Y đức thời nay đã đạt đến trình độ ... thất đức ?

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ban.dat, 30/10/2011.

5997 người đang online, trong đó có 851 thành viên. 12:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2390 lượt đọc và 49 bài trả lời
  1. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Đã được thích:
    1.939
    Đạt gần tới trình độ nhận thức và vô tâm của những con vật rồi, lũ khốn nạn vô lương tâm, trong đầu chúng nó chắc toàn chứa bã ..ứt
  2. tocxinhtocdep

    tocxinhtocdep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Nhà hỏng từ nóc rồi ! Sửa ko được đâu.

    Đập bỏ xây nhà mới thì may ra tránh được Sóng Thần !
  3. alibabavn2

    alibabavn2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Có tiền thì chơi theo cách phong bì,
    ko có tiền thì chỉ cần 1 , 2 đầu trọc, hay chạm trổ trông ngầu ngầu tý dắt theo đồ dùng ở bụng, gặp bác sỹ trưởng ca trực, khéo léo kéo nhẹ tà áo ra cho bác sỹ thấy.
    Và nói đây là người em ruột của tôi, mong bác sỹ cứu giúp thì tôi đội ơn lắm, cứu được em nó bác sỹ có bảo tôi đốt nhà ai hay đâm chém ai tôi cũng xin nghe.
    Hoặc câu đại loại như thế. chứ cũng ko nên đe doạ quá mạnh bác sỹ ngay lập tức khi họ chưa có ý bỏ mặc. vì nếu làm họ quá sợ thì ko thể đủ ság suốt để cứu chữa những ka khó khăn, nguy kịch.
  4. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    ĐỜI SỐNG> SỨC KHỎEChủ nhật, 30/10/2011, 08:05 GMT+7
    E-mail Bản In
    Xôn xao clip em bé bị bác sĩ từ chối chữa bệnh vì nghèo

    Những ngày qua cư dân mạng truyền nhau đoạn video ghi lại hình ảnh một bé gái đau ruột thừa bị bác sĩ Bệnh viện Đặng Thùy Trâm (Quảng Ngãi) từ chối chữa bệnh vì không có tiền và hết hạn thẻ bảo hiểm y tế. Bệnh viện cho rằng tất cả "do hiểu nhầm".
    > Ca sĩ Ánh Tuyết trên giường bệnh viết về 'phong bì bác sĩ'/ Tệ phong bì bệnh viện

    Clip thời lượng 4 phút 19 giây được nickname duyhoa.dieuhuyen đưa lên YouTube ngày 23/10. Nội dung cho thấy một bé gái ôm bụng đau đớn vì viêm ruột thừa tại một bệnh viện được chú thích là Bệnh viện Đặng Thùy Trâm ở Quảng Ngãi, trong khi người đàn ông tự xưng mình là cha bé gái cự cãi với y bác sĩ về yêu cầu thẻ bảo hiểm đã hết hạn phải thay thẻ mới, đóng tiền viện phí xét nghiệm, chụp phim... Video đã gây làn sóng phẫn nộ về vấn đề y đức bác sĩ khi thờ ơ trước một bệnh nhi.

    Tác giả đoạn clip là Phạm Duy Hòa chia sẻ với VnExpress.net: "Tình cờ tôi thấy một bé gái đau đớn, cô y tá bảo thẻ bảo hiểm hết hạn và yêu cầu người nhà phải nộp viện phí. Trong giờ trực mà y bác sĩ vẫn cười đùa, vô tư hút thuốc mặc cho em bé ôm bụng bên ngoài hành lang. Thế là tôi bức xúc quay lại hình ảnh để phản ánh câu chuyện".

    Trong khi đó y bác sĩ Bệnh viện Đặng Thùy Trâm cho biết đã xem clip và "bị sốc bởi video sai sự thật". "Bệnh viện đã họp toàn bộ cán bộ, nhân viên trong bệnh viện để kiểm tra sự việc", bác sĩ Nguyễn Văn Diệp, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm nói.


    Ông Lương Văn Thanh đang chăm sóc con gái Lương Thị Kim Thúy sau ca phẫu thuật ruột thừa ở Khoa Ngoại Tổng Hợp, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín
    Bệnh viện xác định cô bé bệnh nhi trong clip là em Lương Thị Kim Thúy, 10 tuổi, ở thôn Tân Mỹ, xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ. Người đàn ông trong clip không phải cha cháu bé mà là ông Cảm, một người quen.

