IDI tàu siêu tốc - Lợi nhuận siêu khủng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 05/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8249 người đang online, trong đó có 1295 thành viên. 14:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 840551 lượt đọc và 6470 bài trả lời
  1. newbyby

    newbyby Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Đã được thích:
    11.570
    sắp lên chưa bác
    Gaemckhoankiem07 thích bài này.
  2. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.155
    Bác cứ nhìn bảng điện là thấy. ;)
    Phần thưởng ngọt ngào của IDI sẽ dành cho những người tin vào chính mình và hiểu cuộc chơi. <:-P<:-P<:-P
    --- Gộp bài viết, 06/01/2022, Bài cũ: 06/01/2022 ---
    Giá này mua không những ok mà còn là cơ hội Vàng để sở hữu doanh nghiệp khủng và hàng trăm hecta đất Vàng của IDI. :drm3:drm3:drm3
    newbyby thích bài này.
  3. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.155
    Hàng loạt cổ phiếu doanh nghiệp cá, tôm tím lịm: "Việc định giá lại ngành trong năm 2022 sẽ có nhiều thách thức"
    05-01-2022 - 17:28 PM | Thị trường chứng khoán


    [​IMG]
    "Do ngành thủy sản đã được định giá lại để phản ánh sự thay đổi trong năm 2021 và động lực tích cực trong năm 2022, chúng tôi tin rằng sẽ có nhiều thách thức để ngành được định giá lại tiếp do những biến động và tính chất chu kỳ vốn có của ngành", theo báo cáo SSI Research.

    Ngày 5/1, thị trường tài chính chứng khoán chứng kiến một phiên giao dịch "nổi loạn" của nhóm cổ phiếu thuỷ sản, nông nghiệp. Loạt cổ phiếu thuỷ sản tăng mạnh, thậm chí "tím lịm" - tăng kịch trần trái ngược giữa thị trường đỏ lửa của VN-Index.

    Dòng tiền cuồn cuộn đổ vào các cổ phiếu nông nghiệp, thuỷ sản khiến các cổ phiếu này tăng trần từ rất sớm. Nhiều cổ phiếu ở mức dư mua trần như Thuỷ sản Vĩnh Hoàn (VHC) tăng trần lên 67.300 đồng/cổ phiếu, dư mua trần gần 140.000 đơn vị. VHC tăng trần bất chấp đà bán ròng mạnh của khối ngoại với 500.000 đơn vị.

    Cổ phiếu CMX của Công ty cổ phần Camimex Group cũng tăng trần lên 20.700 đồng/cổ phiếu, dư mua trần gần 540.000 đơn vị.

    Thuỷ sản Minh Phú (mã: MPC) cũng có phiên tăng mạnh trên 5,2% lên 44.600 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu ANV của Nam Việt cũng tăng mạnh 5,1% lên mức 35.850 đồng/cổ phiếu.

    Công ty cổ phần Tập đoàn Pan (mã: PAN) cũng tăng nước rút cuối phiên 3,3% lên mức 40.500 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu FMC cũng tăng 3,85% lên mức 54.000 đồng/cổ phiếu.

    [​IMG]
    Cổ phiếu thuỷ sản tăng mạnh phiên 5/1

    Cổ phiếu thuỷ sản trong phiên 5/1 đã thu hút được lượng lớn dòng tiền, giá tăng mạnh. Tuy nhiên triển vọng năm 2022 của ngành thuỷ sản sẽ duy trì đà tăng trưởng tích cực nhưng việc định giá lại sẽ là một thách thức.

    SSI cho rằng, với sự không chắc chắn về các biến thể mới của Covid-19, kế hoạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2022 vẫn khiêm tốn ở mức 8,73 tấn về sản lượng và 9 tỷ USD về giá trị (không tăng trưởng).

