thị trường đã vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn sau hơn 6 tháng tăng điểm (từ tháng 9/2013). Đây có thể là một đợt điều chỉnh đúng nghĩa chứ không phải chỉ đơn thuần điều chỉnh 1-2 phiên như hơn 6 tháng qua.

    Kể từ ngày 25/3 đến nay, thị trường vẫn trong một xu hướng giảm điểm với mức giảm của VN-Index có lúc hơn 30 điểm (hơn 5%), HNX-Index còn tệ hơn khi có lúc giảm về tận 84 điểm từ mức cao 93 điểm (giảm gần 10%).

    Bởi thế, tuần tới, thị trường có thể có sự phục hồi nhất định, nhưng tạm thời vẫn chưa ra khỏi đợt điều chỉnh giảm lần này. Do đó, đối với các nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn, sử dụng margin cao sẽ gặp rủi ro rất lớn nếu vẫn còn giữ hàng. Mặc dù theo tôi, nhiều mã trong nhóm penny thuộc dòng bất động sản, chứng khoán… vẫn mạnh và đi ngược thị trường, nhưng trong khi thị trường đang điều chỉnh, thì để kinh doanh ngược xu hướng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh hơn mức bình thường.

    Bà Nguyễn Ngọc Lan, Phó phòng Môi giới và dịch vụ, CTCK Agriseco

    Trong tuần vừa rồi, sau khi chỉ số phục hồi lên vùng 600 điểm, đã tiếp tục giảm mạnh về vùng hỗ trợ quanh 570 điểm, như vậy, sau 2 tuần liên tiếp, chỉ số đã có mức điều chỉnh tương đối mạnh. Tuy nhiên, điểm tích cực nhất trong tuần là sự quay trở lại mua ròng của khối ngoại.

    Mặc dù hai ngày cuối tuần, chỉ số VN-Index có sự phục hồi tích cực, tuy nhiên, chúng tôi đánh giá sự phục hồi này chỉ mang tính kỹ thuật do khối lượng thanh khoản sụt giảm mạnh và sự tăng điểm của thị trường chủ yếu do các mã cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm mạnh.

    Tôi dự báo, thị trường trong tuần tới nhiều khả năng kiểm lại vùng 590 - 595 và điều chỉnh giảm trở lại vùng 575 - 580 điểm. Như vậy, thị trường sẽ đi trong kênh từ 575 - 595 điểm. Đối với sàn Hà Nội, HN-Index đi trong vùng 85 - 90 điểm. Như vậy, thị trường sẽ có xu hướng giảm ngắn hạn.

    Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK MSBS

    Chỉ số VN-Index đã chạm mốc hỗ trợ thấp 574 tuần qua với lực cầu bắt đáy quyết liệt, phản ánh việc thị trường sẽ không giảm sâu nữa và sẽ biến động đi nganh trong khoảng 585 - 595 trong tuần tới.

    Ông Ngô Thế Hiển, Phó trưởng phòng Phân tích CTCK SHS

    Trong tuần giao dịch tới, tôi nghiêng về khả năng thị trường sẽ tiếp tục nằm trong quá trình điều chỉnh, tích lũy sau một thời gian dài tăng điểm từ đầu năm 2014.

    Về mặt chỉ số, VN-Index sẽ có cơ hội kiểm định lại vùng kháng cự quanh mốc 600 điểm, còn HNX-Index là quanh mốc 90 điểm.

    Câu hỏi quen thuộc của tuần, theo các ông/bà, đâu là cổ phiếu đáng quan tâm trong tuần tới?

    Ông Trần Hoàng Sơn,Giám đốc Chiến lược CTCK MB (MBS)

    Tôi cho rằng trong giai đoạn thị trường điều chỉnh và phân hóa, nhóm cổ phiếu bluechips và midcap cơ bản tốt là nhóm sẽ thu hút được dòng tiền của thị trường. Đây là những cổ phiếu có nền tảng kinh doanh ổn định, có khả năng tăng trưởng cùng với kết quả kinh doanh quý I có thể có những diễn biến tích cực cũng như thông tin về chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao.

    Các cổ phiếu tôi quan sát trong đợt này gồm PVD, REE, HPG, GAS, PVS, HUT… Một cổ phiếu thị trường có khả năng bật tăng mạnh trong năm nay nhờ tái cơ cấu mạnh trong các mảng hoạt động kinh doanh với kỳ vọng kết quả kinh doanh khá khả quan đó là DLG với dự kiến doanh thu khoảng 1.100 tỷ đồng, tổng lợi nhuận dự báo khoảng 100 tỷ đồng, chủ yếu từ các mảng core của công ty như gỗ, cao su, khoáng sản và doanh thu xây lắp, xây dựng cầu đường.

    Ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng Phân tích CTCK BIDV (BSC)

    Xét về quy mô vốn hóa, TTCK sẽ có cơ hội từ sự phục hồi của các cổ phiếu midcap và cầu bắt đáy của các bluechip có kết quả kinh doanh tốt quý I/2014, có tin hỗ trợ từ kế hoạch kinh doanh năm 2014 và chính sách cổ tức 2014.

    Xét về nhà đầu tư nước ngoài, nhóm cổ phiếu hết room, nhóm cổ phiếu ưa thích của nhà đầu tư nước ngoài vẫn cần quan tâm do thị trường vẫn chờ đợi Thông tư 55.

