Chuyện phiếm cuối tuần: Ý nghĩa của từ "Drying up Liquidity"?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kong007, 03/11/2018.

8045 người đang online, trong đó có 1233 thành viên. 12:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34605 lượt đọc và 269 bài trả lời
  1. minhkhang1102

    minhkhang1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2016
    Đã được thích:
    2.382
    dòng nào đợt tới khả thi hả bác. Hay mua hàng thị trường là được :D
    Kong007 thích bài này.
  2. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Báo lãi nghìn tỷ, ngân hàng 'đếm cua trong lỗ'
    Theo Thanh Niên
    Nếu soi kỹ báo cáo tài chính, bóc tách các khoản mục... sẽ thấy lợi nhuận nghìn tỷ đồng của không ít nhà băng hiện nay quá ảo. Cổ đông nào may mắn thì được ít tiền mặt, còn lại là ăn “bánh vẽ” và “móm” cổ tức.

    Lãi hoành tráng...
    Ngân hàng(NH) TMCP Quân đội (MB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 với lợi nhuận trước thuế 2.424 tỷ đồng, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh tín dụng bị siết lại theo chủ trương chung của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cạnh tranh ngày càng gay gắt, con số trên khá ấn tượng. Đặc biệt, mảng dịch vụ của MB đột phá lớn khi đem về tới 758 tỷ đồng lãi thuần, gấp 2,4 lần cùng kỳ.
    Tuy nhiên, điểm trừ rất lớn đối với MB hay bất cứ nhà băng nào khác nằm ở các khoản phải thu quá lớn. Theo một chuyên gia tài chính, khoản phải thu nằm ở trong khoản mục tài sản có của NH gồm: tài sản cố định, tiền mặt, vàng bạc, khoản cho vay khách hàng...
    Hiểu nôm na, nếu NH có 100 đồng khoản phải thu sẽ được ghi nhận vào phần tài sản có và kết quả kinh doanh trong phần thu nhập lãi tăng 100 đồng. Nhưng đó chỉ là khoản lợi nhuận kỳ vọng, dự tính sẽ thu được trong tương lai, không chắc chắn. Một khi không thu được, NH phải thoái lãi đưa toàn bộ vào chi phí làm giảm thu, giảm lợi nhuận.
    Con số này ở các nhà băng như thế nào? Cuối tháng 3/2019, theo báo cáo tài chính của MB, khoản mục “tài sản có khác” là 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 33% so với 12.000 tỷ đồng cuối năm 2018. Đáng nói, khoản phải thu gần 12.300 tỷ đồng, khoản lãi và phí phải thu khoảng 3.000 tỷ đồng, còn lại khoản mục khác.
    Riêng khoản mục lớn nhất 5.351 tỷ đồng NH lại ghi “các khoản phải thu khác”. Khoản này không được giải trình cụ thể là khoản phải thu gì. Cũng cần phải lưu ý, ngay tại thời điểm ngày 31/3/2019, bên kia bảng cân đối, nợ xấu tại MB tăng 13% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,33% lên mức 1,41%.
    NH TMCP Quốc tế (VIB) cũng báo lãi trước thuế quý I/2019 là 810 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2018. Nguồn thu chủ yếu của nhà băng này từ tín dụng với thu nhập lãi thuần 1.382 tỷ đồng, còn lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 340 tỷ đồng.
    VIB có tổng tài sản 145.000 tỷ đồng, nhưng riêng tài sản có khác đã lên tới 5.325 tỷ đồng, trong đó các khoản phải thu 3.410 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với cuối năm 2018 (lãi, phí phải thu 1.401 tỷ đồng). VIB báo nợ xấu 2,2% nằm dưới mức an toàn của chuẩn Basel 2. Song với nợ cần chú ý 1.613 tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn 361 tỷ đồng và nợ nghi ngờ 424 tỷ đồng, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn 1.801 tỷ đồng, cùng với các khoản phải thu không đúng như kỳ vọng, phải thoái lãi sẽ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn.
    Đây chỉ là một số trường hợp báo cáo tài chính sớm trong quý 1/2019, với các khoản phải thu tăng đột biến. Còn trước đó, khảo sát từ báo cáo tài chính năm 2018 đã công bố của 23 NH cho thấy, tổng số lãi dự thu tại các NH tính đến cuối năm đạt hơn 77.000 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cuối năm 2017 (hơn 75.000 tỷ đồng). Trong đó, BIDV có số dư lãi, phí dự thu cao nhất với 11.897 tỷ đồng, tăng 25,5%; tiếp theo là Vietcombank với 7.410 tỷ đồng và VietinBank là 6.905 tỷ đồng.

