Điện năng lượng vào thời Hoàng Kim ☆☆☆☆☆☆ Doanh nghiệp Điện than, khí thách thức phía trước !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 14/10/2021.

8704 người đang online, trong đó có 1351 thành viên. 10:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23993 lượt đọc và 129 bài trả lời
  1. GAAC

    GAAC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2014
    Đã được thích:
    1.342
    Ai quan tâm cổ ngành điện mua giúp các bác bán POW đi.
    Thấy các bác muốn bán POW giá đỏ mà khó bán quá kìa. Giúp được người khác khi mình có thể làm thì nên giúp.
    SongThanCK2015BigDady1516 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Công nhận COD các dự án điện gió theo đúng hợp đồng mua bán điện đã ký
    NĂNG LƯỢNG MỚI - TÁI TẠO 09:01 | 15/10/2021

    - Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có văn bản số 6302/EVN-TTĐ, ngày 14/10/2021 gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) và Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) về việc công nhận Ngày vận hành thương mại (COD) và vận hành các dự án nhà máy điện gió. Trong đó, yêu cầu EVNEPTC thực hiện công nhận COD các dự án nhà máy điện gió theo đúng các điều kiện tại hợp đồng mua bán điện (PPA) đã ký.
    [​IMG]Vì sao Việt Nam cần sớm quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi?
    [​IMG]Nhà thầu Việt Nam tham gia dự án điện gió ngoài khơi ở eo biển Đài Loan

    Theo nội dung văn bản này, đối với các dự án chưa có “văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, hoặc Sở Công Thương các tỉnh về kết quả kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng”, EVN ủy quyền Giám đốc EVNEPTC thực hiện đàm phán Hợp đồng sửa đổi bổ sung theo quy định, trong đó bổ sung cam kết của bên bán điện như sau:

    Thứ nhất: Bên bán điện cam kết tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình (bao gồm cả việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Trường hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý kiến về việc bên bán điện chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, bên mua điện có quyền từ chối công nhận, hoặc hủy bỏ công nhận COD, ngừng mua điện và yêu cầu bên bán điện hoàn trả toàn bộ tiền điện mà bên mua điện đã thanh toán cho bên bán điện tính từ ngày COD, bao gồm cả tiền lãi (nếu có).

    Thứ hai: Bên bán điện cam kết thực hiện theo ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hoàn trả cho bên mua điện toàn bộ tiền điện mà bên mua điện đã thanh toán, tính từ ngày COD, bao gồm cả tiền lãi (nếu có).

    Thứ ba: Bên bán điện cam kết tuân thủ, không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nếu xảy ra trường hợp nêu trên.

    Còn đối với các hợp đồng sửa đổi bổ sung, chỉ bổ sung cam kết của bên bán điện như đã nêu trên, EVN giao EVNEPTC đàm phán, ký kết và thực hiện.

    Với EVNNLDC, EVN yêu cầu đơn vị chỉ đưa dự án nhà máy điện gió vào vận hành sau khi đã được công nhận COD và có “văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, hoặc Sở Công Thương các tỉnh về kết quả kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng”.

    Văn bản này thay thế văn bản số 5375/EVN-TTĐ ngày 1/9/2021 của EVN về bổ sung hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại nhà máy điện gió./.
    --- Gộp bài viết, 15/10/2021, Bài cũ: 15/10/2021 ---
    SJD cởi trần :drm1@};-
    SongThanCK2015 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    SSI Resarch: Nhóm thủy điện phía Nam "sáng cửa" trong nửa cuối năm 2021, cổ phiếu kỳ vọng sinh lời hai chữ số
    15-10-2021

    [​IMG]
    Trong bối cảnh giá than và khí đốt đang tăng chóng mặt, SSI Research đánh giá các công ty thủy điện sẽ có lợi thế do chi phí huy động thấp hơn hẳn điện than và điện khí. Thậm chí, điều kiện thủy văn thuận lợi cũng đang hỗ trợ thêm cho sự bứt phá về sản lượng và lợi nhuận các doanh nghiệp thủy điện.


