Căng thẳng lớn ----- Chiến đấu rồi " Ma cũ bắt nạt ma mới " ----F0 và Fn ---- !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 15/09/2020.

6086 người đang online, trong đó có 889 thành viên. 17:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6391 lượt đọc và 41 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ước tính này được tính toán dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của tháng Tám và 8 tháng năm 2020 trong bối cảnh Chính phủ và các địa phương kiểm soát thành công sự lây lan của dịch COVID-19. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo sự tin cậy đối với các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.

    Cùng với đó, Chính phủ nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh quý 4/2020 và các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam sẽ còn được hưởng lợi từ thực thi các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt thực hiện hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu là động lực và là cú hích cho tăng trưởng của khu vực nông nghiệp thuỷ sản và công nghiệp.

    "Chính phủ và các địa phương cũng đã dỡ bỏ các quy định về giãn cách xã hội, khôi phục lại đường bay trong nước và quốc tế. Đặc biệt, Chính phủ đang khẩn trương thực hiện các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy tổng cầu trong nước," ông Nguyễn Bích Lâm nói.

    Dự báo của ADB về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 1,8% cũng dựa trên nhận định về các điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, việc kiểm soát dịch COVID-19 rất thành công, được quốc tế khâm phục, là yếu tố tránh cho nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề và suy thoái sâu như các nước trong khu vực và trên thế giới.

    Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho rằng điểm khác của nền kinh tế Việt Nam so với các nước là sự chuyển đổi lao động từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức trong giai đoạn khó khăn, giúp cho kinh tế Việt Nam không tăng trưởng cao chứ không bị tăng trưởng âm như nhiều nước khác. Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 có thể đạt từ 2-3%.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng
    Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay những bất cập, không phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Người đứng đầu Chính phủ còn yêu cầu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn ODA, nhằm tạo động lực tăng trưởng kinh tế.

    Thủ tướng vừa có văn bản chỉ đạo các bộ, cơ quan và UBND các tỉnh, thành phố tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội chịu tác động nặng nề từ Covid-19.

    Theo người đứng đầu Chính phủ, từ đầu năm đến nay, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp và gặp những khó khăn, thách thức chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Do đó, là một nền kinh tế hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn, nhiều ngành nghề ở nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn, nhất là công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

    [​IMG]
    Thủ tướng chỉ đạo các địa phương và bộ ngành thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và giải ngân vốn đầu tư công.

    Để triển khai đồng bộ các giải pháp phục hồi kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo các địa phương và bộ, ngành bám sát yêu cầu thực tiễn của từng ngành nghề, doanh nghiệp, địa bàn để có giải pháp tháo gỡ khó khăn phù hợp, qua đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên tinh thần tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

    Trong đó, các đơn vị kiên quyết không để tình trạng còn rào cản, cơ chế, chính sách, quy định bất cập, không phù hợp thực tiễn đối với hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; đồng thời chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về mặt bằng, đất đai, tín dụng, thủ tục hành chính, nguồn nhân lực và những vấn đề liên quan.

    Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các địa phương, bộ, ngành được giao tập trung thúc đẩy tiêu dùng, trong đó đặc biệt chú trọng thị trường gần 100 triệu dân trong nước, thông qua các chương trình kích cầu tiêu dùng, phát triển thương mại điện tử và khuyến khích kinh tế ban đêm.

    Song song đó, hoạt động duy trì và phát triển các thị trường xuất khẩu cũng phải được chú trọng, đặc biệt cần có cơ chế, chính sách phù hợp về huy động vốn, tín dụng, tài chính, thuế, phí, thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu, thuế, hải quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

    Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn ODA, nhằm tạo động lực tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Các địa phương và bộ, ngành triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

    Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được giao khẩn trương tổng hợp tình hình triển khai thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, để đưa ra thảo luận tại hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng với các địa phương vào cuối tháng 9.

    Đặc biệt, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, người đứng đầu Chính phủ mong muốn lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành sẽ chú trọng chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống người dân và tăng cường công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.
    --- Gộp bài viết, 17/09/2020, Bài cũ: 17/09/2020 ---
    18/09: Thanh khoản tăng cao
    3 giờ trước

    • VN-Index kết thúc phiên trong sắc đỏ, chấm dứt chuỗi tăng của bốn phiên liền trước đó. Tuy nhiên, thanh khoản trên sàn HOSE lại tăng cao và vượt mức trung bình 20 phiên.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    VN-Index chứng kiến một tuần giao dịch tương đối tích cực. Đồng thời, thanh khoản trên cả hai sàn tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Nay nhiều bác F19 - F 20 đăng dàn "Sóng Nhớn "@};-
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Dòng tiền đang rất mạnh @};-
  6. Tnn0312