    ... cổ đông “móm" nặng
    Tổng giám đốc một NH TMCP tại Hà Nội thẳng thắn chia sẻ, NH của ông phải chấp nhận lùi cuộc chơilợi nhuận, thoái lãi dự thu, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý hết nợ xấu, chuẩn bị cho bước đi bền vững, chắc chắn trong tương lai.
    NH kinh doanh dựa vào uy tín, niềm tin với khách hàng. Nếu báo lợi nhuận thấp, sụt giảm thì lo ngại khách không vay - gửi cũng rất áp lực. Các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài đa phần đều muốn hạch toán lãi dự thu vào để đẩy lợi nhuận lên cao. Nhưng sau nếu không thu được biến thành nợ xấu rất rủi ro”, vị này nói.
    Chính vì lãi ảo nên các cổ đông của NH đại đa phần năm nay “móm” cổ tức tiền mặt. ACB còn nguồn lợi nhuận trên 5.000 tỷ đồng chia bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%, và con số này sang năm 2019 dự kiến cũng sẽ là 20%. NamABank chia cổ tức với tỷ lệ 16% bằng cổ phiếu cho năm 2018. Vietcombank, BIDV, VietinBank đang xin Chính phủ giữ lại lợi nhuận, chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn.
    Với mặt bằng giá cổ phiếu NH đang giảm thảm hại, lặn ngụp dưới đáy gần đây, việc các nhà băng tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu khiến cổ đông tỏ ra thất vọng, chán nản. “Nói không ngoa chứ giờ nhà băng nào cũng in giấy ngập sàn chứng khoán. Giá thì lao dốc, càng nắm giữ càng lỗ. Chia cổ tức bằng cổ phiếu thì lại pha loãng, giá sau chia tách lại giảm sâu. Cổ đông như chúng tôi móm nặng”, anh Bùi Thành Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
    Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo cơ quan Thanh tra giám sát NHNN cho biết thêm, tới đây sẽ làm triệt để, yêu cầu từng nhà băng phải rà soát thoái lãi dự thu theo đúng quy định. Hiện tại nợ xấu, theo lãnh đạo này nếu tính trên sổ sách nằm ở mức an toàn, tuy nhiên nếu tính cả nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ đã bán cho VAMC vẫn còn ở mức cao. Do đó, việc thoái lãi dự thu là cần thiết để NH hoạt động lành mạnh, xác định đúng lợi nhuận thu được, các khoản nợ xấu.

    Nhà băng nào bán nợ cho VAMC, không thoái lãi dự thu đúng quy định, sẽ không được chia cổ tức bằng tiền mặt. Với nhà băng đang thuộc diện tái cơ cấu, sức khỏe chưa đảm bảo, nợ còn nhiều tại VAMC cũng không được chia cổ tức bằng cổ phiếu”, lãnh đạo NHNN khẳng định.
    Last edited: 22/04/2019
    evil86, Binh Yendiavel86 thích bài này.
  3. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Chiến lược Buffett số 1: Loại bỏ những mục tiêu không quan trọng

    [​IMG]
    Chiến lược Buffett số 4 (Kiên nhẫn rình mồi): Tập trung vào số ít các thương vụ chất lượng
    Mỗi năm, Warren Buffett chỉ đầu tư vài lần, Ông đã đưa ra lời giải thích ngắn gọn trong một bài phỏng vấn: “Bí quyết đầu tư là hãy ngồi đó, nhìn từng quả bóng ném trôi qua và chờ bóng rơi vào đúng điểm bạn muốn. Nếu có người hét lên: “Đánh bóng đi, đồ ngốc”, cứ kệ họ.”

    Chiến lược Buffett số 7: Biết tận dụng các xu thế thị trường
    Một đặc điểm khác của các nhà đầu tư thành công là họ luôn biết lấy các xu thế thị trường để làm lợi cho mình. Một nhà đầu tư bình thường sẽ hoảng loạn khi thị trường biến động, nhưng một nhà đầu tư chuyên nghiệp lại rất nóng lòng chờ đón điều đó. Đơn giản vì họ có thể kiếm tiền từ việc này.

