1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5098 người đang online, trong đó có 418 thành viên. 23:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 111207 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63
    Tập 1: http://f319.com/home/1422721/page-187
    Tập 2: http://f319.com/home/1422250
    Tập 3: http://f319.com/home/1427149
    Tập 4: http://f319.com/home/1430020

    Chỉ duy nhất 1topic được tồn tại.
    Bảo vệ hoàng sa, trường sa
    http://*******.org/forum/forum.php

    http://vtc.vn/311-290556/quoc-te/bac-bo-lap-truong-cua-trung-quoc-ve-bien-dong.htm
    Bác bỏ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông

    21/06/2011 21:16

    Tin liên quan
    » Đường lưỡi bò và những lý lẽ kiểu "chỉ có ở Trung Quốc"
    » Luật chơi nào cho vấn đề biển Đông ASEAN - Trung Quốc?
    Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ tổ chức đã diễn ra từ sáng 20/6 (giờ địa phương) tại thủ đô Washington, Mỹ với sự tham dự của khoảng 150 học giả, nhà nghiên cứu, quan chức ngoại giao và phóng viên báo chí đến từ nhiều nước trên thế giới.


    Học giả quốc tế phản đối "đường chữ U"

    Sau phát biểu của ông Su Hao, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh, trong phiên thảo luận đầu tiên về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều học giả quốc tế đã ngay lập tức lên tiếng phản bác các lập luận của học giả Trung Quốc, đặc biệt là "cơ sở lịch sử" của tuyên bố chủ quyền đường chữ U.

    [​IMG]
    Đường chữ U mà Trung Quốc đưa ra, theo các học giả quốc tế, hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
    Trong bài phát biểu ngay sau đó, ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban Thư ký ASEAN, nói: "Tôi không cho rằng Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền."

    Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ, không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường chữ U liên quan tới lịch sử. Ông nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS."

    Tiến sỹ Dutton cũng nói rằng việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS.

    Nhà nghiên cứu nổi tiếng, giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.

    Cũng liên quan đến khía cạnh luật quốc tế, bà Caitlyn Antrim, Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn (đường chữ U) không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.

    Bà Antrim nói: "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường chữ U đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó."

    Trong phiên thảo luận buổi chiều, các học giả Bonnie Glaser của Mỹ, Trần Trường Thủy của Việt Nam, Carl Thayer của Australia và Ian Storey của Singapore đã trình bày về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đưa ra cách giải thích cho các sự kiện này.

    Trước câu hỏi của học giả Trung Quốc về việc tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này, tiến sĩ Trần Trường Thủy nói: "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la".

    Tại hội thảo, ngoài các học giả còn có bài phát biểu của Thượng nghị sỹ John McCain, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte và một số quan chức của Mỹ.

    Về tình hình tại Biển Đông, Thượng nghị sỹ McCain nói: "Một trong nhưng nguyên nhân chính làm xấu thêm những căng thẳng tại Biển Đông và khiến cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp tại đây trở nên khó khăn hơn là thái độ hiếu chiến của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc muốn thúc đẩy."

    Hội thảo tiếp tục trong buổi sáng ngày 21/6 với các phiên thảo luận về tính hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế an ninh trên biển hiện nay cho Biển Đông và các đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy an ninh trong khu vực.

    "Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông"

    Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain trong hội thảo ngày 20/6 đã nêu đích danh Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông đồng thời khẳng định những tuyên bố chủ quyền của nước này là "không có cơ sở nào theo luật quốc tế."

    [​IMG]
    Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain
    "Tình hình hiện nay đòi hỏi phải nói thẳng: một trong những lực lượng chính làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, và khiến cho khó đạt một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp này, chính là lối hành xử hung hăng của Trung Quốc cùng những tuyên bố chủ quyền không có căn cứ mà nước này tìm cách đưa ra," ông McCain nói trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên website của CSIS.

    Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain khẳng định: “Điều khiến tôi lo ngại, và tôi cho rằng nhiều người trong số các quý vị cũng vậy, là những tuyên bố đòi chủ quyền bành trướng mà Trung Quốc đang đưa ra ở Biển Đông; lý do đưa ra cho những tuyên bố này thì không có cơ sở nào theo luật quốc tế; và những hành động ngày càng quyết liệt mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm khẳng định quyền tự tuyên bố của họ, trong đó có cả những vùng biển thuộc phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của các nước ASEAN, cũng như hàng loạt vụ việc gần đây liên quan đến Việt Nam và Philippines."

