Thông tin đa chiều xung quanh Biển Đông - tập 6

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 29/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4065 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 17:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7128 lượt đọc và 95 bài trả lời
  1. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63
    Tập 1: http://f319.com/home/1422721/page-187
    Tập 2: http://f319.com/home/1422250
    Tập 3: http://f319.com/home/1427149
    Tập 4: http://f319.com/home/1430020
    Tập 5:http://f319.com/home/1433373


    Chỉ duy nhất 1topic được tồn tại.
    Bảo vệ hoàng sa, trường sa
    http://*******.org/forum/forum.php




    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-24-thay-gi-tu-hoi-thao-bien-dong-o-my

    Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ



    Đã xuất hiện tín hiệu tích cực của một giải pháp được xây dựng trên nền tảng của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển 1982, có tính đến tình hình thực tế liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ và vùng biển ở Biển Đông và quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia có tham gia sử dụng Biển Đông.
    >> Trung Quốc cảnh báo Mỹ, răn đe láng giềng về Biển Đông
    >> Khi học giả quốc tế "chỉnh huấn" Trung Quốc về Biển Đông>> Biển Đông: Động thái nhỏ có thành chuyện lớn?
    Trong hai ngày 20 đến 21/6/2011, Hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược của Hoa Kỳ tổ chức tại Thủ đô nước Mỹ đã tụ họp được nhiều quan chức chính phủ, học giả và chuyên gia am hiểu về các vấn đề ở Biển Đông, đến từ nhiều nước khác nhau, như Ấn Độ, Indonesia, Mỹ, Na Uy, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore,... Hội thảo đã thảo luận những chủ đề đang thu hút sự quan tâm ở Việt Nam cũng như trên thế giới, như: lợi ích và lập trường của các Bên ở Biển Đông, các sự kiện diễn ra mới đây tại Biển Đông, đánh giá hiệu quả của các cơ chế bảo đảm an ninh Biển Đông hiện hành và những khuyến nghị về chính sách nhằm tăng cường an ninh ở vùng biển này.
    Luận điểm cơ bản được các đại biểu Trung Quốc trình bày tại Hội thảo là mặc dù Trung Quốc có đầy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông, Trung Quốc chưa được tham gia vào việc khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên ở vùng biển này. Trong khi đó, các nước ven Biển Đông khác, với sự trợ giúp của các nước ngoài khu vực, đã tiến hành nhiều hành động xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc. Tuy vậy, Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực để khắc phục tình trạng trên, mặc dù dư luận người Trung Quốc hết sức bất bình. Giải pháp thích hợp trước mắt là tạm gác tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và vùng biển, cùng khai thác tài nguyên.
    [​IMG]Ảnh: Tuổi trẻ. Luận điểm này thực ra không có gì mới lạ. Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 cũng có quy định về việc cùng khai thác tài nguyên như là một giải pháp tạm thời trong khi chưa đạt được giải pháp phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa chồng lấn giữa các quốc gia ven biển. Giữa Việt Nam và các nước ASEAN có một số thực tiễn áp dụng giải pháp cùng thăm dò khai thác tài nguyên trong vùng thềm lục địa chồng lấn trước khi đạt giải pháp phân định ranh giới. Nhưng điều làm cho đề nghị gác tranh chấp cùng khai thác tài nguyên ở Biển Đông của Trung Quốc không được các nước trong khu vực hưởng ứng nằm ở chính sự mập mờ và phi lý của yêu sách chủ quyền đối với Biển Đông của Trung Quốc.
    Tại Hội thảo, đại biểu Trung Quốc tiếp tục viện dẫn kết hợp cả đường đứt khúc 9 đoạn với tư cách là yêu sách lịch sử và các nguyên tắc xác định vùng biển và thềm lục địa của Công ước Luật biển 1982 để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Khi học giả các nước chất vấn về cơ sở pháp lý của đường đứt khúc 9 đoạn, đồng thời đề nghị học giả Trung Quốc làm rõ quan điểm của Trung Quốc về việc áp dụng Công ước Luật biển 1982 để xác định các vùng biển và thềm lục địa ở Biển Đông, họ đã không nhận được câu trả lời.
    Không chỉ học giả từ các nước ven Biển Đông, mà cả học giả từ các nước ngoài khu vực đều cho rằng đường đứt khúc 9 đoạn hoàn toàn không có cơ sở trong Luật biển quốc tế và nếu Trung Quốc coi đó là ranh giới vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì không một nước nào trên thế giới có thể chấp nhận được. Trung Quốc không thể sử dụng nó để yêu sách quyền đối với tài nguyên ở Biển Đông, hoặc tạo thành vùng chồng lấn lên vùng biển và thềm lục địa của các nước xung quanh Biển Đông, làm cơ sở cho yêu sách cùng khai thác tài nguyên.
    Để triển khai bất kỳ biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có thể bao gồm giải pháp gác tranh chấp cùng khai thác, vấn đề then chốt là phải xác định được khu vực tranh chấp thật sự.