    Warren Buffet nói: “Hãy coi những sự biến động của thị trường là bạn chứ đừng coi là thù. Hãy kiếm lời từ những hành động điên rồ chứ đừng tham gia vào nó”.
    Last edited: 22/04/2019
    evil86, NgocHuynh2019, toc0bay2 người khác thích bài này.
  4. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Thanh khoản phiên hôm nay thì đúng là chơi khô máu, nó thể hiện MMs đang hoàn toàn làm chủ cuộc chơi, chủ động điều tiết Chợ khi Cần thiết, đó là tín hiệu Tốt, chừng nào gần Khô máu thì sẽ được tiếp máu cho chơi tiếp.
    Vì vậy cứ ngoan ngoãn nương theo các Chợ mà kiếm ăn chứ đừng có chơi chửi khác nào Chí phèo chợ chứng.
    Tóm lại, muốn ăn non phủi đít ra về cũng hơi khó đấy, lịch sử bao năm nay vẫn vậy và luôn lặp đi lặp lại. ~o) :))
    evil86, mission9windy139 thích bài này.
  5. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Ngừng phát hành tín phiếu - tín hiệu mới của chính sách tiền tệ
    Theo TBKTSG

    Ngày 17/4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ngừng gọi thầu tín phiếu. Nguyên nhân được cho là do lãi suất liên ngân hàng vẫn neo cao đang ảnh hưởng tới các mục tiêu vĩ mô nên việc dừng hút vốn trên thị trường mở là điều cần thiết để củng cố thanh khoản cho hệ thống.

    Kênh tín phiếu đang chi phối đáng kể xu hướng dòng tiền
    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu phát hành tín phiếu kỳ hạn bảy ngày với lãi suất 3% vào giữa tháng 3, khi thanh khoản trở nên dồi dào sau Tết Nguyên đán, với mục tiêu kiểm soát và tạo một “mặt sàn” cho lãi suất liên ngân hàng (LNH) quanh mức tín phiếu. Tuy nhiên, lãi suất đã bật tăng trở lại từ cuối tháng 3 đến nay khiến mục tiêu này của NHNN gặp nhiều khó khăn, đồng thời ảnh hưởng nhiều tới các chính sách, mục tiêu vĩ mô khác.
    Thanh khoản căng thẳng vốn là vấn đề trên thị trường LNH trong suốt thời gian qua. Lãi suất tăng bất thường, neo cao như thời điểm cận Tết gắn liền với những đợt rút tiền khỏi hệ thống của Kho bạc Nhà nước (KBNN) khiến thị trường liên tục chao đảo. Lãi suất LNH các kỳ hạn qua đêm, một tuần thường giao dịch quanh ngưỡng 4,2-4,6%, cách khá xa lãi suất tín phiếu song những đợt phát hành của NHNN lại trúng thầu với khối lượng tương đối lớn, khoảng từ 3-5 ngàn tỷ đồng. Điều này được cho là do “khẩu vị rủi ro” của nhiều ngân hàng trước lo ngại về rủi ro từ việc cho vay của các định chế tài chính khác.

    [​IMG]

    Khi lãi suất neo cao, ngân hàng buộc phải tìm các kênh đầu tư với lãi suất cao hơn chi phí đi vay, điển hình như tín dụng, trái phiếu tổ chức tín dụng và kinh tế đi kèm với mức rủi ro tín dụng cao hơn. Vì vậy, lãi suất tăng đã khiến nhiều ngân hàng dư vốn chấp nhận mua tín phiếu NHNN với lãi suất thấp hơn thay vì cho vay trên thị trường.
    Cần lưu ý rằng, NHNN đã liên tục bơm ròng nội tệ thông qua việc mua dự trữ đô la Mỹ khi tỷ giá ổn định, thường xuyên dưới mức 23.200 (giá NHNN mua đô la Mỹ). Lũy kế từ đầu năm đến nay NHNN đã mua ròng được khoảng 5 tỉ đô la Mỹ, tương đương khoảng 115.000 tỉ đồng cung ra hệ thống. Tuy nhiên, việc KBNN rút tiền “đột xuất”, lãi suất tăng cao khiến tâm lý lo ngại rủi ro bao trùm. Thị trường có lẽ không thiếu vốn nhưng sự xuất hiện của kênh tín phiếu gần như phi rủi ro đang chi phối đáng kể xu hướng dòng tiền.