    Theo bác sĩ Diệp, trưa 22/10, ông Cảm nồng nặc men rượu chở bé Thúy đến cấp cứu. Qua khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm ruột thừa vỡ mủ, viêm phúc mạc cần phẫu thuật gấp. Bệnh viện Đặng Thùy Trâm không đảm bảo thiết bị y tế nên bác sĩ quyết định chuyển bé Thúy lên tuyến trên để phẫu thuật và miễn phí chuyển viện cấp cứu vì gia đình nghèo. Trong khi bé nằm chờ xe cấp cứu chở lên tuyến trên thì ông Cảm (tự xưng là cha bé Thúy) vào phòng cấp cứu gào lên: "Bác sĩ đâu, bác sĩ đâu?" rồi kéo tay bé Thúy ra ngồi ghế ngoài hành lang.

    Xem clip trên YouTube

    Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
    "Thẻ bảo hiểm bé Thúy hết hạn, y sĩ Hà bảo chị gái của em về nhà lấy thẻ bảo hiểm mới để ra Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi được miễn giảm viện phí. Lúc đó, ông Cảm không hiểu, nghĩ là chuyện tiền bạc, viện phí nên làm ầm ĩ lên", bác sĩ Diệp cho biết thêm.

    Bé Thúy đã được phẫu thuật ngay trong chiều cùng ngày tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Chiều 29/10, sức khỏe bé đã hoàn toàn bình thường, dự kiến hai ngày nữa sẽ được xuất viện về nhà.

    Chăm sóc con gái tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, ông Lương Văn Thanh (cha bé Thúy) kể lại hôm xảy ra sự việc, ông Cảm say xỉn đến nhà chơi, gặp lúc bé Thúy đau bụng dữ dội. "Tôi đã nhờ ông Cảm lấy xe máy chở giúp Thúy với chị nó lên bệnh viện trước, còn tôi đi mượn tiền đến sau. Tới bệnh viện thì xe cấp cứu đã đợi sẵn chở con gái tôi ra bệnh viện tỉnh".

    Ông Thanh cho rằng, ông Cảm uống rượu nhiều nên không làm chủ được mình. Còn bé Thúy giải thích: "Do vội quá nên chị gái con mang lộn thẻ bảo hiểm cũ đã hết hạn, cô y sĩ bảo chị về lấy thẻ bảo hiểm mới. Mới nói bấy nhiêu, bác Cảm la lối om sòm nên cô ấy giận bảo vào đóng tiền viện phí, xét nghiệm, chụp phim cho con".


    Bác sĩ Nguyễn Văn Diệp, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm nói: "Clip xuyên tạc sự thật cố ý bôi nhọ hình ảnh, danh dự y, bác sĩ bệnh viện". Ảnh: Trí Tín
    Trao đổi với VnExpress.net chiều 29/10, bác sĩ Võ Thanh Tân, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm cho biết: "Đây chỉ là chuyện hiểu nhầm. Y sĩ Hà cũng có lỗi đã không kìm nén được bức xúc, có nói nặng lời trước hành vi của ông Cảm".

    Theo bác sĩ Tân, dù clip không đúng với bản chất sự thật, song bệnh viện vẫn họp nhắc nhở toàn bộ đội ngũ y, bác sĩ tự chấn chỉnh từ tác phong đến lời ăn, tiếng nói, phong cách ứng xử phù hợp với bệnh nhân cùng người nhà khi đến điều trị bệnh tại đây.

    Trí Tí


    lại một bài để bao biện như vụ huấn luyện viên teawkondo trên vn airline. xã hội mất niềm tin rồi , khonng phải bao biện mà các bác cứ thực tế mà vào bệnh viện thôi , không có xiền thì mình như dog , nó quát tháo tùm lum... tôi đã từng phải chăm người nha trong bệnh viện hàng tháng trời , đi xuống phòng cấo cứu để xem những bọn thất dức thwời nay nó đối xử như thế nào với bệnh nhân nghèo....
  5. lekien1989

    lekien1989 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ kêu ca ghê quá , không nghe trên TV vẫn nói à :
    "
    Mỗi người tốt là một bông hoa đẹp , cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp "
    Hố hố hố....
  6. bogiahamvui

    bogiahamvui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2001
    Đã được thích:
    93
    Chuyện này quá thường. :| trc vào Bạch mai cấp cứu gặp tình trạng còn hơn cả như này cơ. Này ăn nhằm gì.
  7. cangcao

    cangcao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Mẹ cái bọn ác nhân này phải chém cho nó chết mấy chục đứa nữa nó mới khiếp. Em đi chăm người nhà ở BV nhiều lần thấy bọn BS, y tá nó ác còn hơn phát xít..[r37)]
  8. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    nhìn bổ trưởng bộ y tế thì biết mà :))

    chán như con gián :)) ........................ cứ chủi bọn KHỰA đi ....................... ngẫm lại dân minh xem ...................
  9. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    bộ trưởng y tế là cháu cụ nào trong .....ủy viên .., trong lịch sử bộ trưổng vịt ngan , chưa bao giwờ tôi thấyý một bộ trưởng y ttế như con hàng lởm... mắt xanh mỏ đỏ như mấy bà già lái phi công trẻ ở trên sàn nhảy cổ điển.hay đến thời mạt của vịt ngan rồi
  10. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    Học kiểu 5 x 5 = 10; 1 + 3 = 11...!