    Theo ông McCain, "cái gọi là bản đồ 'đường chín đoạn' của Trung Quốc đòi chủ quyền với tất cả các hòn đảo tại Biển Đông là lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc và tất cả các vùng biển của các nước này là khu vực kinh tế đặc quyền của Trung Quốc. Hơn nữa, cách hiểu của Trung Quốc về luật quốc tế sẽ làm xói mòn nguyên tắc lâu nay về tự do lưu thông hàng hải – vặn méo nó từ một khái niệm thúc đẩy đi lại mở sang một khái niệm hạn chế đi lại. Một số người ở Trung Quốc vẫn đang đề cập đến học thuyết này với tên gọi 'chiến tranh pháp lý.’”

    Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain ngày 20/6 đã kêu gọi Mỹ tăng cường ủng hộ về quân sự và chính trị cho các quốc gia Đông Nam Á đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh ngày càng gia tăng bất đồng trên Biển Đông.

    Theo ông McCain, Mỹ nên giúp các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phát triển và triển khai một hệ thống cảnh báo sớm cũng như các tàu tuần duyên tại các vùng biển đang tranh chấp. Mỹ cũng nên chuyển hướng sang hoạt động ngoại giao để giúp các nước ASEAN giải quyết các tranh chấp của họ và "thành lập một mặt trận thống nhất hơn".

    Ông McCain cũng nói Trung Quốc đang tìm cách lợi dụng những bất đồng giữa các thành viên ASEAN nhằm chia rẽ họ để thực hiện các kế hoạch riêng của mình.

    Khoảng 80 quan chức cấp cao, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả và nhà báo của Mỹ và nước ngoài tham dự cuộc hội thảo.

    Các đại biểu trình bày tham luận, tập trung vào bốn chủ điểm chính là đánh giá về lợi ích và vị trí của các bên tại khu vực Biển Đông, cập nhập tình hình gần đây tại khu vực, đánh giá hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế về an ninh hàng hải hiện nay tại Biển Đông và khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường an ninh tại khu vực này./.
    Tin liên quan
    » Chủ tịch Hội Anh-Việt lo ngại tình hình Biển Đông
    » Xây dựng Biển Đông thành khu vực hòa bình
    » Việt Nam và Hoa Kỳ cùng kêu gọi hòa bình ở Biển Đông
    » Cần chiến lược hợp lý để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông
    » Indonesia: Thảo luận tranh chấp Biển Đông ở EAS
    » Trung Quốc tăng cường lực lượng hải giám trên biển Đông
    » Nghị sĩ Anh trình kiến nghị về tình hình Biển Đông
    » Nghị sĩ Philippines: Đừng ảo tưởng với Mỹ về biển Đông!
    » Mỹ tổ chức hội thảo an ninh hàng hải ở Biển Đông
    » Cuối tháng 6, Philippines - Mỹ tập trận trên biển Đông
    » Xác nhận việc diễn tập bình thường trên biển Đông
    » Biển Đông và lòng yêu nước của người Việt
    » Clip tọa đàm trực tuyến về biển Đông trên VTC News
    » Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển
    » Aquino: “Philippines không để Trung Quốc bắt nạt”
    » Philippines sẽ đệ trình LHQ bản tố cáo Trung Quốc
    » Nghị sĩ Philippines: Trung Quốc là kẻ bắt nạt quốc tế
    » Phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam
    » Báo chí Nhật cổ vũ hợp tác với ĐNA cảnh giới Trung Quốc
    » 'Trung Quốc tiếp tục thử thách phản ứng của Việt Nam'
    » Trung Quốc 'tố ngược' Việt Nam tấn công tàu cá (?!)
    » Xuyên tạc trắng trợn của Trung Quốc về vụ Viking II
    » Tàu Trung Quốc ngang ngược cắt cáp Viking II thế nào?
    » Video cảnh tàu Trung Quốc phá cáp tàu Việt Nam lần 2
    Theo Vietnam+
  2. bogiavni

    bogiavni Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2009
    Đã được thích:
    888
  3. phuonglinh02

    phuonglinh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2010
    Đã được thích:
    1.955
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ai bảo là bình dân ? Phải trả 3500 nhân dân tệ để ăn canh thai nhi đấy !
    Thế mày bảo hình này là vẽ à ?
    Còn mấy người đứng xem và quay video thì sao ?
    Luật thì trên giấy trắng mực đen có ai cho phép đâu , nhưng người Tàu thì cứ ăn đấy !
    Nhìn mấy cái mặt xem có phải dân Tàu không ?
    Đúng mày là Tàu cho nên mới bênh người Tàu chằm chặp và bảo là không có thật , thế cái hình tô canh kia có thể bỏ con gà , con vịt vào mà giả mạo được sao ?

