Điện năng lượng vào thời Hoàng Kim ☆☆☆☆☆☆ Doanh nghiệp Điện than, khí thách thức phía trước !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 14/10/2021.

3146 người đang online, trong đó có 240 thành viên. 06:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23997 lượt đọc và 129 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Khủng hoảng năng lượng thúc đẩy dòng vốn FDI từ Trung Quốc "chảy" sang Việt Nam?

    Những bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế, và Việt Nam được cho là một lựa chọn sáng giá...

    [​IMG]

    Ảnh minh hoạ.

    Sản lượng điện của Việt Nam tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm từ 2010 đến 2019 nhưng giảm tốc chỉ còn 2,4% so với cùng kỳ vào năm 2020 do ảnh hưởng từ Covid-19, khiến tiêu thụ điện giảm sút.

    Trong 7 tháng năm 2021, mặc dù Việt Nam vẫn phải hứng chịu ảnh hưởng của đại dịch và phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong nhiều tháng, nhưng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện đã phục hồi ở mức cao hơn 6,4%, nhưng vẫn thấp hơn mức 8,1% dự kiến theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia 8.

    TRUNG QUỐC THIẾU ĐIỆN, CƠ HỘI NÀO CHO VIỆT NAM?

    Trong báo cáo ngành điện mới đây, VnDirect kỳ vọng sản lượng tiêu thụ điện năng sẽ phục hồi từ 2022 khi Covid19 được kiểm soát. Theo Bộ Công Thương Việt Nam, tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ tăng trưởng kép 8,1% trong giai đoạn 2021-2030.

    [​IMG]

    Thiếu điện ở Trung Quốc và châu Âu tạo cơ hội cho Việt Nam. Theo VnDirect, giá điện khí và điện than tăng mạnh gần đây được coi như là một vấn đề toàn cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt đầu vào ở một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc và các nước châu Âu do nguồn cung tăng không đủ nhanh để theo kịp với sự phục hồi nhu cầu dự kiến.

    Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng điện có vẻ còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc khi Chính phủ nước này định hướng cắt giảm điện than vì mục tiêu giảm khí thải carbon. Điều này hiện nay đã gây áp lực ngày càng lớn cho các doanh nghiệp và thậm chí một số công ty buộc phải ngừng hoạt động trong giờ cao điểm hoặc tạm ngừng hoạt động 2-3 ngày/tuần.

    Những bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế, và Việt Nam được cho là một lựa chọn sáng giá.

    VnDirect cho rằng sự ổn định trong hệ thống điện hiện tại của Việt Nam có thể là lợi thế, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và hơn nữa, nó có thể làm tăng mức tiêu thụ điện trong tương lai.

    Bên cạnh đó, việc giảm công suất của một số nhà máy tại Trung Quốc có thể cho phép hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tăng lên do nhiều lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc ghi nhận sản lượng sụt giảm. Điều này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tăng sản lượng xuất khẩu và gián tiếp giúp tăng tiêu thụ điện năng khi các nhà máy hoạt động với công suất lớn.

    CƠ HỘI Ở CỔ PHIẾU NĂNG LƯỢNG?

    Trên thị trường chứng khoán, thời gian gần đây, nhiều cổ phiếu trong ngành điện đồng loạt bứt phá, đang được giao dịch ở vùng đỉnh hoặc chạm đỉnh.

    Cụ thể, cổ phiếu GAS đang được giao dịch ở vùng giá 111.000 đồng/cổ phiếu, gần chạm đỉnh lịch sử hồi giữa năm 2018 là 113.000 đồng/cổ phiếu; mức giá này tăng 26% trong vòng chưa đầy một tháng qua. Tương tự, cổ phiếu NT2 đang được mua bán xung quanh mức giá 22.150 đồng/cổ phiếu, tăng 12,5% từ cuối tháng 9 và gần chạm đỉnh năm 2019. BCG đang ở vùng đỉnh lịch sử 20.900 đồng/cổ phiếu.

    [​IMG]

    Diễn biến cổ phiếu BCG.

    Tuy nhiên, VnDirect cho rằng, đây chính là thời điểm thích hợp để mua vào cổ phiếu ngành điện.

    Ngành điện Việt Nam đang trải qua một quá trình chuyển đổi lớn do các ưu tiên của Chính phủ nhằm duy trì sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế vĩ mô và tính bền vững của môi trường. Với quy mô lớn và tiến độ nhanh hơn dự kiến của quá trình chuyển đổi năng lượng này, VnDirect tin rằng các cổ phiếu điện tập trung vào các giải pháp thay thế sạch hơn có thể có tiềm năng lớn trong thời gian tới.