    30/10/2011 10:59 (30 phút trước)

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Học sinh lớp 7 không thể đọc trôi chảy được một đoạn văn ngắn, không thể làm phép tính nhân, chia; học sinh đứng đầu lớp 5 không biết làm những phép tính đơn giản nhất... Đó là thực trạng đang diễn ra tại một trường Tiểu học - THCS ở huyện Chư Pah - Gia Lai


    Tag: chư pah, đặng ngọc sự chủ, đặng quang vinh trường, díp rơchâm jươk, đoạn văn, Gia Lai, học sinh, làm phép, làm toán, nguyễn tấn huy phó hiệu, nguyễn văn tường tổng, phép tính, rơchâm kảo, rơchâm nghi, rơchâm tham, rơchâm uốc, trường thcs ia kreng
    Vừa mới đi học về và gặp chúng tôi ngay nhà tại làng Díp, em Rơchâm Uốc học sinh lớp 7B, Trường THCS Ia Kreng (xã Ia Kreng, huyện Chư Pah - Gia Lai) khiến chúng tôi thật sự bất ngờ với học lực của một học sinh lớp 7. Ngay tại nhà mình, với sự giúp đỡ của bạn bè nhưng Rơchâm Uốc vẫn không thể đọc trôi chảy được một đoạn văn ngắn, không thể làm phép tính nhân, chia… Các môn học khác như Anh văn, Hóa, Lịch sử…, em đều không biết.
    Em Rơchâm Tham, học sinh lớp 5B do thầy Đặng Ngọc Sự chủ nhiệm chỉ biết đọc, biết viết, không biết làm toán. Mặc dù đã học lớp 5 và được xem là người có học nhất trong gia đình nhưng em không thể làm phép tính cực kỳ đơn giản. Với Rơchâm Tham 5x5 = 10!?
    [​IMG]
    Cậu học trò Rơchâm Nghi vừa tốt nghiệp THCS nhưng vẫn đầu hàng trước phép tính cộng với đáp án gây choáng váng 119+3.680=4.870!. Ảnh: Thanh Bạch ​
    Cũng theo Rơchâm Tham, lớp 5B em có 13 bạn, tất cả là đồng bào dân tộc Jrai ở làng Díp, lớp có 3 bạn nhận được giấy khen cháu ngoan Bác Hồ là bạn Thi, bạn Hương và bạn Rích, cũng giống như Rơchâm Tham, mặc dù là 1 trong 3 học sinh khá nhất lớp 5B nhưng Rơchâm Rích chỉ biết đọc, biết viết nhưng chưa biết làm toán, ngay cả đến những phép toán đơn giản nhất. Với em Rơchâm Kảo, học sinh lớp 2B thì 1+3=11!?
    Chất lượng học tập của học sinh cấp Tiểu học và THCS ở xã Ia Kreng càng làm chúng tôi bất ngờ hơn khi em Rochâm Nghi, một cậu học sinh vừa tốt nghiệp THCS năm 2011 với bằng tốt nghiệp trung bình khoe với chúng tôi rằng: “Em biết làm toán và… biết hết, biết nhiều hơn mấy đứa trong làng Díp”.
    Để minh chứng cho khả năng giải toán Đại số của mình, em Rơchâm Nghi ngồi xuống và thực hiện khả năng giải toán của mình trong gần 30 phút. Bài giải của Rơchâm Nghi khiến chúng tôi hết sức bất ngờ 19 x 27 = 143; 115 : 5 = 25; 6 x 73 = 329 và “hoành tráng” hơn là phép tính cộng 119 + 3.680 = 4.870!? Và như để khẳng định bài toán này chỉ có em mới biết giải được, em Rơchâm Nghi ký thẳng vào sổ tác nghiệp của chúng tôi như khẳng định quyền “sở hữu trí tuệ” cho khả năng giải toán của mình.
    Anh Rơchâm Toan, làng Díp- bố học sinh Rơchâm Kảo, học sinh lớp 2B, Trường THCS Ia Kreng chán nản: “Gia đình tôi cho con đi học mà nó chẳng biết gì cả. Làm toán cũng không biết, đọc cũng không được vậy mà vẫn lên lớp đều đều”.
    Trong những buổi họp làng, bà con trong làng thường nói con cái cho đi học nhiều năm rồi nhưng không biết đọc, không biết viết thì học làm gì? Già làng Díp Rơchâm Jươk cho biết: “Nhiều năm qua, con em trong làng dù được đi học nhưng học thì học miết mà không biết gì hơn. Nhưng rồi cả làng Díp ai cũng muốn con đi học, ai cũng muốn con cái biết được cái chữ nhưng họ cũng chán nản khi con em không biết chút gì. Mỗi lần họp làng, già cũng chỉ biết vận động bà con đưa con em đi học là chấp hành vận động của nhà nước”.
    Khi học sinh lạ lẫm với tiếng phổ thông…

