Ý chí - Nghị lực vượt khó khăn !!!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi chilee, 25/08/2015.

3987 người đang online, trong đó có 372 thành viên. 16:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 82989 lượt đọc và 441 bài trả lời
  1. annam2

    annam2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Đã được thích:
    1.460
  2. annam2

    annam2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Đã được thích:
    1.460
    Nghèo đói là trường đại học tốt nhất

    “Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi”.


    Câu chuyện về ý chí phấn đấu, vươn lên đầy hoài bão này đã thực sự lay động lòng người. Và hơn hết, đó còn là câu chuyện về đức hy sinh của người mẹ. Đã có rất nhiều website đăng tải lại câu chuyện cảm động mà tiến sĩ An Kim Bằng (Jinpeng An), người Trung Quốc, tốt nghiệp toán học tại Đại học Harvard, kể về người mẹ nghèo của mình.

    Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân tập tễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

    Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.

    Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó.

    Mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.

    Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng, trừ, nhân, chia và phân số, số phần trăm; khi học tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán, Lý, Hoá của bậc trung học phổ thông. Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

    Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày. Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời. Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.

    Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất "Giấy báo nhập học" thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi:

    - Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?

    Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:

    - Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…

    Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn trải thêm bao nhiêu?

    Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: "Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi". Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên.

    Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!

    Hàng xóm kể với tôi, mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to…Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc…Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: "Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…".

    Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ, thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn.

    Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).

    Khi nói, mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn xa xăm ra con đường đất ngoài kia, như thể con đường ấy dẫn tới tận Thiên Tân, tới Bắc Kinh.

    Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước soda) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào.

    Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: "Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa".

    Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tôi đã thành người giỏi tiếng Anh thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.

    Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý. "Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới", tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng!

    Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán, Lý, Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng.

    Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi: "Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?"

    Tôi chả biết nói sao, vội đáp: "Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clinton em cũng chẳng thấy ngượng".

    Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; sau đó công bố huy chương Bạc, cuối cùng, công bố huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: "Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!".

    Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức.

    Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ… Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, cuối cùng tôi đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi. Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt…

    Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. Ngày 12/8, trường Trung học số một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:

    "Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách "Đại từ điển Anh -Trung" để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn 40 km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay.

    Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa.

    Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: 'Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ".

    Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa... Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi".

    Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn…
    traderdoclap thích bài này.
  3. annam2

    annam2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Đã được thích:
    1.460
    Nếu ước mơ đủ lơn, những điều còn lại là chuyện nhỏ
    [​IMG]

    Tôi vẫn thường nhìn cô bé đó từ cửa sổnhà bếp và bật cười. Cô bé trông thật bé nhỏ khi chen chúc giữa một đám con trai trên sân chơi. Trường học nằm đối diện với nhà chúng tôi và tôi thường đứng ởbên cửa sổ, tay bận làm việc nhưng mắt vẫn nhìn đám trẻ đang vui chơi trong giờgiải lao. Một biển học trò, nhưng đối với tôi, cô bé vẫn có thể nhận ra được trong đám trẻ đó.

    Tôi vẫn nhớ bữa đầu tiên tôi thấy cô bé chơi bóng rổ. Thật tuyệt vời khi cô bé chạy vòng quanh các đứa trẻ khác, nhảy lên ném bóng vào trong rổ ngay trên đầu của chúng.

    Những đứa con trai luôn cố cản cô bé nhưng không đứa nào làm được cả.

    Tôi cũng chú ý đến cô bé vào những lần khác, cũng tại chỗ đó, với banh trong tay đang chơi một mình. Cô có thể tập đi tập lại dắt bóng và ném bóng cho đến khi trời tối mịt. Một ngày kia, tôi hỏi cô bé tại sao cô tập luyện nhiều như vậy. Xoay nhanh người, mái tóc đuôi gà nhún nhảy, cô bé nhìn thẳng vào mắt tôi. Không một chút do dự, cô bé nói, "Cháu muốn vào học Đại học. Cha cháu đã không thể vào Đại học được nên ngay từ khi cháu còn bé, cha đã thường nói là muốn sau này cháu phải học đại học… Cách duy nhất cháu có thể vào học được là phải có một học bổng. Cháu thích bóng rổ. Cháu nghĩ rằng nếu cháu chơi bóng giỏi thì cháu sẽ nhận được học bổng vào Đại học. Cháu sẽ chơi bóng rổ cho trường Đại học. Cháu muốn thành xịn nhất. Cha cháu nói với cháu rằng nếu ước mơ thật sự lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ." Sau đó cô bé cười và chạy đi tập tiếp.

