Bàn Chuyện 4 Tháng Cuối Năm : "SCP cũng phải có thời thế"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Win_2017, 24/08/2019.

5213 người đang online, trong đó có 633 thành viên. 18:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 106042 lượt đọc và 1715 bài trả lời
  1. Win_2017

    Win_2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2017
    Đã được thích:
    85.128
    "Win_2017, post: 31069747, member: 585343"]Tầm quan trọng của vận tải biển trong dịch vụ Logistics
    Mới đây trong cuộc Hội thảo về LogisticsÔng Bùi Việt Hoài Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam có những nhận định về ngành Logistíc như sau:

    I.Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG VẬN TẢI BIỂN

    Chúng ta đều thống nhất và khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của dịch vụ logistics trong vận tải biển. Cùng với cuộc cách mạng về container hóa và phát triển công nghệ vận tải đa phương thức là sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ logistics tạo nên một diện mạo mới cho ngành hàng hải. Ngày nay, các nước phát triển trên thế giới không ngừng cải tiến hệ thống lưu thông và phân phối hàng hoá bao gồm việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng và phương tiện vận tải, xếp dỡ phục vụ cho vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Khái niệm Quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ 3PL/ 4PL đã dẫn đến các hãng vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không, các công ty giao nhận, khai khác kho bãi, các nhà phân phối cùng tham gia vào dây chuyền sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói ngành vận tải và logistics đang làm việc theo mô hình kinh doanh phối hợp nhằm đạt được hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đây là một xu thế tất yếu và xu thế này buộc các quốc gia khi xây dựng chiến lược phát triển hàng hải phải tính đến chính sách vận tải đa phương thức gắn kết và đồng bộ, song song với việc xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ logistics.

    II. THỰC TRẠNG LOGISTICS TRONG VẬN TẢI BIỂN CỦA VIỆT NAM

    - Theo nghiên cứu và đánh giá của Viện Nomura (Nhật Bản), các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics. Hiện đang có hai mức độ chênh lệch phát triển trong kinh doanh giao nhận giữa các nhà giao nhận nước ngoài/liên doanh và các nhà giao nhận trong nước, giữa khu vực phía Nam và các khu vực còn lại. Giá cả dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đối rẻ nhưng dịch vụ không chắc chắn và các công ty giao nhận địa phương kém phát triển đã làm cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistics như Vinalines nên khó khăn hơn khi chiếm lĩnh thị trường.

    - Những vấn đề của logistics Việt Nam hiện nay:

    + Hạ tầng cơ sở logistics nói chung còn nghèo nàn, manh mún, bố trí bất hợp lý. Việc bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, đường không được thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang lạc hậu, năng lực vận tải đường sắt không đựơc vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa. Đường hàng không chưa đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Về hệ thống cảng biển, mặc dù có nhiều cảng song chỉ khoảng 10% có thể tham gia vào vận tải quốc tế. Ngoại trừ một số cảng container mới được đầu tư trong những năm gần đây thì năng suất các cảng của Việt Nam chỉ bằng khoảng 50% - 60% so với các cảng tiên tiến trong khu vực.

    + Tổ chức quản lý còn chồng chéo. Các cơ quan chủ quản hiện nay đang giảm dần việc quản lý doanh nghiệp logistics trực thuộc mà tập trung vào việc lập ra chính sách, cơ chế quản lý nhà nước. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ quan chuyên trách quản lý hoạt động này. Cơ chế phân cấp quản lý theo ngành dọc đã tạo ra sự chuyên biệt trong kinh doanh giao nhận và vận tải như là hai lĩnh vực kinh doanh riêng rẽ. Ví dụ, việc khai thác cảng (trong chuỗi dịch vụ Logistics) tại TP. Hồ Chí Minh: Cảng Sài Gòn thuộc quản lý của Vinalines, Cảng Bến Nghé thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh, Tân Cảng thuộc Bộ Quốc phòng, VICT (liên doanh Sowatco),