    VnDirect cũng yêu thích các nhà phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng vì đầu tư nhiều hơn vào hệ thống lưới điện là điều kiện cần để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, hướng tới một quốc gia có lượng carbon thấp hơn. Quan sát cho thấy, các cổ phiếu năng lượng gần đây đã tăng giá trên các thị trường chứng khoán toàn cầu để phản ứng với tình trạng thiếu điện đang diễn ra ở EU và Trung Quốc. Như vậy, cổ phiếu điện Việt Nam sẽ lấy lại vị thế trong thời gian tới.

    [​IMG]

    VnDirect cũng kỳ vọng sản lượng điện từ khí đốt sẽ tăng trở lại kể từ năm 2022 nhờ sự phục hồi của các hoạt động sản xuất. Ngoài ra, do hiện tượng El Nino khả năng cao sẽ xảy ra, sản lượng thủy điện sẽ giảm trong năm tới, điều này sẽ giúp tăng nhu cầu từ điện khí. Một loạt siêu dự án trong chuỗi giá trị từ điện khí LNG đã được công bố gần đây, khiến nó trở thành phân khúc hứa hẹn nhất trong vài năm tới. Do đó, POW, NT2 và các nhà phát triển cơ sở hạ tầng như GAS sẽ hưởng lợi theo theo xu hướng này.

    Dòng vốn ESG vào các thị trường mới nổi trong khu vực có sự gia tăng đáng kể. Ngay tại Việt Nam, ESG đang mở rộng đầu tư ở giai đoạn đầu. VnDirect ưu tiên các công ty có các dự án năng lượng tái tạo đang triển khai được hưởng lợi từ mức thuế quan hấp dẫn và các công ty được phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo. Một số cái tên nổi bật bao gồm BCG và GEG.
    SongThanCK2015, KhongphaicamapGAAC thích bài này.
  2. Tienbui

    Tienbui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2019
    Đã được thích:
    1.059
    TTA có chiến lược khá bài bản và vững chắc với bàn đạp là các nhà máy thuỷ điện cho biên độ lãi gộp ngày càng cao! Vote
    SongThanCK2015BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thủ tướng nêu các định hướng chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng


    (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng nâng cao tỷ trọng năng lượng tái tạo gắn liền với sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững.




    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng nâng cao tỷ trọng năng lượng tái tạo...- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    Nhận lời mời của lãnh đạo và Chính phủ Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu ghi hình tại Diễn đàn lần thứ IV “Tuần lễ năng lượng Nga” được tổ chức tại Moscow từ ngày 13-15/10/2021.
    Diễn đàn “Tuần lễ năng lượng Nga” là sự kiện quan trọng về năng lượng, được tổ chức theo sáng kiến của Chính phủ Nga từ năm 2017 nhằm thảo luận vấn đề phát triển và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng. Diễn đàn năm nay với chủ đề “Năng lượng thế giới: Chuyển đổi để phát triển” thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu Nga và quốc tế, trong đó có lãnh đạo nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có bài phát biểu tại Diễn đàn.

    Phát biểu chào mừng Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò quan trọng của Liên bang Nga đối với ngành năng lượng toàn cầu, giúp duy trì ổn định và cân bằng thị trường năng lượng quốc tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Diễn đàn “Tuần lễ năng lượng Nga” góp phần tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia, nhất là hợp tác công - tư trong phát triển ngành năng lượng một cách hiệu quả, bền vững, vì lợi ích chung của các quốc gia và toàn nhân loại.

    Trong bài phát biểu, Thủ tướng nhấn mạnh, là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu trong ASEAN, chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng nâng cao tỷ trọng năng lượng tái tạo gắn liền với sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững. Thông tin đến các đại biểu tham dự Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang xây dựng Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những định hướng cơ cấu nguồn năng lượng của Việt Nam như sau: Đa dạng hóa các nguồn năng lượng, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đối với nguồn năng lượng hóa thạch, có lộ trình chủ động tích cực giảm, theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải carbon, phát triển mạnh nhiệt điện khí; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

    Thủ tướng cho biết, Việt Nam luôn trân trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Liên bang Nga, trong đó hợp tác năng lượng rất hiệu quả giữa hai nước trong nhiều thập kỷ qua; nhấn mạnh nhiều công trình năng lượng lớn tại Việt Nam đều mang dấu ấn của tình hữu nghị và hợp tác Việt-Nga, như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí...; khẳng định hợp tác dầu khí là một trụ cột quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga, với nhiều liên doanh và dự án đang tiếp tục hoạt động hiệu quả tại cả Việt Nam và Nga. Những thành công này đang là tiền đề để Việt Nam và Liên bang Nga mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng tái tạo, xanh và sạch.