    Vậy đó, tôi cũng chào thua cô bé - cô bé đã tự định đoạt số mệnh của mình. Tôi đã theo dõi cô bé suốt những năm đầu của Trung học. Mỗi tuần, cô bé dẫn dắt đội bóng của mình chiến thắng. Thật làthích thú khi xem cô bé chơi.

    Vào một ngày trong năm cuối cùng bậc Trung học, tôi thấy cô bé ngồi trên bãi cỏ, đầu giấu vào trong cánh tay. Tôi bước qua đường và ngồi xuống bãi cỏ cạnh cô bé. Tôi hỏi nhỏ chuyện gì đã xảy ra với cô vậy. "O,À không có gì," câu trả lời thật khẽ. "Cháu quá thấp." Huấn luyện viên nói với cô bé là với chiều cao thấp như vậy côù sẽ chẳng bao giờ chơi cho một đội hạng nhất được - chưa nói đến học bổng - bởi vậy cô nên bỏ ước mơ vào đại học đi.

    Cô bé thật đau khổ. Tôi cảm thấy lòng mình thắt lại khi nhận thấy sự thất vọng của cô bé. Tôi hỏi xem cô đã nói cho cha cô biết chưa. Cô bé nhấc đầu lên khỏi cánh tay và kể rằng cha cô nói tất cả các huấn luyện viên đều sai bét cả. Họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Ông nói với cô bé rằng nếu cô muốn chơi cho một trường Đại học tốt, nếu cô thật sự muốn có học bổng, thì không có gì có thể ngăn cản cô được ngoại trừ một điều - thái độ của chính mình. Ông nói với cô một lần nữa, "Nếu ước mơ đủ lớn thì tất cả những điều khác chỉ là chuyện nhỏ."

    Năm kế tiếp, khi cô và đội của cô chơi cho giải vô địch Bắc California, cô đã được một huấn luyện viên chú ý đến. Cô được mời vào trường, với học bổng, để đến với một đội bóng rổ nữ trong giải hạng nhất của NCAA. Cô bé ấy được nhận vào học. Cô đạt được việc học đại học mà cô hằng mơ ước và cố gắng phấn đấu từ nhiều năm qua. Và cô bé đã được tham gia thi đấu nhiều nhất trong lịch sử nhà trường.

    Vào một đêm nọ, cha cô gọi cô. "Cha đang bị bệnh, cưng ạ. Cha bị ung thư. Không, con đừng nghỉ học và cũng không cần trở về nhà. Mọi việc sẽ tốt thôi con. Cha yêu con lắm."

    Sáu tuần sau người cha - thần tượng của cô bé – đã qua đời. Trước đó, cô bé nghỉ học vài ngày để về an ủi mẹ và chăm sóc cha. Một đêm kia, trước khi qua đời, cha cô gọi cô đến bên giường. Khi cô đến gần, người cha nắm lấy tay cô và gắng sức nói "Rachel, con cứ tiếp tục ước mơ đi. Đừng để ước mơ của con chết theo cha. Hứa với cha đi." ông nài nỉ. "Hứa đi con." Trong những giây phút hiếm hoi còn được ở bên cạnh nhau đó cô bé trả lời "Dạ con xin hứa với cha."

    Những năm sau đó thật là nặng nề với cô bé. Cô phải luân phiên giữa trường và ở nhà, nơi mẹ cô ở một mình với đứa trẻ mới sinh ra và ba đứa con khác. Sự đau đớn mất cha mà cô cảm nhận được vẫn còn đó, giấu kín trong lòng cô, vẫn chờ đến một lúc nào không ngờ tới được bùng nổ lên để đánh quỵ cô.



    Mọi thứ dường như càng ngày càng khó khăn hơn. Cô phải chống chọi với sợ hãi, nghi ngờ và vỡ mộng. Khó khăn đã làm cho cô phải học mất 3 năm mới đủ chứng chỉ cho một năm. Những giáo viên trong trường không tin nổi rằng cô vượt qua được dù chỉ một học kỳ. Mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ những lời cha cô "Rachel, hãy tiếp tục ước mơ. Đừng để ước mơ của con chết theo cha. Nếu ước mơ của con đủ lớn, con có thể làm mọi việc. Cha tin ở con." Và dĩ nhiên, cô luôn nhớ đến lời hứa của mình với cha.Cô bé đã thực hiện được lời hứa và hoàn tất chương trình đại học. Cô phải mất đến 6 năm, nhưng cô không bỏ cuộc. Cô vẫn tiếp tục chơi bóng rổ vào những lúc chiều xuống. Và nhiều lần tôi nghe cô nói với bạn bè "Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại là chuyện nhỏ
    traderdoclap thích bài này.
  4. annam2

    annam2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Đã được thích:
    1.460
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    http://mp3.zing.vn/bai-hat/Tinh-Co-Phuong-Thanh/ZWZBEOZD.html