    + Vấn đề pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics: Luật Thương mại Việt Nam quy định hoạt động logistics nhưng chưa cụ thể hóa quy chế của người chuyên chở không có tàu (NVOCC) trong pháp luật về logistics. Việc cấp phép hoạt động cho các công ty tư nhân của chính quyền địa phương được thực hiện đại trà mà không xem xét khả năng tài chính, cơ sở vật chất của đơn vị xin phép hoạt động. Còn phân biệt đổi xử trong thuế và biểu phí cảng biển. Thủ tục thông quan còn nhiều khó khăn, phức tạp, mất nhiều thới gian và chi phí.

    + Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics hiện đang thiếu trầm trọng. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo bài bản và còn thiếu, yếu cả về chất lượng và số lượng, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp.

    + Quy mô của các tổ chức logistics ở Việt Nam: Nhìn chung đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có những công ty rất nhỏ, vốn đăng ký chỉ một vài trăm triệu đồng, hoạt động tản mát và manh mún. Chưa có doanh nghiệp nào có năng lực đủ mạnh để tham gia cung ứng dịch vụ logistics hoặc cung ứng dịch vụ vận tải tổng hợp tại nước ngoài.

    + Trình độ công nghệ logistics: Theo đáng giá của VLA thì trình độ công nghệ trong logistics ở VN so với thế giới vẫn còn yếu kém. Trong vận tải đa phương thức, các hình thức tổ chức vận tải như biển, sông, bộ, hàng không... vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải. Công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế giới, chưa áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị kho.
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Miss @Binh Yen @XuanTocXanh Mr @HongCK ...
    PVT
    MOONPEO thích bài này.
  2. Dichaygau

    Dichaygau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2016
    Đã được thích:
    6.873
    no no GMD 3x, PVT 5x:-P
    Hocon_01Win_2017 thích bài này.
  3. Win_2017

    Win_2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2017
    Đã được thích:
    85.128
    đù ngon =))

    E nó ngọt ko A @Eros1979 ;))
    --- Gộp bài viết, 24/08/2019, Bài cũ: 24/08/2019 ---
    A Hoàng cứ loanh quanh mấy con gẻ đó làm ji.. theo e =))
    @hoangketcau
    lamhieu1210, MOONPEODichaygau thích bài này.
  4. Dichaygau

    Dichaygau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2016
    Đã được thích:
    6.873
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Lồi mồm toác mỏ tiền để đâu anh :))
    lamhieu1210, MOONPEO, matcuadat1 người khác thích bài này.
  6. Win_2017

    Win_2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2017
    Đã được thích:
    85.128
    PVT
    Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (HOSE)


    Giá hiện tại: PVT[​IMG]18.15+0.15(+0.83%)Hồ sơ công ty[​IMG] GDCĐ lớn & CĐ nội bộ
    Điểm rơi lợi nhuận các doanh nghiệp dầu khí vào năm 2020, lựa chọn cổ phiếu nào cho danh mục đầu tư?
    [​IMG]

    CTCK VNDIRECT cho rằng đà tăng của giá dầu trong 2017-9T2018 đã tạo động lực cho sự phục hồi các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và kỳ vọng các hoạt động này sẽ tăng tốc trong 2019-2020.
    Theo báo cáo chiến lược mới được công bố, bộ phận phân tích CTCK VNDIRECT đặt kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí vào năm 2020.

    Giá dầu Brent ổn định quanh vùng 60 – 70 USD/thùng

    Giá dầu sẽ được hỗ trợ trong ngắn hạn trên cơ sở OPEC+ duy trì việc cắt giảm sản lượng, Iran tiếp tục chịu cấm vận từ Mỹ và ảnh hưởng từ việc gián đoạn nguồn cung khác (như từ Venezuela và Lybia).