    Theo các học giả quốc tế, khu vực có tranh chấp thật sự chính là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển kế cận các cấu trúc địa chất thuộc hai quần đảo này.
    Việc xác định các vùng biển kế cận các cấu trúc địa chất thuộc hai quần đảo phải dựa vào các quy định của Luật biển quốc tế, như điều 121 Công ước 1982 về quy chế pháp lý của các đảo, cũng như các quy định và án lệ quốc tế liên quan đến phân định ranh giới biển. Một khi các nước hữu quan thống nhất được nguyên tắc xác định vùng tranh chấp như nêu ở trên, có thể thực hiện khoanh vùng tranh chấp để triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin hoặc giải pháp tạm thời mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận được. Còn tại các khu vực nằm ngoài vùng tranh chấp, việc xác định và sử dụng vùng biển, thăm dò khai thác và quản lý tài nguyên đều phải thực hiện theo đúng quy định của Công ước Luật biển 1982.
    Những sáng kiến
    Trên cơ sở chia xẻ cách tiếp cận nêu trên, một số sáng kiến cụ thể đã được giới thiệu tại Hội thảo. Đại biểu đến từ Học viện Ngoại giao Việt Nam nêu ý tưởng về việc soạn thảo một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong đó quy định cụ thể các hành vi được phép và không được phép triển khai tại khu vực tranh chấp liên quan đến hai quần đảo, cũng như cách ứng xử tại các vùng biển khác nằm ngoài khu vực tranh chấp. Điểm mấu chốt trong đề nghị về Bộ Quy tắc ứng xử này là yêu cầu tất cả các bên tham gia không đưa ra những yêu sách về vùng biển và thềm lục địa không dựa trên quy định của Công ước Luật biển 1982; vùng biển liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải được xác định theo cách áp dụng thiện chí điều 121 của Công ước; việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử có thể do Trung Quốc và ASEAN cùng tiến hành, hoặc do ASEAN khởi xướng, sau đó mở cho các nước khác tham gia.
    Đại diện của Ban thư ký ASEAN cho biết các nước ASEAN đã thỏa thuận sẽ soạn thảo một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông có giá trị cao hơn so với Tuyên bố về cách ứng xử của các Bên ở Biển Đông năm 2002.
    Giáo sư Carl Thayer đến từ Úc cho rằng có thể ký kết một văn kiện về quy tắc ứng xử ở Biển Đông có hiệu lực ràng buộc về pháp lý nếu các nước hữu quan thỏa thuận như vậy, mặc dù đó không phải là thực tiễn phổ biến. Từ đó ông đề nghị các nước ASEAN xem xét ký kết một Hiệp ước về cách ứng xử ở Biển Đông và mở cho các nước khác có tham gia sử dụng Biển Đông tham gia.
    Đại biểu đến từ Ủy ban phụ trách các vấn đề biển và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Philippines giới thiệu Sáng kiến về Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Phát triển. Theo sáng kiến này, sẽ triển khai song hành ở Biển Đông hai chế độ: chế độ hợp tác cùng phát triển, bao gồm cùng khai thác tài nguyên, cùng bảo tồn đa dạng sinh học biển,... tại khu vực tranh chấp liên quan đến quần đảo Trường Sa và chế độ sử dụng, thăm dò, khai thác, quản lý các vùng biển và thềm lục địa không bị tranh chấp của các nước ven biển theo quy định của Công ước Luật biển 1982.
    Đại biểu Philippines khẳng định để có thể tạm gác tranh chấp, cần phải khoanh vùng tranh chấp. Căn cứ vào Công ước Luật biển 1982, các vùng biển do các cấu trúc địa chất thuộc hai quần đảo bị tranh chấp tạo ra có phạm vi rất hạn chế và có thể xác định được, chẳng hạn là 12 hải lý.
    Rõ ràng đã xuất hiện tín hiệu tích cực của một giải pháp được xây dựng trên nền tảng của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển 1982, có tính đến tình hình thực tế liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ và vùng biển ở Biển Đông và quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia có tham gia sử dụng Biển Đông.
    Một giải pháp như vậy chắc chắn sẽ thu hút được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, cho phép phân biệt rõ đâu là khu vực có tranh chấp có thể tạm gác tranh chấp cùng khai thác hay bảo quản tài nguyên, đâu là khu vực đương nhiên thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền hợp pháp của các quốc gia khác ở Biển Đông sẽ được bảo vệ như thế nào, trong khi chưa đạt được giải pháp phân định chủ quyền lãnh thổ và vùng biển tại các quần đảo bị tranh chấp.
    Hy vọng tất cả các nước ven Biển Đông, nhất là các Bên tranh chấp trực tiếp, duy trì nỗ lực ngoại giao để đạt được một giải pháp như vậy. Và cũng hy vọng không nước nào lựa chọn phương thức sử dụng sức mạnh đơn phương áp đặt yêu sách của mình, đẩy các nước khác vào tình thế buộc phải huy động những nguồn lực eo hẹp của họ vào việc mua sắm vũ khí, trang thiết bị phòng thủ để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình, thay vì có thể dùng các nguồn lực đó cho phát triển kinh tế, xã hội.
    Hà Linh viết từ Washington DC.
  2. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63
    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-27-lap-hiep-dinh-vung-xam-thay-lenh-cam-danh-ca-don-phuong-