    Tình yêu như tiếng hát bỗng cất cánh trong tim tình cờ
    Tình yêu như tiếng sét bỗng giáng xuống nào ai có ngờ
    Phút trao vai kề vai
    Phút trao tay cầm tay
    Tình yêu như thế cứ đến cứ đến như đã hẹn bao giờ


    Phải thế chăng tình yêu
    Phải thế chăng tình yêu
    Phải thế chăng tình yêu
    Phải thế chăng thì sánh đôi


    Tình yêu như ánh nắng chiếu ấm áp tim ta tình cờ
    Tình yêu như gió xoáy bóng cuốn lốc lòng ai có ngờ
    Phút trao chung lời ca
    Phút trao chung lời thơ
    Tình yêu như thế cứ đến cứ đến như đã hẹn bao giờ


    Phải thế chăng tình yêu
    Phải thế chăng tình yêu
    Phải thế chăng tình yêu
    Phải thế chăng thì sánh đôi...
    Last edited: 21/04/2016
  5. chilee

    chilee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2014
    Đã được thích:
    22.604
    Phép màu của sự thay đổi

    Thay đổi là điều không thể tránh được trong đời – có khi đó là một việc bình thường nhưng cũng có lúc là sự mất mát vĩnh hằng. Và ở một góc độ nào đó, cái chết cũng là mẹ của sự sống.

    [​IMG]

    Chuyện xưa kể rằng, một hôm Thần Chết xuống dương gian để đưa 1 vị thánh về trời. Thượng Đế – người của lòng nhân ái vô biên, đã dặn dò Thần Chết rằng hãy ban tặng cho vị thánh này bất cứ ân huệ nào mà ông ta muốn, vì ông là 1 bậc chân tu, người ta đã cống hiến trọn đời cho lòng bác ái.

    Ước nguyện tha thiết nhất của vị thánh này là cầu xin Thượng Đế cho Thần Chết ‘nghỉ việc’ để loài người có thể trường sinh bất tử trong một thế giới thanh bình và không có bất kỳ một sự thay đổi nào. Ngay khi ước nguyện của ông thành hiện thực, cuộc sống trên trái đất trở nên ngưng đọng.

    Hạt giống rụng xuống không thể tách vỏ nảy lên mầm sống mới.

    Mây trắng trên trời đứng tĩnh lặng, không thể tạo những cơn mưa ban sự sống.

    Mặt đất nứt nẻ bị nung nóng dưới ánh nắng mặt trời chói chang vì ngày không bao giờ lụi tàn.

    Từ đó không còn đêm để mỗi sáng mọi người được chiêm ngưỡng ánh bình minh.

    Chẳng bao lâu sau đó, những cư dân trên thế giới không có sự thay đổi trở nên đói khát, đôi mắt trũng sâu vì tuyệt vọng. Họ nhận ra mình bị giam hãm trong nỗi thống khổ, bế tắc vĩnh viễn.

    Khát vọng tạo nên cuộc sống cho nhân loại bằng cách ngăn cản cái chết của vị thánh đã vô tình gây ra sự hủy diệt muôn loài. Chứng kiến cảnh tàn sát khủng khiếp do sự bất biến gây ra, ông vô cùng hối tiếc. Ông nhận ra rằng, càng muốn giữ chặt cái gì đó, cho dù có quý giá đến đâu, thì người ta càng bị trói chặt hơn trong xiềng xích ảo tưởng, và những điều mới mẻ sẽ không được nảy sinh.

    Và ở một góc độ nào đó, cái chết thật sự là mẹ của sự sống!:x
    HoaTuBitraderdoclap thích bài này.
  6. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Chiếc xe đạp giá 5 đô và niềm hạnh phúc bất ngờ khi ta buông bỏ
    Đọc & Suy ngẫm[​IMG] 21.04.2016 [​IMG] 4 [​IMG]0[​IMG]5 đô la, Bài học, cau be, dau gia
    Trong cuộc sống, con người vì những mục tiêu, lý tưởng của bản thân mà không ngừng phấn đấu, tranh giành nhau, khiến thể xác và tâm hồn mệt mỏi. Đôi khi, ngừng lại một chút, buông bỏ vài phần, sẽ nhận ra cuộc đời còn có những niềm vui bình dị.:)>-=D>=D>=D>%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-
    [​IMG]
    Cuộc sống có những niềm hạnh phúc thật bình dị. (Ảnh: Internet)[​IMG][​IMG]

    Hải quan nước Mỹ từng thu giữ một lô những chiếc xe đạp mà giấy tờ thông quan không hợp lệ, sau đó mở một buổi bán đấu giá từng chiếc từng chiếc để thanh lý.