    Tuy nhiên VNDIRECT kỳ vọng giá dầu trong trung hạn sẽ ổn định ở mức 60-70 USD/thùng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và chi phí khai thác tăng lên khi các nguồn cung giá rẻ tại các khu vực nước nông cạn kiệt dần.

    Cũng theo VNDIRECT, giá dầu Brent sẽ duy trì trên 60 USD/thùng trong 4 năm tới, tương ứng với chi phí hòa vốn của nguồn cung dầu thô mới trong trung hạn ở mức 60-70 USD/thùng.

    Giá dầu đang ở mức thuận lợi cho việc triển khai các dự án khai thác dầu khí lớn trong giai đoạn 2019-2022F

    Nhiều dự án dầu khí lớn đang nằm trong kế hoạch phát triển của PVN nhằm đảm bảo nhu cầu trong nước trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm (sản lượng các mỏ dầu hiện tại có thể giảm 15-30%/năm kể từ 2019), do đó tạo cơ hội mới cho các công ty trong ngành.

    [​IMG]

    Mức giá dầu hiện tại tạo điều kiện thuận lợi cho PVN đẩy mạnh hoạt động thăm dò sau nhiều năm không chú trọng đầu tư. Chi phí khai thác dầu trung bình tại Việt Nam khoảng 45 USD/thùng trong 2018, thấp hơn dự phóng giá dầu Brent ở mức 65-70 USD/thùng trong năm 2019.

    Rủi ro lớn nhất của ngành là tiến độ các dự án chậm hơn kỳ vọng (do căng thẳng địa chính trị trên biển Đông/khó khăn về mặt tài chính).

    VNDIRECT cho rằng đà tăng của giá dầu trong 2017-9T2018 đã tạo động lực cho sự phục hồi các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và kỳ vọng các hoạt động này sẽ tăng tốc trong 2019-2020.

    Lựa chọn cổ phiếu dầu khí nào cho danh mục?

    VNDIRECT đnáh giá cao các cổ phiếu dịch vụ dầu khí như PVS, vì các doanh nghiệp này sẽ được hưởng lợi sớm nhất từ sự hồi phục các hoạt động thượng nguồn tại Việt Nam.

    Các hợp đồng nổi bật của PVS có thể kể đến dự án Sao Vàng Đại Nguyệt (tổng giá trị hợp đồng khoảng 850 triệu USD), Gallaf Qatar (320 triệu USD), LNG Thị Vải (100 triệu USD), Sư Tử Trắng GĐ 2 (250 triệu USD), bên cạnh đó còn có các dự án tiềm năng như Nam Du – U Minh, Cá Voi Xanh, và Lô B – Ô Môn. Tổng giá trị của các dự án này, mặc dù chưa được công bố cụ thể, nhưng có thể lên đến trên 2 tỷ USD. Giá trị các hợp đồng đã ký lớn sẽ đảm bảo doanh thu cho giai đoạn 2019-20.

    Bên cạnh đó, PVS sẽ giảm lỗ ở mảng Khảo sát địa chất trong năm 2019 do đã giải thể liên doanh PTSC- CGGV cuối năm 2018. Trong 2018 mảng này lỗ gộp 397 tỷ đồng.

    VNDIRECT dự phóng PVS đạt tăng trưởng kép doanh thu 20,6% và lợi nhuận ròng 24,6% trong giai đoạn 2018-21. Mảng xây lắp (M&C) và FPSO/FSO sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi các dự án dầu khí lớn lần lượt được triển khai.

    Bên cạnh PVS, VNDIRECT cũng khuyến nghị theo dõi PVD do công ty có thể được hưởng lợi từ giá thuê giàn cải thiện nhờ thị trường khu vực ấm lên. Các giàn jack-up của PVD đã có hợp đồng cho đến hết năm 2019. Trong bối cảnh Việt Nam cần tăng quy mô thăm dò dầu khí một cách nhanh chóng, PVD được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều hợp đồng trong nước trong trung hạn. Giá cho thuê giàn có khả năng cải thiện với giá dầu Brent duy trì trên mức 60 USD/thùng trong thời gian tới.