    Lập Hiệp định 'vùng xám" thay lệnh cấm đánh cá đơn phương?

    Hiệp định "vùng xám" - một loại thỏa thuận hợp tác về nghề cá hữu hiệu trong việc khai thác và bảo tồn nguồn cá tại vùng biển tranh chấp là một lựa chọn khả dĩ, về mặt pháp lý và thực tiễn.
    >> Phi lý khi Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá Biển Đông
    Khuôn khổ pháp lý và thực tiễn quốc tế
    Việc tiến hành các hoạt động đơn phương trong vùng biển tranh chấp không phải là đặc thù riêng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mà là thực tế tương đối phổ biến tại các vùng biển tranh chấp.
    Chẳng hạn, trong năm 2010, việc bắt giữ tàu cá trong vùng biển tranh chấp là một vấn đề trong quan hệ song phương giữa Indonesia và Malaysia.[7] Hay trước đây, chính ngư dân của Trung Quốc cũng bị các cơ quan nghề cá của Hàn Quốc bắt giữ ở biển Hoàng Hải[8] trước khi hai nước đạt được Hiệp định về hợp tác nghề cá năm 2000 (sẽ được nói đến bên dưới).
    Bên ngoài khu vực Châu Á, việc đơn phương tiến hành những biện pháp trấn áp hoạt động nghề cá tại vùng biển chưa phân định cũng gây nhiều tranh cãi.
    Mặt khác, việc các quốc gia tiến hành các biện pháp đơn phương như vậy cũng không phải là khó hiểu vì một số quốc gia sau đó đã viện dẫn chính những hoạt động hành pháp của mình ở khu vực biển tranh chấp để củng cố lập luận pháp lý khi vấn đề phân định biển được đưa ra xem xét trước một cơ quan tài phán quốc tế.[9]
    Việc thiếu một cơ chế bắt buộc để giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp phân định biển, dường như làm cho việc giải quyết vấn đề khai thác và bảo tồn nguồn lợi sản ở khu vực biển tranh chấp trở nên nan giải.
    [​IMG]Ảnh Vnexpess. Nhưng thực ra, Công ước Luật biển đã đưa ra một giải pháp cho các bên liên quan trong vấn đề này. Khoản 3 Điều 74 Công ước Luật biển quy định:
    Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1 [về phân định vùng đặc quyền kinh tế], các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và trong giai đoạn quá độ này không làm phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận cuối cùng. Các dàn xếp tạm thời không làm phương hại đến việc phân định cuối cùng.
    Tuy Công ước không quy định rõ "các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn" là gì nhưng từ lịch sử đàm phán của Công ước, có thể chắc chắn rằng các dàn xếp tạm thời này bao gồm loại hiệp định "vùng xám" - một loại thỏa thuận hợp tác về nghề cá hữu hiệu trong việc khai thác và bảo tồn nguồn cá tại vùng biển tranh chấp.[10]
    Thuật ngữ "vùng xám" được dùng để chỉ vùng biển tranh chấp hay chưa được phân định mà các quốc gia tạm thời khoanh lại và đặt dưới dạng một quy chế quản lý riêng theo thỏa thuận hợp tác nghề cá của mình.
    Quy chế quản lý tiêu biểu trong loại hiệp định "vùng xám" này thường được gọi là quy chế quản lý theo quốc tịch tàu. Cụ thể là, theo cơ chế này, trong khu vực "vùng xám" một quốc gia sẽ không quản lý hoạt động của tàu cá từ quốc gia tranh chấp kia trong khi cả hai quốc gia tranh chấp đều có thể áp dụng pháp luật và quy định về nghề cá của riêng mình để quản lý tàu cá từ quốc gia thứ ba, không liên quan đến tranh chấp.
    Điểm đáng lưu ý là Trung Quốc đã khăng khăng đòi áp dụng cơ chế quản lý theo quốc tịch tàu khi đàm phán với Hàn Quốc Hiệp định hợp tác nghề cá năm 2000.[11]
    Hiệp định "vùng xám" với cơ chế quản lý theo quốc tịch tàu làm giảm thiểu những căng thẳng thường xảy ra khi một bên tranh chấp tiến hành các biện pháp trấn áp đối với tàu cá của bên tranh chấp kia tại vùng biển chưa phân định.