    Khi đấu giá, có một cậu bé khoảng 10 tuổi, luôn là người ra giá đầu tiên, với số tiền là “5 đô la”. Nhưng rồi mỗi lần cậu đều phải thất vọng ngước nhìn người khác mang chiếc xe đạp đi với giá 30, 40 đô.

    Lúc cuộc bán đấu giá tạm dừng để nghỉ ngơi, một nhân viên bán đấu giá hỏi cậu bé kia vì sao không ra giá cao hơn, cậu bé nói, vì cháu chỉ có 5 đô la thôi.

    Buổi đấu giá lại tiếp tục được tiến hành, cậu bé vẫn là người ra giá đầu tiên “5 đô”, đương nhiên là có người khác trả giá cao hơn. Chính điều này khiến đám đông càng lúc càng chú ý tới cậu bé, và cảm thấy hứng thú với cách ra giá của cậu.

    [​IMG]
    (Ảnh: Internet)

    Khi buổi đấu giá gần kết thúc, chỉ còn lại một chiếc xe đạp tốt nhất, thân xe sáng loáng như mới, có hộp thay đổi tốc độ số, đồng hồ đo tốc độ, đèn chiếu sáng. Quả là một chiếc xe đạp tốt hiếm thấy!

    Nhân viên bán đấu giá hỏi: “Có ai ra giá không?”

    Cậu bé đứng ở trên cùng, lúc này gần như hết hy vọng nhưng vẫn đứng lên, kiên trì ra giá: “5 đô”.

    Lúc này, cả hội trường đấu giá bỗng nhiên trở nên yên lặng, mọi người đều hướng mắt về phía cậu bé, không ai lên tiếng, không ai giơ tay, cũng không một ai ra giá.

    Sau khi hỏi 3 lượt: “Có ai trả giá cao hơn không?”, cả hội trường vẫn im lặng. Nhân viên bán đấu giá hô lớn: “Chiếc xe đạp này sẽ bán cho cậu bé mặc quần short trắng đi giày thể thao này!”.

    Vừa nói xong, toàn hội trường đều vỗ tay. Cậu bé vui mừng giơ lên tờ 5 đô nhàu nát cũ kỹ đã mua được chiếc xe đạp. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là chiếc xe đẹp nhất trên đời này đối với cậu. Trên khuôn mặt cậu bé rạng rỡ một nụ cười tươi tắn hạnh phúc chưa từng thấy.

    *****

    Trong cuộc sống này, chúng ta vì cái gọi là mục tiêu và lý tưởng mà luôn phấn đấu, sợ chính mình bị rớt lại mà luôn cạnh tranh với người khác… Cho nên sẽ luôn cảm thấy thể xác và tinh thần mình mệt mỏi.

    Thế nhưng, nếu như có thể tạm thời buông bỏ tâm niệm truy cầu theo đuổi của chính mình, chịu để người khác thắng mà bỏ cuộc một lần … bạn sẽ phát hiện thấy: Thành tựu của người khác chính là thành tựu của bản thân mình, niềm vui của người khác lại khiến chính mình hạnh phúc. Đó là một loại cảm giác mà bao lâu bạn đã cố giành lấy nhưng lại không hề có được!

    Bảo An, dịch từ NTDTV
    annam2, chileetraderdoclap thích bài này.
  7. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Ông lão nghèo ở Cà Mau trở thành tỷ phú sau một giấc mơ trưa
    Thế giới tâm linh[​IMG] 20.04.2016 [​IMG] 753 [​IMG]0[​IMG]ba trung, Cà Mau, giấc mơ, Ông lão, trúng số

    CÙNG CHỦ ĐỀ
    [​IMG]
    Lời Phật giảng về thời mạt pháp: Nữ thọ hơn nam, sư tăng vô đạo

    Xác chết 43 năm không phân hủy và những giấc mơ kì lạ “Ba ơi, đào con lên, con còn sống”
    Nạo phá thai không khác gì giết người, sẽ gánh nghiệp báo nặng nề
    Vì sao hiện tượng nhập đồng đều là lừa đảo?
    Liệu lời tiên tri về năm 2016 của bà Vanga có trở thành hiện thực?
    HỒ SƠ PANAMA


    Một buổi trưa, ông Ba Trung đang ngủ thì gặp một giấc mơ lạ. Trong mơ có một ông lão râu tóc bạc phơ, khuôn mặt rất phúc hậu hiện lên nói văng vẳng bên tai… Ai ngờ giấc mơ đó lại trở thành sự thật.