    Tuy nhiên, rủi ro liên quan đến thu hồi nợ xấu và giàn PVD V chưa có hợp đồng khiến cổ phiếu kém hấp dẫn hơn.

    [​IMG]
    Biến động cổ phiếu dầu khí từ đầu năm tới nay

    Với GAS, VNDIRECT đánh giá sự cạn kiệt nhanh chóng của các nguồn cung khí giá rẻ sẽ gây áp lực lên chi phí đầu vào của GAS. Trong khi đó, dư địa tăng giá bán các sản phẩm khí của GAS là không nhiều do triển vọng giá dầu thô đi ngang trong trung hạn.

    Với PVT, VNDIRECT kỳ vọng sản lượng vận chuyển sẽ tăng cùng sự gia tăng tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại Việt Nam. Hoạt động ổn định của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ giúp tăng sản lượng vận chuyển dầu thô và các sản phẩm từ dầu như xăng, dầu diesel và LPG. Giá dầu trên 60 USD/thùng cũng có lợi cho mảng dịch vụ dầu khí của PVT.

    Minh Anh

    Theo Trí Thức Trẻ
    --- Gộp bài viết, 24/08/2019, Bài cũ: 24/08/2019 ---
    vào ủ mưu pvt e =))
    linhcdb thích bài này.
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Pvt ngon mà, nhưng a thấy e cảnh báo PVS chuẩn ko. Ae đua phiên đấy chắc vỡ alo ngắn hạn nhỉ :))
    Win_2017 thích bài này.
  8. Win_2017

    Win_2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2017
    Đã được thích:
    85.128
    https://ndh.vn/doanh-nghiep/mbke-nha-nuoc-thoai-von-pvt-vao-2020-1000790.html


    DOANH NGHIỆP

    MBKE: Nhà nước thoái vốn PVT vào 2020

    Chứng Khoán Maybank Kim Eng (MBKE) vừa có báo cáo cập nhật về hoạt động sản xuất cũng như kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans -HOSE: PVT).

    Hiện PVT đang sở hữu đội tàu gồm 22 tàu các loại tương đương với 17% tổng trọng tải đội tàu hàng lỏng của Việt Nam. Đội tàu của PVT cũng có độ tuổi trung bình thấp đáng kể so với các công ty khác.

    Với đội tàu trên, công ty đang chiếm 100% thị phần mảng vận chuyển dầu thô, 30% thị phần dầu thành phẩm, 100% thị phần vận tải khí hóa lỏng và 10% thị phần FSO/FPSO. Đáng chú ý, PVT là đối tác vận chuyển 100% sản lượng dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất (NMLD) và dự kiến 50% sản lượng đầu vào cho NMLD Nghi Sơn.

    Đơn vị vận tải dầu lớn nhất

    MBKE cho rằng tổng sản lượng dầu thô vận chuyển trong năm 2018 của PVT dự kiến đạt 8,2 triệu tấn nhờ NMLD Dung Quất hoạt động ổn định, công ty sẽ vận chuyển 2,5 triệu tấn dầu thô/năm cho NMLD Nghi Sơn (tổng công suất 10 triệu tấn/năm) khi nhà máy chính thức hoạt động từ quý IV/2018. Tính riêng 6 tháng, PVT đã vận chuyển 3,8 triệu tấn dầu thô cho 2 nhà máy trên.

    Hiện PVT có 3 tàu chở dầu thô với độ tuổi bình quân 14 năm. Công ty có kế hoạch đầu tư 1 tàu VLCC (khoảng 300.000DWT) vào quý II/2019 phục vụ cho vận chuyển dầu thô cho NMLD Nghi Sơn. Trước đó, công ty cũng hợp tác cùng SK Shipping vận chuyển dầu thô từ Kuwait về chạy thử cho Nghi Sơn.