    Trả lời vụ cái Avatar của mày đi chớ ? Giả lơ à ?
  5. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Ác độc và tàn nhẫn quá.
    Ăn thịt cả ngàn người một lần nó còn làm được mà. một vài người ăn nhằm gì
    Nó cho rằng an món này vào rất sung, sẽ sinh ra quỷ dữ và sẻ tiếp tục ăn thịt đồng loại


    Trích:
    hongkyonline viết lúc 23:56 - 21/06/2011 [​IMG]
    @ Thái Dương ơi, Chú loạn trưởng, tẩu hỏa nhập ma rồi.
    tôi dám nói > 99% chuyện kia là không sự thật.
    nên suy nghĩ một tý chứ, cứ tung tin kiểu này thì ... vớ vẫn quá
    Tại sao à?
    + đây không thế là món bình dân vì luật pháp CN không cho phép.
    + nếu là món đặc biệt để phục vụ một số cẩu quan thì nó phải rất đắt tiền... và không thể phục vụ bởi một chú bưng bê nhếch nhác thế được?
    -> chuyện không có thật

    Chuyện gì chúng mày không dám làm. Để tao kể cho mày nghe vài món mà chính chúng mày làm ra cho dân chúng mày ăn
    -bánh bao giấy carton
    -Sửa độc
    -gạo cao su
    -trứng gà giả
    ...
  6. phuonglinh02

    phuonglinh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2010
    Đã được thích:
    1.955
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trích:
    Oi_khoi viết lúc 00:05 - 22/06/2011 [​IMG]
    Trích:
    hongkyonline viết lúc 23:56 - 21/06/2011 [​IMG]
    @ Thái Dương ơi, Chú loạn trưởng, tẩu hỏa nhập ma rồi.
    tôi dám nói > 99% chuyện kia là không sự thật.
    nên suy nghĩ một tý chứ, cứ tung tin kiểu này thì ... vớ vẫn quá
    Tại sao à?
    + đây không thế là món bình dân vì luật pháp CN không cho phép.
    + nếu là món đặc biệt để phục vụ một số cẩu quan thì nó phải rất đắt tiền... và không thể phục vụ bởi một chú bưng bê nhếch nhác thế được?
    -> chuyện không có thật

    - Chuyện Khơ me Đỏ có thật không?
    - Chuyện mổ lấy nội tạng (pháp luân công) của người đang sống mang bán có thật không?

    các chuyện man rợ có thể có, nhưng không phổ biến, nhất là lại không có chuyện cho chụp hình như vậy, kỹ thuật photo shop thôi bác ạ,nếu là thật với kỹ thuật hình sự hiện nay sẽ chẳng kho khăn gì tìm ra anh đầu bếp kia?
    Không nên reo rắc thêm những Hình ảnh kiểu này.

    Sợ ảnh hưởng đến hình ảnh Trung Hoa vĩ đại và văn minh của người cầm lái vĩ đại Mao Xếnh Xáng à ?
    Vào Google , gõ " Trung Quốc ăn thịt người có mà ra ngay 12.000.000 kết quả !
    Tự kiểm tra đi !

    [​IMG]



    [​IMG]










    Tìm kiếm nâng cao
    Google.com in English
    Khoảng 12.000.000 kết quả (0,12 giây)
  8. chaubathong113

    chaubathong113 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    0
    hãy kiên nhẫn chờ đợi vài năm nữa....nó uống sữa kiểu này thì vài năm nữa nó hết sức đánh đấm^:)^^:)^^:)^^:)^

    Sữa Trung Quốc có chuẩn chất lượng thấp nhất thế giới

    [​IMG]
    Lựa chọn sữa chất lượng cao trong nước là một việc đau đầu với nhiều ông bố bà mẹ Trung Quốc. Ảnh minh họa: Sbs.com.au. Theo tiêu chuẩn sữa mới nhất tại Trung Quốc, số lượng vi khuẩn cho phép trong 1 ml sữa là 2 triệu, cao gấp 20 lần so với tiêu chuẩn của châu Âu.