    Tnn0312 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    8.290
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    1h khớp 1500 tỷ rồi cuối phiên xanh mạnh @};-
  8. tdcuong126

    tdcuong126 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    893
    Giấc mơ 1000 point của tôi đi đâu, kkk
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Tình hình này 1500 năm nay nhỉ@};-%%-
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Chứng khoán - giấc mộng đổi đời của giới trẻ Hàn Quốc
    4 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Kinh tế suy thoái, thất nghiệp tràn lan, giới trẻ Hàn Quốc đang coi chứng khoán là con đường nhanh nhất để đổi đời.
    [​IMG]Ảnh: Yonhap.
    Trúng số hoặc chơi chứng khoán

    Jenny Lee có một ước mơ, đó là sở hữu một căn hộ tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, nơi mà nhà được bán với giá bình quân khoảng 1 triệu USD/căn.

    Lee năm nay 27 tuổi, đã thất nghiệp suốt một năm và tháng trước mới tìm được việc làm tại một bệnh viện, có lẽ là nơi duy nhất tuyển dụng nhân viên trong mùa đại dịch Covid-19. Cô hiện đang thuê phòng tại một ký túc xá ngoại ô Seoul.

    Lee không có tấm bằng đại học danh giá, chìa khóa để có được một công việc đáng mơ ước tại các tập đoàn thống trị nền kinh tế Hàn Quốc như Samsung Electronics. Cô cũng đang sống tại một đất nước khó có thể rũ bỏ các quy tắc gia trưởng. Để có tiền mua nhà, Lee tìm đến một giải pháp, đó là "lướt sóng chứng khoán".

    Ở Hàn Quốc, những người trong độ tuổi 20 như tôi chỉ có hai cách để làm giàu: trúng số hoặc chơi chứng khoán. Chúng tôi biết mình sẽ không bao giờ giàu lên được dù là với bất kỳ mức lương nào. Làm thuê sẽ chẳng bao giờ kiếm đủ tiền để mua nhà


    Jenny Lee

    Vì lẽ đó, Lee đặt cược vào các cổ phiếu công nghệ Mỹ và trở thành một phần trong làn sóng nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán trong thời kỳ đại dịch.


    Mất việc hoặc buồn chán vì phải ở nhà suốt ngày trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều người đã thử vận may trên các ứng dụng giao dịch chứng khoán dễ dùng và miễn phí môi giới, chẳng hạn như Robinhood.

    Làn sóng đầu tư từ thế hệ trẻ

    Lee là một trong hàng triệu nhà đầu tư cá nhân Hàn Quốc đóng góp 65% giá trị giao dịch cho chỉ số Kospi năm nay. Vào năm ngoái, tỷ lệ này chỉ ở mức 48%.

    Korea Investment & Securities, một công ty môi giới chứng khoán tại Seoul, cho biết, phần lớn nhà đầu tư cá nhân nằm trong trong độ tuổi 20 và 30. Và rất nhiều người đi vay tiền để mua cổ phiếu. Giai đoạn tháng 12/2019 - 6/2020, Số nhà đầu tư vay tiền để đổ vào thị trường chứng khoán tăng 33%, theo Dịch vụ Giám sát Tài chính Hàn Quốc.

    [​IMG]
    Tổng dư nợ cho vay ký quỹ của người Hàn Quốc trong độ tuổi 20 - 30. Nguồn: Dịch vụ Giám sát Tài chính Hàn Quốc.

    Tuy nhiên, điều làm cho lớp nhà đầu tư này trở nên đặc biệt là họ kỳ vọng cổ phiếu tăng giá sẽ giúp mình thoát khỏi một nền kinh tế, nơi mà các cơ hội đổi đời khác đã nhạt nhoà ngay cả trước khi Covid-19 xuất hiện.

    Mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của các tập đoàn tài phiệt, hay còn gọi là chaebol, vốn đã bị ảnh hưởng bởi khi quá trình toàn cầu hóa chậm lại trước đại dịch. Giờ đây, khó có thể tìm được việc làm và việc vay thế chấp thậm chí còn khó hơn nữa.

    Nhiều chaebol, như SK Group, ngừng tuyển dụng. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp (độ tuổi từ 15 đến 29 tuổi) trong quý II/2020 là 10,1%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp tổng là 4,4%. Con số này có thể thấp hơn tỷ lệ gần 20% người trẻ thất nghiệp mà Mỹ đang phải đối mặt, song ở Hàn Quốc, việc sa thải nhân viên khó khăn hơn ở Mỹ.

    Mặt khác, theo Cục Thống kê Hàn Quốc, một nửa trong số 682.000 người từ bỏ tìm việc trong tháng 8 là ở độ tuổi 20 và 30. Lý do một phần là họ đã hết hy vọng vào những đồng lương.