    [​IMG]
    Căn nhà đơn sơ của vợ chồng ông lão sau khi đổi đời. (Ảnh: Internet)

    Đó là câu chuyện kỳ lạ của lão nông nghèo Trần Văn Trung (ấp Bà Hính, Quách Phẩm, Đầm Dơi, Cà Mau) – sau một đêm bỗng trở thành tỷ phú.

    Giấc mơ kỳ lạ

    Nhà Ba Trung (78 tuổi) ở chợ Bà Hính nằm khuất sau con hẻm nhỏ, sàn được kê bằng mấy viên gạch, bên dưới vẫn là nền đất ngập đầy nước tù đọng.

    Bản thân ông không có đất đai, chỉ có đôi bàn tay và sức khỏe nên quanh năm chỉ biết đi làm thuê khắp làng trên xóm dưới kiếm cơm. Nhà Ba Trung đông con nhất vùng.

    “Những đứa con sinh ra rồi bị thả vạ vật của tôi lớn lên chẳng bệnh tật gì, đứa nào cũng mạnh như cây cỏ ngoài rừng. Chỉ hiềm nỗi, chẳng đứa nào được ăn học cho ra hồn”, Ba Trung nheo đôi mắt tư lự nói.

    Năm tháng qua đi, đến nay những đứa con của Ba Trung đều đã lớn và lập gia đình. Nhưng bất chấp sự lam lũ, chịu thương chịu khó, cái vòng kim cô đói khổ vẫn cứ quanh quẩn không dứt ra được. Vậy nên, gần chục đứa con chẳng ai có điều kiện để báo hiếu với cha mẹ.

    Về phần mình, Ba Trung trước đây cũng đi làm thuê, làm mướn cho người ta để kiếm tiền. Nhưng dần dà tuổi cao sức yếu, ông đi xin việc chẳng ai mướn, đành về nhà phụ vợ gói bánh tét. Tối đến, ông nhận thêm công việc đi ngủ thuê để trông giữ đồ đạc cho hàng xóm láng giềng. Mỗi đêm như vậy, Ba Trung được nhận mười ngàn đồng, đủ để mua gói thuốc hút.

    Ông kể:

    “Trưa hôm đó, tôi đang nằm ngủ thì chợt thấy một giấc mơ lạ, trong mơ có một ông lão râu tóc bạc phơ, khuôn mặt rất phúc hậu hiện lên. Ông lão nói văng vẳng bên tai tôi: Từ nay, ông không cần đi ngủ mướn nữa”.

    Ngày hôm sau, Ba Trung dậy từ lúc trời còn hửng sáng và về nhà đem chuyện kể hết cho vợ. Nghe xong, vợ ông còn cười nói chắc hôm nay sẽ bán đắt hàng, chiều về sẽ có tiền cho ông mua thuốc lá hút.

    Đến buổi trưa, Ba Trung đi ra phía đầu đường định mua thuốc lá thì có người bán vé số đến mời mua. Đúng lúc này, ông mới nhớ rằng hôm qua có mua một tờ vé số nên mượn sổ người bán dò thử nhưng kết quả trật. Lỡ mượn sổ người ta dò số mà không mua thì xấu hổ, ông tặc lưỡi mua đại thêm một vé nữa.

    Đến chiều tới giờ xổ số, Ba Trung chăm chú ngồi bên chiếc đài cũ kỹ để nghe đọc từng con số. Hôm ấy, đài Hậu Giang mở thưởng và phải đợi đến hàng cuối cùng, đài mới phát đi dãy số đặc biệt. Thật kỳ diệu, nó hoàn toàn trùng khớp với dãy số trên tờ vé mà Ba Trung cầm. “Tôi nhớ 6 chữ số là 225756, giải thưởng trị giá 1,5 tỷ đồng. Lúc đó, tôi muốn hét lên vì sung sướng”, Ba Trung cười nói.[​IMG]

    Cuộc sống đạm bạc của tỷ phú “chân đất”

    Ông Ba Trung luôn khẳng định, chắc chắn có ai đó đã giúp đỡ ông trong chuyện trúng số. Bởi từ giấc mơ cho đến hiện thực đều có sự liên tưởng khó tả. Ban đầu là chuyện được mách bảo có người cho tiền như trong mơ làm Ba Trung có niềm tin hơn, từ đó ông mới quyết định mua vé số để rồi thành tỷ phú.