    Từ góc độ bảo tồn, ưu điểm của loại hiệp định "vùng xám" đó là nó cho phép các quốc gia tranh chấp quản lý hữu hiệu các hoạt động đánh bắt hải sản trong khu vực tranh chấp, đặc biệt là hoạt động tàu cá của quốc gia thứ ba.
    Việc bảo tồn nguồn lợi hải sản trong vùng biển tranh chấp hay chưa phân định còn được tăng cường nhờ hoạt động của Ủy ban nghề cá hỗn hợp thường được thành lập theo các hiệp định "vùng xám". Ủy ban nghề cá hỗn hợp thường có nhiệm vụ xây dựng và thống nhất các biện pháp, quy định quản lý nguồn cá trong khu vực tranh chấp. Ý nghĩa thiết thực của việc này là các hoạt động nghề cá trong "vùng xám" chịu sự điều chỉnh theo một khung pháp lý chung, đồng nhất. Tất nhiên những biện pháp bảo tồn nguồn cá thường được Ủy ban nghề cá hỗn hợp thỏa thuận đưa vào trong quy định quản lý hoạt động nghề cá áp dụng tại "vùng xám".
    Với ưu điểm như trên, các hiệp định "vùng xám" đã được ký kết ở nhiều nơi trên thế giới với con số lên đến hơn một chục hiệp định. Ngay ở Châu Á, ba Hiệp định "vùng xám" đã ký kết trong thời gian gần đây đó là ba Hiệp định hợp tác nghề cá ký giữa lần lượt bởi Nhật Bản với Trung Quốc, Hàn Quốc với Nhật Bản và Trung Quốc với Hàn Quốc vào các năm 1997, 1998 và 2000.
    Ba Hiệp định nói trên được ký kết để điều chỉnh và quản lý hoạt động nghề cá tại vùng đặc quyền chồng lấn song phương giữa ba nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Ngoài ra, đáng lưu ý là tại "vùng xám" lập ra theo hai Hiệp định giữa Hàn Quốc với Nhật Bản và giữa Nhật Bản với Trung Quốc có tồn tại tranh chấp về chủ quyền đảo. Giữa Hàn Quốc và Nhật Bản tồn tại tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Dokdo (tiếng Hàn) /Takeshima (tiếng Nhật), còn giữa Nhật Bản và Trung Quốc đó là tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku (tiếng Nhật)/ Diaoyu (tiếng Trung).
    Điểm thú vị là trong tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo Diaoyu/Senkaku - gồm tám đảo nhỏ và đá, nằm cách Nhật Bản và Trung Quốc 180 và 250 hải lý - có sự khác biệt về quan điểm giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc cho rằng tồn tại tranh chấp ở đây trong khi đó Nhật Bản không chấp nhận coi đây là vùng lãnh thổ không có tranh chấp về chủ quyền.[12] Dù như vậy, hai nước vẫn tìm được một mô hình thích hợp để quản lý các hoạt động nghề cá tại vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn có liên quan đến nhóm đảo này.
    Như đã nói ở trên, các quốc gia vẫn thường viện dẫn các hoạt động thực thi pháp luật của mình trong vùng biển tranh chấp để củng cố yêu sách về lãnh thổ của mình. Một câu hỏi được đặt ra đó là: Những hoạt động quản lý nhà nước của các bên tranh chấp tại "vùng xám" có ý nghĩa gì việc giải quyết tranh chấp sau này không?
    Câu trả lời sẽ là phủ định; những hoạt động quản lý được thực hiện theo các hiệp định "vùng xám" hoàn toàn không ảnh hưởng đến lập trường của các bên khi tranh chấp được giải quyết thông qua đàm phán hay trước một cơ quan tài phán quốc tế. Điều này xuất phát từ bản chất của các hiệp định này - một loại dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn. Bản chất của dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn được quy định ngay chính trong điều khoản 74(3) của Công ước Luật biển nói ở trên, đó là các dàn xếp "không làm phương hại đến việc phân định cuối cùng". Điều này thường được thể hiện bằng một quy định được gọi là "điều khoản bảo lưu lập trường" (tiếng Anh gọi là "without prejudice clause") trong các thỏa thuận về dàn xếp tạm thời này.
    Chẳng hạn, Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Trung Quốc và Nhật Bản năm 1997 quy định "điều khoản bảo lưu lập trường" như vậy tại Điều 12 như sau:
    Không một quy định nào trong Hiệp định này được coi là làm ảnh hưởng đến quan điểm của mỗi Bên Ký kết đối với bất kỳ một vấn đề nào về luật biển.
    Tất nhiên, quy định của điều khoản 74(3) trước tiên được áp dụng với tranh chấp liên quan đến phân định biển. Nhưng không có quy định nào của luật pháp quốc tế cấm việc các bên tranh chấp thỏa thuận về một dàn xếp tạm thời với khu vực biển có liên quan đến tranh chấp về chủ quyền đảo.
    Việc ký kết hai Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Nhật Bản và Trung quốc và giữa Hàn Quốc và Nhật Bản là minh chứng rõ ràng cho điều này.
    Điều quan trọng là trong những thỏa thuận dàn xếp tạm thời ở khu vực có liên quan đến tranh chấp về chủ quyền đảo có "điều khoản bảo lưu lập trường" đủ mạnh để quan điểm của các bên đối với tranh chấp về chủ quyền đảo cũng được bảo vệ.
    Hơn nữa, xét từ góc độ pháp lý thì một thỏa thuận về đánh cá ở một vùng biển không nhất thiết phải gắn với một thỏa thuận về chủ quyền đảo. Điều này được làm rõ trong án lệ Minquiers and Ecrehos.[13] Trong án lệ này, Tòa án công lý quốc tế đã không chấp nhận lập luận của Pháp rằng việc Pháp và Anh thỏa thuận về một cơ chế đánh cá chung ở biển Măng-sơ cũng đồng nghĩa với việc hai bên sử dụng chung các đảo tranh chấp trong vùng biển này.[14]
    Như vậy, có đủ cơ sở thực tiễn và lý luận để khẳng định việc hợp tác quản lý hoạt động đánh cá ở vùng biển chưa phân định là hoàn toàn có thể thực hiện được ngay cả khi có tồn tại tranh chấp về chủ quyền đảo.
    Một giải pháp thay thế cho lệnh cấm đánh cá đơn phương ở Biển Đông?
    Quay lại vấn đề lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông, nếu thực sự mục đích của lệnh cấm đánh cá là để bảo tồn và phát triển nguồn cá thì mục đích này hoàn toàn có thể đạt được bằng một cách thức khác - đó là thông qua một dàn xếp tạm thời theo loại hiệp định "vùng xám" giữa Trung Quốc và Việt Nam.
    Rõ ràng một hiệp định "vùng xám" với sự phối hợp của cả hai quốc gia tranh chấp có hiệu quả hơn một lệnh cấm đánh cá đơn phương ở khu vực biển tranh chấp.
    Liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát triển nguồn cá, cần phải nói thêm rằng theo quy định tại khoản 3 Điều 61của Công ước Luật biển, các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo tồn và phát triển những đàn cá di cư xuyên qua vùng biển của nhiều quốc gia. Điều này xuất phát từ thực tế là các loài cá không thể tuân theo đường biên giới do con người tạo ra và để bảo tồn chúng việc hợp tác giữa các quốc gia ven biển là không thể tránh khỏi.
    Như vậy, giả sử có tồn tại một đường ranh giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực biển ngoài Vịnh Bắc Bộ thì việc hai quốc gia hợp tác trong các biện pháp bảo tồn nguồn cá vẫn là cần thiết.
    Việc hợp tác giữa Trung quốc và Việt Nam để bảo tồn nguồn cá cũng được khuyến khích theo quy định của Điều 123 của Công ước Luật biển, theo đó các quốc gia ven biển tại biển kín hay nửa kín như Biển Đông cần điều phối việc quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác tài nguyên sinh vật biển.
    Một hiệp định "vùng xám" giữa Trung Quốc và Việt Nam còn có một tiền đề thuận lợi, đó là Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Trung Quốc và Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000.[15] Tuy Hiệp định này điều chỉnh hoạt động đánh bắt cá ở khu vực đã được phân định, nó thể hiện rõ ràng Trung Quốc và Việt Nam có thể hợp tác với nhau trong vấn đề nghề cá nếu như hai bên thực sự mong muốn và quan tâm đến lợi ích của nhau.