    SJD: Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn
    Giá hiện tại
    21.1

    Thay đổi
    1.4 (6.8%)
    Cập nhật lúc 15:15 Thứ 6, 15/10/2021
    [​IMG]
    Xem hồ sơ doanh nghiệp
    [​IMG]
    PV Power ước đạt tổng doanh thu hơn 20,7 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm

    Giá than và khí đốt đang tăng một cách kỷ lục trên thị trường thế giới nói chung, điều này tác động không nhỏ tới ngành công nghiệp điện than và điện khí. Tiêu biểu như Trung Quốc đang phải đối diện với sự thiếu hụt nguồn cung điện mà nguyên nhân một phần tới từ việc các nhà máy nhiệt điện giảm sản lượng để tránh thua lỗ khi mà giá nhiên liệu than và khí đốt cao đẩy chi phí sản xuất của các nhà máy nhiệt điện tăng.

    Trong bối cảnh như vậy, các công ty thủy điện sẽ có lợi thế do giá huy động thấp hơn hẳn điện than và điện khí. Tuy nhiên, vẫn cần xét đến yếu tố sản lượng của thủy điện không ổn định và phụ thuộc vào tình hình thủy văn ở từng khu vực.

    Trong báo cáo ngành mới đây, Bộ phận phân tích CTCK SSI (SSI Research) đánh giá, Thủy điện Cần Đơn (mã chứng khoán: SJD) và Thủy điện Thác Mơ (mã chứng khoán: TMP) là hai trong những công ty thủy điện ở khu vực phía Nam có điều kiện thủy văn thuận lợi, vì vậy có thể tăng mạnh sản lượng trong nửa cuối 2021 và có triển vọng lợi nhuận tích cực.

    Cụ thể, tại Thủy điện Cần Đơn, sản lượng trong quý 2/2021 đạt 79,6 triệu kWh, tương ứng tăng 23% so với cùng kỳ. Nhờ vậy, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt mức tăng trưởng 19% và 33% so với quý 2/2020. Bước sang quý 3, sản lượng điện của SJD tiếp tục tăng 42% so với cùng kỳ năm trước lên mức 154,6 triệu kWh.

    [​IMG]
    SSI Research đánh giá, mức tăng trưởng này của SJD trong quý 3/2021 tốt hơn nhiều so với mặt bằng chung của nhóm thuỷ điện và sản lượng điện trên toàn quốc. Do đó, SSI kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế quý 3 của SJD có thể đạt hơn mức 33%.

    Về kế hoạch sản lượng quý 4, SJD đặt ở mức 124,5 triệu kWh, tương ứng tăng 31% so với cùng kỳ. Theo trao đổi với công ty và theo diễn biến thuỷ văn khá thuận lợi ở khu vực phía Nam nên mức sản lượng kế hoạch như trên là rất khả quan. Nếu thận trọng giả định công ty có thể hoàn thành 95% kế hoạch quý 4 thì sản lượng ước tính có thể đạt 117,8 triệu kWh, ứng với mức tăng 24% so với quý 4/2020.

    Tính chung, sản lượng điện trong 6 tháng cuối năm 2021 của SJD ước đạt 272 triệu kWh, tăng 34% so với cùng kỳ (tốt hơn nhiều với mức 5,6% so với cùng kỳ ở nửa đầu năm). Theo đó, SSI Research dự báo tăng trưởng lợi nhuận sau thuế nửa cuối năm 2021 có thể đạt 32% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, sản lượng điện cả năm 2021 ước đạt khoảng 400 triệu kWh, tăng 24% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế năm 2021 ước tính là 136 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ.