    [​IMG]
    Tỷ phú “chân đất” Trần Văn Trung. (Ảnh: Internet)

    Tuy nhiên, điều đáng quý là lão nông này đã biết quý trọng đồng tiền sau khi đổi đời. Nhìn căn nhà nhỏ đơn sơ, mặt nền lênh láng nước hiện tại, không ai nghĩ đây là nơi ở của một tỷ phú thực thụ. Ba Trung bảo giờ có tiền thật nhưng cuộc sống mấy chục năm nghèo khó đã quen nên không biết sống như thế nào để… sướng.

    Ông tâm sự: “Tôi cảm nhận được đồng tiền quý giá, nên tạm thời chưa dám tiêu xài gì cả. Ngoài việc cho các con mỗi đứa một ít để lấy vốn mần ăn, số còn lại tôi đem gửi ngân hàng với ý định sau này tìm mua vài công đất để đến tuổi già nằm xuống cũng có chỗ nương”.

    “Cuộc sống vất vả là vậy nhưng vợ chồng tôi rất hạnh phúc, mấy chục năm đều sớm tối có nhau. Vợ tôi là một người đàn bà đảm đang, chung thủy. Hơn hai mươi năm với đòn gánh nặng trĩu trên vai, len lỏi khắp các con đường ngõ xóm để bán bánh, chắt chiu từng đồng bạc lẻ, khổ nhiều nên quen, khi có tiền trúng số, bà ấy cũng khiêm tốn, chẳng đòi hỏi gì. Bà ấy bảo, nay đã già không có nhu cầu tiêu pha nên cứ để dành cho con cháu. Mai này, vợ chồng chết đi còn có cái để mà lo”, ông tâm sự.

    Ở hiền gặp lành

    Ngày Ba Trung may mắn trúng số, bà con nơi đây ai cũng mừng lây, sang chúc mừng mấy ngày liền. Cả đời phải sống cảnh nghèo túng, không lúc nào thấy lão được thảnh thơi. Khi tuổi đã xế chiều, lão còn nhận hợp đồng đi ngủ thuê trông nhà cho người ta. Tưởng chừng, cuộc đời Ba Trung sẽ cứ thế trôi đi rồi khép lại trong nghèo hèn chuyện trúng số bạc tỷ đã làm thay đổi tất cả.[​IMG]

    Tuy nhiên, cái quý là có bạc tỷ trong nhà nhưng phong cách sống của lão tỷ phú chân đất vẫn vậy. Tằn tiện và tiết kiệm không ăn xài hay mua sắm tài sản giá trị như lâu nay vẫn thấy ở người bỗng chốc trúng số.

    Chị Nguyễn Thanh Thủy (bán tạp hóa trước con ngõ dẫn vào nhà tỷ phú Ba Trung) cho biết, trước đây tuy hoàn cảnh gia đình nghèo khó nhưng vợ chồng lão ăn ở rất có tình làng nghĩa xóm. Ba Trung nổi tiếng là người hiền lành, lúc ông còn trẻ thì hay giúp đỡ cho bà con ở đây sửa lại mái nhà làm chuyện lặt vặt mà không bao giờ tính công xá.

    Thương tình, bà con nơi đây muốn đền ơn cho lão bằng cách lén lút mang gạo sang rồi bỏ vào nhà, có khi lão nhận, nhưng phần lớn lão đều tìm cách trả lại. Người dân ở xóm ai cũng thương và quý đôi vợ chồng nghèo.

    Theo 24h.com.vn
    annam2, chileetraderdoclap thích bài này.
  8. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Ý nghĩa lắm ạ !
    [​IMG]
    [​IMG]
    annam2chilee thích bài này.
  9. chilee

    chilee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2014
    Đã được thích:
    22.604
    NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ NGHỊ LỰC SỐNG CỦA CON NGƯỜI !

    Mọi điều hoàn hảo và tốt đẹp nhất đến với cuộc sống chúng ta là điều mà ai cũng mong muốn. Nhưng trong thực tế thì mỗi người chúng ta không bao giờ đạt được những điều mà mình mong muốn mà sẽ có lúc thất bại, chán nản và tuyệt vọng, thậm chí là bế tắc và không còn hi vọng. Khi thất bại, gặp khó khăn, nếu chúng ta có tinh thần và nghị lực thì sẽ vượt qua được tất cả. Và bởi vậy đến với blogtraitim.info, chúng tôi sẽ tiếp thêm nghị lực và ý chí cho bạn qua những câu nói hay dưới đây.

    1. Hãy cảm ơn những điều bạn chưa biết. Bởi nếu không, bạn sẽ không trưởng thành lên được.

    2. Người ta có thể quên đi điều bạn nói, nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì không bao giờ phai nhạt.