    Câu hỏi đặt ra đó là tại sao cho đến giờ sau hơn một thập kỷ áp dụng lệnh cấm đánh cá gây nhiều tranh cãi mà Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa đi đến một giải pháp theo hướng một hiệp định "vùng xám" ở khu vực biển chưa được phân định giữa hai nước. Dường như trở ngại duy nhất đó là giữa Trung Quốc và Việt Nam tồn tại nhận thức khác nhau về "vấn đề" quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc hiện đang chiếm giữ quần đảo này và cho rằng không tồn tại tranh chấp ở đây - một lập luận giống như lập luận của Nhật Bản trong tranh chấp về nhóm đảo Diaoyu/Senkaku. Việt Nam cho rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp song phương về quần đảo Hoàng Sa.
    Thực vậy, một tranh chấp đã được định nghĩa rõ ràng trong pháp luật quốc tế, đó là "một sự bất đồng về một điểm liên quan đến pháp luật hay thực tế, một xung đột về quan điểm hay lợi ích pháp lý" giữa hai quốc gia.[16]
    Dù gì đi chăng nữa, một "điều khoản bảo lưu lập trường" trong hiệp định "vùng xám" hoàn toàn có thể giúp các bên tiếp tục duy trì quan điểm của mình đối với quần đảo này, tương tự những gì Nhật Bản và Trung Quốc đã làm trong Hiệp định hợp tác nghề cá năm 1997 của họ để giải quyết bất đồng về quan điểm liên quan đến nhóm đảo Diaoyu/Senkaku.
    Đã mười ba năm nay Trung Quốc tuyên bố đơn phương lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông và cũng đã mười ba năm nay Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh cá này. Tất nhiên, với lực lượng quản lý biển hùng mạnh của mình, Trung Quốc hoàn toàn có thể đơn phương đưa tàu ra tuần tra toàn bộ Biển Đông, nói gì khu vực của lệnh cấm đánh cá. Nhưng với người dân Việt Nam, họ cũng có đủ quyết tâm để kiên cường bám trụ ngư trường truyền thống của mình ở Biển Đông - ngư trường mà họ có quyền đánh cá một cách chính đáng và được pháp luật quốc tế bảo vệ.
    Tuy nhiên, từ cuối năm 2010 trở lại đây, tình hình Biển Đông đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Giới quan sát lo ngại rằng Trung Quốc ngày càng hành động "áp đặt" hơn trong vấn đề Biển Đông.[17]
    Đặc biệt, sau vụ việc Trung Quốc cắt cáp các tàu thăm dò Bình Minh 02 ngày 26/5/2011[18] và Vikking II ngày 09/6/2011[19] vừa qua, có học giả thậm chí còn chuyển sang nhận xét rằng các hành động của Trung Quốc giờ đây có tính "gây hấn" nhiều hơn.[20] Việc hành xử một cách đơn phương và áp dụng những biện pháp "cứng rắn" đối với ngư dân Việt Nam như trước đây có lẽ không còn là một sách lược "khôn ngoan" khi mà mối quan ngại đối với các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông ngày một gia tăng. Điều này rõ ràng là không có lợi cho hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế.
    Hơn nữa, theo giới quan sát quốc tế nhận xét, căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong các vấn đề về Biển Đông đang gia tăng.[21] Việc tiếp tục để vấn đề lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông dù chỉ có tính chất thời vụ trong vài tháng nhưng lại lặp đi lặp lại hàng năm mà không giải quyết có thể sẽ làm ảnh hưởng đến việc Việt Nam và Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
    Sau hơn một thập kỷ thực hiện lệnh cấm đánh cá một cách đơn phương nhưng chẳng đem lại hiệu quả ở góc độ bảo tồn mà chỉ gây thêm những căng thẳng không đáng có, đã đến lúc Trung Quốc cần suy nghĩ "nghiêm túc" về một hiệp định "vùng xám" để tạo cơ sở cho Việt Nam và Trung Quốc hợp tác trong việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản thay cho giải pháp đơn phương đầy tranh cãi. Một thỏa thuận như vậy chắc chắn sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc mà chẳng gây phương hại gì đến quan điểm của mỗi bên về các vấn đề về biên giới lãnh thổ.
    ----------------------​