    Phát hành tín phiếu ảnh hưởng tới các mục tiêu vĩ mô

    Thứ nhất là mục tiêu hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ. Lãi suất tăng cao vốn đi ngược với chủ trương “hạ lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế” của Chính phủ. Chủ trương này đã được đưa ra từ những năm trước, song chưa có năm nào Việt Nam có điều kiện để thực hiện như năm nay.
    Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn việc tăng lãi suất, Trung Quốc liên tục nới lỏng tiền tệ, tỷ giá nhân dân tệ/đô la Mỹ giảm suốt từ đầu năm cùng với diễn biến lạc quan từ chiến tranh thương mại đang ủng hộ cho một môi trường vĩ mô ổn định; áp lực lên tỷ giá, lãi suất giảm mạnh so với năm trước. Hạ lãi suất sẽ giúp nền kinh tế tiết kiệm chi phí và tạo đà cho GDP tăng trưởng.
    Tuy nhiên lãi suất LNH neo cao, gây áp lực lãi suất trên thị trường 1, trong giai đoạn tín dụng đang có xu hướng tăng mạnh ở quý II, sẽ gây ra tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Tuy lạm phát mới là mục tiêu tiên quyết của NHNN chứ không phải lãi suất, song để lãi suất neo quá cao, ảnh hưởng đến tiềm lực tăng trưởng kinh tế thì phần nào lại có lỗi của NHNN.
    Tiếp đến là mục tiêu phát hành trái phiếu của KBNN. Trong khi kênh mua bán kỳ hạn giấy tờ có giá đã hết số dư từ lâu, thì việc NHNN hút ròng qua tín phiếu đã phát đi tín hiệu về mục tiêu thắt chặt tiền tệ trong bối cảnh lạm phát đang chịu nhiều áp lực từ việc điều chỉnh tăng giá xăng, điện, cùng với giá năng lượng trên thế giới có dấu hiệu phục hồi trong quý I.
    Điều này ảnh hưởng lớn tới thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp. Lãi suất tăng cao cùng dự tính về chính sách tiền tệ thiên về thắt chặt đã làm gia tăng tâm lý bán ròng, đẩy lợi suất trái phiếu tăng mạnh. Thị trường thứ cấp tăng điểm vô hình trung khiến KBNN gặp khó trong việc phát hành trên thị trường sơ cấp khi mức lợi suất yêu cầu của chủ đầu tư cao hơn nhiều so với mức chấp nhận của KBNN.
    Các phiên đấu thầu kỳ hạn 10 năm đã liên tục rớt thầu hoặc trúng với tỷ lệ thấp trong thời gian qua, tác động không nhỏ tới kế hoạch huy động vốn của Bộ Tài chính. Nhìn một cách tổng thể, đây có thể xem là sự phối hợp thiếu “ăn ý” giữa tài khóa và tiền tệ.

    Tín hiệu mới trong Chính sách tiền tệ

    Cần nhìn nhận việc phát hành tín phiếu với mục tiêu cơ sở là “trục vớt” nội tệ dư thừa, duy trì lãi suất không dưới và xoay quanh ngưỡng 3%. Vì vậy, khi thanh khoản eo hẹp thì việc phát hành là không cần thiết và khiến mục tiêu chính sách tiền tệ trở nên không rõ ràng.
    Đây là tín hiệu lạc quan cho thị trường. Việc ngừng gọi thầu tín phiếu, đồng nghĩa sẽ có thêm 13.000 tỷ đồng quay lại hệ thống do tín phiếu đáo hạn đến giữa tuần sau. Thị trường trái phiếu chính phủ cũng có phản ứng tốt, khi nhu cầu mua trái phiếu được cải thiện, lợi suất liên tục giảm sau ngày tín hiệu được phát đi, tạo thuận lợi cho các đợt phát hành trái phiếu chính phủ sắp tới.
    Một khía cạnh nữa cần lưu ý, đó là định hướng giảm lãi suất này liệu có tác động tới mục tiêu lạm phát hay không khi lạm phát đang chịu áp lực từ việc tăng giá điện, xăng từ cuối quý I. Thực tế, việc tăng giá này đã có thông tin từ đầu tháng 3, trùng với khoảng thời gian NHNN lần đầu gọi thầu tín phiếu lãi suất 3%. Như vậy, ngưỡng lãi suất này có lẽ đã hàm chứa các tính toán vĩ mô của NHNN về lạm phát do đây là biến số mục tiêu nhất của cơ quan này. Và việc kéo lãi suất đang cao về mức mục tiêu có lẽ không tác động nhiều tới lạm phát. Hơn nữa, tín dụng đang trong thời điểm tăng nhanh, việc hạ lãi suất hỗ trợ chi phí cho nền kinh tế dường như cần thiết hơn. Năm nay, cả tín dụng ngoại tệ lẫn nội tệ đều bị siết chặt, vì vậy áp lực về nguồn cung nội tệ, ngoại tệ, cũng như tăng trưởng cung tiền là thấp hơn mọi năm. Mục tiêu lạm phát hoàn toàn có thể xem xét lại trong quý III và IV khi có số liệu lạm phát các tháng trong quý II và tác động từ việc tăng giá kể trên đã phản ánh đầy đủ vào lạm phát.
    YeuCK65patience thích bài này.
  6. 65patience