    Trong bối cảnh thế giới đang đang chịu tác động cộng hưởng của đại dịch COVID-19, biến đối khí hậu và suy giảm tài nguyên thiên nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh cần phải có cách tiếp cận toàn cầu một cách bao trùm, tổng thể, bình đẳng và cùng có lợi. Việc tăng cường hợp tác quốc tế giữa các quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tới môi trường và vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật hỗ trợ phát triển ngành năng lượng; khuyến khích đẩy mạnh cơ chế hợp tác công - tư; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Liên bang Nga và các nước đầu tư, kinh doanh vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam.

    Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã được các đại biểu tham dự Diễn đàn đánh giá rất cao, thể hiện sự tham gia tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề toàn cầu; tăng cường hợp tác với Liên bang Nga và các quốc gia nhằm phát triển ngành năng lượng bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường; góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới./.
    SongThanCK2015, KhongphaicamapGAAC thích bài này.
  4. dinhevnit

    dinhevnit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Đã được thích:
    684
    Thiếu LCG thì thiếu sót quá
    SongThanCK2015BigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    IEA: Đầu tư năng lượng sạch toàn cầu cần tăng gấp 3 lần đến năm 2030 để đối phó biến đổi khí hậu


    Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/10 cho biết, thế giới cần tăng mức đầu tư vào năng lượng tái tạo lên gấp 3 lần vào cuối thập kỷ này nếu như muốn ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và giữ cho thị trường năng lượng đầy biến động trong tầm kiểm soát.


    “Các quốc gia đang đầu tư không đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Chi tiêu liên quan đến quá trình chuyển đổi đang dần tăng lên, nhưng vẫn cách khá xa mức cần thiết để thỏa mãn một cách bền vững nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ năng lượng”, IEA cho hay.

    [​IMG]

    Cơ quan này khẳng định: “Các tín hiệu và định hướng rõ ràng từ các nhà hoạch định chính sách là cần thiết. Nếu con đường phía trước chỉ được vạch ra với những ý định tốt, thì đó thực sự sẽ là một chặng đường gập ghềnh”.

    Hồi đầu năm nay, IEA đã công bố Triển vọng Năng lượng Thế giới hằng năm để định hướng cho Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 2021 (COP26), sẽ diễn ra tại Glasgow, Scotland trong vòng chưa đầy một tháng nữa.

    COP26 được IEA coi là “cuộc thử nghiệm đầu tiên về mức độ sẵn sàng của các quốc gia trong việc đệ trình các cam kết mới và tham vọng hơn theo Thỏa thuận Paris 2015” và “một cơ hội để phát đi tín hiệu không có gì phải bàn cãi về thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch trên toàn thế giới”.

    Những tuần gần đây, thế giới chứng kiến giá điện tăng lên mức kỷ lục do giá dầu và khí đốt tự nhiên đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu năng lượng đã lan rộng ra cả châu Á, châu Âu và Mỹ.

    [​IMG]

    Các tuabin gió tại trang trại điện gió ngoài khơi Eneco Luchterduinen gần Amsterdam, Hà Lan ngày 26/9/2017. (Ảnh: Reuters)

    Nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch cũng đang tăng trở lại khi các chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng, chống dịch Covid-19 lây lan.

    IEA nhấn mạnh, năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện cùng với năng lượng sinh học cần chiếm một tỷ trọng lớn hơn nữa trong sự phục hồi đầu tư vào năng lượng sau đại dịch.
    SongThanCK2015Khongphaicamap thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Đây cũng là những lý do khiến dự thảo Quy hoạch điện 8 đưa ra nhiều nội dung rất mới để khắc phục lại những vấn đề nêu trên. Trong đó, thay đổi đáng kể nhất là giảm điện than, tăng điện khí.

    Bộ Công Thương dự báo công suất cực đại năm 2025 đạt khoảng 59.389-61.357 MW; năm 2030 khoảng 86.493-93.343 MW; năm 2035 khoảng 113.952-128.791 MW; năm 2040 khoảng 135.596-162.904 MW và năm 2045 khoảng 153.271-189.917 MW.