    Như Lee hiện tại đang học để thi công chức. Tỷ lệ chọi lên tới 40:1, nhưng mức lương nhận được chỉ khoảng 1.500 USD/tháng. Nếu vào được một chaebol, lương khởi điểm của cô cũng chỉ có thể rơi vào khoảng 34.000 USD/năm. Với những mức lương này, việc mua nhà trở nên thật xa vời.

    [​IMG]
    Giá căn hộ ở Seoul đã tăng gần gấp đôi trong ba năm qua. Nguồn: Kookmin Bank.

    Jeon Kyung-Dae, Giám đốc khối đầu tư chứng khoán tại Macquarie Investment Management Korea, cho rằng, yếu tố biến động xã hội ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nhiều hơn là kinh tế. Lãi suất thấp càng khiến vấn đề thêm tồi tệ do tiền gửi tiết kiệm bị mất giá.

    “Thế hệ trẻ Hàn Quốc đang rất khó khăn khi phải đối mặt với thị trường việc làm đóng băng. Trong tình cảnh này, chứng khoán trở thành cơ hội có một không hai để đổi đời”, Giáo sư Lee Han Koo tại Đại học Suwon cho biết.

    Nuôi mộng chơi chứng khoán mua nhà

    Trước đây, do lo ngại “bong bóng” nhà đất, Chính phủ Hàn Quốc đã can thiệp vào thị trường bất động sản để hạn chế đầu cơ.

    Chính phủ, cảnh giác với bong bóng nhà đất, đã cân nhắc để hạ nhiệt đầu cơ, ví dụ, giới hạn mức cho vay đối với những căn nhà dưới 900 triệu won (773.900 USD) là 40% giá trị.

    Giá nhà ở Hàn Quốc đã tăng không ngừng kể từ năm 2014 và những ngôi nhà ngày càng trở nên “không thể mua nổi”. Giá trung bình của căn hộ ở Seoul, nơi một nửa người Hàn Quốc sinh sống và là nơi đặt trụ sở của hầu hết các công ty, là 918,1 triệu won (792.800 USD).

    Trong khi, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc hiện tại là 32.047 USD/năm. Tỷ lệ nợ hộ gia đình trên thu nhập sau thuế tại Hàn Quốc hiện là 180% - cao nhất trong các nước thuộc OECD.

    [​IMG]
    Các hộ gia đình Hàn Quốc có tỷ lệ đầu tư bất động sản lớn nhất trong số các thị trường lớn. Nguồn: Goldman Sachs.

    Park Sung-woo, 28 tuổi, làm việc tại một công ty cung cấp dịch vụ tái chế tại Seoul, cho biết: “Tôi gần như không thể mua nhà nếu không có sự giúp đỡ của bố mẹ. Vậy nên, tôi hy vọng chứng khoán mang lại cho mình đủ lãi để có thể sở hữu một ngôi nhà”.

    Trong quá khứ, các nhà đầu tư cá nhân Hàn Quốc hẳn là không còn xa lạ gì với việc đầu cơ. Họ tham gia từng tham gia bong bóng dot-com và chứng kiến thị trường sụp đổ vào cuối thập niên 90; đổ xô đầu tư vào những “mảnh giấy” có cấu trúc kỳ lạ gắn liền với chứng khoán và ngoại tệ một thập kỷ trước; say mê Bitcoin vào năm 2017 hay mất tiền vào nhiều quỹ đầu tư thanh khoản kém năm ngoái. Nhưng lần này, số nhà đầu tư cá nhân đông đảo hơn hẳn.

    “Tôi có vài người bạn đổ xô vào cổ phiếu công nghệ sinh học chỉ vì họ thích tên của hãng đó”, Jang Ho-yoon, một sinh viên kinh tế 26 tuổi, cho biết. Jang tiết lộ, cả 5 thành viên trong gia đình anh đều đang chơi chứng khoán.

    Chỉ số Kospi trên sàn chứng khoán Hàn Quốc tăng 8% trong năm nay. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Kosdaq tăng tới 28% và lọt top tốt nhất thế giới. Nếu lịch sử lặp lại, đến thời điểm nào đó, các cơ quan quản lý Hàn Quốc sẽ phải can thiệp nhằm kiềm chế đầu cơ. Song hiện tại, người Hàn Quốc vẫn coi chơi chứng khoán là con đường nhanh nhất để mua nhà.

    “Đã từng có một vài nấc thang giúp người Hàn Quốc leo lên để nâng cấp địa vị xã hội của mình. Đó học hành chăm chỉ, tốt nghiệp một trường đại học danh giá, kiếm một công việc tử tế tại một chaebol, và cuối cùng, mua một ngôi nhà ở Seoul. Hiện tại, ngay cả khi bạn có bằng cấp xịn và một công việc tốt thì cũng không thể mua được nhà nữa”, Dong-Hyun Ahn, Giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul, nói.

Chia sẻ trang này