    "Chúng tôi kỳ vọng năm 2022 sẽ tương tự như năm 2021 ở một số khía cạnh như nhu cầu tăng mạnh từ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế, áp lực chi phí nguyên liệu thô kéo dài và chi phí vận chuyển cao. Chúng tôi thấy rằng giá cước có thể trở về bình thường sau khi tình trạng tắc nghẽn cảng được giải quyết trong quý 2/2022", SSI Cho hay.

    Ngoài thị trường Mỹ, SSI kỳ vọng nhu cầu phục hồi tại Châu Âu và Trung Quốc sẽ mạnh hơn do 2 năm liên tiếp ở mức thấp, nhờ tác động của Hiệp định EVFTA và nới lỏng hạn chế thủy sản tại các cảng của Trung Quốc. Do đó, SSI kỳ vọng giá bán bình quân sẽ tiếp tục xu hướng tăng khi nhu cầu phục hồi.


    SSI cho biết, giá cá nguyên liệu tăng 13% so với cùng kỳ và 8% so với quý trước trong quý 4/2021 do nguồn cung thiếu hụt do diện tích nuôi giảm khi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hôi trong quý 3/2021. Dữ liệu của AgroMonitor cho thấy nguồn cung cá tra giảm -14% so với cùng kỳ trong tháng 11 tháng năm 2021. Theo VASEP, diện tích nuôi cá tra giảm 30-50% so với cùng kỳ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tạm thời trong quý 1/2022. Điều này sẽ làm tăng thêm chi phí cho cá nguyên liệu và có thể làm giảm biên lợi nhuận của các công ty sản xuất trong quý 1/2022 vì rất khó để chuyển hoàn toàn sang giá bán bình quân. Do chu kỳ nuôi cá tra là 6 tháng và giá cá nguyên liệu đã tăng nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ giảm dần trong quý 2/2022.

    SSI ước tính VHC đạt tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2021/2022 là 25,7%/ 30,1% so với cùng kỳ dựa trên giả định giá bán bình quân cá tra philê tăng 10% trong năm 2022, trong khi mảng wellness và SGC dự kiến đạt tăng trưởng doanh thu thuần lần lượt là +9% và +10% so với cùng kỳ. FMC đạt tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2021/2022 là 18,6%/49% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ sản lượng tăng +25% so với cùng kỳ từ việc mở rộng công suất gần đây, trong khi giá bán bình quân được dự báo sẽ duy trì ổn định trong năm 2022.

    "Do ngành thủy sản đã được định giá lại để phản ánh sự thay đổi trong năm 2021 và động lực tích cực trong năm 2022, chúng tôi tin rằng sẽ có nhiều thách thức để ngành được định giá lại tiếp do những biến động và tính chất chu kỳ vốn có của ngành", SSI nhận định.

    Cụ thể, năm 2021, ngành thủy sản tăng 54,3% so với đầu năm, cao hơn so với chỉ số VNIndex +20,5% so với đầu năm. Các doanh nghiệp có hiệu quả tốt nhất gồm IDI (+98%), FMC (+58%), VHC (+56%), MPC (+53%), ANV (+41%) và CMX (+22%). Các doanh nghiệp doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra đều công bố kết quả đáng khích lệ kể từ quý 2/2021 và có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ (giá phục hồi trong năm 2022) trong quý 3/2021, khi hầu hết các cổ phiếu được định giá lại và đạt hiệu suất tốt hơn chỉ số VNIndex.

    Năm 2021, chuỗi giá trị thủy sản tiếp tục bị gián đoạn, gây tác động tiêu cực đến nguồn cung và logistics của ngành thủy sản, trong khi nhu cầu đã tăng dần tại các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu do HORECA dần mở cửa trở lại trong năm. Các biện pháp giãn cách xã hội ở Việt Nam trong quý 3/2021 đã ảnh hưởng đến ngành thủy sản quy mô nhỏ và gây ra tình trạng thiếu lao động cho các công ty. Các nhà sản xuất phải đối mặt với áp lực chi phí lạm phát, bao gồm cả nguyên liệu thô và thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, hầu hết các công ty xuất khẩu (đặc biệt là các công ty ở châu Á) phải chịu chi phí gia tăng do thiếu container, giá cước vận chuyển tăng (chi phí vận chuyển từng chiếm 1,5% doanh thu so với 4,5% doanh thu trong năm 2021 của các công ty xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam) và tình trạng tắc nghẽn cảng kéo dài.