    Tương ứng với công suất tiêu thụ đó, năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 102.590-105.265 MW. Trong đó: thủy điện đạt 25.323 MW chiếm tỷ lệ 24,1-24,7%; nhiệt điện than 29.679 MW, chiếm tỷ lệ 28,2-28,9%; nhiệt điện khí (tính cả LNG) 14.117 MW, chiếm tỷ lệ 13,4-13,7%; nguồn năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,...) 29.618-31.418 MW, chiếm tỷ lệ 28,9-29,8%; nhập khẩu điện 3.853-4.728 MW chiếm tỷ lệ 3,7-4,5%.

    Như vậy, các nguồn điện đã có sự cân đối hơn. Nhiệt điện than giảm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống nguồn điện so với hiện nay, còn năng lượng tái tạo có sự chững lại, trong khi đó nhiệt điện khí tăng lên.

    Nhiệt điện than đến năm 2030 là 40.899 MW, chiếm tỷ lệ 28,4-31,4%. Còn nhiệt điện khí năm 2030 tăng rất mạnh, công suất lên đến 27.471-32.271 MW chiếm tỷ lệ 21,1-22,4%.

    Đáng chú ý, đến năm 2045 tỷ trọng nhiệt điện than giảm xuống, chỉ chiếm tỷ lệ 15,4-19,4%; nhiệt điện khí (tính cả LNG) tiếp tục tăng lên, chiếm tỷ lệ 23,5-26,9%.

    Như vậy, dự thảo quy hoạch điện 8 thực sự đang giảm mạnh nhiệt điện than trong hệ thống điện, không phải như một số ý kiến cho rằng quy hoạch điện 8 tăng điện than. Song, tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ không tăng mạnh trong giai đoạn từ nay đến 2030.
  7. GAAC

    GAAC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2014
    Đã được thích:
    1.342
    Thấy bác Thủ tướng gợi ý nên tôi chọn POW rồi.
    Giá POW 31/12/2020 là 13.500 đồng, giá hiện tại 12.500 đồng.
    Giá PGV ngày 31/12/2020 là 16.200 đồng, hiện tại 29.600 đồng
    Chẳng lẽ ngày 31/12/2021 giá POW không về được vạch xuất phát 13.500 đồng sao?
    Anh em giữ POW từ đầu năm còn a cay hơn khi sắp tới PGV thẳng tiến 40k-50k
    --- Gộp bài viết, 14/10/2021, Bài cũ: 14/10/2021 ---
    "Còn nhiệt điện khí năm 2030 tăng rất mạnh, công suất lên đến 27.471-32.271 MW chiếm tỷ lệ 21,1-22,4%."
    Thủ tướng đã chỉ đạo rồi: Tăng điện khí.
    Theo gợi ý của bác Thủ tướng, cứ POW tôi mua thôi.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Vì sao Việt Nam cần sớm quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi?
    14/10/2021
    - Phát triển điện gió ngoài khơi đang là một xu thế mới của ngành năng lượng tái tạo trên thế giới, bởi điện gió ngoài khơi không chỉ sản xuất điện năng mà còn góp phần quan trọng chống biến đổi khí hậu do không phát thải khí carbon, cũng như sản xuất pin siêu sạch phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh tế. Để hiện thực hóa tiềm năng lớn của năng lượng này, Việt Nam cần sớm xác định rõ vai trò của nguồn năng lượng này trong quy hoạch cơ sở hạ tầng. Bài viết sau đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích, đánh giá sự cần thiết, vai trò và đề xuất giải pháp để thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi.
    [​IMG]Khi nào thích hợp cho đấu thầu điện gió ngoài khơi ở Việt Nam?
    [​IMG]Phát triển điện gió ngoài khơi: Việt Nam cần chính sách phù hợp
    [​IMG]Vì sao cần hiện thực hóa tiềm năng điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII?



    Trên thế giới, phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) đang là một xu thế mới của ngành năng lượng tái tạo, không chỉ sản xuất điện năng mà còn góp phần quan trọng chống biến đổi khí hậu do không phát thải khí carbon, cũng như sản xuất pin “xanh” phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh tế.

    Phát triển năng lượng tái tạo có thể giúp các quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển bền vững bằng việc cung cấp khả năng tiếp cận năng lượng sạch. Năng lượng tái tạo đã trở thành xu hướng, chiếm phần lớn công suất bổ sung trong nguồn sản xuất điện những năm gần đây.

    Hàng chục gigawatt năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện được lắp đặt trên toàn thế giới, tạo ra thị trường cạnh tranh trị giá hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Thị trường công nghệ năng lượng tái tạo ngày càng phát triển với giá cả thiết bị giảm đáng kể, chứng minh sự thành công từ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và tốc độ mở rộng thị trường.

