Xu hướng TT thời gian tới.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SongXanh61, 19/05/2012.

6978 người đang online, trong đó có 781 thành viên. 16:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43741 lượt đọc và 990 bài trả lời
  1. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    Thị trường sẽ ra sao trước áp lực bán ròng của khối ngoại?
    Thanh khoản hiện nay sụt giảm, chỉ cần khối ngoại bán ròng 3-4 phiên đã tạo áp lực đáng kể, đặc biệt lại tập trung vào 10-15 bluechips trên sàn tạo tâm lý tiêu cực trên toàn thị trường.

    Hàng loạt tin tốt được công bố song thị trường chưa thể bứt phá do lo ngại việc cơ cấu danh mục của các quỹ ETF sẽ tạo áp lực thoái vốn ngắn hạn cho khối ngoại. Đánh giá việc này sẽ tác động thế nào đến thị trường, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia tại CTCK Dầu khí (PSI), CTCK Maritimebank (MSBS) và CTCP Đầu tư Việt Nam (IVS).

    Ông Đào Hồng Dương – Chuyên viên phân tích PSI

    Ông Đào Hồng Dương

    Nhìn lại thời gian vừa qua áp lực bán từ phía NĐT nước ngoài trên sàn tương đối lớn, bình quân khối ngoại bán 3 triệu cổ phiếu/phiên và kéo dài liên tiếp trong 7 phiên vừa qua, việc này là tác nhân quan trọng tác động đến thị trường trong bối cảnh thị trường sụt giảm thanh khoản như hiện tại.

    Đối với các cổ phiếu được nâng tỷ trọng trong danh mục như PVX hay VCG trong 3 phiên vừa qua mặc dù khối ngoại mua ròng nhưng áp lực bán rất lớn, KLGD tăng lên do lực bán tăng chứ không hẳn do tiền vào nhiều.

    Trước đó, trong nửa đầu tháng 5, khối ngoại cũng đã có động thái bán ròng 5-7 phiên liên tiếp tạo áp lực giảm trên thị trường và nay điều đó lại xảy ra trong tháng 6. Chúng ta đã biết động thái một số quỹ ETF loại bỏ hàng loạt cổ phiếu ra khỏi danh mục cho thấy áp lực rút vốn ngắn hạn trên TTCK Việt Nam của khối ngoại là có.

    Thống kê luồng tiền từ nhóm NĐT nước ngoài và các quỹ trong 1 tháng gần đây cho thấy tổng lượng tiền rút ra khỏi TTCK Việt Nam là khoảng hơn 40 triệu đô, tương đương khoảng 800 tỷ đồng. Nếu thời gian trước KLGD trên sàn HoSe đạt 70-80 triệu cp/phiên, việc bán ròng của khối ngoại không ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Nhưng nay thanh khoản sụt giảm, chỉ cần khối ngoại bán ròng 3-4 phiên đã tạo áp lực đáng kể, đặc biệt lại tập trung vào 10-15 bluechips trên sàn tạo tâm lý tiêu cực trên toàn thị trường.

    Dường như thông tin vĩ mô của Việt Nam đang tốt hơn, động thái hạ lãi suất của NHNN, S&P cũng nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, tại sao khối ngoại lại chọn thời điểm này để thoái vốn?

    Chúng ta nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh khối ngoại thoái vốn ngắn hạn. Một số ý kiến cho rằng việc thoái vốn không chỉ diễn ra ở riêng Việt Nam mà trên diện rộng tại các thị trường mới nổi và khối Đông Nam Á. Tác động này một phần do ảnh hưởng xấu từ phía Châu Âu, đặc biệt vừa qua Tây Ban Nha phải xin gói cứu trợ, điều này tạo áp lực rút vốn cho các quỹ khi sắp đến thời điểm chốt NAV quý 2.

    Bên cạnh đó, giá dầu thô sụt giảm cho thấy góc nhìn tiêu cực của NĐT đối với tăng trưởng kinh tế toán cầu, chứ không hẳn như NĐT Việt Nam chỉ nhìn dưới góc độ giá xăng giảm.

    Ở khía cạnh trong nước, thời điểm hiện tại nền kinh tế vĩ mô đã có những bình ổn nhất định, lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, từ 18% năm 2011 xuống khoảng 8% (lạm phát yOy). Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề khác sau đó. Hơn nữa, từ đầu năm đến nay thị trường tăng mạnh, một số quỹ tranh thủ chốt lời và đó có thể là nguyên nhân tác động đến thị trường thời điểm này.