    Trong bối cảnh cạnh tranh đối với tôm, trong khi Ấn Độ vẫn đang vật lộn với sự gián đoạn chuỗi giá trị, thì Ecuador nổi lên với thành công tuyệt đối, tiếp theo là Việt Nam và Indonesia. Xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu tiếp tục tăng mạnh (+23%/+13% so với cùng kỳ), trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc (-25% so với cùng kỳ) vẫn chậm hơn do các quy định nghiêm ngặt về dịch Covid- 19 tại các cảng biển Trung Quốc.

    Đối với xuất khẩu cá tra, Việt Nam vẫn duy trì vị trí dẫn đầu. Tăng trưởng xuất khẩu được thúc đẩy bởi thị trường Mỹ (+50% so với cùng kỳ) cả về sản lượng và giá, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc (thị trường lớn nhất) và Châu Âu (mặc dù đã có Hiệp định EVFTA) vẫn kém khả quan (-26%/-20% so với cùng kỳ). Giá cá tra chạm đáy trong Q4/2020, sau đó dần phục hồi trở lại. Giá cá tra bình quân tại Mỹ hiện đạt 3,40 USD/kg (tăng 50% so với cùng kỳ), tương đương 75% mức giá đỉnh trong năm 2018.

    Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021 đạt 8 tỷ USD (+3,7% so với cùng kỳ), trong khi xuất khẩu tôm đạt 3,5 tỷ USD (+2,9% so với cùng kỳ) và kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỷ USD (+2,5 % so với cùng kỳ). VASEP dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,9 tỷ USD (+5,7% so với cùng kỳ).

    [​IMG]
    Nguồn SSI

    [​IMG]
    thevannd thích bài này.
  4. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.155
    https://cafef.vn/hang-loat-co-phieu...w6mDod1fUvuPhPTcD5EWKWmRPdkBq4w1sfZwZJBG-nPOg

    Các doanh nghiệp có hiệu quả tốt nhất gồm IDI (+98%), FMC (+58%), VHC (+56%), MPC (+53%), ANV (+41%) và CMX (+22%).

    IDI đứng đầu về hiệu quả cuar toàn ngành Thuỷ sản, bỏ xa VHC. Trong khi đó giá IDI có 16.000 đ còn VHC đang gần 70.000 đ. IDI sẽ sớm trở về Giá trị thực<:-P<:-P<:-P
    thevanndmotdoahoadoi thích bài này.
  5. PhododochamdoiTLC

    PhododochamdoiTLC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    3.059
    Quốc hội chuẩn bị thông qua chính sách đặc thù cho Cần Thơ. Sự kiện liên quan mật thiết đến IDI, TAr
    hoankiem07 thích bài này.
  6. tiger_2010

    tiger_2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    194
    Là giá idi đã tăng mạnh nhất so với đầu năm đó bác, kẻo ae lại hiểu nhầm.
    hoankiem07 thích bài này.
  7. antran3891

    antran3891 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/02/2018
    Đã được thích:
    336
    IDI nhịp này target bn bác chủ, em đang cầm 100k giá 14, chờ em nó hơi lâu :D
    hoankiem07 thích bài này.
  8. PhododochamdoiTLC

    PhododochamdoiTLC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    3.059
    Vùng này dền dứ, xem ra đợt tới quay lại đỉnh cũ
    --- Gộp bài viết, 07/01/2022, Bài cũ: 07/01/2022 ---
    Nay dễ ce
    hoankiem07 thích bài này.
  9. newbyby

    newbyby Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Đã được thích:
    11.570
    IDI ổn đấy
    hoankiem07 thích bài này.
  10. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.155
    <:-P<:-P<:-P
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này