Xuống tàu nghỉ chơi chứng.....Theo dõi và nhận định thị trường hàng ngày cho tới khi mua vào được...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tinhailachi, 18/11/2008.

5905 người đang online, trong đó có 908 thành viên. 12:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2129 lượt đọc và 45 bài trả lời
  1. huhu122OO1

    huhu122OO1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Chủ topic rất có bản lĩnh
    Phải biết chấp nhận sự thật ...
  2. xxzezoxx

    xxzezoxx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Đã được thích:
    0
    Bác là 1 chiến binh ngoan cường nhưng cuối cùng cũng phải tạm thời buông súng. Bác bỏ cái tai tờ đi nhé.
  3. khanhbmt83

    khanhbmt83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Đã được thích:
    119
    Chúc bác thanh thản, sáng nay em cũng xuống 50%
  4. tio361

    tio361 Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2.674
    Đáy cũng chuẩn mà ... hì hì... chưa chạm -0.03 ... chưa vào. hì hì ... hôm nay nó mới về -0.0066 thôi.



    Được tio361 sửa chữa / chuyển vào 10:48 ngày 18/11/2008
  5. tungcacday

    tungcacday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Đoàn chuẩn! Thị trường có lên cũng chỉ do chiêu kéo-xả thôi!
  6. lilixinhdep

    lilixinhdep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Anh chủ Top nghỉ chơi Ck chứ đừng nghỉ F319 nhé, ở lại đây chơi với e đi
  7. tinhailachi

    tinhailachi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Anh vẫn vào đây thường xuyên mà em. Chỉ rút tiền ra khỏi TK cho khỏi ngứa tay thôi . Vote em 5* nhé
  8. toperdition

    toperdition Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Nghỉ chơi thôi. Các nguồn cung tương lai bị triệt hết rối. Nước ngoài rút vốn. Dân tính không còn máu mang tiền mua IPO đểu của nhà nước. Nông dân đang bị kiệt quệ vì chính sách ngu. Lấy đâu người có tiền mua chứng nữa
    Xem bài này thì biết
    Qua theo dõi các phiên chất vấn tại QH lần này, có thể thấy lý do mà các vị lãnh đạo ngành và Chính phủ đưa ra giải thích cho quyết định tạm ngưng ký hợp đồng xuất khẩu gạo đúng vào lúc giá gạo thế giới đạt mức cao kỷ lục, tựu chung là: 1) Đảm bảo an ninh lương thực; 2) Chống lạm phát. Ta hãy thử xem xét mức độ xác đáng của hai lý do này.

    Một độc giả Tuần Việt Nam, người từng có nhiều năm công tác trong ngành xuất khẩu gạo nêu ý kiến phản biện.

    An ninh lương thực và kiềm chế lạm phát
    1) Về an ninh lương thực, thì Việt Nam là nước sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới, nên vấn đề an ninh lương thực chắc chắn là ít đáng lo hơn hầu hết các nước khác trên thế giới, nhất là những nước không tự chủ được về lương thực. Cũng như các nước OPEC khó có thể lo lắng thái quá về an ninh năng lượng khi giá dầu mỏ tăng phi mã.
    Hơn nữa, với thời gian gieo trồng đã được rút ngắn chỉ còn 3 tháng cho một vụ lúa, ngoài ra còn có các cây lương thực khác xen canh, thì nguy cơ khủng hoảng lương thực lại càng giảm đi đáng kể.
    Nhà nông và doanh nghiệp không bắt tay được với nhau

    3) Một mặt khác của vấn đề mà ít ai đề cập: việc tạm ngưng ký hợp đồng mới, dù vô tình cũng đã ngầm giúp cho các DN xuất khẩu gạo theo các hợp đồng Chính phủ tránh được khoản lỗ khổng lồ.
    Hàng năm nước ta vẫn tham gia đấu thầu cung cấp gạo cho một số thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia v.v... Hai Tổng công ty lương thực Miền Bắc và Miền Nam được giao nhiệm vụ đấu thầu, sau đó giao chỉ tiêu về cho các công ty thành viên thực hiện. Các hợp đồng này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Đấu thầu từ cuối năm trước, nhưng việc giao gạo kéo dài trong suốt năm sau.
    Thông thường, khi ký những hợp đồng giao sau (future contract) kiểu này, thì để tránh rủi ro, các DN xuất khẩu phải lập tức ký hợp đồng tương tự với các nhà cung ứng trong nước. Coi như tay phải ký với người mua, tay trái ký với người bán, hưởng chênh lệch giá. Nếu các DN ký hợp đồng kỳ hạn với nông dân, như một dạng bao tiêu sản phẩm, thì nông dân sẽ yên tâm sản xuất.