    [​IMG]


    iTVC from Admicro
    Trên thị trường, cổ phiếu SJD chốt phiên 14/10 đạt 19.750 đồng/cổ phiếu. SSI cho rằng tại mức giá này, SJD đang giao dịch với mức P/E và EV/EBITDA năm 2021 là 10x và 6,5x so với bình quân nhóm thuỷ điện lần lượt là 14x và 8x tương ứng. SSI Research khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu SJD với giá mục tiêu là 23.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức sinh lời 25%.

    [​IMG]
    Diễn biến cổ phiếu SJD 1 năm gần đây

    Đối với Thủy điện Thác Mơ, SSI Research ước tính lợi nhuận quý 3 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi sản lượng ước tính đạt mức 195 triệu kWh, tương ứng tăng 10,3% so với cùng kỳ - tốt hơn nhiều so với mức giảm 10% của nhóm thuỷ điện trên toàn quốc. Việc TMP có sự khác biệt như vậy được SSI Research đánh giá là do thuỷ văn ở phía Nam trong quý 3 vừa qua khá thuận lợi hơn so với miền Bắc & Trung, qua đó giúp cải thiện mực nước và dung tích hữu ích ở các hồ thuỷ điện, trong đó có hồ Thác Mơ. Mực nước hồ Thác Mơ trong quý 3 vừa qua cao hơn khoảng 9 mét và dung tích cũng tăng gần 2 lần so với cùng kỳ 2020.

    Trong 13 ngày đầu tháng 10, mực nước vẫn tiếp tục cao hơn khoảng 5,66 mét và dung tích tăng 43% so với cùng kỳ. Do đó, sản lượng điện trong quý 4/2021 ước tính đạt 180 triệu kWh, tương đương tăng 55% so với cùng kỳ. Cộng thêm sự đóng góp của dự án điện mặt trời 50MWp, SSI Research dự phóng lợi nhuận sau thuế quý 3 vào khoảng 60 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với cùng kỳ.

    Mức sản lượng cả năm 2021 của TMP ước tính đạt 716 triệu kWh, tăng 28% so với cùng kỳ; qua đó dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2021 có thể đạt 282 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 54% so với cùng kỳ năm 2020.

    [​IMG]
    Chốt phiên 14/10, thị giá cổ phiếu TMP đạt 46.000 đồng/cổ phiếu. SSI Research định giá TMP đang giao dịch với mức P/E và EV/EBITDA năm 2021 lần lượt là 11,7x và 7,3x so với bình quân nhóm thuỷ điện lần lượt là 14x và 8x tương ứng. Báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu TMP với giá mục tiêu là 53.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức sinh lời 17%.

    [​IMG]
    Diễn biến cổ phiếu TMP 1 năm gần đây
    SongThanCK2015 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Một trong các nhiệm vụ mà Điện Gia Lai đề ra trong năm 2021 là triển khai xây dựng dự án Điện Gió V.P.L 1 Bến Tre, Ia Bang 1 Gia Lai và Tân Phú Đông 2 Tiền Giang với tổng công suất 130 MW để kịp đưa vào vận hành trước tháng 11/2021 hưởng giá FIT ngoài khơi và trên bờ 9,8 UScent/kWh và 8,5 UScent/kWh
    Điện Gia Lai đang sở hữu hàng loạt các nhà máy điện gồm điện mặt trời, thuỷ điện và điện gió. Trong đó, 6 nhà máy điện mặt trời có công suất 343 MWp đã cung cấp 395 triệu kWh điện, đóng góp 895 tỷ đồng doanh thu năm 2020. Cùng đó, 13 nhà máy thuỷ điện công suất 84 MW mang về sản lượng 321 triệu kWh, tương đương doanh thu 396 tỷ đồng trong năm trước.
    Mới đây, HĐQT Điện Gia Lai đã họp và thống nhất chủ trương chuyển nhượng Nhà máy Thuỷ điện Ayun Hạ. Nhà máy có công suất lắp máy 3MW, nằm trên diện tích 6.069 m2 (đất thuê 50 năm, trả tiền hàng năm) tại Gia Lai. Đây là nhà máy vận hành từ năm 2001 và hiện đang hoạt động ổn định. Công ty cho biết sẽ chào bán công khai dự án.
    Doanh nghiệp điện này cũng từng chuyển nhượng một nhà máy điện 1MW thông qua bán toàn bộ 588.000 cổ phần, tương đương 65,33% vốn cổ phần Công ty cổ phần Thủy điện Kênh Bắc - Ayun Hạ. Điện Gia Lai cho biết thương vụ thoái vốn hồi năm 2020 cũng góp phần nâng doanh thu tài chính từ 24 tỷ đồng trong năm 2019 lên gần 31 tỷ đồng trong năm 2020.
    SongThanCK2015 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Trung Quốc rơi vào khủng hoảng năng lượng, nhà đầu tư sẽ 'ồ ạt' vào Việt Nam?
    CHỦ NHẬT, 17/10/2021, 09:15