    65patience Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2015
    Đã được thích:
    3.681
    Good morning ~o).
    Rảnh đi chém gió vậy

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 28/04/2019, Bài cũ: 28/04/2019 ---
    Em chọn hẳn dữ liệu cá nhân 6 tháng gần nhất luôn, Bác nào muốn tham khảo chém gió thì chém ~o)
    YeuCKKong007 thích bài này.
  7. YeuCK

    YeuCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2014
    Đã được thích:
    4.710
    Rất ổn! Thanks bác ~o)
    65patience thích bài này.
  8. YeuCK

    YeuCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2014
    Đã được thích:
    4.710
    Người bi quan phàn nàn về cơn gió
    Người lạc quan đợi gió đổi chiều
    Người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm.

    Hãy là người thực tế ! TT sẽ luôn có quà cho ta :))
    Kong007 thích bài này.
  9. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Ngành chứng khoán và thanh khoản thị trường:
    Chứng khoán thường được hưởng lợi trong xu hướng thị trường tăng kèm theo thanh khoản tăng và ngược lại.
    Nhưng hiện tại thanh khoản thị trường đang chạm đáy 1 năm và xu hướng thị trường thì đang trong 1 đợt điều chỉnh kéo dài hơn 1 tháng, kết quả đã phản ánh vào kinh doanh quý 1 của ngành chứng khoán là đại đa số đều giảm mạnh tăng trưởng so với cùng kỳ, đại diện một số đầu ngành SSI HCM VCI VND đều đã công bố chi tiết.
    Về giá cổ phiếu trên sàn từ một vài đại diện tiêu biểu trong 1 năm qua, đều đang ở vùng đáy 52 tuần:
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Kết luận sơ bộ:
    - Thị giá ngành chứng khoán đã về tới mặt đất, phản ánh khá chính xác thực trạng hiện tại của thị trường, những gì xấu nhất cơ bản đã bộc lộ ra tương đối đầy đủ, nên có độ tin cậy về vùng tạo đáy là khá cao.

    - Triển vọng ngắn hạn trong vài tuần tới: Kỳ vọng chất xúc tác dòng tiền nóng từ kỳ review của MSCI và một số cổ phiếu ông lớn chuyển sàn sẽ khiến thanh khoản của thị trường tăng lên, xu hướng thị trường dự báo sẽ tích cực hơn và vì vậy ngành chứng khoán ít nhiều cũng sẽ được hưởng lợi. ~o)~o) :)
    Binh Yen, hunter113windy139 thích bài này.
  10. Kong007

    Kong007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    6.531
    Nhân tính không bằng Bảng điện: Thị trường đã thủng mốc hỗ trợ tâm lý quan trọng, Bảng điện vẫn mất hút thanh khoản gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm cổ phiếu tài chính (Banks & CK). Một số cổ phiếu nhạy cảm đang tìm đáy mới như TCB VPB HDB VCI SSI VHM ... Cuộc chiến M-T và tình hình thế giới đang ở giai đoạn xanh chín. 8-x

    Vì vậy, lựa chọn hợp lý vẫn là ưu tiên tiền mặt và nhặt Dép cổ phiếu cơ bản dưới giá trị có thanh khoản cạn kiệt.
    windy139 thích bài này.

Chia sẻ trang này