    Ngược lại, DN cũng không phải lo lắng rằng đến kỳ hạn giao hàng thì giá lúa trong nước đột ngột tăng khiến DN thua lỗ. Nghe thì rất hay, tuy nhiên điều đó đã không xảy ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở nước ta. DN cứ ký hợp đồng với nước ngoài, mà không có gì đảm bảo rằng đến kỳ hạn giao hàng sẽ thu gom đủ số lượng với giá hợp lý.
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ?onhà nông? không bắt tay được với ?onhà DN?. Hoặc có bắt tay, nhưng hễ giá nông sản tăng thì ?onhà nông? sẵn sàng phá hợp đồng để bán cho người khác với giá cao hơn, và hễ giá xuống thì lại đến lượt ?onhà DN? quay sang hành tội ?onhà nông?.
    Nhưng có thể lý giải ngắn gọn thế này. Nước ta mới chuyển từ nền kinh tế tiểu nông sang nền kinh tế hàng hóa không lâu, vì thế những giá trị được đề cao trong nền kinh tế thị trường như giữ chữ tín, thực hiện cam kết chẳng hạn, cùng các thiết chế khả dĩ buộc người ta phải giữ chữ tín, chưa thể định hình một cách vững chắc là điều tất yếu.

    Đòi hỏi nông dân và DN thay đổi tư duy, ý thức ngay lập tức là chuyện viển vông, duy ý chí. Cứ từ từ, rồi họ sẽ dần thay đổi - tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

    Ngoài ra, còn có những yếu tố khách quan cũng tham gia gây khó khăn cho việc DN ký hợp đồng với nhà cung ứng. Chẳng hạn, nếu ruộng đất được tích tụ quy mô lớn, thì DN chỉ cần ký hợp đồng trực tiếp với một vài hộ nông dân là đã có một lượng lúa lớn. Ở ta ruộng đất rất manh mún, nên chỉ riêng việc DN ký hợp đồng với hàng trăm ngàn hộ nông dân đã là bất khả thi, chứ chưa nói đến chuyện thực hiện hợp đồng ra sao.
    Giữa nông dân và DN tất nhiên phải sinh ra bộ phận trung gian là các thương lái ?" chỉ họ mới có thể đến từng ruộng lúa của từng hộ gia đình để thu gom rồi cung ứng lại cho các DN. Vai trò của tầng lớp thương lái này là hết sức quan trọng, chứ họ không hề là tầng lớp ăn bám khiến giá gạo bị đẩy lên quá cao do phải qua nhiều tầng nấc trung gian như người ta vẫn quy kết rất sai lầm.

    Chừng nào ruộng đất còn chưa tập trung, chừng đó tầng lớp này còn tồn tại như một tất yếu khách quan. Họ sẽ chỉ biến mất, và tự biến mất chứ không cần ai nhắc khéo, cùng với sự thủ tiêu tình trạng ruộng đất phân chia manh mún. Đó cũng là quy luật kinh tế.
    Như thế DN bất quá chỉ có thể ký hợp đồng với cánh thương lái. Nhưng điều này cũng không khả thi nốt, vì như đã nói ở trên, muốn tránh rủi ro thì thương lái phải ký được hợp đồng kỳ hạn với nông dân, mà nông dân ta thì chưa quen ký tá gì hết, cứ đến mùa tùy tình hình thị trường mà thuận mua vừa bán thôi.

    Ai cũng biết cung cách làm ăn thế này là hết sức rủi ro cho cả mấy ?onhà?, nhưng trình độ phát triển của nền sản xuất nước ta mới ở mức đó thì không thể kỳ vọng cao hơn được.
    Trước kia, giá lương thực trên thế giới tương đối ổn định nên cung cách đó chưa gây hệ quả nghiêm trọng cho các DN. Nhưng thời thế đổi thay, mấy năm nay giá lương thực liên tục tăng, thành ra các DN thực hiện các hợp đồng Chính phủ thường xuyên rơi vào nguy cơ thua lỗ, vì khi họ mua gom gạo để xuất thì giá đã tăng lên khá nhiều so với lúc đấu thầu. Khi giá lương thực trên thế giới tăng đột biến như vừa qua thì tình cảnh của họ càng bi đát.

    Nếu lúc này mà cho mọi DN ký hợp đồng xuất gạo thoải mái, thì nông dân sẽ rất lợi, đất nước sẽ rất lợi, nhưng các DN thuộc 2 Tổng công ty kia càng thua lỗ nặng nề.
    Vì thế, không có gì ngạc nhiên nếu như chính họ, thông qua Hiệp hội lương thực (Chủ tịch Hiệp hội cũng chính là Tổng giám đốc TCT lương thực Miền Nam), tham gia đề xuất hạn chế xuất khẩu gạo, nhằm giữ giá gạo trong nước không tăng quá cao, dĩ nhiên là với lý do ?ođảm bảo an ninh lương thực, kìm hãm lạm phát?.

    Do giá đấu thầu đã chốt, và lại không ký được hợp đồng kỳ hạn với nông dân, nên lẽ tự nhiên là thay vì mong giá gạo thế giới tăng, các DN này chỉ mong sao giá gạo thế giới càng giảm càng tốt, kéo giá gạo trong nước giảm theo, nhờ đó gia tăng lợi nhuận, bất chấp cuộc sống khốn khó của hàng chục triệu nông dân.

    Với tư cách là các DN, họ mong muốn thế không có gì đáng lạ hay đáng trách ?" quy luật kinh tế thị trường buộc họ phải làm thế nếu muốn tồn tại. Đáng trách là những người khác!
  9. JsLivermore

    JsLivermore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay lên điểm mà bác vẫn đi à...
  10. shinshashinko

    shinshashinko Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Đã được thích:
    1.073
    Tio à , tớ cũng ra hết tuần trước rùi

Chia sẻ trang này