    Báo cáo VnDirect nhận định, những bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế, và Việt Nam được cho là một lựa chọn sáng giá.


    Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng điện có vẻ còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc khi Chính phủ nước này định hướng cắt giảm điện than vì mục tiêu giảm khí thải carbon. Điều này hiện nay đã gây áp lực ngày càng lớn cho các doanh nghiệp. Thậm chí, một số công ty buộc phải ngừng hoạt động trong giờ cao điểm hoặc tạm ngừng hoạt động 2-3 ngày/tuần.

    Những bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế, và Việt Nam được cho là một lựa chọn sáng giá.

    VnDirect cho hay, sự ổn định trong hệ thống điện hiện tại của Việt Nam có thể là lợi thế, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và hơn nữa, có thể làm tăng mức tiêu thụ điện trong tương lai.

    Bên cạnh đó, việc giảm công suất của một số nhà máy tại Trung Quốc có thể cho phép hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, do nhiều lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc ghi nhận sản lượng sụt giảm. Điều này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tăng sản lượng xuất khẩu và gián tiếp giúp tăng tiêu thụ điện năng khi các nhà máy hoạt động với công suất lớn.

    Thời điểm thích hợp để Việt Nam bắt đầu phát triển điện khí
    Đặc biệt, từ năm 2022, sản lượng điện khí sẽ tăng trở lại nhờ các hoạt động phục hồi hậu Covid-19. Cùng với năng lượng tái tạo, Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia 8 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của điện khí đối với quy hoạch phát triển công suất nguồn điện của Việt Nam trong giai đoạn 2020-45.

    Hiện tại, nguồn khí đầu vào trong nước đang dần cạn kiệt, trong khi các mỏ khí mới cần điều kiện khai thác phức tạp. VnDirect nhấn mạnh, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam bắt đầu phát triển điện khí sử dụng LNG nhập khẩu - một nguồn nguyên liệu ổn định hơn và dự kiến sẽ rẻ hơn trong dài hạn.

    Theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia 8, tổng công suất điện khí trong nước sẽ tăng từ 7GW lên 9,1GW trong giai đoạn 2020-2025, nhưng giảm xuống 10,6GW vào năm 2030 và bắt đầu chuyển sang các nhà máy điện khí sử dụng LNG. Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện khí sử dụng LNG sẽ tăng mạnh từ khoảng 4,4GW vào năm 2025 lên 22,8GW vào năm 2030 và tiếp tục tăng lên 78GW vào năm 2045.

    [​IMG]
    Nguồn: QHĐ8, VNDIRECT

    Hiện tại, một loạt các siêu dự án trong chuỗi giá trị điện khí LNG đang được công bố, giúp loại hình điện này trở thành một phân khúc hứa hẹn trong tương lai. Do đó, báo cáo nhấn mạnh, các nhà phát triển hạ tầng điện khí sẽ hưởng lợi từ xu hướng này.