    Nhóm ngành có tính chất phòng thủ cao như điện, dược, hàng tiêu dùng.

    Một số nhóm ngành rủi ro cao hơn, nhưng đang có nhiều chính sách theo hướng hỗ trợ như bất động sản, xây dựng, vật liệu. Ngoài ra, nhóm ngành thủy sản và dệt may cũng rất đáng lưu ý do quý I/2014 đã có đột biến trong xuất khẩu. Ngành ngân hàng cũng sẽ gián tiếp được hưởng lợi từ sự phục hồi của các doanh nghiệp và các nhóm ngành lớn nêu trên.

    Do vậy, nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn và mua tích lũy các nhóm cổ phiếu và nhóm ngành nói trên đầu tư trong quý II/2014.

    Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK MSBS

    Với lực cầu mạnh rõ nét chảy vào nhóm cổ phiếu bluechips xuất hiện ở phiên cuối tuần qua, thì trong tuần 7/4 - 11/4 sẽ là tuần tăng điểm của nhóm cổ phiếu bluechips và chính các cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ là lực đỡ cho thị trường tạo nền tảng vững chắc để đi lên trong thời gian tới. Tâm điểm của tuần tới sẽ là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, những cổ phiếu đầu ngành với động thái giải ngân mạnh từ khối nội, tự doanh cũng như từ khối ngoại.

    Ông Ngô Thế Hiển, Phó trưởng phòng Phân tích CTCK SHS

    Chúng tôi cho rằng, ở giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư nên quan tâm nhiều tới các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, dự báo có kết quả kinh doanh quý I tích cực và có triển vọng trong năm 2014.

    Bà Nguyễn Ngọc Lan, Phó phòng Môi giới và dịch vụ, CTCK Agriseco

    Trong thời gian tới, những thông tin về lợi nhuận, cổ tức của các doanh nghiệp sẽ dần công bố, nên theo tôi, nhà đầu tư chỉ nên quan tâm tới những nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, tỷ lệ chia thưởng cổ tức cao, đặc biệt nhóm cổ phiếu bluechip.

    ----------------------------------------

    “Thông tin nới room không tác động nhiều đến thị trường lúc này, có chăng chỉ giúp thị trường vào giai đoạn tích lũy nhanh hơn và xu hướng giảm giá sẽ không quá mạnh” - ông Phan Dũng Khánh.


    ----------------------------------------

    “Trong tuần giao dịch tới, tôi nghiêng về khả năng thị trường sẽ tiếp tục nằm trong quá trình điều chỉnh, tích lũy sau một thời gian dài tăng điểm từ đầu năm 2014” - ông Ngô Thế Hiển.


    ---------------------------------------

    “Tôi cho rằng, trend tăng ngắn hạn đã bị gãy, thị trường vừa tạo được một đáy ngắn hạn tại 574,4 điểm và nhiều cổ phiếu đang trong xu hướng tạo lập lại mặt bằng giá” - ông Trần Hoàng Sơn.
    ----------------------------------------


    “Triển vọng trung hạn của TTCK vẫn rất tốt và với mặt bằng lãi suất thấp, cùng quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán đã tốt hơn giai đoạn trước, margin không phải là rủi ro lớn với TTCK” - ông Trần Thăng Long.

    --------------------------------------------

    “Tháng 4 và các tuần đầu tiên của tháng 5 thường thuận lợi cho TTCK và tôi tin rằng, thị trường đang trong giai đoạn uptrend và với ngưỡng 630 điểm trước sau gì thì chỉ số VN-Index cũng sẽ vươn tới” - ông Lê Đức Khánh.

    --------------------------------
    Thanh Tra, Dua HauThu Lan thích bài này.
    vitco72 đã loan bài này
  6. Desertfox2012

    Desertfox2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2012
    Đã được thích:
    608
    trong quý 1 năm nay đọt biến và 2014 múc dòng ck là ngon nhất
    vitco72 thích bài này.
  7. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Dòng CK hiện nay theo mình đánh giá ngoài 04 mã có tiềm năng và giá trị nội tại là HCM, SSI, BVS và VND, thì còn lại đều tăng vượt quá kỳ vọng rồi đấy
    Thanh Tra, Dua HauThu Lan thích bài này.
  8. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    Nhà đầu tư hay mắc phải là ôm cổ phiếu đang giảm vài tháng vẫn cố thủ nhưng chỉ cần nhú tăng một chút là bán ngay
    Thanh Tra, Dua HauThu Lan thích bài này.
  9. ngustock

    ngustock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    7.419
    Nói như bác tôi rất phục, nhưng bác xem dùm tôi e DPM, cổ đáp ứng mọi yêu cầu của bác, lại có tin hỗ trợ vậy mà khi tt xanh thì e nó đỏ quạnh, đau lòng con cuốc cuốc quá bác ơi...=))
    Thu Lanvitco72 thích bài này.
  10. vitco72

    vitco72 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    9.430
    DPM dù bị tây bán rất mạnh đợt này nhưng cầu trong nước vẫn miệt mài mua, em thấy sắp tăng khá đấy
    Thanh Tra, Dua HauThu Lan thích bài này.

Chia sẻ trang này