    3. Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối.

    4. Cuộc sống của bạn chỉ thật sự ý nghĩa và trọn vẹn khi bạn biết giữ gìn và nuôi dưỡng ước mơ, biết ghi nhận, biết tin vào những lời hứa.

    5. Nếu bạn bị phản bội, mất lòng tin và bị tổn thương, hãy vượt lên, giữ lại những gì tốt đẹp nhất còn lại, và đừng tự thương hại mình quá.

    6. Đừng chờ đợi những gì bạn ước muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.

    7. Nếu để ý đến những điều bạn đang có trong cuộc sống, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế. Còn nếu chỉ để ý đến những điều bạn không có, bạn sẽ thấy mình không bao giờ có đủ.

    8. Bạn sẽ tìm thấy niềm vui khi giúp đỡ người khác bằng tất cả tấm lòng.

    [​IMG]

    9. Hãy cảm ơn những lúc bạn gặp khó khăn, bởi nếu không có khó khăn, bạn sẽ không có cơ hội để hiểu mình và trải nghiệm cuộc sống.

    10. Đừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn, chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi. Với thế giới bạn chỉ là một cá nhân nhưng đối với một ai đó, bạn là cả thế giới.

    11. Bạn cần sự hiểu biết và sáng tạo nên cuộc sống đã ban cho bạn đôi bàn tay và trí óc để khám phá và làm việc.

    12. Nếu bạn cảm thấy mất phương hướng và không biết mục tiêu sống của mình là gì, hãy nghĩ đến những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, họ đang trải qua những giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Họ yêu quý cuộc sống biết bao nhưng sẽ không có cơ hội để tự hỏi như thế nữa.

    13. Có những lúc bạn sẽ thất vọng vì đặt niềm tin không đúng chỗ. Dẫu thế, đừng bao giờ tỏ ra bi quan hay chán nản, cuộc sống thà bị lừa dối còn hơn không một lần dám tin.

    14. Tuổi thơ báo hiệu cho đời người, cũng như buổi sáng báo hiệu cho một ngày.

    15. Không nên lúc nào cũng bận tâm vào quá khứ, trừ khi là để rút ra bài học kinh nghiệm.

    16. Nếu thật sự muốn yêu thương ta phải học cách tha thứ.

    [​IMG]

    17. Nếu xe bị hỏng và bạn phải dắt bộ một quãng đường, hãy nghĩ đến những người khuyết tật chỉ mong có thể tự bước đi vài bước.

    18. Thật dễ có tên mình trong sổ địa chỉ của người khác nhưng sẽ rất khó làm cho hình ảnh của mình hiện diện trong trái tim của người ấy.

    19. Đôi khi sự đấu tranh luôn cần phải có trong cuộc sống. Nếu cuộc sống trôi qua thật suôn sẻ, chúng ta sẽ không hiểu được cuộc sống, không có được bản lĩnh, nghị lực như chúng ta cần phải có, cuộc sống thật công bằng, không phải vô cớ mà mọi điều xảy đến với ta.

    20. Bạn cần sức mạnh, nghị lực nên cuộc sống đã đặt ra những khó khăn nghịch cảnh để bạn vượt qua và trở nên mạnh mẽ hơn.

    21. Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.

    22. Hãy cảm ơn vì bạn đã mắc phải những lỗi lầm, bởi nếu không, bạn không có cơ hội nhìn lại mình để hoàn thiện hơn.

    23. Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần sự giúp đỡ, ở bất kỳ khoảnh khắc nào trong cuộc đời.

    24. Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.

    25. Niềm tin vào chính mình và vào cuộc sống quyết định sự thành công hay thất bại của chính bạn.

    [​IMG]

    26. Không có gì trên đời xảy xa nếu trước đó là một ước mơ.

    27. Hãy cảm ơn những thất bại mà bạn đã gặp, bởi chính những bài học kinh nghiệm từ những thất bại đó sẽ tạo nên những thành công sau này của bạn.

    28. Còn gì ý nghĩa hơn việc giúp một người bất hạnh nhận ra rằng mình không bất hạnh.

    29. Mỗi người đều có một tâm tư và sự lựa chọn riêng cho mình.

    30. Tử thần không thể chờ đợi ai cũng như không ai trờ đợi ngài vì vậy hãy tận dụng đến giây phúc cuối cùng để nỗ lực sống vì những điều mình tin tưởng.

    Chắc hẳn sau khi đọc những câu nói trên về cuộc sống, bạn sẽ có thêm sức mạnh và nghị lực để tiếp tục một cuộc sống tràn đầy niềm vui.
  10. chilee

    chilee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2014
    Đã được thích:
    22.604
    VẤP NGÃ KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ THẤT BẠI !ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ !


    Chắc hẳn ai cũng từng trải qua cảm giác chán nản khi đối mặt với thất bại, hoặc khi bị cuộc sống xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc. Những lúc như vậy, bạn sẽ làm gì? Để mặc cho số phận đưa đẩy hay dũng cảm đối mặt và đứng lên để bắt đầu lại?

    Người ta vẫn nói: "Vấp ngã bao nhiêu lần không quan trọng, quan trọng là bạn có thể tự đứng dậy được hay không". Bạn biết không, cuộc sống vốn là một cuộc hành trình liên tục không ngừng nghỉ, vinh quang sẽ chỉ dành cho người chiến thắng, còn kỳ tích sẽ chỉ đến với những ai không để bản thân bị gục ngã. Chính vì vậy, đừng bao giờ từ bỏ khi vẫn còn dù chỉ là một chút hy vọng mong manh.
    kenh14.vn/vap-nga-khong-co-nghia-la-that-bai-neu-ban-chua-tin-thi-hay-doc-cau-chuyen-cua-heather-dorniden-201604121205476.chn

    Đoạn video cho thấy tinh thần bất khuất không chịu đầu hàng số phận của Heather Dorniden.

    Câu chuyện của nữ vận động viên điền kinh người Mỹ Heather Dorniden dưới đây có lẽ sẽ khiến cho người ta có thêm niềm tin và động lực để không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.

    [​IMG]


    Năm 2008, trong lúc đang dẫn đầu đoàn đua cự ly 600m ở giải Big 10 Indoor Track Championships, Heather Dorniden đã bất ngờ bị vấp và ngã dúi dụi xuống đường chạy. Khi đó, cô chỉ còn cách vạch đích 200m.

    Lúc ấy, ai nấy đều sửng sốt và tiếc nuối thay cho cô gái trẻ. Mất vị trí dẫn đầu và bị các đối thủ khác bỏ xa vì cú ngã, ai cũng nghĩ cô gái trẻ sẽ bỏ cuộc và không thể gượng dậy. Tuy nhiên, trái với dự đoán của nhiều người, cô gái kiên cường quyết không bỏ cuộc và đã nhanh chóng quay trở lại đường đua.

    [​IMG]


    Cố nén cơn đau sau cú ngã cực mạnh, Heather đã khiến cho tất cả mọi người phải kinh ngạc vì tinh thần bất khuất của mình. Màn trình diễn của Heather đã gây xúc động mạnh cho cả nhà thi đấu, tất cả đều đứng dậy hoan nghênh cho tinh thần thi đấu quật cường của cô gái trẻ.

    Sau cú ngã đau điếng, Heather đã đạt được một kết quả thật khó tin, cô không những lần lượt vượt qua các đối thủ mà còn là người cán đích đầu tiên. Sự kiện này đã diễn cách đây 8 năm, nhưng cho đến nay, người ta vẫn không ngừng nhắc tới Heather như một tấm gương cho tinh thần bất khuất, không chịu đầu hàng số phận.

    [​IMG]


    Heather chia sẻ: "Các thành viên trong đội tuyển, gia đình và những người hâm mộ đã truyền năng lượng cho tôi. Khi nghe thấy tiếng bình luận viên: "Đừng xem thường Heather Dorniden!", tôi đã tự nhủ: "Tất nhiên rồi, đừng xem thường Heather!". Tôi không biết mình đã nảy ra ý tưởng này từ khi nào, nhưng tôi luôn tâm niệm, hãy xem cuộc sống như một quá trình cải thiện bản thân không ngừng nghỉ."

    Thất bại quả thật là mẹ của thành công! Có lẽ cuộc đời sẽ khiến bạn gục ngã không ít lần, nhưng chính bạn mới là người đưa ra quyết định có đứng dậy hay không.

    Nếu chẳng may bị vấp ngã, hãy đứng dậy và tự tin bước tiếp, bởi đó là cách duy nhất giúp bạn tiến lên và làm chủ cuộc sống của chính mình. Cho dù mọi thứ xung quanh dường như đang tuột khỏi tầm kiểm soát của bạn, nhưng hãy nhớ đừng chán nản bỏ cuộc, vì chiến thắng sẽ chỉ đến với những người không bao giờ từ bỏ ước mơ!
    --- Gộp bài viết, 21/04/2016, Bài cũ: 21/04/2016 ---
    chilee Cảm ơn bạn rất nhiều nhé !@};-:x
    chúc bạn sức khỏe và thành công bạn nhé !>:D<

Chia sẻ trang này