    Trung Quốc nới lỏng tiêu chuẩn về chất lượng sữa trong nước từ năm 2010, tăng giới hạn tối đa số vi khuẩn chấp nhận được trong sữa nguyên liệu từ 500.000 lên 2 triệu trong một ml và hạ thấp yêu cầu tối thiểu về hàm lượng đạm từ 2,95g xuống còn 2,80g trong mỗi 100g sữa.
    Theo thống kê, tiêu chuẩn quốc tế về lượng protein trong sữa ở mức trung bình là 3g cho mỗi 100g sữa, còn mức vi khuẩn chấp nhận được ở châu Âu là 100.000 mỗi ml.
    "Đây là tiêu chuẩn sữa thấp nhất thế giới, là sự xấu hổ của ngành sữa toàn cầu", ông Wang Dingmian, nguyên Chủ tịch hiệp hội ngành sữa thành phố Quảng Châu chỉ trích tại một diễn đàn về phát triển sữa tiệt trùng miền Nam do Hiệp hội sữa tổ chức mới đây tại Trung Quốc.
    Theo China Daily, ông Wang cho rằng, tiêu chuẩn này kém xa so với tiêu chuẩn thế giới, như một số sản phẩm sữa của Trung Quốc xuất sang nước ngoài bị trả lại chỉ còn cách tiêu thụ trong nước.
    "Các nhà sản xuất sữa và người nông dân đều biết vấn đề lượng đạm thấp và số vi khuẩn trong sữa cao có thể dễ dàng xử lý bằng tiền nhưng họ không đầu tư vì như vậy lợi nhuận có được sẽ thấp", ông Wang nói.
    Trả lời báo chí hôm chủ nhật, ông Wang nói, nếu bò được ăn uống đầy đủ, lượng protein trong sữa của nó sẽ tăng trong một tuần. Tuy nhiên, những người nuôi bò lại giảm lượng thức ăn cho vật nuôi của mình vì giá mua của các công ty sản xuất sữa trả họ quá thấp.
    Tỷ lệ vi khuẩn cao trong sữa cũng do thiếu vốn đầu tư. "Thời gian kéo dài và nhiệt độ cao trong quá trình chế biến đã khiến vi khuẩn sinh sôi theo cấp số nhân trong sữa", ông Wang lý giải.
    Theo các chuyên gia phân tích, những tiêu chuẩn sửa đổi đối với sữa tươi, sữa thông thường và sữa tiệt trùng được phác thảo bởi hai "gã khổng lồ" trong ngành công nghiệp sữa của Trung Quốc là Công ty Mengniu và tập đoàn Yili.
    Các chuyên gia an toàn thực phẩm cảnh báo, các đại gia sữa đã can thiệp để hạ tiêu chuẩn chất lượng sữa bởi một số nhà máy của họ không thể đạt chuẩn cao hơn.
    "Có một tình trạng phổ biến là các chi nhánh con không theo kịp tiêu chuẩn của công ty mẹ", ông Sang Liwei, một chuyên gia an toàn thực phẩm ở tổ chức phi chính phủ tại Trung Quốc cho biết.
    Trong tháng tư, 251 trẻ tại trường tiểu học thị trấn Yuhe ở Ngọc Lâm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc bị ngộ độc sau khi uống sữa tại trường, được sản xuất từ một trong các nhà máy của Công ty Mengniu tại địa phương. Kết quả kiểm nghiệm sau đó cho thấy, loại sữa các em uống đạt tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc.
    "Điều này cho thấy tiêu chuẩn sữa quốc gia không thể chấp nhận được. Quá nhiều vi khuẩn trong sữa có nghĩa là người uống sẽ dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hơn", ông Liwei nói.
    "Nếu các công ty xử lý sữa không đúng với quy trình lưu trữ và vận chuyển sữa thì có thể xảy ra những sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm", ông nói thêm.
    Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc cần có một chính sách linh hoạt để trả công cao hơn cho người nuôi bò, để họ có thể đảm bảo tạo ra nguồn sữa nguyên liệu tốt hơn.
    Minh Thùy
  9. audilevis

    audilevis Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    2
  10. TonNuThiNo

    TonNuThiNo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Làm chủ dàn tên lửa tối tân S-300PMU1

    TTO - Nhân dịp 86 năm ngày báo chí, Quân chủng Phòng không không quân vừa mời một số phóng viên tham quan hệ thống tên lửa tối tân nhất thế giới.