    Về sản lượng xăng dầu thành phẩm, PVT ước tính sẽ vận chuyển 2 triệu lít trong năm 2018 với đội tàu dầu thành phẩm là 8 tàu với tổng trọng tải 144.365 DWT.

    Việc NMLD Nghi Sơn hoạt động hết công suất được kì vọng sẽ đáp ứng 40% nhu cầu hiện nay của thị trường, tương ứng khoảng 4 triệu lít dầu thành phẩm. Trong số đó, PVT kỳ vọng sẽ tham gia vận chuyển 30% sản lượng dầu thành phẩm từ NMLD Nghi Sơn tương ứng 1- 1,2 triệu lít/năm đến các kho dự trữ.

    Các mảng khác

    Về mảng hàng rời, Dự án nhiệt điện Long Phú 1- Sông Hậu 1 được kỳ vọng gia tăng sản lượng vận chuyển cho mảng vận tải than của PVT với sản lượng khoảng 60.000 tấn/năm. Theo chia sẻ từ phía doanh nghiệp, PVT đang tiến hành đầu tư tàu 02 tàu Supframax trọng tải 50.000-80.000 DWT (18 triệu USD, 70% được tài trợ bởi vốn vay) và 02 xà làn 10.000 DWT, qua đó cung cấp dịch vụ khép kín từ nhập khẩu đến vận chuyển trong nước cho dự án này. Tính riêng 6 tháng 2018, PVT đã vận chuyển 450.000 tấn than.

    Bên cạnh đó, PVT còn vận chuyển khí LPG cho GAS thông qua 2 công ty con là CTCP vận tài dầu khí quốc tế (GAS Shipping) và CTCP Vận tải Nhật Việt. Đáng chú ý, PVT hiện đã trúng thầu và tham gia vận chuyển LPG cho nhà máy xử lý khí Cà Mau. Lũy kế đầu năm, PVT đã vận chuyển 750.000 tấn LPG.

    Về mảng FSO/FPSO, MBKE cho biết Giá thuê ngày của FSO Đại Hùng Queen sẽ tiếp tục đạt mức cao và ổn định trong thời gian tới theo sau đà tăng hiện nay của giá dầu thế giới. Giá thuê nửa đầu năm tại đây đạt 56.000 USD/ngày, tăng trưởng 22%.

    PVT cũng đã ký gia hạn hợp đồng cung cấp dịch vụ vận hành và bảo dưỡng (O&M) tàu FPSO Sông Đốc MV19 đến 2020. Công ty cũng trúng thầu cung cấp dịch vụ O&M cho tàu FPSO Sao Vàng Đại Việt, giai đoạn chuẩn bị dự án (pre-operations) cho giàn xử lý trung tâm CPP Sao Vàng và giàn dầu giếng (WHP) Đại Nguyệt.

    Về hoạt động thoái vốn, MBKE cho rằng Nhà nước dự kiến sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 36% vào năm 2020. Việc giảm tỷ lệ sở hữu của PVN sẽ giúp gia tăng thanh khoản cho cổ phiếu khi thu hút thêm các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

    Huy Lê


    pvt lái chuẩn bị khá kỹ 2018 ln cao chưa từng có... ja rẻ chưa từng có....
    2019 -2020 sẽ là điểm nổ về thị ja ...
    lamhieu1210hakillua thích bài này.
  9. Macallan

    Macallan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2017
    Đã được thích:
    18.045
    Giờ win t3 chuyển thành win đa cấp rồi=)):))
    lamhieu1210, hakilluaWin_2017 thích bài này.
    Macallan đã loan bài này
  10. Win_2017

    Win_2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2017
    Đã được thích:
    85.128
    [​IMG]
    ~o)
    lamhieu1210, cafit, tothichcau1 người khác thích bài này.
    linhcdb đã loan bài này

Chia sẻ trang này