    [​IMG]
    Điển hình như dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 nằm tại Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, là trung tâm phụ tải của miền Nam với 3 khu vực phụ tải lớn là TP. HCM, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng công suất là 1.500 MW, với POW là chủ đầu tư dự án.

    Dự án Sơn Mỹ 2 tại Bình Thuận với tổng công suất 2.200 MW, tổng mức đầu tư là 4 tỷ USD, với chủ đầu tư là AES group. Đây là dự án sử dụng LNG nhập khẩu từ cảng Sơn Mỹ, hợp đồng BOT ký 20 năm.

    Dự án Bạc Liêu CCGT tại tỉnh Bạc Liêu có tổng công suất 3.200 MW, tổng mức đầu tư 4 tỷ USD, chủ đầu tư là Delta Offshore Energy. Giai đoạn 1 đạt 800MW và dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

    Dự án Long Sơn (GĐ1) tại Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng công suất 2.100 MW, tổng mức đầu tư 3.780 triệu USD, chủ đầu tư gồm Mitsubitshi Corp, General Electric, GTPP.

    Dự án Cà Ná để làm điện LNG tại Ninh Thuận do Trung Nam Group làm chủ đầu tư, công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư 3.850 triệu USD.

    Dự án LNG Long An 1&2 tại Long An có công suất 3.000 MW, tổng mức đầu tư 3.130 triệu USD, với chủ đầu tư là Vinacapital GS Energy.

    Dự án LNG Hải Lăng tại Quảng Trị có công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư 2.300 triệu USD, chủ đầu tư là Tập đoàn T&T(VN), Hanwha, Kospo, Kogas (Hàn Quốc).
    SongThanCK2015 thích bài này.
  6. Vuotquagioihan

    Vuotquagioihan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2020
    Đã được thích:
    4.118
    Thủy điện thì sao bác chủ?
    SongThanCK2015BigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Một số mục tiêu cụ thể của Nghị quyết:

    Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030; trong đó, năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175-195 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2045, đạt khoảng 320-350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550-600 tỉ KWh.

    Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045.

    Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105-115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 160-190 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 420-460 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 375-410 kgOE/1.000 USD GDP.

    Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN.

    Các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước; bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng. Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) khoảng 8 tỉ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỉ m3 vào năm 2045.

    Tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

    Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.

    [​IMG]

    10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết:

    Một là, phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững.

    Hai là, phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Ba là, cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả.

    Bốn là, phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng.

    Năm là, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hoá phát triển năng lượng.

    Sáu là, đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Bảy là, phát triển khoa học-công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng.

    [​IMG]

    Tám là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài.

    Chín là, thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

    Mười là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội trong phát triển ngành năng lượng.
    --- Gộp bài viết, 17/10/2021, Bài cũ: 17/10/2021 ---
    :drm1:drm1:drm1@};-
    --- Gộp bài viết, 17/10/2021 ---
    SJD đã trần rồi đấy thủy điện năng lượng tái tạo :drm@};-
    SongThanCK2015Vuotquagioihan thích bài này.
    Vuotquagioihan đã loan bài này
  8. zuczich

    zuczich Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2007
    Đã được thích:
    777
    bao h geg trần đây ?
    SongThanCK2015, BigDady1516Vuotquagioihan thích bài này.
  9. homealoneeee

    homealoneeee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2020
    Đã được thích:
    4.777
    khí LNG cơn sóng năng lượng tái tạo chỉ mới bắt đầu :drm3
    SongThanCK2015BigDady1516 thích bài này.
  10. Hcmanly

    Hcmanly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2017
    Đã được thích:
    3.163
    ok bro. cứ thuỷ điện ưu tiên số 1 rồi đến điện gió đợt này
    SongThanCK2015, BigDady1516Vuotquagioihan thích bài này.
    Vuotquagioihan đã loan bài này

Chia sẻ trang này