    Tuổi Trẻ Online giới thiệu phóng sự ảnh cận cảnh, cụ thể hơn về hệ thống vũ khí này cũng như hoạt động làm chủ trang bị, khí tài hiện đại của chiến sĩ phòng không không quân, đảm bảo ngăn chặn mọi cuộc tập kích bằng đường không vào VN, kể cả từ hướng biển…
    Hệ thống tên lửa S-300PMU1 của Nga được thiết kế riêng cho VN là một trong những vũ khí tối tân không chỉ của Quân đội VN mà còn được đánh giá rất cao trên thế giới. Hiện nay, hệ thống này được Đoàn Tên lửa Phòng không S (Quân chủng Phòng không - Không quân) quản lý phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
    Thượng tá Lê Văn Thanh - Đoàn trưởng Đoàn tên lửa S cho biết: “S-300PMU1 được đánh giá rất cao trong việc phòng thủ. Tuy với hệ thống phương tiện nặng hàng chục tấn nhưng từ lúc báo động đến lúc chiến đấu chỉ vẻn vẹn tính bằng phút”.
    Với khả năng triển khai “siêu nhanh” và hệ thống ra-đa chống nhiễu cực tốt, hỏa lực mạnh, tác chiến trong mọi địa hình, thời tiết, S-300PMU1 còn được thiết kế với hệ thống phòng không di động đa kênh, có thể tác chiến độc lập hay tác chiến hợp đồng thông qua các hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ.
    Đặc biệt, nó có khả năng theo dõi hàng trăm mục tiêu khác nhau và tấn công đồng thời 6 mục tiêu cùng một lúc. S-300PMU1 có thể chống các cuộc tiến công ồ ạt ở mọi độ cao, tốc độ và chế áp hiệu quả hệ thống điện tử mạnh của các loại phương tiện chiến đấu đường không hiện đại, thế hệ mới.
    S-300PMU1 tiêu diệt mục tiêu bay có vận tốc từ 1.800-2.800m/giây, thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao chỉ trong vòng 5 giây. Với những tính năng vượt trội đó, S-300PMU1 trở thành nỗi kinh hoàng của mục tiêu trên không mỗi khi rời bệ phóng vì có thể tiêu diệt cả máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo... cách mục tiêu cần bảo vệ rất xa.
    Ngay từ khi được trang bị, cán bộ, nhân viên của Đoàn Tên lửa Phòng không S đã làm chủ hệ thống vũ khí, khí tài tối tân này và xây dựng phương án luyện tập, tác chiến phù hợp với cách đánh truyền thống của quân đội ta; luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, nắm thế chủ động để Tổ quốc không bị bất ngờ trong mọi tình huống.
    Tuồi Trẻ Online xin giới thiệu chùm ảnh về dàn tên lửa tối tân này.

    [​IMG]


    Kíp chiến đấu hiệp đồng tác chiến. Sĩ quan phóng tên lửa trên xe sẵn sàng khai hoả

    [​IMG]


    Đài rađa chiếu xạ và điều khiển ở trạng thái chiến đấu

    [​IMG]


    Trung úy Mai Hoàng Dũng - Lái xe kiêm trắc thủ bệ phóng làm công tác chuẩn bị chiến đấu

    [​IMG]


    Thượng uý Trần Quang Hải - Phân đội trưởng Phân đội rađa chỉ huy kíp chiến đấu


    [​IMG]


    Hệ thống ra-đa hoạt động với nhiều ưu điểm nổi trội có thể kiểm soát cả vùng rộng lớn trên lãnh thổ

    [​IMG]


    Xe bệ phóng triển khai chiến đấu

    [​IMG]


    Trắc thủ bệ phóng triển khai cọc đất bệ phóng

    [​IMG]


    Ngay cạnh buồng lái của xe là hệ thống nút điều khiển để lái xe sẵn sàng tác chiến
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này