    (*) Tác giả Nguyễn Đăng Thắng là nghiên cứu sinh luật, Vương quốc Anh, Thành viên không thường trú, Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam. Bài viết phát triển từ bài bình luận ngắn của tác giả "China's Fishing Ban in the South China Sea: Implications for Territorial Disputes, RSIS Commentary số 89/2011 ngày 09/6/2011. Tác giả cám ơn PGS, TS Nguyễn Hồng Thao và anh Vũ Hải Đăng về những góp ý cho bài viết này. Các trang mạng trích dẫn trong bài viết này đều được kiểm tra ngày 16/6/2011."
    ----
    Chú thích:
    [7] Xem 'Malaysia protests RI arrest of two fishing boats' The Jakarta Post (Jakarta 10 April 2011), tại http://www.thejakartapost.com/news/2011/04/10/malaysia-protests-ri-arrest-two-fishing-boats.html .
    [8] Các vụ việc này được tổng hợp và có thể tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu Boundary Archive của Bộ phận Nghiên cứu về Biên giới quốc tế (IBRU) thuộc Đại học Durham, tại địa chỉ http://www.dur.ac.uk/ibru/resources/newsarchive/.
    [9] Xem lập luận của Ucraina trong vụ Maritime Delimitation in the Black Sea (Romania v. Ukraine), Phán quyết ngày 03/2/2009, văn bản có tại http://www.icj-cij.org/docket/files/132/14987.pdf.
    [10] Ngược lại với hiệp định "vùng xám hiệp định "vùng trắng" mà một số nước Ban-tích ký vào những năm 70-80 của thế kỷ trước. Theo loại hiệp định "vùng trắng" này, khu vực tranh chấp biến thành vùng biển quốc tế ở đó mọi quốc gia đều có thể khai thác mà không được quản lý chặt chẽ. Loại Hiệp định này rõ ràng là không có lợi cho việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản.
    [11] Xem tin "Crack down on illegal fishing" 03/05/1996 trên cơ sở dữ liệu Boundary Archive của Bộ phận Nghiên cứu về Biên giới quốc tế (IBRU) thuộc Đại học Durham, tại địa chỉ http://www.dur.ac.uk/ibru/resources/newsarchive/.
    [12] Chẳng hạn Ngoại trưởng Nhật Bản trong vụ bắt giữ thuyền trưởng của Trung Quốc tại khu vực gần nhóm đảo Diaoyu/Senkaku đã tuyên bố không tồn tại tranh chấp về lãnh thổ liên quan đến nhóm đảo này. Xem Yoko Kubota & Chris Buckley "Japan refuses China demand for mapology in boat row", Reuters 25/9/2010, tại http://uk.reuters.com/article/2010/09/25/uk-japan-china-idUKTRE68N09H20100925 .
    [13] The Minquiers and Ecrehos case (France v United Kingdom) [1953] Tuyển tập phán quyết Tòa án công lý quốc tế 47.
    [14] Như trên, trang 58.
    [15] "Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", 25/12/2000, văn bản có tại http://biengioilanhtho.gov.vn/vie/hiepdinhhoptacngheca-nd-e6a9f6ac.aspx .
    [16] Mavrommatis Palestine Concessions (Jurisdiction), Tuyển tập phán quyết của Tòa án thường trực công lý quốc tế, Series A, No. 2 (1924), trang 11
    [17] Xem I Storey, 'China's Missteps in Southeast Asia: Less Charm, More Offensive' (2010) X China Brief 4.
    [18] Việt Long, "Vụ tàu Bình Minh 02 và phép thử của Bắc Kinh", trên TuanVietnam.net 30/5/2011, tại địa chỉ http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-05-30-vu-tau-binh-minh-02-va-phep-thu-cua-bac-kinh .
    [19] Việt Long, "Sự cố Viking2 và mưu đồ của Bắc Kinh", trên TuanVietnam.net 0/06/2011, tại địa chỉ http://tuanvietnam.net/2011-06-10-su-co-viking2-va-muu-do-cua-bac-kinh .
    [20] Xem John Mair, "Analysis: SE Asia wary of China as sea claim disputes intensify", Reuters 12/6/2011, tại http://uk.reuters.com/article/2011/06/12/us-seasia-southchinasea-idUKTRE75B0TR20110612 .
    [21] Xem Ben Bland & Kathrin Hille, "New clash in South China Sea", báo Financial Times ngày 27/5/2011, tại địa chỉ http://www.ft.com/cms/s/0/4d3badc0-8867-11e0-a1c3-00144feabdc0.html#ixzz1Na716utU .
  3. stockking