    Theo giáo viên Đặng Ngọc Sự- Chủ nhiệm lớp 5B, Trường THCS Ia Kreng ngay tại điểm trường làng Díp, cho biết: Sức học của các em học sinh rất yếu, về khả năng tiếp thu bài học chậm, ham chơi… Không ở đâu như xã Ia Kreng, nơi đây có những ngôi trường với gần 100% học sinh là người đồng bào dân tộc Jrai tập trung ở các cấp mầm non, tiểu học và THCS. Trong số đó, phần lớn học sinh mầm non và tiểu học ở những năm đầu đều chưa biết tiếng phổ thông. Đây là một trở ngại lớn cho ngành giáo dục, gây khó khăn cho giáo viên khi truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh.
    [​IMG]
    Giáo viên Nguyễn Tấn Huy- Phó Hiệu trưởng Trường THCS Ia Kreng, huyện Chư Pah trao đổi với phóng viên. Ảnh: Thanh Bạch ​
    Trong điều kiện vốn tiếng Việt hạn chế, chỉ quẩn quanh với giao tiếp trong làng nên nhìn chung, mặc dù được các giáo viên tận tình truyền dạy kiến thức nhưng học sinh rất nhanh quên, không chịu làm bài tập ở nhà, tiếp thu bài chậm với quan điểm lên lớp một buổi lên rẫy một buổi cùng bố mẹ.
    Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Huy- Phó Hiệu trưởng Trường THCS Ia Kreng cho biết: Do địa bàn xã Ia Kreng là xã xa và khó khăn nhất huyện nên trong năm học này, trường có 341 học sinh, trong đó 228 em học sinh Tiểu học, 113 học sinh THCS thì chỉ có… 4 là người Kinh.
    Khi vốn tiếng Việt của đại đa số học sinh quá ít, thậm chí nhiều học sinh còn không biết tiếng Việt khi đến tuổi đi học khiến công tác giảng dạy của giáo viên cũng như khả năng tiếp thu bài vở của học sinh rất yếu. “Học sinh ở 3 làng Díp, Duch 1, Duch 2 của xã Ia Kreng tiếp thu bài học rất kém. Đây không phải lỗi của các em mà do vốn tiếng Việt quá ít. Bài giảng của giáo viên không thể được tiếp nhận như các vùng khác”.
    Để hạn chế vấn đề này, nhiều năm qua, tập thể giáo viên Trường THCS Ia Kreng tăng cường phụ đạo, dạy hè, ra sức kèm cặp học sinh trên tất cả phương diện về kiến thức, đạo đức và quan trọng nhất là trau dồi vốn tiếng Việt rất ít ỏi của học sinh. Tuy nhiên, với cơ sở vật chất, trường lớp còn thiếu thốn nên vẫn còn hạn chế.
    Giáo viên Nguyễn Văn Tường- Tổng phụ trách đội trường THCS Ia Kreng cho biết: Giáo viên của chúng tôi ở đây rất khó khăn khi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là kiên trì, vận động các em đến lớp, bảo đảm sĩ số sau đó mới đến chất lượng, và vì vậy chất lượng học tập của học sinh vùng sâu, vùng xa như xã Ia Kreng này còn yếu kém.
    Làm việc với chúng tôi, ông Đặng Quang Vinh- Trường phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Chư Pah nhìn nhận: Để khắc phục những bất cập, cần phải cải cách nội dung chương trình giáo dục cấp Tiểu học, THCS mới hy vọng thực hiện công tác phổ cập đạt được hiệu quả mong muốn. Công tác giảng dạy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần có chương trình riêng cho từng vùng, phù hợp với ngôn ngữ đồng bào. Theo tôi chương trình giáo dục vùng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số phải được xây dựng trên cơ sở song ngữ, tiếng Việt chuẩn và tiếng địa phương trên cơ sở luôn trau dồi, bổ sung vốn tiếng Việt của học sinh Tiểu học, THCS. Chỉ sau khi vốn liếng tiếng Việt của học sinh dồi dào, có khả năng suy luận, diễn dãi bằng tiếng Việt chuẩn thì lúc ấy mới có thể áp dụng chương trình chung như hiện nay.




    Theo nld.com.vn

    Đọc thêm: http://tin.soha.vn/bao/hoc_kieu_5_x_5_10_1_3_11-kBKTWIQ6J.htm#ixzz1cEpT7wGb

    ***********************************************************

    những nhân tài phát triển của BỘ GIÁO DỤC nè :))

Chia sẻ trang này