    Tổng công suất lắp đặt ĐGNK toàn cầu đạt 35.196 MW, chiếm 5% tổng công suất tất cả các nguồn toàn cầu (hình 1). Thị trường phát triển nhanh nhất là Trung Quốc, Hà Lan, Bỉ. Thị trường ĐGNK đã tăng trưởng 106% chỉ trong 5 năm qua, trong đó thị trường hàng năm đã tăng gấp 3 lần trong 5 năm cho thấy ưu thế và hiệu quả của ĐGNK.

    Ngành năng lượng Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng quyết định chiến lược phát triển ngành trong thập kỷ tiếp theo, đó là hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

    Với bờ biển dài hơn 3.000 km, diện tích vùng biển hơn 1 triệu km2 cùng nhiều vùng gió có vận tốc và thời lượng tốt, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển ĐGNK.

    Theo dự báo của Tổ chức Năng lượng Thế giới (IEA): Việt Nam sẽ là một trong năm trung tâm điện gió biển của thế giới cùng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ.

    Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2019: Việt Nam có tiềm năng phát triển 475 GW điện gió ngoài khơi tại vùng biển có độ sâu dưới 200 m, riêng về tiềm năng kỹ thuật và theo một số tiêu chí (loại trừ như luồng hàng hải, khu vực bảo tồn, cấm khai thác, mỏ khai thác dầu khí, khoảng cách đến bờ và độ sâu đáy biển, vùng gió bão khắc nghiệt và động đất, cáp ngầm đáy biển) thì khả năng phát triển tốt là 162 GW. Trong đó, ĐGNK móng cố định có thể xây dựng 132 GW với độ sâu đáy biển không sâu quá 50 m và 30 GW với móng nổi khi độ sâu đáy biển lớn hơn 50 m.

    ĐGNK là nguồn năng lượng tái tạo có khả năng đáp ứng phụ tải lưng biểu đồ, có tính đoán định cao và có thể giúp giảm thiểu rủi ro khi chậm tiến độ nguồn điện LNG.

    [​IMG]
    Hình 1. Công suất lắp đặt mới ĐGNK toàn cầu từ năm 2015 - 2020 (MW). (Nguồn: GWEC).
    SongThanCK2015Khongphaicamap thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Xu hướng tương lai đối với LCOE của ĐGNK, than và LNG tại Việt Nam:

    Theo tính toán của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (GWEC): Đến năm 2030, nếu Việt Nam phát triển ĐGNK với công suất lắp đặt khoảng 4 - 5 GW sẽ dẫn đến mức giảm đáng kể cho chi phí (hình 2). Biểu đồ dựa trên chi phí quy dẫn than và khí dựa trên dữ liệu của Bloomberg New Energy Finance cho năm 2021 - 2035. Chi phí quy dẫn ĐGNK thể hiện mức giảm chi phí dự kiến 40% vào năm 2035.

    Mỗi MWh điện sản xuất từ năng lượng gió sẽ thay thế 1 MWh điện sản xuất từ việc sử dụng nhiên liệu nhập khẩu (trong vòng 25 năm). Điều này đem đến những lợi ích to lớn cho cán cân thương mại: Khoảng 60% chi phí vòng đời của 1 nhà máy điện LNG là chi phí nhiên liệu, còn 4 - 5 GW ĐGNK đầu tiên ở Việt Nam đòi hỏi chi phí ban đầu từ 10 - 12 tỷ USD cho việc xây dựng nhưng sẽ tránh tiêu tốn 650 - 800 triệu USD mỗi năm (trong 25 năm) cho nhập khẩu than và sẽ tạo ra nhiều việc làm trong nước hơn điện than.

    Rõ ràng, đây là con số khá thú vị và nếu chúng ta đưa dự án ĐGNK Thăng Long Wind do Tập đoàn Enterprize Energy (Anh - Singapore) làm chủ đầu tư vào Quy hoạch điện VIII để xây dựng trong giai đoạn 2022 - 2030 là phù hợp.

    [​IMG]
    Hình 2. Xu hướng LCOE của ĐGNK - Than và CCGT/Khí. (Nguồn: GWEC).
    SongThanCK2015Khongphaicamap thích bài này.
  10. QuangNgo30

    QuangNgo30 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2021
    Đã được thích:
    1.999
    Điện sẽ vào sóng thôi . Chạy đường nào được ?
    SongThanCK2015, KhongphaicamapBigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này