    Ông Lê Đức Khánh – Trưởng phòng Tư vấn đầu tư MSBS
    Ông Lê Đức Khánh

    Tôi nhận định Thị trường chưa thể bứt phá mạnh do dòng tiền thông minh đang chỉ tập chung vào những cổ phiếu tốt, cơ bản cũng như là cổ phiếu đang được mua vào thuộc danh mục của ETF (ví dụ : PVX, VCG…). Thị trường hiện nay đang tích lũy và có những dấu hiệu tích cực về chỉ số cũng như là KLGD.

    Việc khối ngoại thoái vốn ở một số cổ phiếu và sẽ lại mua vào một số cổ phiếu khác – Dòng tiền vẫn tiếp tục luân chuyển. Do vậy theo tôi, tác động của việc khối ngoại bán ròng đến thị trường là không lớn. Quan trọng là đầu tư cổ phiếu tiềm năng gì ở giai đoạn này.

    Ông Lê Tuấn Hưng - Chuyên viên phân tích đầu tư IVS

    Việc thay đổi cơ cấu danh mục của quỹ ETFs tạo áp lực cung lớn trên thị trường khi danh mục nắm giữ của khối NĐT nước ngoài chủ yếu là các blue-chips qua đó nó có ảnh hưởng lớn đến chỉ số thị trường vì vậy hoạt động cơ cấu danh mục của khối nước ngoài, sẽ là tác nhân lớn khiến thị trường chịu áp lực bán trong ngắn hạn.

    Tuy nhiên mới đây S&P nâng hạn mức tín nhiệm từ tiêu cực lên ổn định đối với kinh tế Việt Nam là một tín hiệu tích cực cho thị trường Việt Nam trong dài hạn.

    Đặc biệt trong bối cảnh nhiều quốc gia bị hạ định mức tín nhiệm, thì những thay đổi tích cực trong kinh tế vĩ mô ở Việt Nam sẽ góp phần thu hút thêm được sự quan tâm của dòng vốn ngoại.

    Chúng tôi cho rằng động thái bán ra của khối này chủ yếu nhằm hiện thực hóa lợi nhuận hơn là gắn liền với việc rút vốn ra khỏi thị trường Việt Nam.

    Phương Mai

    Theo TTVN
  2. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    TK tiếp tục sụt giảm trên cả 2 sàn, phiên tăng phiên giảm đan xen. Với TT CPI Hà Nội âm, giá xăng có thể hạ thời gian tới trước áp lực của dư luận.

    Liệu TT đã tích lũy đủ để bước vào sóng tăng trưởng mới? Quả là khó đoán, khi KQKD quý 2 của các DN được dự đoán không mấy sáng sủa, dòng tiền vào TT vẫn rất yếu, các mã trụ vẫn được đỡ để tránh bán tháo. TT luôn đúng, thận trọng quan sát để không bỏ lỡ cơ hội và cũng không vào quá sớm để tránh thiệt hại khi TT tiếp tục suy giảm.
  3. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    TTCK Mỹ và Âu Châu có phiên tăng điểm tốt, TTVN có theo sau và luôn phụ thuộc?
  4. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    TT sẽ tăng bền vững khi các TT đang ủng hộ, vấn đề là các nhà tạo lập phải thu hút được niềm tin và dòng tiền vào TT. Khi đó DN hưởng lợi vì huy động được nguồn vốn giá rẻ, không có áp lực trả lãi, giảm tải cho hệ thống ngân hàng, DN khỏe thì nền kinh tế khỏe. Vấn đề là phải minh bạch TT, các chính sách ưu đãi NDT, cùng chờ đợi....
  5. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
  6. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    Giới quan sát quốc tế nói gì về việc hạ lãi suất của Việt Nam?
    AN HUY

    30/06/2012 12:53 (GMT+7)
    picture Đợt cắt giảm lãi suất này được công bố sau khi thống kê cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng 4,38%.
    E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
    Ý kiến (0)
    Giới chuyên gia quốc tế cho rằng, với lạm phát và tăng trưởng kinh tế cùng giảm tốc, thì đợt hạ lãi suất thứ 5 từ đầu năm của Việt Nam là không ngoài dự báo.

    Ngày 29/6, Ngân hàng Nhà nước công bố các lãi suất điều hành tiếp tục giảm thêm 1%/năm, là lần cắt giảm thứ 5 liên tiếp kể từ đầu năm. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn là 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 8%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 11%/năm. Các mức lãi suất mới này có hiệu lực từ ngày 1/7 tới.

    Đợt cắt giảm lãi suất này được công bố sau khi thống kê cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng 4,38%, một mức tăng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê là “đạt mức thấp”. Trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 8,9% trong tháng 5 và mức đỉnh 23% vào tháng 8 năm ngoái.

    Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố giảm lãi suất, ngân hàng HSBC đã ra một báo cáo ngắn cho rằng, lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm là động lực cho đợt cắt giảm lãi suất mới này.

    “Trong lần cắt giảm lãi suất cách đây 2 tuần, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẽ không giảm thêm lãi suất. Tuy nhiên, lạm phát giảm tốc và tốc độ tăng trưởng kinh tế dưới 5% trong 6 tháng đầu năm, đã thúc đẩy Ngân hàng Nhà nước giảm thêm lãi suất”, báo cáo của HSBC có đoạn viết.

    Một số chuyên gia khác không ngạc nhiên về việc Việt Nam hạ thêm lãi suất, nhưng lại bất ngờ đôi chút về thời điểm của đợt cắt giảm này. “Mặc dù chúng tôi đã dự báo Việt Nam còn giảm thêm lãi suất, đợt cắt giảm này đến sớm hơn kỳ vọng của chúng tôi”, ông Louis Taylor, Giám đốc điều hành ngân hàng Standard Chartered ở Việt Nam, Lào và Campuchia, nhận xét với hãng tin tài chính Bloomberg.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng GDP của Việt Nam đi xuống, “thì chúng tôi cũng cảm thấy bớt ngạc nhiên hơn về lần hạ lãi suất này”, ông Taylor cho biết thêm. Cũng theo ông Taylor, với tốc độ lạm phát giảm tốc, thì lãi suất thực tế ở Việt Nam hiện đang được cho là cao hơn so với thời điểm cách đây 3 tháng.

    Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á Sukhy Ubhi của Capital Economics thì cho rằng, đợt cắt giảm lãi suất này của Việt Nam đã cho thấy sự dịch chuyển ưu tiên chính sách. “Lạm phát giảm mạnh trong năm qua và tăng trưởng đi xuống đồng nghĩa với việc ưu tiên đối với các nhà hoạch định chính sách giờ đã dịch chuyển nhiều từ chỗ kiểm soát lạm phát sang hỗ trợ nhu cầu”.

    Đây cũng là cách nhìn nhận của ông Kevin Snowball, Giám đốc điều hành quỹ PXP Vietnam Asset Management. “Chúng tôi cho rằng, Chính phủ Việt Nam đang một lần nữa chứng tỏ quyết tâm sẽ đưa ra bất kỳ giải pháp cần thiết nào để kích thích nền kinh tế”, ông Snowball viết trong một báo cáo mới đây.

    “Đây là động thái phản ứng của Ngân hàng Nhà nước trước mức tăng GDP thấp của quý 2”, ông Alan Phạm, chuyên gia kinh tế trưởng của quỹ VinaCapital, nói với Reuters.

    Một số chuyên gia kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong năm nay. “Chúng tôi kỳ vọng chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ được nới lỏng thêm trong thời gian tới, với mức cắt giảm lãi suất thêm 100 điểm cơ bản từ nay tới cuối năm năm”, ông Ubhi, chuyên gia của Capital Economics, dự báo.

    Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia có cách nhìn nhận khác. Theo ngân hàng HSBC, lạm phát cơ bản của Việt Nam (không tính tới giá lương thực-thực phẩm và năng lượng) vẫn duy trì vững ở mức 7-8%, đồng nghĩa với việc lãi suất OMO có thể sẽ duy trì ở mức 8%/năm.

    “Lãi suất này có thể giảm xuống 7%/năm nếu nhu cầu của thị trường nội địa vẫn chịu sức ép suy giảm. Tuy nhiên, chúng tôi không cho là lãi suất sẽ giảm quá mức này, vì tác dụng của những đợt hạ lãi suất vừa qua sẽ dần được thể hiện rõ trong thời gian từ nay đến quý 4 và có thể làm gia tăng những áp lực lạm phát”, báo cáo của HSBC viết.

    Về tăng trưởng GDP của Việt Nam, HSBC cho rằng, mức tăng 4,7% của quý 2 phản ánh nhu cầu suy giảm mạnh cả ở thị trường trong và ngoài nước. “Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng GDP sẽ tăng tốc. Chúng tôi dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm 2012”.
    Chủ đề liên quan:
  7. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    Nhiều người cho rằng sau khi giá điện tăng là tin xấu cuối cùng đã ra, TT sẽ tăng. Thực sự mềnh không hiểu lắm, chơi CK dễ vậy sao?
  8. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
  9. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
  10. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    TT này vào chút lấy cảm giác cũng được, chứ chưa phải giai đoạn tất tay lại mất công chờ giải cứu mong hòa.

Chia sẻ trang này