    stockking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    433
    em là thành viên trên f làm ở hải quân.có bác nào như vậy ko
  4. woodfish

    woodfish Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Đã được thích:
    16.876
    Thư tịch Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam
    http://baodatviet.vn/Home/chinhtrix...Truong-Sa-thuoc-Viet-Nam/20116/152391.datviet

    Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
    Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn "Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau: "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống "thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).

    Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.

    Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.


    Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt.
    Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác mà Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.
    Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.

    Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực nam Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407).


    Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan.
    Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau: "Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An – Hà Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh – Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa). Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đã phủ nhận trách nhiệm với lý do: "Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (13-3-1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.
    Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều triều đại Trung Quốc trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.
  5. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0
    bác giữ đảo nào vậy?
  6. Mr.Miss

    Mr.Miss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2011
    Đã được thích:
    0
  7. stockking

    stockking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    433
    đảo hòn tre[:D]
  8. trumck2000

    trumck2000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Thông tin đa chiều, tức không bị chụp mũ hả mod?
  9. hablackhorse

    hablackhorse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Ah...ah....Lão Thai_Duong có lông nách. Tập quán của phụ nữ bành trướng Bắc Kinh là không cạo lông nách. Lông nách sẽ giúp giữ mùi lâu hơn. Đích thị là lão Thai_Duong bị đồng hóa bởi bọn Phương Bắc.

    Thực ra Tung của chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm chiếm mấy cái mỏ dầu ở gần đấy thôi. Một vấn đề quan trọng khác lính Tung Của đang thèm khát ********. Muốn hấp diêm phụ nữ bất cứ lúc nào. Việt Nam là lựa chọn số 1 của lính Tung của vì VN có nhiều phụ nữ trẻ đẹp.

    Lão Thai_Duong có lông nách có thể là lựa chọn tối ưu cho lính Tung Của đấy.

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/vnexpress.net/Tuong-Trung-Quoc-giup-linh-tim-vo/4476155.epi


    Quân đội Trung Quốc cho biết sẽ đích thân giúp các binh sĩ tìm vợ, sau khi một luật mới được ban hành cấm lính Trung Quốc hẹn hò trên mạng.
    [​IMG]
    Lính Tung Của há miệng nói: "Em thèm ******** lắm. Em muốn hấp diêm phụ nữ lắm cơ!". Ảnh: EPA. Từ trước tới giờ, 2,3 triệu binh lính đóng tại các vùng xa xôi ở Trung Quốc chỉ biết dựa vào Internet để tìm tình yêu. Lo sợ những trái tim cô đơn sẽ làm lộ tin tức nhạy cảm, quân đội nước này đã ra lệnh cấm hẹn hò trên mạng. Thay vào đó, các nhà chỉ huy quân sự sẽ trở thành "ông tơ bà nguyệt".
    "Những chiến sĩ đóng tại các vùng biên giới như Tây Tạng ít có cơ hội giao tiếp với thế giới bên ngoài", Yang Jigui, một quan chức tại căn cứ Xigaze ở Tây Tạng nói. "Nhưng những người có động cơ xấu có thể lợi dụng thông tin cá nhân của những người lính và gây hại cho sự an toàn của quân đội".
    Căn cứ quân sự này đã tổ chức một cuộc thảo luận về cách tìm bạn đời cho những anh chàng chưa vợ, thông qua chi nhánh của Liên hiệp phụ nữ Trung Quốc.
    Trên đảo Hải Nam, một bữa tiệc cũng được tổ chức để các chiến sĩ gặp gỡ các chị em làm việc tại một chi nhánh của công ty di động China Mobile.
    Quy định mới do quân đội Trung Quốc ban hành, có hiệu lực vào đầu tháng 6, cũng cấm binh lính viết nhật ký trên Internet và sử dụng các mạng xã hội của Trung Quốc để kết bạn.
    "Internet rất phức tạp và chúng tôi cần phải cảnh giác trước những cái bẫy trực tuyến", Wan Long, một quan chức quân sự tại Quảng Châu nói. Rất dễ để những thế lực có ý đồ xấu sử dụng thông tin trên mạng để tìm ra các đơn vị quân đội cụ thể và vị trí của họ, Wan Long cho biết thêm.
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hoan hô nhà mới !
  11. chenvn2011

    chenvn2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/02/2011
    Đã được thích:
    0
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này